Phát triển mô hình Bancassurance ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp

24 1.4K 8
Phát triển mô hình Bancassurance ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển của thị trường tài chính, tình hình kinh tế quốc tế, chính trị ổn định cùng với tiền trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng đã tạo điều kiện và nhu cầu mở rộng phạm vi cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, công ty bảo hiểm và các định chế tìa chính khác. Trong đó ngân hàng và bảo hiểm là hai định chế tài chính quan trọng của nền kinh tế. Hoạt động của công ty bảo hiểm có nhiều điểm khác nhau so với các loại hình hoạt động kinh doanh khác không chỉ ở việc chấp nhận rủi ro về phần mình từ các chủ thể kinh doanh khác mà còn ở khả năng đánh giá khách quan và quản lí chung. Trong khi đó, các ngân hàng trong quá trình hoạt động buộc phải chấp nhận khá nhiều rủi ro, đa phần mang tính chất kinh tế. Do đó, việc xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa ngân hàng và bảo hiểm là điều cần thiết, giúp cho các ngân hàng có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời giúp cho bảo hiểm đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm nhằm tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Hiện nay, sự hợp tác giữa lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm đang diễn ra với nhiều hoạt động khác nhau như đầu tư, tín dụng, phân phối sản phẩm bảo hiểm Sự giao thoa giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm với ngân hàng được thể hiện rõ trên thế giới. Nhiều tập đoàn bảo hiểm có ngân hàng thương mại và ngược lại, nhiều ngân hàng thương mại thành lập công ty bảo hiểm.Đây là xu hướng thế hiện sự hỗ trợ nhau cùng kinh doanh và phát triển. Bancassurance là khái niệm chỉ sự liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm. Khái niệm này hiện nay được rất nhiều bài báo nhắc đến như là một kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm hiệu quả bên cạnh phân phối truyền thống (qua đại lý) và kênh trực tiếp (bằng thư, email ). Tại thị trường bảo hiểm trên thế giới xu 7 hướng tỉ lệ doanh thu phí của kênh phân phối truyền thống đang giảm dần, thay thế vào đó là doanh thu phí từ Bancassurance. Mô hình Bancassurance ngày càng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về sản phẩm tài chính trọn gói. Vậy mô hình Bancassurance hoạt động như thế nào? Thực trạng áp dụng mô hình ở Việt Nam ra sao? Và các cơ hôi hay thách thức mà các bên phải gặp phải khi áp dụng mô hình này là gì? Xuất phát từ những thắc mắc trên, nhóm 15 quyết định chọn đề tài: “Phát triển mô hình Bancassurance ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp.” CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BANCASSURANCE I. Tổng quan về Bancassurance 1. Khái niệm về Bancassurance 1.1. Định nghĩa Bancassurance là một khái niệm được phổ biến rộng rãi bởi thành công của lĩnh vực này tại thị trường châu Âu và không phải một khái niệm mới ở thị trường châu Á. Có nhiều định nghĩa khác nhau về Bancassurance. - Bancassurance là một “chiến lược được các ngân hàng và các công ty bảo hiểm sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ nào đó.” - Bancassurance là việc “ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để phát triển và phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng.” Tuy nhiên, việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm bởi các ngân hàng không phải là đặc điểm duy nhất của Bancassuurance, mặc dù nó