Với đặcđiểm là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và xãhội hóa cao, với hiệu quả nhiều mặt; lại được xác định có vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, nên ngành du lịc
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu và kết quả nghiên cứu nêu trong bài tiểu luận là trung thực, được các tácgiả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nàokhác
Tam Kì, ngày 26 tháng 11 năm 2013
Hồ Văn Phúc
Trang 2ý kiến cho tôi thực hiện bài tiểu luận này.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng không tránh khỏi những thiếu sót,mong cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến cho tôi để bài làm đượchoàn thiện hơn nữa
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3A. MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm tới đây, Việt Nam chuyển sang thời kì đẩy mạnhcông nghiệp hóa – hiện đại hóa Sự nghiệp đổi mới sẽ có bước phát triểnmạnh hơn, nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam từ nền nông nghiệp nghèo nàn,lạc hậu thành một nước công nghiệp, có nền kinh tế hiện đại với cơ cấu côngnghiệp – nông nghiệp – dịch vụ hợp lí, trong đó công nghiệp và dịch vụngày một chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân Với đặcđiểm là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và xãhội hóa cao, với hiệu quả nhiều mặt; lại được xác định có vai trò ngành kinh
tế mũi nhọn, nên ngành du lịch phải đẩy mạnh tốc độ phát triển nhanh hơn
và bền vững Để đạt được mục tiêu đề ra, một trong những nhiệm vụ trướcmắt mà ngành du lịch phải thực hiện đó là kích thích việc đa dạng hóa cácloại hình du lịch trong nước, đặc biệt là loại hình du lịch biển, đảo
Trong đó, Cù Lao Chàm là cụm đảo hiện nay thuộc tỉnh Quảng Nammột trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới đang có rất nhiều tiềm năng
về khai thác du lịch Nhận thức được tiềm năng và tầm quan trọng của việcphát triển du lịch bền vững ở đây, nên tôi đã chọn đề tài này và bài viết củatôi chủ yếu tập trung vào tìm hiểu: “Thực trạng và giải pháp phát triển bềnvững du lịch ở Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam”
2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra những tiềm năng, thực trạng du lịch ở Cù Lao Chàm đểđưa ra nhưng giải pháp phát triển ngành du lịch ở đây mang màu sắc riêng,phong phú, đa dạng và bền vững hơn
Trang 43 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu
Cụm đảo Cù Lao Chàm, ban quản lí về cụm đảo, người dân bản địa
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
4.1 Phương pháp quan sát
Quan sát về môi trường cũng như việc làm du lịch của ban quản lí vàngười dân nơi đây
Quan sát lượt khách du lịch đến và đi ở Cù Lao Chàm
4.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Lập các câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập tài liệu để thực hiện bàitiểu luận này
4.3 Phương pháp thực nghiệm tự nhiên
Tham gia vào một chuyến đi đến Cù Lao Chàm để biết thêm về nơiđây, đồng thời thu thập thêm tài liệu trong chuyến đi
4.4 Phương pháp thu thập tài liệu
Phân tích và thu thập tài liệu từ báo chí, internet, thực tế…nhằm làmcho bài tiểu luận hoàn thiện hơn
Trang 5B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1 Khái niệm về du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định với mụcđích giải trí, công vụ hoặc những mục đích khác ngoài mục đích kiếm tiền
(Theo luật du lịch Việt Nam ban hành năm 2005, tại điều 4, chương I)
Ngoài ra, Du lịch còn có thể được hiểu là :
+ Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗicủa cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ,nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việctiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sởchuyên nghiệp cung ứng
+ Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảysinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gianrảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sứckhoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩagóp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Du lịch không chỉ là một ngànhkinh tế mà nó còn là một hiện tượng xã hội Chính vì vậy toàn xã hội phải cótrách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáodục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác
1.2 Khái niệm về du lịch bền vững
Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến, nângcấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọingười quan tâm trong những năm gần đây Hội đồng du lịch và lữ hành quốc
Trang 6tế (WTTC) cho rằng: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tạicủa du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhucầu cho các thế hệ du lịch tương lai” Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạtđộng du lịch ở hiện tại không được xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tươnglai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục vàlâu dài.
Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tạihội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerionăm 1992: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằmđáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trongkhi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việcphát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạchquản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội,thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về vănhoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống
hỗ trợ cho cuộc sống của con người” Trong định nghĩa mới này thì du lịch
đã được hiểu một cách đầy đủ hơn nó được xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh
tế - xã hội - môi trường
Và mới đây hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á - Thái BìnhDương tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là:
“ Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành dulịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứngnhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷmôi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môitrường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”
Tóm lại: phát triển du lịch bền vững là một vấn đề không thể thiếuđược trong quá trình đi lên của đất nước nói chung và của ngành du lịch nói
Trang 7riêng Tuy nhiên bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là yếu tốkhông thể tách rời của quá trình phát triển.
1.3 Nội dung phát triển du lịch bền vững
Như chúng ta đã biết, thì để phát triển được du lịch bền vững cần phảiđạt được các nội dung căn bản sau đây:
Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền vững, baogồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn Đó được coi lànền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài
Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải Thựchiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảmchi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượngdịch vụ du lịch
Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát triển một cách bền vững
Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của công đồng dân cư địa phương Tăng thu nhập cho địa phương Du lịch được coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan mật thiết với các ngành kinh
tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì vậy muốn phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương phát triển
Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau Vì vậy du lịch bền vững đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm.
Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương Sự tham gia của cộngđồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làmtăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch vàbảo vệ môi trường
Trang 8 Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực Như chúng ta đã biếtnguồn nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng
và bền vững hơn
Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọngcác nội dung cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môitrường kinh tế, và môi trường xã hội Du lịch bền vững sẽ tác động tích cựcđến đời sống xã hội và kinh tế Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và làngành mũi nhọn chỉ khi nó được phát triển một cách bền vững Mặt khác cầntriển khai các nguyên tắc trên trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hộithì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệu quả tốt nhất
1.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững
Để đánh giá thước đo về du lịch bền vững cần phải đánh giá trên bamặt đó là: bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững vềmặt môi trường
Bền vững về mặt kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và ổn định trongmột thời gian dài Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bềnvững về mặt kinh tế Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăngtrưởng ổn định hợp lý và lâu dài không nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vàotăng trưởng kinh tế nhanh
Bền vững về mặt môi trường: Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếpđến sự sống và sự phát triển của mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồmtoàn bộ các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học và xã hội bao quanh Bềnvững về mặt môi trường là ở đó con người có cuộc sống chất lượng cao dựatrên nền tảng sinh thái bền vững
Bền vững về xã hội: Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn haynói một cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi
Trang 9công bằng cho mọi cá nhân trong xã hội Phát triển phải được gắn liền vớimột xã hội ổn định, hoà bình, mở rộng và nâng cao năng lực lựa chọn chomọi người cùng với đó là việc nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quátrình phát triển.
Cũng như tăng trưởn kinh tế, phát triển bền vững có thước đo riêng vàrất đặc trưng Tuy nhiên hệ thống thước đo này rất phức tạp và nhiều thước
đo rất khó xác định vì chúng phải đánh giá trên cả 3 phương diện kinh tế - xãhội - môi trường
Về mặt kinh tế, tính bền vững thể hiện ở các chỉ số như: tổng sảnphẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), cơ cấu GDP vàGNP, GDP/người, GNP/người Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ tiêuGDP/người phải ở mức 5% mới được coi là phát triển bền vững và cơ cấuGDP mạnh là cơ cấu có tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong cơcấu phải cao hơn tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu
Về mặt xã hội, có các chỉ tiêu đánh giá như: chỉ số phát triển conngười (HDI), hệ số bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, y tế, văn hoá HDI làchỉ tiêu đánh giá tổng hợp sự phát triển của con người vì vậy muốn pháttriển bền vững thì yêu cầu đặt ra đối với chỉ tiêu này là phải tăng trưởng vàđạt đến mức trung bình Chỉ số bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng làmột trong số các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển bền vững vì bất bìnhđẳng trong phân phối thu nhập cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột,bất ổn trong xã hội
Về mặt môi trường các chỉ tiêu đánh giá như : mức độ ô nhiễm (khôngkhí, nguồn nước ), mức độ che phủ rừng là những chỉ tiêu quan trọngtrong đánh giá tính bền vững của môi trường Môi trường bền vững là môitrương luôn thay đổi nhưng vẫn làm tròn ba chức năng : là không gian sinh
Trang 10tồn ; là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt độngsản suất của con người ; là nơi chứa đựng, xử lý chất thải.
