1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp

37 260 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 344,21 KB

Nội dung

Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứVI 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Đẩy mạnh côngnghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế đ

Trang 1

MỤC LỤC

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 3

1 Khái niệm khu công nghiệp 4 2 Cơ cấu của khu công nghiệp 4 3 Vai trò của khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá 5

II THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 7

1 Những thành tựu đạt được 7

2 Những mặt hạn chế 14

III KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 19

1 Bài học kinh nghiệm 20

2 Định hướng và mục tiêu 21

3 Một số giải pháp 26

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHỤ LỤC 31

Trang 3

Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ

VI (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Đẩy mạnh côngnghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước tathành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thờixây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, pháthuy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hộinhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” Theo đó,việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp để tổ chức lại nền sản xuất,đời sống xã hội trên phạm vi cả nước phù hợp với quá trình này là một biệnpháp để thực hiện chủ trương nêu trên, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá

Bằng phương pháp phân tích tổng hợp kết cùng với các phương pháp

khác, đề tài “Xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam:

Thực trạng và giải pháp” đã hệ thống hoá, phân tích vấn đề mang tính khách

quan về vai trò, thực trạng của khu công nghiệp trong suốt 15 năm xây dựng

và phát triển; đồng thời đi sâu tìm hiểu một số giải pháp để tiếp tục phát huythành tựu, khắc phục hạn chế của các khu công nghiệp ở Việt Nam

Ngoài phụ lục và tài liệu tham khảo, đề án trình bày theo kết cấu sau:

Phần I: Lý luận chung về khu công nghiệp

Phần II: Thực trạng quá trình xây dựng và phát triển khu công nghiệp

ở Việt Nam

Phần III: Kiến nghị và giải pháp

Với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn đã giúp em có đượchướng nghiên cứu đúng đắn, tiếp cận sát thực vấn đề nghiên cứu Em xin

chân thành cảm ơn thầy giáo T.S Trương Đức Lực đã giúp đỡ em hoàn thành

đề án của mình

Trang 4

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP

1 Khái niệm khu công nghiệp

Trong xu hướng phát triển hiện đại của công nghiệp, tổ chức sản xuấtcông nghiệp trên lãnh thổ được thực hiện gắn liền với quá trình tăng cườngtích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các “tụ điểm” công nghiệpvới quy mô và tính chất khác nhau như cụm công nghiệp, khu công nghiệptập trung, khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu chế xuất,…

Hiện nay có nhiều tranh cãi có tính học thuật về khu công nghiệp, cácquan niệm này được xây dựng để thực hiện các mục tiêu nhất định như pháttriển các khu công nghiệp, quản lý nhà nước và khu công nghiệp hoặc khaithác tác động của khu công nghiệp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Theo quanniệm thông thường, khu công nghiệp là khu vực có tính chất độc lập trong đó

có các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá và thực hiện các hoạt động

dịch vụ và có chế độ quản lý riêng Quy chế khu công nghiệp (Ban hành kèm

theo Nghị định số 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ) quy định khu

công nghiệp do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định,chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất côngnghiệp, không có dân cư sinh sống Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằngkhu công nghiệp là một khu vực phụ không nhất thiết phải có sự ngăn cáchbiệt lập và trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợp công nghiệp với một chuỗi

đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau trên một khu vực rộng lớn vàviệc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn như vậy hình thành mộtloại hình tổ chức mới của khu công nghiệp mà không nhất thiết phải có mộtquy chế đặc thù

Theo Nghị định số 36/CP ngày 24 /04/1997 của Chính Phủ cho rằng, khu

công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuấthàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranhgiới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ

Trang 5

tướng Chính phủ quyết định thành lập; trong khu công nghiệp có thể có doanhnghiệp chế xuất.