đã, đang và sẽ là đặc điểm chính Bancassurance. Ở đây cần phân biệt việc ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm (bancassurance) với việc các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp và phân phối các dịch vụ tài chính, ngân hàng (assurebanking). - Bancassurance là việc “cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng thông qua một kênh phân phối chung và/hoặc có cùng một cơ sở khách hàng. Tóm lại: Bancassurance (Banca + Assurance) là một thuật ngữ tiếng pháp ,có thể hiểu một cách đơn giản nhất là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Viêc tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo hình thức Bancassurance. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển tại một số nước 1.2.1. Lịch sử hình thành Bancassurance xuất hiện đầu tiên ở Pháp và Tây Ban Nha vào những năm đầu của thập kỷ thứ VIII, thứ IX và thế kỉ XX. Ở Pháp vào thời gian đó, các tổ chức ACM (Assurances du Crédit Mutuel), Vie de IARD (Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm chung) chính thức được phép bắt đầu cá hoạt động được coi là bước ngoặt trong lịch sử bảo hiểm: tìm cách vượt qua khâu trung gian trong bảo hiểm bảo vệ các khoản vay để tự bảo hiểm cho các khách hàng của ngân hàng. Đó cũng là tiền thân của cái mà 15 năm sau đó được mệnh danh là “bancassurance”. Vào năm 1971, ngân hàng Crédit Lyonnais mua lại tập đoàn Médicale de France và đến năm 1993 ký kết thoả thuận để tập đoàn Union de Assurances Fédérales đặc quyền bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua mạng lưới của Crédit Lyonnais. Tại Tây Ban Nha, vào năm 1981, tập đoàn Banco De Bilbao đã giành được phần lớn cổ phần trong Euroseguros SA(một công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có nguồn gốc là La Vasca Aseguradora SA, thành lập năm 1968). Tuy nhiên, ban đầu sự kiểm soát của tập đoàn chỉ là về mặt tài chính, bởi vì thời đó luật pháp Tây Ban Nha cấm các ngân hành bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Sự cấm đoán đó đã được dỡ bỏ vào năm 1991 và sau đó nhóm 5 công ty Bancassurance hàng đầu của Tây Ban Nha (Vida Caixa, BBVA, SHC Seguros, Aseval, Mapfre Vida) đã kiểm soát 1/3 thị trường bảo hiểm nhân thọ. Ở Châu Á, Bancassurance chỉ thực sự thu hút sự chú ý của ngân hàng Korean sau khi chính phủ cho phép vào năm 2003, còn tại Thailand, năm 2004, Fortis ký hợp đồng với tập đoàn Muang Thai cho việc bán cả hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ và sau đó còn nắm giữ 25% cổ phần của Muang Thai bảo hiểm nhân thọ, Bán bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng cũng đã dần phát triển ở nhiều nước châu Á như Singaopore, Malaysia. 1.2.2. Quá trình phát triển 1.2.2.1. Tại một số nước Châu Âu Tại Châu Âu, Pháp là quốc gia đầu tiên ứng dụng mô hình Bancassurance. Tại Pháp ngày nay, hầu hết các ngân hàng đều bán bảo hiểm. Sau một thời gian phát triển khá dài, hầu như các nước châu Âu đều xây dựng cho mình một hệ thống Bancassurance lớn mạnh và ổn định. Các ngân hàng có xu hướng phát triển các sản phẩm có tính hội nhập cao như sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Theo thống kê của hiệp hội Marketing và LIMURA hơn một nưa số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được kí qua các ngân hàng. a. Tại Mỹ Bước đánh dấu cho sự phát triển của Bancassurance là sự sáp nhập công ty bảo hiểm Travelers Group và ngân hàng Citicorp năm 1998. Tuy nhiên vào năm 2000 khi đạo luật Glamm – Leach Bliley (Đạo luật hiện