Ngoài ra còn phải quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới; các chỉ tiêu vềgiáo dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi, tỷ lệ học trung học, đạihọc, các chỉ tiêu về hoạt động văn hoá khác
1.5 Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững
Nguồn tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tíchcách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người cóthể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hìnhthành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn du khách Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch nhân văn
và tài nguyên du lịch thiên nhiên
Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: đất, nước, khí hậu, sinh vật,khoáng sản, tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quantrọng trong quá trình thu hút du khách, giúp du lịch phát triển
Tài nguyên nhân văn gồm: hệ thống các di tích lịch sử, di tích vănhoá, phong tục tập quán, lễ hội là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng
Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là vấn đề không thể thiếuđược, là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớnđến việc thu hút khách du lịch đến với địa điểm du lịch nó bao gồm:
Mạng lưới giao thông vận tải: là nhân tố quyết định đến việc phát triển
du lịch cũng như khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương Mạnglưới giao thông thuận lợi mới thu hút được du khách đến với địa điểm dulịch
Trang 11Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: Giúp trao đổi thông tin, tìmkiếm dễ dàng các điểm du lịch mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến
đi giúp chuyến đi được thuận lợi Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin vàinternet sẽ giúp liên kết trong các doanh nghiệp du lịch với nhau, trao đổikinh nghiệm và cùng nhau phát triển
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bao gồm trang thiết bị,phương tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho khách
du lịch, khu vui chơi giải trí là yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu cầu nghỉngơi cũng như nhu cầu giải trí của du khách từ đó thu hút được nhiều khách
du lịch hơn
Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người)
Là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của du lịch Chất lượng côngtác kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng lao động có chấtlượng hay không bởi vì lao động làm việc trong du lịch không những thựchiện công tác chuyên môn về du lịch của mình hộ còn thực hiện nhiêm vụquan trọng là trao đổi văn hoá, giao tiếp với du khách tạo cho du khách cócảm giác hứng khởi trong lúc du lịch
Đường lối chính sách phát triển du lịch
Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đườnglối chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển.Đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung , đườnglối phát triển kinh tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện
sự phát triển chung của xã hội
Môi trường du lịch
Thực tế cho thấy phát triển du lịch thường đi kèm với những tác độngtiêu cực đến môi trường Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêucực đến môi trường không được liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ
Trang 12môi trường quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môi trường, ảnhhưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững Do vậy, trong quá trình pháttriển du lịch phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi trường,ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển đến triểnkhai các dự án, thiết kế các sản phẩm du lịch cụ thể
Tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho
du lịch phát triển bền vững hơn Sự tham gia của cộng đồng dân cư khôngnhững tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệmtrong việc phát triển du lịch Việc tham gia này là hết sức cần thiết và khôngthể thiếu được
Trên đây chỉ là một số yếu tố chủ yếu để phát triển du lịch ở mỗi địaphương Tuỳ thuộc vào mỗi địa phương mà có những yếu tố khác đặc trưngriêng Tuy nhiên các yếu tố này không tách rời nhau mà kết hợp lại với nhauthành một khối thống nhất tạo nên sức mạnh cho việc phát triển du lịchthành công
Trang 13CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở
CÙ LAO CHÀM
2.1 Giới thiệu tổng quan về Cù Lao Chàm
2.1.1 Tên gọi và vị trí địa lí
