Cổ phần hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp khắc phục và thúc đẩy thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 57)

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

3.1.1Cổ phần hóa doanh nghiệp.

Giải pháp cho các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về tài chính và quản lý:

Theo tin từ ban cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thì nhà nước đã có chủ trương phân loại doanh nghiệp Nhà nước thành bốn nhóm.

+ Nhóm doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

+ Nhóm doanh nghiệp có khó khăn về tài chính.

+ Nhóm doanh nghiệp có khoa khăn về quản lý, giá thành sản xuất lên cao.

+ Nhóm doanh nghiệp thua lỗ kéo dài ( từ ba năm trở nên).

Ba nhóm đầu thuộc diện cổ phần hóa, còn nhóm thua lỗ kéo dài, Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp sáp nhập với các đơn vị khác rồi cổ phần

hóa, đấu thầu cho thuê, bán cho cán bộ công nhân viên chức trong và ngoài doanh nghiệp, thực hiện biện pháp khoán hoặc cho phá sản.

Những biện pháp áp dụng với bốn nhóm doanh nghiệp Nhà nước trên là rất phù hợp và hợp lý. Tuy nhiên, nhiều biện pháp trong số đó như khoán kinh doanh, cho thuê vẫn còn nhiều mới mẻ. Do đó cơ sở pháp lý cho chúng vẫn chưa hoàn thiện song nếu các biện pháp khoán kinh doanh cho thuê mà thành công thì đây sẽ được coi là những giải pháp quá độ có nhiều tác dụng thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước tiến tới cổ phần hóa.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước gặp khó khăn về tài chính thì việc thành lập quỹ hỗ trợ cổ phần hóa sẽ là một giải pháp quan trọng. Nhiệm vụ và vai trò của quỹ cổ phần hóa không chỉ giới hạn ở việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vẫn là một trong những chức năng chính của quỹ này. Nguồn vốn của quỹ có thể hình thành từ ba nguồn chính.

Tiền thu từ việc bán cổ phiếu tuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

+ Vốn trợ cấp từ ngân sách Nhà nước.

+ Vốn tài trợ lần đầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (chủ yếu là vốn vay ưu đãi).

Ngoài ra còn có thể là những khoản thu từ việc thanh lí tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa.

Hoạt động hỗ trợ của quỹ có thể được thực hiện dưới một số hình thức sau:

Kế thừa hoặc mua lại nợ doanh nghiệp.

Cho doanh nghiệp vay với cơ chế và lãi suất ưu đãi. Như vậy, quỹ cổ phần hóa cũng góp phần giải quyết vấn đề nợ đọng trong nhiều doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.

doanh, tiến tới làm ăn có lãi. Có thể nói “làm ăn có lãi” là điều kiện rất quan trọng, nhiều khi là nhân tố có tính quyết định cho sự thành công của việc cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp.

Giải pháp cho vấn đề lao động dôi dư trong doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hóa:

Giải quyết vấn đề lao động dôi dư là một vấn đề rất phức tạp, có tính xã hội sau sắc. Song đó là việc mà chúng ta không thể né tránh. Trước hết chúng ta phải thống nhất với nhau một điều là việc giải quyết vấn đề dôi dư đòi hỏi phải có sự hợp tác từ cả hai phía là doanh nghiệp và Nhà nước cụ thể hơn là chính phủ và các cấp Bộ, ngành có liên quan. Trong sự hợp tác đó thì doanh nghiệp là người có trách nhiệm trực tiếp đưa ra hướng giải quyết, còn Nhà nước chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ và phân giải các mâu thuẫn giữa doanh nghiệp với người lao động. Có các giải pháp cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp: Phải chủ động xây dựng kế hoạch giải quyết lao động

dôi dư trên cơ sở đề án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với một số nội dung chính là.

Phân loại lao động để xác định số lao động dôi dư để từ đó đưa ra các hướng giải quyết. cụ thể là đối với người lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu (người lao động còn dưới 5 năm công tác là đến tuổi nghỉ hưu) có thể trợ cấp để đảm bảo các chế độ hưu trí cho họ. Đối với số lao động còn lại (chiếm đa số), có nhiều hướng giải quyết như tái sử dụng sau khi đã đào tạo, đào tạo lại, hỗ trợ chuyển sang ngành nghề mới.

Xác định nguồn vốn để giải quyết lao động dôi dư hiện tại doanh nghiệp có thể lấy từ các nguồn quỹ sau: Quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ trợ cấp thôi việc, ngoài ra còn có thể lấy từ quỹ đào tạo của đơn vị (nếu có).

Đối với Nhà nước: Nên hạn chế hỗ trợ trực tiếp, tăng cường hỗ trợ gián tiếp.

Hỗ trợ trực tiếp chỉ nên trực tiếp vào: Hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp. Mà nguồn hỗ trợ chính có thể lấy ra từ quỹ cổ phần hóa

doanh nghiệ Nhà nước. Những hỗ trợ này nên nhằm vào việc đào tạo lại nghề nghiệp cho người lao động: Hỗ trợ bổ sung cho người lao động nghèo tại doanh nghiệp để họ có thể đảm bảo đời sống trong thời gian đầu bị mất việc (khoảng từ 6 tháng đến một năm).

Hỗ trợ gián tiếp: Hỗ trợ vè cơ chế và chính sách lập nghiệp đối với lao động dôi dư như câc danh sách ưu đãi về vốn tín dụng, tiền thuê đất, về thuế sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp khắc phục và thúc đẩy thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 57)