đại hoá tài chính) có hiệu lực thì bancassurance mới thực sự phát triển. Kênh phấn phối ở Mỹ là thành lập hoặc mua lại các đại lý môi giới bảo hiểm. Năm 1999, khi luật cấm bản bảo hiểm qua ngân hàng bị dỡ bỏ thì mỗi năm có khoảng 50 đại lý bảo hiểm bị các ngân hàng mua lại. Một chiến lược khác của hoạt động ngân hàng – bảo hiểm là xây dựng các kênh phân phối riêng, tìm kiếm cả những khách hàng không hoặc ít tham gia mua bảo hiểm mặc dù vẫn có tài khoản tại ngân hàng. Nhìn chung, kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng đã khá phát triển ở châu Âu. Điển hình là ở Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha, ngân hàng nắm trong tay hơn 60% thị phần phân phối bảo hiểm nhân thọ. Trong đó, Tây Ban Nha là nước đi đầu trong việc phát triển hình thức phân phối bảo hiểm qua ngân hàng với chất lượng dịch vụ cao. b. Tại Châu Mỹ La Tinh Trong những năm gần đây, việc bán bảo hiểm qua ngân hàng có sự tăng trưởng đáng kể ở thị trường Nam Mỹ. Điều này là do dịch vụ tài chính được gỡ bỏ một số rào cản pháp lý, ngân hàng được bán sản phẩm bảo hiểm, người dân có khuynh hướng tiết kiệm…các nhà bảo hiểm có thể cho phép ngân hàng bán trực tiếp hoặc cần có mối quan hệ tài chính giữa các công ty có liên quan. Sự hình thành kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng ở Châu Mỹ La Tinh đã bắt đầu bằng việc liên doanh giữa một ngân hàng địa phương và một công ty bảo hiểm nước ngoài. Từ đó phát triển và hình thành theo cấu trúc của công ty cổ phần, các ngân hàng mua lại cổ phần của công ty bảo hiểm nước ngoài đã tham gia liên doanh. Như vậy, các ngân hàng giữ vai trò chi phối trong ngành bảo hiểm. 1.2.2.2. Tại châu Á và Việt Nam Trong những năm gần đây, các nhà bảo hiểm châu Á đã quan tâm nhiều hơn đến kênh phân phối này. Kiểu mô hình Bancassurance rất khó tìm thấy ở châu Á trước khủng hoảng tài chính 2008, thậm chí rất ít nhà quan sát thị trường đánh giá mô hình này sẽ thành công. Điều cơ bản lúc này là các ngân hang và công ty bảo hiểm vẫn còn đạt được thành công, còn thoả mãn với những thành tựu cũng như trung thành với kênh phân phối truyền thống. Và khi cuộc khủng hoảng xảy ra đã đóng vai trò một chất xúc tác cho quá trình thay đổi. Sự mất cân bằng trong bảng cân đối tài chính và tình hình cạnh tranh gia tăng đã thúc đẩy các ngân hàng cũng như nhà bảo hiểm phải tìm đến nguồn thu phí, khách hàng mới trên thị trường. Phần lớn hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngân hàng trên thị trường Châu Á là còn ở mức độ tối thiểu về mặt hợp nhất hoạt động giữa ngân hàng và các nhà bảo hiểm. Mô hình này được áp dụng là thoả thuận phân phối và liên minh chiến lược. Hoạt động theo các mô hình này chiếm đến 69% tổng các hoạt động bảo hiểm ngân hàng. Sự phổ biến của mô hình này một phần do các quy định hạn chế về sở hữu tại một số thị trường. Mô hình liên doanh chiếm 17%, phổ biến ở những thị trường như Ấn Độ, nơi mà các nhà bảo hiểm nước ngoài chỉ có thể gia nhập thị trường với đối tác trong nước. Trong khi đó, việc sử dụng các tập đoàn dịch vụ tài chính (bao gồm cả công ty con, cơ cấu các công ty góp vốn…) lại rất ít, chỉ chiếm 14%. Hầu hết các nhà bảo hiểm ngân hàng châu Á phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Với sự giống nhau của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và các sản phẩm ngân hàng, cùng với việc các ngân hàng thiếu lợi thế cạnh tranh trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, hơn 80% hoạt động bảo hiểm ngân hàng là do các nhà bảo hiểm nhân thọ và các ngân hàng hợp tác. Tại Việt Nam, bancassurance đã nhen nhóm từ giữa những năm 1995 bằng việc các ngân hàng thực hiện chương trình khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho khách hàng của mình, tiếp đó là các sản phẩm gần giống như bảo hiểm nhân thọ. Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng nắm giữ cổ phần của các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên sự hợp tác của hai bên chỉ mới dừng lại ở mức sơ đẳng, chủ yếu là các ngân hàng tạo điều kiện về không gian để các công ty bảo hiểm đến bán tại ngân hàng. Nhưng thực tế phải đến tháng 6/2001 mới chính thức ra mắt với cột mốc đánh dấu khi công ty TNHH Bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA Việt Nam) kí thoả thuận hợp tác với ngân hàng Hồng Kong – Thượng Hải (HSBC) Đến năm 2010 thì bancassurance vẫn là một kênh phân phối có thể khá mới đối với thị trường Việt Nam, sau 10 năm triển khai hoạt động toàn thị trường Việt Nam vẫn chưa tới 5%. Năm 2011, BIC đã ra mắt kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua internet mở đầu chiến lược đẩy mạnh bảo hiểm cá nhân. Kênh Bancassurance trực tuyến, ứng dụng phần mềm bán bảo hiểm trực tiếp tại các điểm giao dịch ngân hàng BIDV, đây được xác định là kênh tiềm năng, khác biệt mang lại hiệu quả lâu dài cho BIC. Năm 2012, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt hợp tác với Maritimebank trong việc phát triển Bancassurance. Công ty mẹ của Bảo hiểm Bảo Việt, tập đoàn Bảo Việt tìm kiếm đối tác để mở rộng kênh phân phối, đưa sản phẩm ngày càng gần hơn với mọi đối tượng người tiêu dùng. 1.3. Các mô hình Bancassurance 1.3.1. Mô hình hoạt động của Bancassurance a. Mô hình hợp tác phân phối Ngân hàng ký thoả thuận phân phối sản phẩm với công ty bảo hiểm, ràng buộc hai bên đối tác dưới dạng độc quyền hoặc không độc quyền. Trong đó ngân hàng giữ vai trò là người đại diện bán hàng hoặc môi giới bảo hiểm để nhận hoa hồng. Trong trường hợp này, hai bên không cần hoặc chia sẻ một ít cơ sở dữ liệu khách hàng và không cần phải đầu tư nhiều về cơ sở vật chất cho quan hệ hợp tác này. b. Mô hình chiến lược liên kết Ngân hàng sẽ cung cấp sản phẩm cho công ty bảo hiểm với tư cách là đồng minh chiến lược của nhau tức là ngân hàng sẽ đầu tư vào công ty bảo hiểm. Ngân hàng Bảo hiểm Trong trường hợp này hai bên có mức độ kết hợp cao hơn trong việc cung cấp sản phẩm và đòi hỏi phải đầu tư đúng mức vào công nghệ thông tin và nhân viên bán hàng. c.Mô hình liên doanh Ngân hàng và công ty bảo hiểm góp vốn liên doanh cùng thành lập một công ty bảo hiểm mới: ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng sở hữu về một sản phẩm và khách hàng, cùng chia sẻ dữ liệu khách hàng và cùng chịu trách nhiệm quản lý Ngân hàng Liên doanh Bảo hiểm Trong một số trường hợp, bên chiếm ưu thế hơn sẽ chịu trách nhiệm điều hành công ty liên doanh. Cấp độ này đòi hỏi phải có sự cam kết mạnh mẽ và dài hạn từ hai phía về chiến lược phân phối sản phẩm, về cơ sở vật chất d. Mô hình tập đoàn dịch vụ tài chính Ngân hàng mua toàn bộ hoặc một phần công ty bảo hiểm hoặc thành lập một công ty bảo hiểm mới, trong tương lai sẽ hình thành tập doàn dịch vụ tài chính ngân hàng. Tập đoàn Khác Ngân hàng CTCK Công ty tài chính Bảo hiểm Ở cấp độ này, các hoạt động và hệ thống phân phối được kết hợp hoàn toàn, có khả năng cao trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có và cung cấp dịch vụ khác của ngân hàng. Điều này đòi hỏi cả hai