Tên gọi cù lao Chàm đã xuất hiện cách nay đã hàng mấy trăm năm, vàtên gọi xã Tân Hiệp (thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay) cónguồn từ chữ Tân Hợp dưới triều Nguyễn Trong dân gian, người dân vùngven biển ở Quảng Nam nói gọn là Lao
Cù Lao Chàm nằm ở toạ độ 15o15'20'' đến 15o15'15'' vĩ độ bắc và
180o23'10'' kinh độ đông; là một cụm gồm 07 hòn đảo lớn, nhỏ (Hòn Lao,Hòn Mồ, Hòn La, Hòn Dài, Hòn Tai, Hòn Khô và Hòn Ông) trải rộng trênmột diện tích không gian khoảng 15km2 Dân số trên các hòn đảo này gồmkhoảng 3000 người, trong đó Hòn Lao có diện tích lớn nhất và chiếm dân cưnhiều nhất trong toàn vùng Cù Lao Chàm cách bờ biển Cửa Đại 15km vềphía đông, cách thị xã Hội An 19km về phía đông-đông bắc và đã đượcUNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới Về mặt hành chính,hiện nay Cù Lao Chàm là xã đảo Tân Hiệp thuộc thành phố Hội An, tỉnhQuảng Nam
Diện tích đất ở và canh tác không rộng, song do vị thế và những điềukiện tài nguyên rừng, biển và nguồn nước ngọt phong phú, Cù Lao Chàmngay từ thời tiền sử đã được chọn làm nơi tụ cư, sinh sống của con người.Mặt khác cũng do vị trí tiền tiêu và như tấm bình phong che chắn, Cù LaoChàm luôn gắn bó hữu cơ với đất liền Cùng với Cửa Đại- Hội An, Trà Kiệu
và Mỹ Sơn theo trục sông Thu Bồn tạo nên thế liên hoàn của chuỗi văn hoátrong những giai đoạn cực thịnh của văn minh Champa
Trang 14Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành vàphát triển của đô thị thương cảng Hội An Bản đồ Tây - phương xưa thườngghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian)
"Pulau Champa" Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, ChiêmBất Lao, Tiên Bích La Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá SaHuỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm
và người Việt có niên đại vài trăm năm
Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm đượcthành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồnbiển của Việt Nam vào thời điểm 2007 Ngày 29.5.2009, với hệ động thựcvật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàmđược UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họpthứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyểndiễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc)
Với vị trí địa lí như vậy, đã tạo cho Cù Lao Chàm một vị trí quantrọng cả về mặt kinh tế, chính trị và quốc tế
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Cù Lao Chàm - cách Cửa Đại 19km về hướng đông - đông bắc,thuộcvùng khí hậu có nền nhiệt độ đồng đều, nhiệt độ trung bình năm khoảng
26oC, không có gió tây nam khô nóng Mưa tương đối ít và điều hoà, ít cósương mù, độ ẩm trung bình 80 - 90% Vào các tháng 8, 9, 10 hàng năm,chịu ảnh hưởng nặng của áp thấp nhiệt đới và bão
2.2 Tiềm năng của xã đảo Tân Hiệp – Cù Lao Chàm
2.2.1 Vẻ đẹp Cù Lao Chàm
Cù lao Chàm có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phongphú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào Các rạn san hô ởkhu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và
Trang 15được đưa vào danh sách bảo vệ Du khách đến với cù lao Chàm sẽ trải quanhững giờ phút thú vị, bồng bềnh trên sông nước Từ phố cổ Hội An theothuyền du lịch qua những xóm làng dọc theo sông Thu Bồn rồi ra Cửa Đạithơ mộng sẽ thấy cù lao Chàm ẩn hiện phía xa xa với một vẻ đẹp lung linhhuyền ảo.
Nhờ những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng nên hệ độngthực vật trên đảo khá phong phú, đa dạng Rừng Cù lao Chàm có nhiều loạilâm sản quý như gõ, kiền kiền, dẻ, chua, mây, song, dâu, sim; các loại dượcliệu quý hiếm như mã tiền, sơn máu, ối tím, ngũ gia bì Quý khách đến đây
sẽ được tận hưởng một không gian hoàn toàn mới lạ và những phút giây cực
kỳ thú vị Núi ở đây như một dải đất mẹ cù lao Sườn phía đông, đá tảng dốcđứng hiểm trở, kéo dài tới sườn tây, dốc thoải bao bọc cù lao Phía dưới là
âu tàu luôn có vài chục tàu neo đậu Đặc biệt, trên Cù Lao Chàm còn cónhiều bãi tắm tự nhiên rất đẹp như: Bãi Ông, Bãi Chồng, Bãi Xếp
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Khoa học tự nhiên – Hà Nội, tại
Cù lao Chàm có nhiều loại cây cảnh rất đẹp đã sống vài ba trăm năm vớihình dạng lạ mắt Bạn có thể đi dạo, nghỉ ngơi, ngồi bên con Suối Tìnhngắm dòng nước chảy hay trông thấy những cây tuế cao 2 – 3m mọc nhiềutrên đảo Hòn Dài, chiêm ngưỡng dáng vẻ kỳ lạ của cây vông nem đường