Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp, được hình thành bởi nhiều ngành kinh tế, vùng kinh tế hoặc thành phần kinh tế, tuỳ theo cách tiếp cận để phân nền kinh tế thành những cách khác nhau. Do đặc điểm địa hình kéo dài từ Bắc tới Nam nên nước ta có các vùng địa lý rất khác nhau về điều kiện tự nhiên: đất đai, thời tiết, khí hậu cũng như tài nguyên thiên nhiên và địa hình
Trang 1nhiều ngành kinh tế, vùng kinh tế hoặc thành phần kinh tế, tuỳ theo cách tiếp cận để phân nền kinh tế thành những cách khác nhau Do đặc điểm địa hình kéo dài từ Bắc tới Nam nên nước ta có các vùng địa lý rất khác nhau về điều kiện tự nhiên: đất đai, thời tiết, khí hậu cũng như tài nguyên thiên nhiên và địa hình Dựa trên các cơ sở điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, có thể phân định ra những vùng khác nhau và hợp lý để có thể vừa khai thác tốt nhất tiềm năng của từng vùng, vừa giúp tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng kinh tế Trên cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tất cả các vùng, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước ngoài ra vùng Bắc Trung Bộ có Phía bắc giáp Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Duyên hải miền Trung, phía đông giáp Biển Đông Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên 51,5 nghìn km2; số dân 10,6 triệu người (năm 2006), chiếm 15,6% diện tích và 12,7% số dân cả nước Dãy núi Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ Bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế
Vùng Bắc Trung Bộ có điều kiện tự nhiên phong phú giữ vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh của đất nước
vì vậy tác giả chọn chủ đề “Vai trò của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ đối với phát triển kinh tế xã hội” làm nội dung thu hoạch môn
Địa lý kinh tế
Trang 2NỘI DUNG
1 Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.1.Vị trí địa lý
Bắc Trung Bộ là lãnh thổ có tính chất chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế phía bắc với các vùng kinh tế phía Nam, trải dài từ vĩ tuyến 19 đến vĩ tuyến
16, có các trục giao thông Bắc – Nam, Phía bắc giáp với Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La tạo điều kiện trao đổi lao động, nguyên nhiên liệu, hàng hóa Phía Tây là sườn đông Trường Sơn giáp với CHDCND Lào làm mở rộng hợp tác quốc tế qua bốn cửa khẩu: Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo; khai thác, chế biến lâm sản, khai thác và sử dụng tiềm năng thủy điện
Phía đông hướng ra biển Đông thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế biển, tạo cơ hội mở rộng thị trường hàng hóa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt với các nước trong khu vực Đông Nam Á - Về vị trí giao thông: Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt (kể cả đường bộ, đường sắt, đường ngang đông tây) Có hệ thống đô thị ven biển (Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Cố Đô Huế) gắn liền với các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch và các cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội ) Bắc Trung Bộ gần đường hàng hải quốc tế, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các vùng phát triển năng động trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương mở ra khả năng to lớn trong quan hệ về mọi mặt thông qua hệ thống đường biển
Ngoài thuận lợi trên Địa hình Bắc Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ vùng Bắc Trung Bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuống Vịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ An), dãy Hồng Lĩnh (Hà