bên phải có cam kết phát triển một công ty hợp tác, một chiến lược hợp tác mới hoàn toàn.Về mặt cung cấp sản phẩm, các sản phẩm có tính hội nhập hoàn toàn, đồng thời tạo cho khách hàng cơ hội hưởng tất cả các dịch vụ tài chính tại một nơi. 1.3.2. Các mô hình phân phối của Bancassurance Ngoài việc xác định kênh phân phối thì việc xây dựng các mô hình phân phối của Bancassurance cũng rất quan trọng. Mỗi mô hình phân phối của Bancassurance phải đáp ứng những mục đích sau: phục vụ tất cả các phân đoạn khách hàng, vận hành như một cửa hàng độc lập đáp ứng tất cả những nhu cầu tài chính của khách hàng, tận dụng hiểu quả đội ngũ nhân viên bán hàng sẵn có tại ngân hàng, nắm bắt được những cơ hội bán hàng do các kênh phân phối mang lại, đạt được sự phù hợp giữa các đặc điểm của sản phẩm và các kênh phân phối. Bancassurance có ba mô hình phân phối cơ bản sau: a. Mô hình thống nhất (mô hình chung) Mô hình thống nhất phân phối các sản phẩm thông qua các kênh phân phối ngân hàng sẵn có, phổ biến nhất là các chi nhánh ngân hàng tự bán các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng. Vì mô hình này cung cấp các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trực tiếp qua ngân hàng nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên ngân hàng phải được đào tạo tốt. Các nhân viên ngân hàng phải hiểu rõ về các sản phẩm bảo hiểm. Chào hàng qua điện thoại và gửi chào hàng trực tiếp là những ví dụ thuộc mô hình thống nhất b. Mô hình chuyên nghiệp Đây là mô hình mà theo đó, các khoản đầu tư và các sản phẩm bảo hiểm phức tạp khác thông qua các chuyên viên về sản phảm, thường là các nhân viên hoặc các đại diện của công ty bảo hiểm thành viên. Các nhân viên bán hàng tại ngân hàng là những người tìm ra khách hàng tiềm năng, sau đó các chuyên viên bảo hiểm sẽ lien lạc với những khách hàng để thực hiện nốt quy trình giao dịch. Quy trình này không đòi hỏi các nhân viên phải có trình độ cao, nhưng lại yêu cầu chi phí lớn vì phải thông qua cả nhân viên bán hàng tại ngân hàng và chuyên viên bảo hiểm. Mô hình chuyên nghiệp có thể sẽ đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng vì quy trình bán bảo hiểm bị kéo dài, nhất là khi khách hàng muốn mua một sản phẩm bảo hiểm đơn giản có thể thực hiện giao dịch ngay tại quầy. c.Mô hình kế hoạch – tài chính Mô hình kế hoạch tài chính cung cấp cho mỗi khách hàng và khách hàng tiềm năng một bản kế hoạch – tài chính đề cập tới tất cả những vấn đề tài chính, những khả năng có thể xảy ra rủi ro. Việc làm này đem lại cho khách hàng sự nhìn nhận bao quát và sâu sắc hơn là chỉ qua những số liệu thống kê đơn thuần. Các công ty hoạt động Bancassurance thông qua việc nắm bắt những thông tin về khách hàng trong hiện tại cũng như nhu cầu tài chính của họ trong tương lai, từ đó có thể đưa ra những tư vấn và giúp đỡ khách hàng một cách hiệu quả nhất. Để một ngân hàng có thể sử dụng hiệu quả mô hình kế hoạch – tài chính, trước hết đội ngũ nhân viên bán hàng của ngân hàng phải được tào đạo về cách đánh giá khách hàng và cách tiếp cận khách hàng hợp lý. Dựa trên những nhu cầu của khách hàng, các nhân viên ngân hàng sẽ đưa ra những lời khuyên thiết thực về loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu hiện tại và tương lai cuả khách hàng, hoặc tư vấn khách hàng tới các công ty bảo hiểm. Mỗi mô hình phân phối đều đem đến hiệu quả trong từng trường hợp nhất định. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình phân phối nào còn tuỳ thuộc vào sự tương thích của nó với cơ sở khách hàng của ngân hàng, với mục tiêu chiến lược của công ty bảo hiểm. Nhưng theo thống kê thì mô hình kế hoạch – tài chính là phương thức hiệu quả nhất trong việc thu hút khách hàng. 1.4. Lợi thế của mô hình Bancassurance 1.4.1. Đối với công ty bảo hiểm Đối với công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ có lợi thế tiếp cận với lượng khách hàng khổng lồ của ngân hàng và bán bảo hiểm cho họ thông qua mạng lưới phân phối của ngân hàng mà không cần phát triển hệ thống chi nhánh và nhân viên bảo hiểm. Đây là cơ hội cho các công ty bảo hiểm có thể có được nguồn thông tin quý giá về khách hàng của ngân hàng và giúp công ty bảo hiểm có được một cơ hội mới trong kinh doanh. Sử dụng kênh phân phối qua ngân hàng, công ty bảo hiểm sẽ tiết kiệm được chi phí so với việc sử dụng các kênh phân phối truyền thống là các đại lý bảo hiểm. 1.4.2. Đối với ngân hàng Với ngân hàng, Bancassurance giúp cho ngân hàng có thêm sản phẩm mới để cung cấp cho khách hàng nhưng lại không bị đòi hỏi phải tăng vốn trên cơ sở rủi ro như đối với các sản phẩm đơn thuần của ngân hàng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới. Ngoài ra, việc bán sản phẩm bảo hiểm đồng thời với các dịch vụ cho vay tín dụng còn giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro không thu hồi được các khoản nợ khi không may có các rủi ro xảy đến với người vay tiền tại ngân hàng. Bancassurance còn giúp cho ngân hàng có thêm nguồn vốn huy động thông qua việc thu phí bảo hiểm từ khách hàng và thông qua thoả thuận hợp tác trong đầu tư giữa ngân hàng và bảo hiểm. 1.4.3. Đối với khách hàng Đối với khách hàng, nếu khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm trong mô hình Bancassurance sẽ được hưởng lợi từ mức phí bảo hiểm thấp hơn (do công ty bảo hiểm tiết kiệm được chi phí) và các dịch vụ tài chính trọn gói phù hợp nhất với nhu cầu của mình mà họ có thể không có được nếu như ngân hàng và công ty bảo hiểm hoạt động riêng rẽ với nhau. 1.4.4. Đối với cơ quan quản lý nhà nước Việc các công ty bảo hiểm và các ngân hàng thực hiện mô hình Bancassurance sẽ giúp cho các cơ quan này thuận lợi hơn trong việc quản lí đối với: các tổ chức, đơn vị thực hiện kinh doanh bảo hiểm vì có đơn vị đầu mối triển khai, danh mục các sản phẩm bảo hiểm khai thác, doanh thu khai thác bảo hiểm, quản lí được nguồn thu thuế, phí với loại hình kinh doanh bảo hiẻm này… Quan trọng nhất theo định hướng vĩ mô thì hiện nay kênh phân phối Bancassurance là kênh phân phối giúp cho thị trường bảo hiểm nói riêng bào thị trường tài chính nói chung ngày càng phát triển. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM I. Tổng quan về Bancassurance trên thế giới Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm liên kết ngân hàng(bancassurance), nhưng theo một khái niệm đơn giản nhất thì bancassurance là phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng. Về lý thuyết, hoạt động bancassurance được thực hiện ở cả lĩnh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ nhưng trên thực tế mô hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực nhân thọ. Theo đánh giá của các chuyên gia, bancassurance được coi là bổ sung căn bản cho phương thức cung cấp dịch vụ bảo hiểm truyền thống qua kênh đại lý và bán trực tiếp. Bancassuarance khởi nguồn từ Châu Âu những năm 1970 và đã phát triển mạnh mẽ không ngừng từ đó. Cho đến ngày nay, lợi nhuận mang lại từ bancassuarance chiếm phần lớn của tổng doanh thu từ bảo hiểm ở