Như vậy, khu công nghiệp có thể hiểu là một phương thức tổ chức cáchoạt động sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công nghiệp với những chế

độ ưu đãi đặc biệt so với những hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ cònlại trên lãnh thổ của một nước nhằm khuyến khích đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

và thực hiện các mục tiêu chính sách khác Khu công nghiệp được thành lậpkhông chỉ để nhằm thu hút đầu tư nước ngoài mà còn cả thu hút đầu tư trongnước

2 Cơ cấu của khu công nghiệp

Một trong những nội dung quan trọng cần phải nghiên cứu khi xây dựngcông nghiệp là xác lập hợp lý cơ cấu của từng khu công nghiệp trong mỗilãnh thổ Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy cơ cấu một khu công nghiệpthường bao gồm những bộ phận chủ yếu sau:

Một là, các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, trong đó phải kể đến:

- Các doanh nghiệp nòng cốt Đó là các doanh nghiệp được xây dựngcăn cứ vào lợi thế tương đối hay lợi thế tuyệt đối của vùng

- Các doanh nghiệp phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệpnòng cốt Loại này có một số dạng: Các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về tưliệu sản xuất cho doanh nghiệp nòng cốt; các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp nòng cốt; các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu đời sống củacán bộ công nhân viên của khu công nghiệp

Hai là, các cơ sở sản xuất kinh doanh của các ngành sản xuất vật chất

khác (nông nghiệp, ngư nghiệp,…)

Ba là, các cơ sở giao thông vận tải, bưu điện phục vụ sản xuất và đời

sống dân cư

Bốn là, các cơ sở xử lý phế thải, bảo vệ môi trường.

Trang 6

3 Vai trò khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Các khu công nghiệp đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăngtrưởng công nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnhnguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thảicông nghiệp gây ra Chính sự phát triển các khu công nghiệp cũng đã thúc đẩyviệc phát triển các đô thị mới, phát triển các cơ sở phụ trợ và dịch vụ, tạo điềukiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội nói chung Vai trò tích cực tác độngcủa các khu công nghiệp có thể xác định rõ trên một số khía cạnh chủ yếunhư:

- Tạo điều kiện mặt bằng thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệpcông nghiệp mới, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp(bao gồm cả vốn trong và ngoài nước, bao gồm cả vốn đầu tư mở rộng quy

mô sản xuất…)

- Tạo điều kiện để tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thuận lợihơn, hợp lý hơn, đặc biệt là đảm bảo việc hình thành một đô thị hợp lý, bềnvững

- Trên cơ sở thuận lợi về mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp có điềukiện phát triển sản xuất, thu hút thêm lao động, tạo thêm nhiều việc làm chongười lao động (kể cả làm việc tại các khu công nghiệp, các việc làm phụ trợngoài khu công nghiệp, các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển khucông nghiệp,…)

- Tạo điều kiện để thực hiện các liên kết, hỗ trợ kinh tế mới (hỗ trợ vềcông nghệ, hỗ trợ về quản lý) Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thôngtin, hiện nay sự gắn kết hỗ trợ các ngành cơ khí, điện, điện tử với nguyên lýđiều khiển số, xử lý tri thức,…

- Trên cơ sở các kết quả nêu trên sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triểnngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của bảnthân địa phương có khu công nghiệp và cả nước nói chung

Trang 7

Quá trình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam thời gian qua đã cónhững tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và công cuộc côngnghiệp hoá - hiện đại hoá nói riêng Vai trò quan trọng của các khu côngnghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã được thể hiện rõtrong sự đóng góp của các khu công nghiệp trong việc tạo tốc độ tăng trưởngkinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (khối lượng vốn đầu tư cho côngnghiệp, giá trị doanh thu và xuất khẩu của các khu công nghiệp, số việc làmtạo ra, trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản lý,…) tạo nên một số ngànhcông nghiệp có năng lực cạnh tranh, một vài ngành công nghệ cao (sản xuấtcác phụ tùng, phụ kiện cho máy bay Airbus…) cũng như sự chuyển giao côngnghệ tiên tiến hơn, kỹ năng quản lý và tiếp thụ, đào tạo tay nghề cho ngườilao động Việt Nam (kể cả tâm lý xã hội và phong cách lao động công nghiệp -một yếu tố không nhỏ trong quá trình phát triển).

