CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.2.2 Thực trạng thị trường chứng khoán bốn năm gần đây nhất ( 2010-2014).
( 2010-2014).
Giai đoạn thị trường chứng khoán 2010: Những mốc thăng trầm
Nửa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán thế giới lao đao khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc và tình trạng trì trệ của kinh tế Mỹ.
Chứng khoán thế giới đã có những bước phục hồi từ đầu tháng 2/2010 khi các vấn đề kinh tế vĩ mô dần được giải quyết. Trong đó, thị trường chứng khoán châu Á phục hồi khá nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thậm chí, kinh tế Nhật Bản, Trung Quốc… gặp phải một số khó khăn nhưng thị trường chứng khoán vẫn đang phục hồi về gần mức trước khủng hoảng.
Trong khi kinh tế Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định thì chứng khoán Việt Nam có phần “lạc nhịp” so với thế giới và các nước trong khu vực. Thị trường chứng khoán trong giai đoạn vừa qua đã phản ánh các khó
khăn mang tính cơ cấu như lạm phát cao, thâm hụt thương mại, áp lực tỷ giá…
Kết thúc năm 2010, chỉ số VN-Index và HNX-Index giảm lần lượt 2.0% và 32.1% so với cuối năm 2009. Tuy nhiên, mức sụt giảm của nhiều cổ phiếu ở mức cao gấp nhiều lần so với hai chỉ số, từ 50 – 60%. Hình 2.1:
(Nguồn trích dẫn VietstockUpdater)
Mặc dù vậy, chứng khoán Việt Nam vẫn còn những cơ hội khá lớn do đang được định giá khá thấp. Theo tính toán của một số chuyên gia về thị trường chứng khoán, P/E và P/B của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang ở mức 11 lần và 1.8 lần.
(Nguồn trích dẫn VietstockUpdater)
• Một năm thăng trầm của chứng khoán Việt Nam:
− Giai đoạn từ đầu năm đến 22/01/2010: Từ mức đỉnh 543.46 điểm đạt được
vào ngày 07/01, VN-Index lùi sâu về mức 477.59 điểm vào ngày 22/01. Thị trường biến động do lo ngại về lạm phát khi chỉ số CPI tháng 1/2010 tăng ở mức cao 1.36% so với tháng 12/2009, khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn thận trọng trong chính sách tiền tệ.
Tuy vậy, thanh khoản của thị trường vẫn duy trì ổn định. Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2010 vẫn được nhận định khá lạc quan và nhà đầu tư có xu hướng tích lũy cổ phiếu.
− Giai đoạn từ 23/01 đến 06/05/2010: Thị trường phục hồi lên 549.51 điểm
vào ngày 06/05/2010, mức cao nhất trong năm 2010. Trong hơn 3 tháng, chỉ số VN-Index cũng chỉ tăng được 15.1% so với mức đáy thiết lập vào ngày 22/01/2010.
Con đường phục hồi của thị trường khá khó khăn khi chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt. Điểm hỗ trợ thị trường trong giai đoạn này là kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp niêm yết.
Ngoài ra, giai đoạn tăng điểm này mang nhiều dấu ấn của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhóm cổ phiếu pennystocks trở thành yếu tố quyết định xu hướng của thị trường trong giai đoạn này.
− Giai đoạn sụt giảm từ 07/05 đến 25/08/2010: Sau giai đoạn tăng nóng, VN-
Index điều chỉnh 22.9% xuống 423.89 điểm, mức thấp nhất trong năm 2010. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, áp lực từ Thông tư 13 của ngân hàng Nhà nước là những nguyên nhân chính khiến thị trường điều chỉnh.
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng khiến cho thị trường nhanh chóng sụt giảm trước áp lực bán giải chấp. Bên cạnh đó, hoạt động đầu cơ của “đội lái” lên mức cao khiến tâm lý nhà đầu tư sau một giai đoạn hào hứng đã tỏ ra e dè và đẩy thị trường ngày càng giảm sâu. Thanh khoản thị trường trong giai đoạn này sụt giảm mạnh.
Ngoài ra, lo ngại về áp lực thoái vốn ở một số quỹ đầu tư nước ngoài đã khiến cho tâm lý nhà đầu tư càng trở nên bi quan.
