Giải pháp khắc phục và thúc đẩy thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

65 1K 4
Giải pháp khắc phục và thúc đẩy thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp Trường: ĐHCN Việt-Hung TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT HUNG KHOA QUẢN TRỊ KINH TẾ VÀ NGÂN HÀNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TÊN ĐỀ TÀI Giải pháp khắc phục và thúc đẩy thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Vân Anh Sinh viên thực hiện: Trần Thị Phương Anh Lớp: CĐK35 TCNH (Cơ sở Công Thương) Mã sinh viên: 1101040 Khóa: 2011-2014 Lớp: CĐK35TCNH SVTH: Trần Thị Phương Anh Đồ án tốt nghiệp Trường: ĐHCN Việt-Hung Hà Nội – Năm 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Phạm Thị Vân Anh – giảng viên trường Đại học Công nghiệp Việt Hung là người trực tiếp hướng dẫn em làm báo cáo thực tập và đồ án tốt nghiệp này. Đồ án này là kết quả của quá trình học tập gần 3 năm học của em tại trường. Do đó em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô đang công tác tại trường Đại học Công nghiệp Việt Hung cũng như các thầy cô trong khoa Quản trị kinh tế và Ngân hàng. Nhất là các thầy cô đã tham gia trực tiếp giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cần thiết để em có thể hoàn thiện kiến thức về ngành Tài chính ngân hàng nói chung cũng như đồ án tốt nghiệp nói riêng. Tiếp đến là lời cảm ơn tới người thân, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm đồ án cũng như thời gian học tập tại trường. Họ là những người luôn cho em những góp ý về nội dung cũng như giúp em thu thập tài kiệu cần thiết để phục vụ cho đồ án tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Thị Phương Anh Lớp: CĐK35TCNH SVTH: Trần Thị Phương Anh Đồ án tốt nghiệp Trường: ĐHCN Việt-Hung DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ STT TÊN BẢNG BIỂU HÌNH VẼ 1 Hình 2.1: So sánh tăng giảm của các chỉ số trong khu vực. 2 Hình 2.2: VN-Index và các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới. 3 Hình 2.3: Biến động của VN-Index trong năm 2010. 4 Hình 2.4: Vốn hóa thị trường/GDP. 5 Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện giao động việc giao dịch của VNINDEX năm 2013. 6 Hình 2.6:Thực trạng Vốn hóa/GDP thị trường chứng khoan Việt Nam (2000-2013) 7 Hình 2.7: Hiện trạng số lượng chứng khoán và cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2000-2013). 8 Hình 2.8: : Thực trạng phát triển các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ ở Việt Nam (2000-2013). 9 Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện giao động việc giao dịch của VNINDEX năm 2014. 10 Bảng 2.1: Tình hoạt động của HNX và HSX trên sàn dao dịch (2010-2011). 11 Bảng 2.2: Thống kê các tiêu chí cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam sau 13 năm hoạt động 12 Bảng 2.3: Thống kê thị trường chứng khoán Quý 1.2014 Lớp: CĐK35TCNH SVTH: Trần Thị Phương Anh Đồ án tốt nghiệp Trường: ĐHCN Việt-Hung DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TTCK: Thị trường chứng khoán. SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán. HNX: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. HSX: Sàn giao dịch chứng khoán T.P Hồ Chí Minh. UBCK: Ủy ban chứng khoán. UBCKNN: Ủy ban chứng khoán Nhà nước. CTCK: Công ty chứng khoán. TPCP: Trái phiếu chính phủ. Lớp: CĐK35TCNH SVTH: Trần Thị Phương Anh Đồ án tốt nghiệp Trường: ĐHCN Việt-Hung MỤC LỤC Lớp: CĐK35TCNH SVTH: Trần Thị Phương Anh Đồ án tốt nghiệp Trường: ĐHCN Việt-Hung LỜI MỞ ĐẦU Đối với Việt Nam thị trường chứng khoán mang đặc thù riêng, tức là chúng ta xây dựng và hình thành thể chế, hệ thống pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán trước sau đó mới đưa vào vận hành thị trường, trong khi nhiều quốc gia khác trên thế giới xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán sau khi thị trường đã có thời gian dài hoạt động. Đó là sự khác biệt của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường chứng khoán khác trên thế giới. Qua 13 năm hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Trong quá trình vận hành thị trường đôi lúc còn bộc lộ một số vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện, phải có những chiến lược dài hạn, nhưng nhìn chung có thể nói rằng Việt Nam đã xác định đúng hướng để duy trì và phát triển thị trường chứng khoán một cách có hiệu quả cho nền kinh tế nước nhà. Giúp cho thị trường chứng khoán bước đầu phát huy được hiệu quả là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì thị trường chứng khoán càng khẳng định rõ vai trò và vị thế của mình trong nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng với vấn đề trên cùng với những kiến thức được học từ nhà trường, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp khắc phục và thúc đẩy thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.” Kết cấu của đề án gồm có ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán. Chương 2: Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp và ý kiến cá nhân để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Lớp: CĐK35TCNH SVTH: Trần Thị Phương Anh Đồ án tốt nghiệp Trường: ĐHCN Việt-Hung CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 1.1 Tổng quan về chứng khoán. 