Trang 8

II THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHUCÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

1 Những thành tựu đạt được

Xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở nước ta được đặt ra trong quátrình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, quá trình triển khai Nghị quyếtcủa Đảng, xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước từng thời kì nhất định Trong giai đoạn vừa qua(1991 – 2006), hoạt động của các khu công nghiệp trong cả nước đã đạt đượcnhững thành tựu quan trọng

a Hình thành hệ thống các khu công nghiệp trên cả nước, huy động được lượng vốn đầu tư lớn.

Các khu công nghiệp được hình thành trên cơ sở chiến lược, quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, địa phương vàvùng lãnh thổ Đến cuối tháng 12/2005, các nước có 131 khu công nghiệp,được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với tổng diện tích đất tựnhiên 26.986 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt18.044 ha Các khu công nghiệp được phân bố trên 47 tỉnh thành trên cả nướctheo hướng vừa tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các vùng có lợithế và tiềm năng, vừa tạo điều kiện để các địa phương có ít lợi thế hơn, cóđộng lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá Quy mô các khu công nghiệp đa dạng và phù hợp với từng điềukiện và trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương Phần lớn các khu côngnghiệp thuộc danh mục các khu công nghiệp ưu tiên thành lập theo các quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Các khu công nghiệp đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của cácthành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho công nghiệp hoá - hiệnđại hoá đất nước Việc áp dụng các chính sách ưu đãi và những điều kiệnthuận lợi về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, các khu công nghiệp ngày càng hấpdẫn các nhà đầu tư Số dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đăng kí vào khu

Trang 9

công nghiệp ngày càng được mở rộng Giai đoạn 5 năm 1991 – 1995, số dự

án đầu tư nước ngoài có 155 dự án, đến năm 2001 – 2005 là 1.377 dự án vớitổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8.080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án

và 12% về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996 – 2001 Tính đến cuốitháng 12/2005, các khu công nghiệp đã thu hút được 2.120 dự án có vốn đầu

tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 16.843 triệu USD.Thực tế đã chứng tỏ, nguồn vốn nước ngoài đầu tư xây dựng và phát triểnkhu công nghiệp những năm qua là hết sức quan trọng Cùng với nguồn lực từbên ngoài, chúng ta còn đặc biệt coi trọng phát huy nội lực của thành phầnkinh tế trong nước Nếu như trong 5 năm 1991 – 1995, chỉ có gần 50 dự ántrong nước đầu tư vào các khu công nghiệp, thì đến 5 năm 2001 – 2005 thuhút được 1.870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so với kế hoạch 5 năm trước Đếncuối tháng 12/2005, tổng số có 2.367 dự án trong nước còn hiệu lực với tổngvốn đầu tư trên 117 nghìn tỷ đồng

b Khu công nghiệp đã tạo ra một kết cấu hạ tầng mới, hiện đại

Tại các khu công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nóichung khá hoàn chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá, khobãi, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính,ngân hàng, bảo hiểm Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại đó có giá trị lâu dàikhông chỉ đối với địa phương có khu công nghiệp mà góp phần hiện đại hoá

hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước

Đến cuối tháng 12/2005, 131 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở

hạ tầng khu công nghiệp trên cả nước bao gồm 19 dự án có vốn đầu tư nướcngoài và 112 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1 tỷ USD và 33nghìn tỷ đồng Hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đa dạng, phù hợp vớiđiều kiện thực tế của từng địa phương Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng thuộc các hình thức với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế: đơn vị sự nghiệp có thu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong đó, các khu