− Giai đoạn đi ngang và bắt đầu xu hướng phục hồi cuối năm: Chứng khoán
thế giới vẫn tiếp tục phục hồi trong giai đoạn này. Trong khi đó, tâm lý nhà đầu tư trong nước khá thận trọng trước sự kiện Vinashin và chính sách tiền tệ. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp cho thấy dòng tiền mạnh không tham gia tích cực. Pennystocks tiếp tục là lựa chọn chủ yếu của nhiều nhà đầu tư khiến cho thị trường chỉ dao động trong biên độ hẹp.
Dấu ấn của nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này khá đậm nét. Họ liên tục mua ròng từ đầu năm nhưng đây là khoảng thời gian mua ròng mạnh và liên tục. Đây là lực đỡ chính cho thị trường khi nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua vào các mã chủ chốt như BVH, MSN,…
Xu thế đi ngang của thị trường chấm dứt vào cuối tháng 11 với dòng tiền, bao gồm cả việc sử dụng đòn bẩy tài chính, bắt đầu quay trở lại và đã giúp thị trường phục hồi khá mạnh.
Điểm đáng lưu ý là sóng phục hồi này bắt nguồn từ các cổ phiếu bluechips và ngân hàng, chứng khoán được xem như là dấu hiệu khởi đầu cho một “chu kỳ tăng điểm dài hạn”.
Tuy vậy, các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát và lãi suất tăng cao, tỷ giá căng thẳng,… vẫn còn tồn tại và tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư trong năm 2011.
Hình 2.3: Biến động của VN-Index trong năm 2010
(Nguồn trích dẫn VietstockFinance)
Như vậy, trong năm 2010 biến động của thị trường bám khá sát động thái điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và triển vọng kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, các yếu tố khác đặc biệt là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không có nhiều tác động lên diễn biến thị trường.
• Yếu tố tác động đến TTCK trong năm 2010.
Xét ở khía cạnh doanh nghiệp, kết quả kinh doanh không tác động nhiều đến biến động của thị trường. Mặc dù doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều
khó khăn như lãi suất ở mức cao, tỷ giá thiếu ổn định… nhưng năm 2010 không phải quá khó khăn đối với các doanh nghiệp niêm yết.
Chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp ngành bất động sản và ngân hàng, động lực chính để thúc đẩy thị trường tăng trưởng. Trong khi đó, các doanh nghiệp thuộc ngành cao su thiên nhiên, đường… có kết quả kinh doanh khá tốt nhưng vẫn không thu hút được dòng tiền từ giới đầu tư.
Có thể thấy việc thắt chặt chính sách tiền tệ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Do đó, trong năm 2010 đã có một làn sóng doanh nghiệp niêm yết tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu tăng vốn. Đây cũng là một trong những lý do khiến nguồn cung cổ phiếu gia tăng và tạo áp lực lên đà phục hồi của thị trường.
Về yếu tố dòng tiền, kênh hỗ trợ là hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn trước áp lực tăng vốn và các yêu cầu tại Thông tư 13. Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao trong thời gian dài và tăng mạnh vào những tháng cuối năm khiến cho dòng vốn đòn bẩy bị hạn chế. Trong đợt phục hồi vào cuối năm 2010 đã có sự xuất hiện của đòn bẩy tài chính nhưng chỉ ở mức khiêm tốn.
Năm 2010 chứng kiến hoạt động sôi nổi của nhiều “đội lái” với các tin đồn được đưa ra theo đúng kịch bản. Hoạt động này khiến cho dòng tiền đổ vào thị trường gia tăng đột biến và biến động mạnh qua từng giai đoan. Mục tiêu của các “đội lái” vẫn là các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ, pennystocks, lượng cổ phiếu lưu hành thấp…
Đáng chú ý trong năm 2010, thị trường nhận được sự hỗ trợ mạnh từ nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài hầu như giữ trạng thái mua ròng các cổ phiếu niêm yết chủ chốt. Đặc biệt các mã bluechips như HAG, BVH, MSN,… được khối ngoại tập trung mua ròng là lực đỡ quan trọng cho thị trường.