1.1.1 Khái niệm. Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán Quan điểm thứ nhất cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị trường tưbản (Capital Market). Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán. TTCK là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng: ” Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một”. Nhưvậy, theo quan điểm này, TTCK và thị trường vốn là khác nhau, trong đó TTCK chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK. Quan điểm thứ ba dựa trên những gì quan sát được tại đa số các Sở giao dịch chứng khoán lại cho rằng “Thị trường chứng khoán là thị trường cổ phiếu”, hay là nơi mua bán các phiếu cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động vốn. Theo quan điểm này, thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền tham gia sở hữu. Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên, quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay là: Lớp: CĐK35TCNH SVTH: Trần Thị Phương Anh Đồ án tốt nghiệp Trường: ĐHCN Việt-Hung Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. 1.1.2 Một số loại chứng khoán cơ bản.  Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. Cổ phiếu có hai loại chủ yếu là: • Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến nhất trong các loại cổ phần của một công ty cổ phần. Các cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này được quyền tự do chuyển nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu họ nắm giữ. Cổ phiếu phổ thông có thể chuyển đổi thành các loại cổ phiếu khác. Cổ phiếu ưu đãi cũng có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông theo những điều kiện nhất định do công ty đó quy định. Cổ phiếu phổ thông có thể được phát hành hàng loạt sau khi xin phép cơ quan có thẩm quyền. Cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông (hay cổ phiếu thường) được gọi là cổ đông thường. Các cổ đông này sẽ là những người cuối cùng được chia phần sau khi thanh lý tài sản trong trường hợp công ty bị phá sản. • Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán vừa có những đặc điểm giống cổ phiếu thường, vừa giống trái phiếu. Cũng giống như cổ phiếu thường, người mua cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ đông trong công ty. Tuy nhiên, khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi trả một lượng cổ tức nhất định cho cổ đông nắm giữ. Giống như trái phiếu, mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi khác với mệnh giá cổ phiếu thường chỉ có giá trị danh nghĩa, mệnh giá cổ phiếu ưu đãi rất Lớp: CĐK35TCNH SVTH: Trần Thị Phương Anh Đồ án tốt nghiệp Trường: ĐHCN Việt-Hung quan trọng, có ý nghĩa trong việc chia cổ tức cố định và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá. Có thể nói, lợi ích lớn nhất khi sở hữu cổ phiếu ưu đãi là NĐT có khả năng thu hồi phần tài sản của công ty lớn hơn cổ đông thường. Cổ đông nắm cổ phiếu ưu đãi luôn được nhận cổ tức đầu tiên và khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước phần tài sản còn lại, sau đó mới đến cổ đông thường. Hơn nữa, cổ phiếu phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi, trong khi cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông theo quyết định củađại hội cổ đông. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi.  Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay. Có các loại trái phiếu sau: • Phân loại theo người phát hành: − Trái phiếu của Chính phủ : Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường; Vì vậy, Trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất. Lớp: CĐK35TCNH SVTH: Trần Thị Phương Anh Đồ án tốt nghiệp Trường: ĐHCN Việt-Hung − Trái phiếu của doanh nghiệp là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng. − Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động. • Phân loại lợi tức trái phiếu: − Trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá. − Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi) là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu. − Trái phiếu có lãi suất bằng không là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn. • Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành: − Trái phiếu bảo đảm là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau: − Trái phiếu có tài sản cầm cố là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ. − Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm. − Trái phiếu không bảo đảm là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành. • Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu: − Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi. − Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. • Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu: Lớp: CĐK35TCNH SVTH: Trần Thị Phương Anh [...]