Trang 10

công nghiệp do doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chủ đầu tư chiếm sốlượng lớn nhất: 45 khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 15.673 tỷ đồng; 33khu công nghiệp được đầu tư theo cơ chế đơn vị sự nghiệp với tổng vốn đầu

tư hạ tầng đạt trên 7.424 tỷ đồng, các khu công nghiệp còn lại do doanhnghiệp nhà nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 9.835 tỷ đồng (34khu công nghiệp) Đã hình thành một đội ngũ doanh nghiệp phát triển hạ tầng

có kinh nghiệm và năng lực quản lý, điển hình là Công ty Phát triển KCNThăng Long, Công ty Phát Triển KCN Biên Hoà (Sonadezi), Công ty cổ phầnKCN Tân Tạo,… Trên phạm vi cả nước, đến cuối năm 2005, có 79 khu côngnghiệp đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào vận hành; 51 khu côngnghiệp còn lại đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng

cơ bản

Không chỉ vậy, các khu công nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở hạtầng và đẩy mạnh hợp tác sản xuất, tăng cường mối liên hệ liên kết ngànhtrong phát triển kinh tế Cùng với việc gia tăng diện tích thành lập mới và mởrộng hàng năm, trong thời gian qua các địa phương đã thành lập và hoànthành việc xây dựng cơ sở hạ tầng mỗi năm tăng thêm từ 2 – 5 khu côngnghiệp Trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, có thêm 15 khu công nghiệp đivào hoạt động Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với đất của các khucông nghiệp ngày càng được nâng cao, thể hiện ở các chỉ tiêu:

- Trong thời kỳ 2001 – 2005, các khu công nghiệp đã cho thuê thêmđược khoảng 7.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đãvận hành được nâng lên hàng năm từ 40% năm 1996 lên 50% năm 2000 và từ55% năm 2001 lên 72% năm 2005

- Tính đến cuối tháng 12/2005, bình quân 1 ha đất công nghiệp của cáckhu công nghiệp đã vận hành thu hút được hơn 2 triệu USD tăng 60% so vớinăm 2001 (1,2 triệu USD/ha) Giá trị sản xuất công nghiệp do 1 ha đất côngnghiệp tạo ra tăng đều qua các năm từ 0,54 triệu USD/ha lên 0,76 triệu

Trang 11

USD/ha; giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm trong 5 năm 2001 – 2005 đạttrên 0,33 USD/ha.

- Số lao động thực tế sử dụng bình quân một ha đất sản xuất trong khucông nghiệp được huy động khoảng 80 – 100 người với giá trị sản xuất rakhoảng 30 tỷ đồng/ha/năm

c Khu công nghiệp có tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương

Các khu công nghiệp tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa từng địa phương theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đa dạng hoángành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh trạnh của sảnphẩm, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung của cảnước, mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế

Giá trị sản xuất công nghiệp của các khu công nghiệp tăng đều qua cácnăm và tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệpđều vượt so với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong cả nước.Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các khu công nghiệp thời kỳ 1996 –

2000 đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 20%/năm Trong thời kỳ

2001 – 2005, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp khucông nghiệp (kể cả trong và ngoài nước) đạt khoảng 44,4 tỷ USD, gấp 5 lần

so với 5 năm trước Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanhnghiệp khu công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước

đã tăng lên đáng kể từ mức khoảng 8% năm 1996 lên 14% năm 2000 và từmức 17% năm 2001 lên khoảng 28% năm 2005

Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp khu công nghiệp trên thị trường thếgiới được nâng cao đáng kể trong thời gian qua Tổng giá trị kim ngạch xuấtkhẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp thời kỳ 5 năm 1996 – 2000 đạt6,2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 18%/năm; trong 5 năm tiếp sau (2001 –2005), giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp đạt trên 22,3

tỷ USD, tăng bình quân khoảng 24%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình

Trang 12

quân giá trị xuất khẩu công nghiệp của cả nước Tỷ trọng giá trị xuất khẩu củacác doanh nghiệp khu công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cảnước đã tăng lên từ mức khoảng 15% năm 2000 lên gần 20% năm 2005.

Tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp thời kỳ

2001 –2005 đạt khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm vàtăng gấp 3,4 lần so với tổng giá trị nhập khẩu trong 5 năm 1996 – 2000

Các doanh nghiệp khu công nghiệp bước đầu có đóng góp tích cực vàongân sách Nhà nước, trong thời kỳ 2001 – 2005, tổng nộp ngân sách của cácdoanh nghiệp khu công nghiệp tăng mạnh và đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng bìnhquân khoảng 45%/năm và gấp 6 lần so với 5 năm 1996 – 2000

Khu công nghiệp là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngànhnghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sảnxuất kinh doanh trong khu công nghiệp, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Namnhững dây chuyền sản xuất cùng với những công nghệ tiên tiến, hiện đại.Trong đó, đặc biệt phải kể đến những dự án công nghiệp kỹ thuật cao với 11doanh nghiệp đều tập trung ở khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷUSD (phần lớn của Nhật Bản) như Công ty TNHH Canon Việt Nam,Mabuchi Motor, Orion Hanel,… Các dự án đầu tư nước ngoài vào khu côngnghiệp không những góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản xuất

mà còn mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư từng bước nâng cao vị thế và sự hấpdẫn đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần đẩy mạnh quan hệhợp tác quốc tế và khu vực

Ngoài ra, các khu công nghiệp còn có tác dụng lan toả tích cực tới trình

độ phát triển của các vùng, các ngành các lĩnh vực Khu công nghiệp mở rộngmối liên kết ngành và liên kết vùng tập trung xung quanh khu công nghiệp.Liên kết ngành trong khu công nghiệp bước đầu đã có những kết quả nhấtđịnh thực hiện trong phạm vi nội bộ khu công nghiệp bởi những ngành nghề

bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp đã

Trang 13

tạo điều kiện cho các doang nghiệp khu công nghiệp hoặc bản thân các doanhnghiệp trong các khu công nghiệp có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sởkinh doanh xung quanh khu công nghiệp.

Các khu công nghiệp ra đời đã tạo nên những vùng công nghiệp tậptrung, tác động rất tích cực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩyphát triển các loại hình dịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao giá trị nôngsản hàng hoá, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất Hiệu quảnày đặc biệt rõ nét ở các khu công nghiệp thuộc vùng đồng bằng sông Hồng

và đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp chế biến tại Nam Định, HàNam, Bắc Giang, Cần Thơ,…góp phần tiêu thụ nông sản các hộ gia đình, cơ

sở nông nghiệp ở vùng nông thôn cung quanh, cải thiện một bước đời sốngnông dân Khu công nghiệp góp phần mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào,đầu ra tại các vùng lân cận, đặc biệt là những địa phương trình độ côngnghiệp phát triển, có sức lan toả lớn, chuyển các địa phương từ cơ cấu kinh tếthuần nông sang cơ cấu kinh tế công nghiệp hiện đại Trong thời gian tới, xuhướng lan toả từ các khu công nghiệp, ở các địa phương này sẽ còn được mởrộng hơn nữa sang các địa phương khác như Long An, Bình Phước,…

Việc phát triển các khu công nghiệp có tác động rất rõ rệt đến quá trìnhquy hoạch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng như quá trình chuyển dịch

cơ cấu lao động của địa phương nơi khu công nghiệp đóng và địa phương lâncận Với thế mạnh về công nghệ, thiết bị hiện đại, phương pháp quản lý tiến

bộ, các doanh nghiệp này sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và ổn định Cácdoanh nghiệp trong khu công nghiệp đã và đang tác động tích cực tới yếu tốchất lượng sản phẩm của công nghiệp địa phương, góp phần giúp công nghiệpđịa phương từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính đã vươn ra thị trường

cả nước và xuất khẩu

Đánh giá một cách chung nhất, có thể nói các khu công nghiệp không chỉtrực tiếp thúc đẩy công nghiệp của địa phương và của vùng có khu côngnghiệp phát triển mạnh mẽ trong 15 năm qua, mà còn có tác động lan toả rộng

Trang 14

rãi tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế từng địa phương và cảnước Đó chính là hạt nhân của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nềnkinh tế.

d Các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, thực hiện chính sách xã hội địa phương

Phát triển khu công nghiệp đã mở ra một không gian kinh tế rộng lớn,một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cholao động xã hội Trong thời kỳ 2001 – 2005, các khu công nghiệp đã thu hútthêm được 656.000 lao động trực tiếp, gấp 4 lần so với thời ký trước (1991 –2000), hiện nay (đến tháng 5/2006), các khu công nghiệp đã thu hút đượckhoảng 864.000 lao động trực tiếp, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số laođộng thu hút còn lớn hơn nhiều (ước tính lao động gián tiếp khoảng 1,5 triệungười)

Phát triển khu công nghiệp đồng nghĩa với việc hình thành và phát triểnmạnh mẽ thị trường lao động, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ,

là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới

áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế Hiện nay, một số khucông nghiệp đã xây dựng các cơ sở dạy nghề (Trung tâm dạy nghề Việt Nam– Singapore, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng kỹ thuật –công nghệ Biên Hoà,…)

Doanh nghiệp trong khu công nghiệp có mô hình tổ chức và quản lý nóichung, tổ chức và quản lý nhân lực nói riêng Đây là môi trường rất tốt để đàotạo chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệpViệt Nam

Tóm lại, quá trình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam trongnhững năm qua đã thể hiện sự đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế củaĐảng thông qua những thành tựu đã đạt được ở trên Các khu công nghiệp đã

có những đóng góp không nhỏ trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng caotrình độ và hiện đại hoá công nghệ, từ đó làm giảm chi phí sản xuất, tăng

Trang 15

cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập Hơn nữa,các khu công nghiệp cũng thể hiện vai trò không thể thiếu trong việc xâydựng và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, nhằmthích ứng với nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại.

2 Những mặt hạn chế

Mặc dù trong thời gian qua, các khu công nghiệp đã khẳng định nhữngthành công và đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạihoá đất nước, tuy nhiên đã xuất hiện những hạn chế nổi cộm trong quá trìnhxây dựng và phát triển khu công nghiệp Đó là:

a Chất lượng quy hoạch còn thấp, thực hiện quy hoạch chưa triệt để

Danh mục quy hoạch các khu công nghiệp mới nêu được tên, địa điểm vàdiện tích, việc ưu tiên thành lập các khu công nghiệp trong quy hoạch theothứ tự chưa được đề cập tới Việc xây dựng quy hoạch phát triển khu côngnghiệp trong thời gian qua chủ yếu được xem xét trên cơ sở đề nghị của địaphương Xuất hiện tình trạng phát triển khu công nghiệp quá nóng ở các địaphương có nhiều tiềm năng (như các vùng kinh tế trọng điểm đặc biệt là vùngkinh tế trọng điểm phía Nam)

Công tác chuẩn bị cho sự ra đời của các khu công nghiệp bộc lộ nhiềuyếu kém, thể hiện trên các phương diện: thiếu cán bộ quản lý có năng lực,thiếu đội ngũ lao động với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong khu côngnghiệp, thiếu sự chuẩn bị về nội dung mời gọi các nhà đầu tư Khu côngnghiệp được xây dựng ở các địa phương có nội dung hoạt động, lĩnh vựcngành nghề thu hút đầu tư gần giống nhau (chế biến nông sản, may mặc, cơkhí, điện tử,…), cho nên khi đi vào sản xuất, chắc chắn có những sản phẩmgiống nhau, dẫn đến những sự cạnh tranh gay gắt không cần thiết, có thể dẫnđến sự cạnh tranh không lành mạnh, làm nản lòng các nhà đầu tư

b Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, phức tạp; hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp còn chưa cao

Trang 16

Một số khu công nghiệp triển khai chậm, thu hút đầu tư thấp, công tác bồithường, giải phóng mặt bằng triển khai chậm và gặp nhiều khó khăn, suất đầu

tư quá cao, chồng chéo về quy hoạch hoặc cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khucông nghiệp chưa phát triển như KCN Đài Tư, KCN Nam Thăng Long, KCNSài Đồng A (Hà Nội), KCN Đình Vũ, Hải Phòng 96 (Hải Phòng), KCN BắcPhú Cát (Hà Tây), KCN Kim Hoa (Vĩnh Phúc), KCN Cái Lai IV (Thành phố

Hồ Chí Minh),…Tại một số địa phương như Long An, Tây Ninh,… trong quátrình đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp,

do sự chậm trễ trong việc phổ biến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tới ngườidân, dẫn đến những khiếu kiện, tranh chấp về đất đai ảnh hưởng tới tiến độđền bù giải phóng mặt bằng và tiến độ chung của dự án Về công tác tái định

cư và tình hình đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất tại khu vực quyhoạch phát triển khu công nghiệp còn nhiều khó khăn Người dân sau thu hồiđất thường gặp phải tình trạng thiếu đất sản xuất, cuộc sống không ổn định,…Các khu tái định cư chậm được đầu tư xây dựng, thiếu đất để xây dựnghoặc đang xây dựng dở dang Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệpthường chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹthuật, hạ tầng xã hội, dẫn tới ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển;chưa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng khu công nghiệpvới quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao độnglàm việc trong khu công nghiệp

c Vấn đề lao động trong khu công nghiệp

Trong những năm qua, các khu công nghiệp trên cả nước thu hút đượclực lượng lao động hàng năm khoảng trên 7 vạn lao động, tuy nhiên lao động

có trình độ đại học và trên đại học còn chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 4 – 5%trong tổng số lao động trong các khu công nghiệp, kỹ thuật viên chiếm 4 –5%, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo hơn 30% và còn lại hơn 60% là laođộng giản đơn Việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp khu côngnghiệp đang gặp mâu thuẫn, đó là thiếu lao động kỹ thuật, có tay nghề trong

Trang 17

khi số lao động cần tạo công ăn việc làm còn rất dư thừa Để giải quyết tìnhtrạng này, các chủ doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động ngoại tỉnh, tăng chiphí cho đào tạo Đây là yếu tố vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa nảysinh nhiều vấn đề phức tạp.

Hiện các khu công nghiệp trên cả nước thu hút được hơn 860.000 laođộng trực tiếp, trong đó gần 40% là lao động ngoại tỉnh Tại hầu hết các khucông nghiệp, lao động ngoại tỉnh thường phải sống và làm việc trong điềukiện rất khó khăn Họ phải thuê nhà ở khu vực xung quanh khu công nghiệp

để cư trú với điều kiện sống tạm hết sức tạm bợ Rất ít doanh nghiệp tham giaxây dựng nhà ở cho công nhân Các địa phương có nhiều khu công nghiệpcũng chỉ bảo đảm về nhà ở cho số lượng công nhân rất thấp: khoảng 6,5% –15% trong tổng số công nhân làm việc trong các khu công nghiệp

Việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động trong các doanhnghiệp khu công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàichưa tuân thủ các quy định của pháp luật Một số doanh nghiệp xử lý kỷ luật,

sa thải công nhân một cách tuỳ tiện, trái pháp luật Nhiều doanh nghiệp chưa

ký kết thoả ước lao động tập thể, hay hợp đồng lao động và chưa thực hiệnđóng bảo hiểm xã hội cho người lao động Chính sách tiền lương trả chongười lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài chậm thay đổi và rất lạc hậu so với biến động của giá cả thịtrường và tỷ giá hối đoái Do các vấn đề tiền lương, đời sống người lao độngchưa được giải quyết thoả đáng, nên trong thời gian vừa qua đã xảy ra cáctranh chấp lao động Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2005 và đầu năm