Trang 3Tĩnh) sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An), sông Nhật Lệ (Quảng Bình) Cấu trúc địa hình gồm các cồn cát, dải cát ven biển, tiếp theo là các dải đồng bằng nhỏ hẹp, cuối cùng phía Tây là trung du, miền núi thuộc dải Trường Sơn Bắc Nhìn chung địa hình Bắc Trung Bộ phức tạp, đại bộ phận lãnh thổ là núi, đồi, hướng ra biển, có độ dốc, nước chảy xiết, thường hay gây
lũ lụt bất ngờ gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân
1.2.Về tài nguyên thiên nhiên:
Đất nông nghiệp chiếm 91% diện tích tự nhiên của vùng Hiện nay mới sử dụng 54,4%, trong đó sử dụng vào nông nghiệp là 13%, Lâm nghiệp 36,5%, đất chuyên dùng 4,4% Đất lâm nghiệp của toàn vùng là 3.436.860 ha, chiếm 63% tự nhiên và 45% đất lâm nghiệp của vùng
Bắc Trung Bộ rất đa dạng về chủng loại và diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều Có 3 loại đất chính: - đất đỏ vàng trung du miền núi: gồm đất đỏ feralit, đất đỏ bazan thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày hoặc khai thác nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, - đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển thích hợp với trồng cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày
Đất cát hoặc đất cát pha ven biển chất lượng kém chỉ sử dụng để trồng một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió và cát bay ven biển Quỹ đất tự nhiên của vùng hơn 5 triệu ha,trong đó đã sử dụng 2.8 triệu ha (chiếm 54.4 %), đất chưa sử dụng là 2.3 triệu ha (chiếm 45.6 %) Trong 2.3 triệu ha đó có đất đồng bằng, đồi núi chiếm 1.9 triệu ha, đây chính
là quỹ đất còn lại để khai thác cho các mục tiêu phát triển sản xuất lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc Ngoài ra toàn vùng còn có 45.4 nghìn ha mặt nước chưa sử dụng Đây là điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong tương lai
Trang 4Rừng của Bắc Trung Bộ đứng thứ hai sau Tây Nguyên, cung cấp nguyên vật liệu cho đồng bằng Bắc Bộ và xuất khẩu Xét về cơ cấu, rừng sản xuất có 1583,6 nghìn ha: trong đó hiện có 747,5 nghìn ha có rừng; rừng đặc dụng 314,6 nghìn ha, trong đó hiện có 213,6 nghìn ha có rừng Tài nguyên rừng: là một trong những thế mạnh to lớn để vùng phát triển ngành lâm nghiệp tổng trữ lượng gỗ của Bắc Trung Bộ là 134.737 triệu m3 và 1.5 triệu cây nứa, luồng, chiếm 17.9 % trữ lượng gỗ và 25.4 % trữ lượng tre nứa toàn quốc Trong rừng có nhiều thực, động vật quý hiếm như lim, táu, sến, lát hoa, trầm hương, hổ, gấu và là nơi chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê, hươu ngoài cây luồng Thanh Hóa, Bắc Trung Bộ còn có nhiều đặc sản dưới tán rừng và tài nguyên động vật phong phú, có giá trị kinh tế (như song, trầm
kì, các loại dược liệu quý, hươu, nai, khỉ )
Về tài nguyên biển:
Bắc Trung Bộ có bờ biển dài hơn 1000km với 23 cửa sông, trong đó có nhiều cửa sông lớn có thể xây dựng cảng phục vụ cho vận tải, đánh bắt cá như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò, Cửa Hội (Nghệ An) Qua điều tra có 30-40 loài
cá kinh tế với trữ lượng 620.000 tấn, có khả năng khai thác 270.000 tấn, trong
đó cá nổi 52-58%, chiếm 20-27% trữ lượng khai thác của cả nước riêng tôm cũng có tới 30 loài tôm he, khả năng khai thác hàng năm 3.300 tấn, tôm hùm 350-400 tấn, mực 5000 tấn Ven biển với 30000 ha nước lợ ở cửa sông, đầm phá có khả năng nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp, rừng ngập mặn, biển vùng này khá sâu ở sát bờ, nhiều eo biển, cửa sông, vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển du lịch, giao thông biển, đánh bắt cá, phát triển các hải cảng lớn
Ven biển có nhiều đồng muối chất lượng tốt, khả năng khai thác lớn như đồng muối Sa Huỳnh - Quảng Ngãi, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh Biển có nhiều đảo và quần đảo; ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa và
Trang 5Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng và là nơi cư ngụ của tàu thuyền, là bình phong chắn gió, cát biển cho ven bờ
Vùng biển có nhiều loài cá có giá trị như cá trích, mòi, nhồng (tầng nổi) cá thu (tầng trung), cá mập, mối (tầng đáy), tạo điều thuận lợi cho phát triển khai thác đánh bắt hải sản
Về tài nguyên khí hậu và nguồn nước:
Khu vực Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía Bắc đèo Hải Vân) Vào mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ Đến mùa Hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40độC, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp
Bắc Trung Bộ là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước Hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Lào, hạn hán,
mà nguyên nhân cơ bản là do vị trí, cấu trúc địa hình tạo ra Vùng này cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, tuy nhiên không nhiều như ở Bắc
Bộ Điều kiện khí hậu của vùng gây khó khăn cho sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.Tài nguyên nước: Bắc Trung Bộ là vùng có hệ thống sông ngòi khá dày đặc,nguồn cung cấp nước dồi dào, với trữ lượng thủy sản và môi trường thủy sản lớn, có nhiều cửa sông đổ ra biển với mực nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng sông, cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Sông ngòi ở đây ngắn và dốc thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp thủy điện
Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoảng sản của vùng khá phong phú và đa dạng So với cả nước, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm 100% trữ lượng crômit,
Trang 620% trữ lượng sắt, 44% trữ lượng đá vôi xi măng Các khoáng sản có giá trị kinh tế trong vùng gồm:
Đá vôi xây dựng 37,5 tỷ tấn có ở hầu hết các tỉnh.
Quặng sắt 552,22 triệu tấn chủ yếu là ở mỏ Thạch Khê.
Cát thuỷ tinh 573,2 m3, có nhiều ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Sét làm gạch, ngói 3,09 tỷ tấn có ở các tỉnh trong vùng
Đá vôi xi măng 172,83 triệu tấn, có nhiều ở Thanh Hoá, Nghệ An.
Titan 2,32 triệu tấn có nhiều ở Quảng Trị.
Đá cát két 200 triệu tấn có ở Nghệ An và một số nơi khác.
Nhôm Trên 100 nghìn tấn có ở Nghệ An.
Crômit 2.022 nghìn tấn ở Thanh Hoá.
Ngoài ra còn một số khoáng sản khác như đá ốp lát, cao lanh,
1.3.Tài nguyên nhân văn:
Bắc Trung Bộ có nguồn lao động dồi dào, trình độ học vấn khá Số người trong độ tuổi lao động có khoảng 5.3 triệu người, chiếm 51.42% dân số của vùng và 12% lao động của cả nước Trong số đó, lao động nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tới 72.36% Đồng thời, lao động của vùng Bắc Trung Bộ có các phẩm chất tốt như siêng năng, cần cù, có khả năng tiếp thu khoa học, kĩ thuật Đây cũng là một trong những thuận lợi không nhỏ để vùng đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế nông -lâm - ngư nghiệp và công nghiệp Với số dân đông, không những có nguồn lao động dồi dào mà còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.Thế mạnh về điều kiện kinh
tế-xã hội Về dân cư và nguồn lao động:
1.4 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
Do lực lượng sản xuất và phân công lao động còn chưa phát triển, nên
cơ cấu kinh tế của vùng, tuy đã có chuyển dịch theo hướng phát triển toàn diện, song chủ yếu vẫn là nông, lâm – ngư nghiệp
Trang 7Về nông nghiệp, thế mạnh của vùng là phát triển cây công nghiệp, trước hết là cây công nghiệp hàng năm, phân bố chủ yếu ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa; mía 7800 ha nhiều nhất ở Thanh Hóa, Nghệ An; cói chiếm 25,8%