... so với thị trường Sở giao dịch • Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường: Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh − Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi − Thị trường trái phiếu: thị trường trái... hoạt động của thị trường chứng khoán trước sau đó mới đưa vào vận hành thị trường, trong khi nhiều quốc gia khác trên thế giới xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán sau khi thị trường đã có thời gian dài hoạt động Đó là sự khác biệt của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường chứng khoán khác trên thế giới 2.2.2 Thực trạng thị trường chứng khoán bốn năm... nhà nước trong việc thực hiện các biện pháp thanh tra thị trường và xử lý các hành vi vi phạm, theo đó quy định rõ các căn cứ, điều kiện, biện pháp tiến hành thanh tra về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, quyền và nghĩa vụ của đối tượng chịu sự thanh tra thị trường chứng khoán Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán: Trong Luật quy định cụ thể... Chứng khoán đưa ra những khái niệm, thuật ngữ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, bao gồm: khái niệm về thị trường chứng khoán, thị trường giao dịch chứng khoán, chào bán chứng khoán ra công chúng, kinh doanh chứng khoán Những khái niệm này được xây dựng để đảm bảo chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt Nam 3 Về quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường. .. đồng Trong đó bao gồm giá trị mua ròng tại HOSE là 15,251 tỷ và tại HNX là 788 tỷ đồng Mặc dù khối ngoại mua ròng mạnh thể hiện dòng vốn gián tiếp tiếp tục chảy vào Việt Nam, nhưng so với các nước trong khu vực thì Việt Nam vẫn chưa tận dụng được nguồn vốn này  Giai đoạn thị trường chứng khoán 2011: So với các nước trong khu vực, mức vốn hóa thị trường/ GDP của thị trường chứng khoán Việt Nam vào loại... Chứng khoán nhà nước trong việc quản lý cũng như thực hiện các vấn đề nghiệp vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán Bộ Tài chính thực hiện chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán nhà nước thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, chế độ về chứng khoán và thị trường chứng khoán 4 Về chào bán chứng khoán ra công chúng, Luật Chứng khoán thống nhất... chứng khoán: Luật Chứng khoán đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 Đây là văn bản pháp luật cao nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán Luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007 Luật Chứng khoán được ban hành cũng nhằm tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng hội nhập sâu hơn với các thị trường vốn quốc tế và khu vực và thực hiện các cam kết của Việt. .. nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán Tuy nhiên, Luật có quy định trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó 2 Về giải thích từ ngữ, Luật Chứng. .. toán của một số chuyên gia về thị trường chứng khoán, P/E và P/B của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang ở mức 11 lần và 1.8 lần Hình 2.2: VN-Index và các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới Lớp: CĐK35TCNH SVTH: Trần Thị Phương Anh Đồ án tốt nghiệp Trường: ĐHCN Việt- Hung (Nguồn trích dẫn VietstockUpdater) • − Một năm thăng trầm của chứng khoán Việt Nam: Giai đoạn từ đầu năm đến 22/01/2010:... định Sở Giao dịch chứng khoán có chức năng tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch khác theo quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán; Trung tâm Giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán không đủ điều . thị trường chứng khoán. Chương 2: Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp và ý kiến cá nhân để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt. những kiến thức được học từ nhà trường, em quyết định chọn đề tài: Giải pháp khắc phục và thúc đẩy thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. ” Kết cấu của đề án gồm có ba. bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, bao gồm: khái niệm về thị trường chứng khoán, thị trường giao dịch chứng khoán, chào bán chứng khoán ra công chúng, kinh doanh chứng khoán Những

Ngày đăng: 21/05/2015, 07:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY.

    • 2.1 Sự cần thiết phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

    • 2.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

      • 2.2.1 Lịch sử hình thành chứng khoán tại Việt Nam.

      • 2.3 Thuận lợi và khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

        • 2.3.1 Thuận lợi.

        • 2.3.2 Khó khăn.

        • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN VÀ Ý KIẾN CÁ NHÂN ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

          • 3.1 Một số giải pháp khắc phục khó khăn của thị trường chứng khoán.

            • 3.1.1 Cổ phần hóa doanh nghiệp.

            • 3.1.2 Đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu.

            • 3.1.3 Bài học rút ra cho những sai lầm thường mắc phải của nhà đầu tư chứng khoán.

            • 3.2 Một số ý kiến của cá nhân nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

              • 3.2.1 Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý chứng khoán.

              • 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật.

              • 3.2.3 Các tổ chức trung gian.

              • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan