0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Giai đoạn cá hƣơng lên cá giống

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ HỒI VÂN (ONCORHYNCHUS MYKISS WALBAUM, 1792) Ở LÂM ĐỒNG (Trang 51 -55 )

Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ ƣơng lên tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối của cá hồi vân giai đoạn cá hƣơng lên cá giống đƣợc thể hiện ở Hình 3.13.

Qua Hình 3.14 có thể thấy rằng, tƣơng tự giai đoạn cá bột lên cá hƣơng, mật độ ƣơng cũng ảnh hƣởng rõ rệt đến tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối của cá hồi vân giai đoạn

cá hƣơng lên cá giống với xu hƣớng chung là mật độ thấp hơn cho tốc độ sinh trƣởng cao hơn (P < 0,05).

Hình 3.13. Ảnh hƣởng của mật độ ƣơng lên tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối

Các ký tự (a, b, c khác nhau) trên hình thể hiện sự khác biệt thống kê (P < 0,05)

Sự khác biệt về tốc độ sinh trƣởng đƣợc thể hiện rõ sau 40 ngày ƣơng, cá đƣợc ƣơng ở mật độ 200 con/m2 cho tốc độ sinh trƣởng cao nhất, đạt 0,5 g/con/ngày, tiếp theo là cá đƣợc ƣơng ở mật độ 300 con/m2, đạt 0,39 g/con/ngày. Trong khi đó, cá đƣợc ƣơng ở mật 400 con/m2 chỉ đạt 0,31 g/con/ngày.

Hình 3.14: Ảnh hƣởng của mật độ ƣơng lên tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối

Các ký tự (a, b, c khác nhau) trên hình thể hiện sự khác biệt thống kê (P < 0,05)

Tƣơng tự, mật độ ƣơng cũng ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối với xu hƣớng cao hơn ở mật độ thấp hơn. Sau 40 ngày ƣơng, cá ƣơng ở mật độ 200 con/m2 cho tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối cao nhất, đạt 44,31 ± 0,14% (P < 0,05). Tuy nhiên,

khác với tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối, không có sự khác biệt về tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối giữa hai mật độ ƣơng 300 và 400 con/m2. Sau 40 ngày ƣơng, cá đạt tốc độ sinh trƣởng lần lƣợt là 37,48 ± 1,41 và 35,51 ± 2,22% (P > 0,05) (Hình 3.10).

Ảnh hƣởng của mật độ ƣơng lên tỷ lệ sống của cá hồi vân giai đoạn cá bột lên cá hƣơng đƣợc thể hiện ở Hình 3.15. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khác với giai đoạn cá bột lên cá hƣơng, mật độ ƣơng không ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống của cá hồi vân giai đoạn cá hƣơng lên cá giống. Sau 40 ngày, cá ƣơng ở mật độ 200 và 300 con/m2 và 400 con/m2 đạt tỷ lệ sống lần lƣợt là 94,9 ± 1,53; 93,3 ± 1,49 và 91,7 ± 1,36% (P > 0,05).

Hình 3.15. Ảnh hƣởng của mật độ ƣơng lên tỷ lệ sống của cá hồi vân

Các ký tự (a, b, c khác nhau) trên hình thể hiện sự khác biệt thống kê (P < 0,05)

Nâng cao năng suất nuôi trên một đơn vị diện tích hay thể tích là một trong những điểm mấu chốt nâng cao hiệu quả của nghề nuôi trồng thủy sản và đƣợc quan tâm nghiên cứu bởi nhiều tác giả, trên nhiều đối tƣợng nuôi, trong đó có cá hồi vân [57, 65, 126]. Việc gia tăng mật độ nuôi cho phép nâng cao sản lƣợng, tuy nhiên, điều này liên quan mật thiết đến nhiều vấn đề nhƣ chăm sóc quản lý, hệ thống nuôi và đặc biệt là quản lý chất lƣợng môi trƣờng nuôi [92, 111, 123]. Gia tăng mật độ nuôi có thể ảnh hƣởng đến tập tính, sức khỏe và các hoạt động sinh lý của cá từ đó liên quan đến các vấn đề về stress, chậm sinh trƣởng hay sự xuất hiện và gây hại của các tác nhân gây bệnh [63, 73, 95, 121]. Rất nhiều vấn đề cần đƣợc cân nhắc khi gia tăng mật độ nuôi trong nuôi cá nói chung và cá hồi vân nói riêng nhƣ hàm lƣợng ô xy hòa tan, kích cỡ cá, nhiệt độ nƣớc, dòng chảy, không gian sống, hàm lƣợng CO2 thải ra và các loại khí độc nhƣ H2S và NH3 có trong môi trƣờng [12, 60, 85]. Chúng đều là những chỉ thị quan trọng có tác động qua lại với mật độ nuôi.

Trong nghiên cứu hiện tại, ở giai đoạn cá bột lên cá hƣơng, cá hồi vân đƣợc ƣơng ở mật độ 1000 con/m2 cho tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối và tuyệt đối cao hơn so với mật độ ƣơng 1.500 và 2.000 con/m2. Tƣơng tự, ở giai đoạn cá hƣơng lên cá giống, cá đƣợc ƣơng ở mật độ và 200 con/m2 cũng cho tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối và tuyệt đối cao hơn so với mật độ 300 và 400 con/m2.

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trƣớc đó cũng trên loài cá này [8, 24, 84]. Gia tăng mật độ nuôi có thể là nguyên nhân cạnh tranh thức ăn, giảm không gian hoạt động, gây stress cho cá,… những nhân tố này có thể làm giảm tốc độ sinh trƣởng của cá hồi vân trong nghiên cứu này. Nghiên cứu của Moradyan và ctv. [76] trên cá hồi vân cũng cho thấy, cá hồi vân đƣợc ƣơng ở mật độ 4000 con/m3 cho tỷ lệ sống cao hơn khi ƣơng ở mật độ 6000 và 8000 con/m3. Kết quả tƣơng tự cũng đƣợc ghi nhận trong nhiều nghiên cứu khác trên cá hồi vân ở kích thƣớc lớn hơn [17, 78, 80].

Tƣơng tự tốc độ sinh trƣởng, mật độ ƣơng có ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ sống của cá nói chung và nhóm cá hồi nói riêng. Ƣơng nuôi cá hồi với mật độ cao làm giảm tỷ lệ sống [11, 76, 83]. Sự giảm tỷ lệ sống này có thể liên quan đến khả năng cạnh tranh thức ăn, không gian sống, stress và sức khỏe của cá trong quá trình ƣơng. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra ƣơng cá với mật độ cao là nguyên nhân ảnh hƣởng đến sức khỏe của cá dẫn đến giảm tỷ lệ sống [40, 79, 93, 101]. Kết quả nuôi cá hồi vân với các mật độ khác nhau, 107 – 219 kg/m3, Holm và ctv. [55] nhận thấy, việc gia tăng mật độ nuôi làm giảm đáng kể tỷ lệ sống, đặc biệt là khi ở mật độ và tần suất cho ăn thấp hơn [55].

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ HỒI VÂN (ONCORHYNCHUS MYKISS WALBAUM, 1792) Ở LÂM ĐỒNG (Trang 51 -55 )

×