so với cả nước trồng tập trung ở ven biển từ Nga Sơn ( Thanh Hóa) đến Quỳnh Lưu ( Nghệ An) Ngoài ra còn có dâu tằm, thuốc lá
Về cây công nghiệp lâu năm đáng chú ý là hồ tiêu trồng nhiều ở Quảng Trị, Quảng Bình; cây ăn quả nhiều nhất là cam trồng ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn (Nghệ An), Hà Trung, Vân Du ( Thanh Hóa)
Cây lương thực chiếm diện tích lớn nhất trong ngành trồng trọt của vùng, nhưng chủ yếu là để tự túc lương thực
Về chăn nuôi, thế mạnh của vùng là chăn nuôi trâu, bò, dê chiếm 29,5% tổng số đàn của cả nước; đàn hươu số lượng tuy ít nhưng giá trị xuất khẩu lớn, phát triển chủ yếu ở Hương Sơn (Hà Tĩnh), Quỳnh lưu (Nghệ An) Ngoài ra còn có lợn, đàn vịt phát triển ở vùng đồng bằng ven biển
Về lâm nghiệp, gỗ tre, luồng là những lâm sản hàng hóa chủ yếu sản lượng gỗ khai thác là 323,400 m3 chiếm 11,5% cả nước, tập trung ở Thanh Hóa
Bắc Trung Bộ có truyền thống về ngư nghiệp Trong vùng đã xây dựng nhiều cơ sở đánh bắt và chế biến hải sản, lớn nhất là Cửa Hội (Nghệ An), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Thuận An (Huế), Cửa Sót, Cửa Nhượng (Hà Tĩnh) Năm
1991 sản lượng cá biển đã khai thác được là 73,995 tấn chiếm 10% của cả nước Ngoài ra còn có tôm, mực, cua việc nuôi trồng đã được phát triển trong các bãi triều, đầm phá; đáng chú ý là nuôi tôm, trồng rong tảo
Công nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp các hợp tác xã công nghiệp phần lớn mới được phát triển Công nghiệp hiện đại nhất trong vùng là các cơ sở vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng Bỉm Sơn, xí nghiệp đá Thanh Hóa, gạch ngói Hưng Nguyên (Nghệ An); còn phần lớn là công nghiệp vừa và nhỏ, chế biến thực phẩm như đường, chè, thuốc lá, lương thực, thủy sản, hoa
Trang 8quả và sản xuất hàng tiêu dùng như dệt sợi, giấy, đồ nhựa, cơ, kim khí lắp ráp và sửa chữa
Công nghiệp được phân bố theo trục quốc lộ Bắc – Nam với các điểm, các cụm và trung tâm như Bỉm Sơn, Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hóa, Vinh, Bến Thủy, Thị xã Hà Tĩnh, Thành phố Đồng Hới, Đông Hà, Huế Một số cơ
sở được phân bố lên trung du, miền núi như Nghĩa Đàn (Nghệ An), Thọ xuân (Thanh Hóa)
Kết cấu hạ tầng của vùng còn yếu và thiếu, chỉ có trục đường ô tô chính như đường 1,15,7,8,9; đường sắt Bắc- nam, sân bay mới được xây dựng ở Thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), Phú Bài (Huế) nhưng vẫn còn nhỏ
Trong những năm qua các ngành kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ đã
có những chuyển biến đáng kể, tuy vậy do dân số vẫn tăng nhanh nên GDP bình quân đầu người còn thấp
Cơ cấu kinh tế xã hội đã có những chuyển dịch theo xu thế mới, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần và tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp
Các lợi thế của Vùng
Thế mạnh về giao thông: Vùng kinh tế Bắc Trung bộ nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, đường bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (quốc lộ 7,8,9,29) nối Lào với Biển Đông Có hệ thống sân bay (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An ) tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế giữa các tỉnh, các vùng và quốc tế, đặc biệt với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Mianma
Thế mạnh về khoáng sản: Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản đa dạng, chiếm khoảng 60% trữ lượng quặng sắt, 80% thiếc, 100% Cronit, 40%
đá vôi so toàn quốc Trong vùng có một số mỏ khoáng sản có giá trị như mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), mỏ crômit Cổ Định (Thanh Hoá), mỏ thiếc Quỳ
Trang 9Hợp (Nghệ An) Xếp theo trữ lượng thì hàng đầu là đá (hoa cương hàng tỷ tấn, đá vôi xi măng hàng tỷ tấn), sắt nửa tỷ tấn, sau đó đến thiếc, cao lanh dầu mỏ khí đốt có nhiều triển vọng Đây là cơ sở tốt cho công nghiệp khai khoáng luyện kim, VLXD đưa Bắc trung bộ trở thành vị trí nổi bật về ngành công nghiệp
Thế mạnh về lâm nghiệp: Ngành lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ quản
lý 3436,86 ngàn ha, đất có rừng 1633,0 ngàn ha, trữ lượng gỗ 134737 triệu m3 gỗ, 1466,49 triệu cây tre nứa Đứng sau Tây Nguyên về tài nguyên rừng, song chủ yếu là rừng nghèo Đất không có rừng 1599,8 ngàn ha (không kể
204011 ha núi đá), đây là đối tượng phát triển kinh doanh nghề rừng
- Thế mạnh về kinh tế biển: Bắc Trung Bộ có khoảng 670 km bờ biển, 23 cửa sông, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đầm phá, thềm lục địa rộng nhiều tài nguyên, thuận lợi phát triển du lịch và kinh tế tổng hợp biển (trữ lượng cá khoảng 620.000 tấn, tôm 2750 tấn, mực 5000 tấn )
Thế mạnh về du lịch: Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Khu vực này có các vườn quốc gia như Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Pù Mát, Vườn quốc gia Vũ Quang, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vườn quốc gia Bạch Mã; nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như: sông suối, núi, rừng, biển, hồ, đầm phá Với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước để lại nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc có giá trị (có 144/1221 di tích đã xếp hạng) Ngoài ra còn có nhiều lễ hội truyền thống mang tính văn hoá đặc sắc lành mạnh, tất cả tạo điều kiện tốt để phát triển du lịch
Thực trạng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng : Nhiều năm qua, Chính phủ có những chính sách đầu tư, kể cả khoa học – công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ven biển Trung Bộ nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng Do vậy
Trang 10giai đoạn từ năm 1991 đến 2002, kinh tế Bắc Trung Bộ tăng trưởng ở mức khá, đạt 8,4%/năm; ngành nông – lâm- thuỷ sản tăng 5,29%/năm Tuy nhiên, đến nay Bắc Trung Bộ vẫn là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn GDP bình quân đầu người chỉ đạt 3,5 triệu đồng/người/năm 2002, bằng 52% mức trung bình cả nước
Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế vùng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực Tỷ trọng nông nghiệp trong các năm giảm 14,3% (trung bình mỗi năm giảm 1,3%) Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn (37,8%) Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, giá trị sản phẩm tính trên một ha canh tác còn thấp, chỉ đạt trung bình 15-17 triệu đồng/ha Lao động nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn
Tình hình thu hút đầu tư
Tính đến hết tháng 9/2011, khu vực Bắc Trung Bộ đã thu hút được 243
dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đạt gần 19,9 tỷ USD, chiếm khoảng 10% tổng số vốn FDI cả nước
Trong khu vực, Hà Tĩnh hiện đang nổi lên là một trung tâm phát triển công nghiệp thép, tập trung chủ yếu tại Khu kinh tế Vũng Áng với dự án Formosa (Đài Loan) đang triển khai có tổng số vốn đầu tư lên tới gần 8 tỷ USD, ngoài
ra còn các dự án trong lĩnh vực đa ngành từ luyện thép, cảng nước sâu, hóa dầu, nhiệt điện Trong khi đó, Thanh Hoá hiện nay đang trên đà phát triển thành một trung tâm của ngành lọc hoá dầu, với dự án khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư trên 6 tỷ USD, Ngoài ra còn các dự án khác như: Nhà máy Xi măng Nghi Sơn (liên doanh với Nhật Bản), Nhà máy Nhiệt điện, Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn vv… đang hoạt động hoặc đang triển khai xây dựng, góp phần thúc đẩy Thanh Hóa sẽ nhanh chóng phát triển trở thành trung tâm công nghiệp lớn của đất nước