khu vực Châu Âu, chiếm 70% ở Itali, 60% ở Pháp, 72% ở Tây Ba Nha và 23% ở Đức. Theo thống kê chỉ ra nhờ bancassuarance mà các ngân hàng có thể tận dụng lượng khách hàng của mình để đảm bảo thêm một nguồn thu nhập chính (ổn định hơn) bằng cách quảng bá trên toàn bộ hệ thống tài chính đồng thời ra sức giữ chân khách hàng. Hay bằng việc kết hợp với các dịch vụ tài chính, giúp các ngân hàng hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho khách hàng. Chính vì thế mà khách hàng có thể tận hưởng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phù hợp với khả năng tài chính của họ và nhu cầu bảo vệ cuộc sống của chính mình; và các ngân hàng tăng lợi nhuận bằng việc làm trung gian đáng tin tưởng. Bancassuarance cũng mới xâm nhập vào Châu Á nhưng cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Theo báo cáo của LIMRA (Hiệp hội marketing và nghiên cứu bảo hiểm nhân thọ quốc tế) vào tháng 12 năm 2009 thì một thị trường lớn mạnh cho bancassuarance đóng một vai trò quan trọng trong thị trường bảo hiểm Châu Á. Tại hội nghị châu Á lần thứ 14 về bancassurance và thay thế kênh phân phối vừa được tổ chức tại Indonesia, các chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, bancassurance là một trong những kênh phát triển nhanh nhất ở hầu hết thị trường tại châu Á, đồng thời là kênh phân phối hàng đầu trong nhiều thị trường này. Chỉ tính đến năm 2010, tỷ lệ đóng góp doanh thu phí bảo hiểm của bancassurance cho các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hồng Kông đã tăng lên hơn 50%, so với mức 0% đến hơn 10% của năm 2000. Đặc biệt, với thị trường có xuất phát điểm là 0% vào năm 2000 như Thái Lan, thì đến năm 2010, tỷ lệ đóng góp doanh thu phí bảo hiểm của bancassurance cho các công ty bảo hiểm nhân thọ tại đây cũng đã lên tới hơn 40%. Trong khi đó, tỷ trọng thu nhập từ bancassurance trên tổng thu nhập về phí của ngân hàng tại Thái Lan, Trung [...]... có cơ sở pháp lý cho việc triển khai các sản phẩm nhóm Sản phẩm bảo hiểm cá nhân tuy nhiên việc định phí bảo hiểm trên cơ sở nhóm CHƯƠNG III: BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC I Bài học Triển khai và phát triển Bancassurance luôn là một thách thức, dù ở thị trường đã phát triển hay thị trường tiềm năng Ở Việt Nam, mặc dù việc triển khai tại hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) trong 10 năm trở lại... nhiên chưa thực sự có một điển hình thành công nào trong mô hình phân phối này thật sự nổi bật Sở dĩ như vậy bởi trên thực tế, việc phát triển Bancassurance đã bị cản trở, không đạt hiệu quả như mong muốn bởi những yếu tố sau:  Không có định hướng hay chiến lược phát triển Bancassurance của ngân hàng và công ty bảo hiểm Điểm thất bại trong định hướng hay chiến lược phát triển Bancassurance xuất phát từ... tích cực về sự phát triển của kênh phân phối bancassurance tại Việt Nam III Đánh giá thực trạng triển khai bancassurance tại Việt Nam 1.Thuận lợi: - Tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung và bancassurance nói riêng tại Việt Nam vẫn còn rất lớn Trong lĩnh vực nhân thọ, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí trong những năm gần đây đều đạt bình quân 20%/năm Hiện nay, doanh thu kênh bancassurance. .. với 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chỉ 1 công ty tái bảo hiểm Trên thực tế, từ năm 2000 đến nay, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện một số mô hình liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm như sau:  Ngân hàng