Tổng giá trị mua ròng trên cả HOSE và HNX tính tới 29/12/2010 đạt hơn 16,039 tỷ đồng. Trong đó bao gồm giá trị mua ròng tại HOSE là 15,251 tỷ và tại HNX là 788 tỷ đồng.
Mặc dù khối ngoại mua ròng mạnh thể hiện dòng vốn gián tiếp tiếp tục chảy vào Việt Nam, nhưng so với các nước trong khu vực thì Việt Nam vẫn chưa tận dụng được nguồn vốn này.
Giai đoạn thị trường chứng khoán 2011:
So với các nước trong khu vực, mức vốn hóa thị trường/GDP của thị trường chứng khoán Việt Nam vào loại thấp nhất.
Hình 2.4: Vốn hóa thị trường/GDP.
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm 2011. Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn vĩ mô như lạm phát cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra. Xu hướng suy giảm chiếm ưu thế rõ rệt với HNX-Index giảm 48,6%, VN Index giảm 27,5%. 62% số cổ phiếu trên cả 2 sàn có thị giá dưới mệnh giá.
Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh với tổng giá trị giao dịch của cả 2 sàn trong nhiều phiên dưới mức 1.000 tỷ đồng. Giá trị và khối lượng giao dịch bình quân 1 phiên tính chung cả HNX và HSX (theo phương thức khớp lệnh) trong năm 2011 là 790,72 tỷ đồng và 53,25 triệu cổ phiếu giảm 65% và 30% so với năm trước.
Đến 31/12/2011, có 699 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai sàn HSX và HNX (301 mã cổ phiếu, 5 chứng chỉ quỹ trên HSX; 393 mã cổ phiếu trên HNX). Thị trường mất cân đối lớn khi có ít công ty có quy mô lớn (chỉ có 58 công ty có vốn hóa thị trường trên 1.000 tỷ đồng), trong khi có có quá nhiều công ty có quy mô nhỏ (50% số công ty niêm yết có vốn điều lệ và vốn hóa < 100 tỷ đồng), tổng vốn hóa thị trường của 20 doanh nghiệp
hàng đầu chiếm hơn 69% vốn hóa thị trường của mỗi sàn giao dịch. Ngoài ra còn có khoảng 500 mã trái phiếu niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch và 130 mã cổ phiếu trên thị trường UpCom.
Bảng 2.1: Tình hoạt động của HNX và HSX trên sàn dao dịch (2010- 2011). Thời điểm KLGD bình quân/ phiên (khớp lệnh) GTGD bình quân/ phiên (khớp lệnh) HNX HSX HNX ( Tỷ đồng) HSX ( Tỷ đồng) Quý 1 - 2010 21,612,022 40,169,681 725 1,735 Quý 2 - 2010 41,155,537 52,448,723 1,374 1,812 Quý 3 - 2010 33,466,542 39,047,467 863 1,051 Quý 4 - 2010 34,001,812 39,216,184 660 901 Quý 1 - 2011 25,671,858 25,845,226 432 606 Quý 2 - 2011 28,373,651 23,424,836 347 434 Quý 3 - 2011 32,917,051 27,510,776 358 437 Quý 4 - 2011 23,193,353 24,165,925 215 345
Trên thị trường hiện có 105 công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán hoạt động chủ yếu với các nghiệp vụ chính là tự doanh, môi giới, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành và lưu ký chứng khoán. Trong đó, môi giới và tự doanh là 2 mảng mang lại doanh thu chính. Năm 2011, tổng vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán đạt 37.609 tỷ đồng, giảm 4% so với cuối năm 2010. Tổng tài sản của các công ty chứng khoán là 82.515 tỷ đồng giảm 23% so với năm 2010. Sự sụt giảm này là do những bất ổn của kinh tế vĩ mô năm 2011 làm cho cả index và thanh khoản của thị trường đều suy giảm kéo dài, công ty chứng khoán phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời doanh thu môi giới giảm mạnh (giảm 70%) so với năm 2010. Lợi nhuận của các công ty chứng khoán giảm 221% so với năm 2010, 61/105 công ty thua lỗ với tổng số lỗ lên tới 3.500 tỷ đồng.
Có sự phân hóa rõ rệt về quy mô vốn cũng như hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán. Các công ty có quy mô vốn trên 500 tỷ đồng chỉ chiếm 17% tuy nhiên lại chiếm khoảng 60% thị phần. Hiện 10 công ty
chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất đã chiếm 50% thị trường, hơn 90 công ty còn lại cạnh tranh gay gắt trên một nửa thị trường.Nhiều công ty chứng khoán có quy mô và năng lực tài chính thấp, không đảm bảo hiệu quả hoạt động. Đặc biệt có một số công ty chứng khoán hạn chế về năng lực, nghiệp vụ, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro.
Đến 31/12/2011, thị trường chứng khoán có 47 công ty quản lý quỹ với 24 quỹ đầu tư chứng khoán. Phần lớn (80%) các công ty quản lý quỹ có vốn điều lệ chỉ từ 25 đến 50 tỷ đồng, chỉ có 6 công ty có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng, công ty có vốn điều lệ lớn nhất chỉ là 500 tỷ đồng. Trong 3 năm gần đây, các công ty quản lý quỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ cả nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Các chứng chỉ quỹ bị chiết khấu từ 29% đến 45% trên cả thị trường quốc tế và thị trường trong nước cũng làm nhà đầu tư chùn bước khi quyết định góp thêm vốn vào công ty quản lý quỹ.
Hoạt động kinh doanh của các công ty quản lý quỹ đang có sự phân hóa rõ rệt. Những công ty nhỏ do các công ty phi tài chính thành lập chỉ hoạt động cầm chừng. Những công ty do các định chế tài chính lớn thành lập được sự hỗ trợ vốn của công ty mẹ nên có lãi hoặc thua lỗ không đáng kể nên có thể trụ lại. Xu hướng hình thành quỹ mở là tất yếu và phần lớn quỹ đại chúng sẵn sàng chuyển đổi mô hình từ quỹ đóng sang quỹ mở do thị trường chứng khoán đi xuống nên việc huy động vốn thành lập quỹ càng khó khăn.
Giai đoạn thị trường chứng khoán 2012:
Ngày 20/12/2012, UBCK họp tổng kết năm 2012, ghi nhận những khó khăn của TTCK khi phải chịu tác động nặng nề từ diễn biến không mấy tích cực của kinh tế vĩ mô. Các chỉ tiêu kinh doanh, huy động vốn của doanh nghiệp đều sụt giảm. Trong một năm gian nan như vậy, điểm sáng đáng ghi nhận là những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường sự giám sát để cải thiện tính minh bạch của TTCK Việt
Nam. Những diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012 như sau:
• 438 doanh nghiệp giảm lợi nhuận.
Thống kê của UBCK cho thấy, 9 tháng đầu năm nay, toàn thị trường có tới 143 doanh nghiệp bị lỗ, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2011. Đặc biệt, có tới 438 doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm so với năm trước, khiến chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm về mức 8%, thay vì 12,3% cùng kỳ năm 2011. Như vậy, so với chỉ tiêu lạm phát, tỷ lệ sinh lời bình quân của tất cả các doanh nghiệp niêm yết chỉ đủ giúp doanh nghiệp không bị “đi lùi” về giá trị tài sản; trong khi nếu đem so sánh với phương án gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng tại các ngân hàng thương mại (lãi suất 11 - 12%/năm), thì các doanh nghiệp đang bị lỗ chi phí cơ hội.
Theo UBCK, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng cao (như giá xăng dầu, điện, chi phí lãi vay…), khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, hàng tồn kho tăng trong khi đầu ra cho doanh nghiệp gặp khó khăn.
• Huy động vốn cổ phần, cổ phần hóa giảm 42%.
Tổng huy động vốn trên TTCK năm 2012 ước đạt 152.600 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, mức độ tăng huy động vốn này tập trung chủ yếu vào trái phiếu Chính phủ, đạt 142.500 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2011, trong khi huy động vốn từ cổ phần và cổ phần hóa (đến thời điểm thống kê của UBCK) chỉ đạt 10.100 tỷ đồng, giảm 42% so với năm trước đó.
Theo UBCK, nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do mặt bằng lãi suất còn cao, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn và hoạt