2006, tình trạng đình công xảy ra liên tiếp với số lượng lớn công nhân

d Vấn đề môi trường trong khu công nghiệp

Trong thời gian vừa qua, công tác bảo vệ môi trường trong khu côngnghiệp mặc dù đã được chú trọng hơn nhưng đa số các khu công nghiệp trênphạm vi cả nước còn chưa được cải thiện nhiều và chưa đáp ứng được nhữngtiêu chuẩn môi trường theo quy định Nhiều khu công nghiệp chưa xây dựng

Trang 18

nơi tập trung và xử lý rác thải Việc thu gom và vận chuyển rác thải chỉ thựchiện trong phạm vi từng nhà máy Những nhà máy sản xuất bao bì, hoá chất,nhựa,… thường có những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho môi trườngnước mặt, nước ngầm và đất.

Ô nhiễm về nước thải công nghiệp càng trở nên nghiêm trọng Hiện chỉ

có 33 khu công nghiệp đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10 khucông nghiệp đang xây dựng, còn lại các khu công nghiệp khác đều trực tiếpthải ra sông, biển đã gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh, nhất

là những khu công nghiệp tập trung các ngành công nghiệp dệt, thuộc da, hoáchất,… có lượng nước thải ra với khối lượng lớn và có tính độc hại cao

e Một số vấn đề khác

Hiện nay các khu công nghiệp hoạt động trên cơ sở Nghị định 36/CPngày 24 tháng 04 năm 1997 của Chính phủ, nhưng những năm vừa qua, nhiềuvăn bản mới đã được ban hành và áp dụng trong thực tế, nhiều điều khoảntrong Nghị định 36/CP đã bộc lộ những bất cấp, chưa được đổi mới phù hợpvới các quy định hiện hành Chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong

và ngoài nước trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn mang tính bảo hộđối với doanh nghiệp trong nước Tuy Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (năm2003) về cơ bản đã thể hiện sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong vàngoài nước, song phạm vi điều chỉnh còn chưa bao quát và thiếu nhiều quyđịnh riêng đối với hoạt động đầu tư trong khu công nghiệp

Trong thẩm định dự án thành lập khu công nghiệp chưa thực sự chú trọngđến phương án đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân cóđất bị thu hồi; việc phối hợp giữa chính quyền địa phương với chủ đầu tư cơ

sở hạ tầng khu công nghiệp và người dân còn chưa chặt chẽ, dẫn đến ngườidân bị thu hồi đất chưa được đền bù thoả đáng, gây khiếu kiện kéo dài; chínhsách về việc làm, ổn định đời sống, xây dựng khu tái định cư cho người dâncòn chậm thiếu thống nhất, gây khó khăn cho dân Thủ tục cấp phép đầu tưcòn nhiều vấn đề bất cập, chưa thực sự phát huy nguyên tắc “một cửa, một

Ngày đăng: 06/07/2016, 13:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.PTS. Nguyễn Đình Phan (Chủ biên), Kinh tế và quản lý công nghiệp, Nhà xuất bản Giáo Dục, 1997 Khác
2. GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 2004 Khác
3. PGS.TS. Lê Văn Tâm (Chủ biên), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống Kê, 2000 Khác
4. PGS.TS. Lê Công Hoa (Chủ biên), Phương pháp nghiên cứu kinh doanh, Khoa Quản Trị Kinh Doanh (Lưu hành nội bộ), 2005 Khác
5. NEU và JICA, Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê, 2003 Khác
6. Bộ luật Thương mại sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) Khác
7. Nghị Định số 36/CP ngày 24 tháng 04 năm 1997 của Chính phủ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w