làm đại lý khai thác bảo hiểm: Vietinbank và Bảo Việt (2001); Techcombank và Bảo Việt (năm 2006); ABBank và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam (2008); ACB và Công ty TNHH Bảo... trên 40% vào năm 2010 Các chuyên gia về bancassurance nhận định, tổng số phí bảo hiểm được tạo ra thông qua kênh bancassurance sẽ tăng hơn nữa nhờ tầng lớp trung lưu đang tăng ở những nước đang phát triển Sự tăng trưởng của phân khúc khách hàng trung lưu cũng mở ra cơ hội cho các công ty bảo hiểm và ngân hàng cung cấp sản phẩm phù hợp với phân khúc này II Thực trạng Bancassarance ở Việt Nam Việt Nam trước... tế Việt Nam ổn định, tăng trưởng tín dụng bớt nóng, lạm phát giảm, lãi suất tiết kiệm hợp lý thì Bancassurance mới phát triển trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ II Những yếu tố quyết định thành công Để có thể tận dụng được lợi thế về chi phí và quy mô của mô hình phân phối Bancassurance này, cần có sự nghiên cứu và đúc kết các kinh nghiệm thực tế về những yếu tố quyết định thành công trong hợp tác và triển. .. thành lập Công ty liên doanh bảo hiểm VCLI (2008)…  Do Việt Nam mở cửa thị trường bảo hiểm muộn và ngay sau khi gia nhập WTO, kinh tế thế giới suy thoái cùng với áp lực lạm phát dẫn tới những đổ vỡ tài chính khiến thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng chậm, đồng thời cản trở Bancassurance phát triển  Hoạt động tín dụng của Việt Nam luôn tăng trưởng nóng do vậy các ngân hàng có được lợi nhuận cao từ... trường bảo hiểm Việt Nam mới dẫn đến hoạt động mạnh mẽ của ngành bảo hiểm ở Việt Nam Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bancassurance chính là việc AIA Việt Nam kí thỏa thuận hợp tác với ngân hàng HSBC vào năm 2001 Thông qua đó mà các công ty bảo hiểm đã nhận ra việc phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng là một hướng đi đầy triển vọng Cho đến thời điểm năm 2013, sau hơn một thập kỉ ở Việt Nam đã có tới... phối sản phẩm và marketing, …  Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần phải đưa ra khung pháp lý hoàn hảo và đầy đủ hơn về các sản phẩm bảo hiểm cũng như quy định đào tạo đại lý sao cho phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm KẾT LUẬN Mô hình Bancassurance đang được triển khai áp dụng tại thị trường Bảo hiểm Việt Nam Hiện nay, sản phẩm từ mô hình này còn chưa... lý tài sản của ngân hàng Mô hình này được coi là hiệu quả nhất và đảm bảo cho mức độ thâm nhập cao hơn và trải nghiệm khách hàng tốt nhất (5) Mô hình Outbound Telemarketing: Nhân viên chủ động gọi cho khách hàng Mô hình Outbound Telemarketing nhắm mục tiêu vào khách hàng không tới ngân hàng và phụ thuộc đáng kể vào chất lượng cơ sở dữ liệu khách hàng do ngân hàng cung cấp Mô hình này cung cấp một Up-selling . chọn đề tài: Phát triển mô hình Bancassurance ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp. ” CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BANCASSURANCE I. Tổng quan về Bancassurance 1. Khái niệm về Bancassurance 1.1 động tích cực về sự phát triển của kênh phân phối bancassurance tại Việt Nam. III. Đánh giá thực trạng triển khai bancassurance tại Việt Nam 1.Thuận lợi: - Tiềm năng phát triển của thị trường. khác nhau tuỳ theo hình thức Bancassurance. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển tại một số nước 1.2.1. Lịch sử hình thành Bancassurance xuất hiện đầu tiên ở Pháp và Tây Ban Nha vào những năm đầu

Ngày đăng: 09/05/2015, 23:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan