Bình đẳng giới là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước dành sự ưu tiên đặc biệt. Vì bình đẳng giới là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Theo Khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới thì: “ Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.” Có thể nói, mục tiêu bình đẳng giới hiện là mối lưu tâm hàng đầu của các quốc gia nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung. Việt Nam là một trong những quốc gia sớm dành cho công tác bình đẳng giới những ưu tiên nhất định. Trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1946), tại Điều 9 đã đề cập thẳng đến quyền bình đẳng nam nữ: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện” và trong di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cũng trăn trở về vai trò và vị trí của người phụ nữ: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng có thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ”. Và vấn đề này đã được thể chế hóa thành các văn bản luật như Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình hay ban hành các chương trình hành động về bình đẳng giới để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục, y tế và ngay chính trong gia đình của họ.Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý được xem là một trong những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ được nói tiếng nói đại diện cho giới mình, được phát huy trình độ năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vực khác nhau của quốc gia. Thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới trong hệ thống chính trị ở Việt Nam phù hợp với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ đối với công tác thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua việc phê duyệt các Công ước quốc tế liên quan đến bình đẳng giới. Cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý cũng được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nướcVới tầm quan trọng đó, em đã chọn nội dung “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay”
Trang 1MỞ ĐẦU
Bình đẳng giới là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước dành sự ưu tiên đặc biệt Vì bình đẳng giới là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết
Theo Khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới thì: “ Bình đẳng giới là việc nam,
nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.”
Có thể nói, mục tiêu bình đẳng giới hiện là mối lưu tâm hàng đầu của các quốc gia nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung Việt Nam là một trong những quốc gia sớm dành cho công tác bình đẳng giới những ưu tiên nhất định Trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1946), tại Điều 9
đã đề cập thẳng đến quyền bình đẳng nam nữ: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện” và trong di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cũng trăn trở về vai trò và vị trí của người phụ nữ: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng có thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên Đó là cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ” Và vấn đề này đã được thể chế hóa thành các văn bản luật như Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình hay ban hành các chương trình hành động về bình đẳng giới để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục, y tế và ngay chính trong gia đình của họ
Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý được xem là một trong những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ được nói tiếng nói đại diện cho giới mình, được phát huy trình độ năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vực khác nhau của quốc gia
Trang 2Thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới trong hệ thống chính trị
ở Việt Nam phù hợp với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ đối với công tác thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua việc phê duyệt các Công ước quốc tế liên quan đến bình đẳng giới Cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý cũng được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước
Với tầm quan trọng đó, em đã chọn nội dung “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay” để viết
bài thu hoạch của mình
Trang 3NỘI DUNG
1 Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý và tầm quan trọng của bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
1.1 Khái niệm bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
Lãnh đạo quản lý được hiểu là những vị trí lãnh đạo, quản lý chính thức hay chức vụ chính thức trong hệ thống chính trị ở Việt Nam
“Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý có nghĩa là nam giới và nữ giới có
vị trí, vai trò ngang nhau trong công tác lãnh đạo, quản lý; được tạo điều kiện và
cơ hội phát huy năng lực ngang nhau và được hưởng thụ kết quả bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo, quản lý chính thức trong hệ thống chính trị ngang nhau”.
1.2 Cơ sở chính trị của việc thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
- Một số văn kiện quốc tế về quyền phụ nữ và bình đẳng giới Việt Nam đã ký kết, tham gia như: Công ước CEDAW; Cương lĩnh hành động Bắc Kinh; Mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc; Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc
- Cam kết chính trị của Việt Nam về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
Điều 26, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định
+ Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới
+ Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội
+ Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới
Điều 11, Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định
Trang 4+ Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, tự ứng cử và dược giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh dạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bình đẳng giới và công tác phụ nữ như sau:
+ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chinh trị về công tác phụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đặt ra những chỉ tiêu cụ thể về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị như: Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội
và hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40% Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới
Nghị quyết cũng lưu ý: Cần bảo đảm tỷ lệ nữ tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước từ 30% trở lên
- Thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý phù hợp với mục tiêu đầu tiên của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020
(1) Về mục tiêu chung:
Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về
cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước
(2) Các chỉ tiêu cụ thể
Trang 5+ Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016
- 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%
+ Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ
+ Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100%
cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là
nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
- Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015
- Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020
- Thông báo Kết luận số 196-TB/TW ngày 16/3/2015 của Ban Bí thư về Đề
án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và sự tiến
bộ của phụ nữ trong tình hình mới”
- Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 28/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới…
1.3 Tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của
nữ giới
Nhằm thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới trong hệ thống chính trị có tầm quan trọng to lớn, vì:
Thứ nhất, sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ có vai trò quan trọng vì
thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo và quản lý là vấn đề của quyền bình đẳng
và công bằng về sự đại diện chính trị (do phụ nữ chiếm 50% dân số)
Trang 6Thứ hai, thúc đẩy nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý trong khu vực công
đảm bảo luật pháp, chính sách công có chất lượng tốt hơn, đảm bảo được nhu cầu
và lợi ích của nữ giới
Thứ ba, sự tham gia lãnh đạo, quản lý nhiều hơn của phụ nữ trong lĩnh vực
chính trị và hành chính công có đóng góp cho sự phát triển bền vững của các quốc gia
Thứ tư, thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý chính thức
là sự huy động và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao làm lãnh đạo hiệu quả
Thứ năm, nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý góp phần truyền cảm hứng, xây
dựng hình mẫu nữ lãnh đạo cho các phụ nữ trẻ và trẻ em gái trong xã hội
Thứ sáu, nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý góp phần từng bước xóa bỏ định
kiến giới về vai trò giới trong gia đình và ngoài xã hội
Thứ bảy, thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý giúp thực hiện tốt
hơn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ
Thứ tám, việc thực tiễn thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở
Việt Nam hiện nay có căn cứ từ thực tiễn
2 Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay
2.1.Thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản
lý ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Thực trạng bình đẳng giới trong các cấp ủy đảng
Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp ủy đảng vẫn chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị đã đề ra Cụ thể: Đảng bộ, chi bộ cơ sở: Tỷ lệ cấp ủy viên là nữ chiếm 19,69%; đảng bộ cấp
Trang 7huyện và tương đương: Tỷ lệ cấp ủy viên là nữ chiếm 14,3%; đảng bộ trực thuộc Trung ương: Tỷ lệ cấp ủy viên là nữ chiếm 13,3% Trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016-2020, tỷ lệ nữ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng là 20/200 chiếm 10% Bộ Chính trị có 3 nữ ủy viên trong tổng số 19 ủy viên, chiếm gần 15,8%
Như vậy, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy tại các cấp cơ sở, huyện, tỉnh và Trung ương mặc dù có tăng hơn nhiệm kỳ trước, nhưng chưa đạt tỷ lệ 25% đề ra trong Nghị quyết số 11-NQ/TW
2.1.2 Thực trạng bình đẳng giới trong các cơ quan dân cử
Căn cứ kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cho thấy, Việt Nam vẫn chưa đạt được chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra Cụ thể như:
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 26,72% (khóa XII là 25,76%, khóa XIII là 24,4%);
Tỷ lệ nữ Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021 cấp tỉnh đạt 26,54%;
Tỷ lệ nữ cấp huyện đạt 27,85% (tăng 3,23%) và cấp xã đạt 26,59%
Như vậy, sau hai khóa Quốc hội (XII và XIII) tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội liên tục giảm, nhưng nhiệm kỳ này (2016-2021) đã bắt đầu có sự tăng trở lại Đây cũng
là nhiệm kỳ có tỷ lệ nữ ứng cử viên sau vòng hiệp thương 3 cao nhất so với một số nhiệm kỳ gần đây, đạt 38,79% Tuy nhiên, có tới 23 địa phương chưa bố trí đủ số
nữ ứng cử viên trong danh sách bầu cử Quốc hội theo quy định của luật
2.1.3 Thực trạng bình đẳng giới trong bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương và địa phương
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đề ra chỉ tiêu cán bộ lãnh đạo nữ trong bộ máy chính quyền nhà nước như sau: “Phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các
Trang 8cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ” Tuy nhiên, đến tháng 8/2017, chỉ có 10/22 cơ quan ngang bộ và 2/8 cơ quan thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đạt tỷ lệ 40% (giảm 7% so với năm 2015) Ở cấp tỉnh, có 16/63 địa phương có nữ lãnh đạo chủ chốt, chiếm tỷ lệ 25,39%
Ở cấp huyện, một số địa phương có tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý cấp huyện cao
từ 20% trở lên như: Bình Dương (24,24%), thành phố Hồ Chí Minh (22,45%), Ninh Bình (20,69%) Một số địa phương có tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý cấp xã cao là thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 32,18%), thành phố Đà Nẵng (25,79%)
Như vậy, so với yêu cầu đạt tỷ lệ 95% vào năm 2020 còn khoảng cách lớn
và khó có khả năng thực hiện chỉ tiêu này tại cấp địa phương
2.2 Thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ bước đầu đã được cấp ủy, các cấp, các ngành quan tâm thực hiện như: đào tạo, sắp xếp, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ đáp ứng từng giai đoạn phát triển, cụ thể như sau:
- Đối với tỉnh Sóc Trăng:
+ Cán bộ nữ là Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Sóc Trăng khoá XIII là 02/06 đồng chí, chiếm tỷ lệ 33,33%
+ Cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng khoá XIV là 07/53 đồng chí, chiếm tỷ lệ 13,20%
+ Cán bộ nữ là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng 11/55 đồng chí, chiếm tỷ lệ 20%
- Đối với huyện Cù Lao Dung:
+ Cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện là 04/35 đồng chí, chiếm tỷ lệ 11,42%
Trang 9+ Cán bộ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân huyện là 06/30 đồng chí, chiếm
tỷ lệ 20%
+ Cán bộ nữ là lãnh đạo chủ chốt khối đảng, đoàn thể 06/34 đồng chí, chiếm
tỷ lệ 17,64%
+ Cán bộ nữ tham gia công tác khối Đảng, đoàn thể là 22/69 đồng chí, chiếm
tỷ lệ 31,88%
+ Lãnh đạo chủ chốt là nữ khối Uỷ ban nhân dân huyện là 03/37 đồng chí, chiếm tỷ lệ 8,18%
+ Cán bộ, công nhân, viên chức là nữ tham gia công tác toàn khối Uỷ ban nhân dân huyện là 30/88 đồng chí, chiếm tỷ lệ 34,09%
- Đối với các xã, thị trấn thuộc huyện Cù Lao Dung:
+ Cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ cấp xã là 18/119 đồng chí, chiếm tỷ lệ 15,12%
+ Cán bộ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn là 50/215 đồng chí, chiếm tỷ lệ 23,25%
Nhìn chung, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, tỷ lệ nữ là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn thấp và không đồng đều, các lĩnh vực, chưa tương xứng với lực lượng lao động nữ trong xã hội Nhận thức về cán bộ nữ và bình đẳng giới ở một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, việc đánh giá cán bộ nữ còn khắt khe; thiếu những chính sách và biện pháp cụ thể trong việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ nữ Bản thân một số cán bộ nữ còn có tư tưởng an phận, chưa tự khắc phục khó khăn, hạn chế như con nhỏ, phụ thuộc gia đình, chưa dành thời gian tham gia công tác xã hội
2.2 Một số vấn đề đặt ra đối với bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt Nam
Trang 102.2.1 Những vấn đề chung
- Chưa có chỉ tiêu nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị đạt được cho đến sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
và HĐND các cấp năm 2016
- Có nhiều nữ giới nắm các vị trí lãnh đạo cấp thấp hơn và càng ở cấp cao càng ít sự đại diện của nữ giới
- Việt Nam đang thiếu hệ thống số liệu cập nhật về tình hình nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý trong bộ máy hành chính nhà nước và trong các cơ quan của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội
- Chưa có chế tài xử lý đối với những cơ quan, đơn vị không tuân thủ ngiêm những quy định trong nghị quyết của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
2.2.2 Những khó khăn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
- Nhóm khó khăn liên quan đến luật pháp, chính sách
+ Hệ thống chỉ tiêu về bình đẳng giới trong chính trị chưa toàn diện, chưa
cụ thể
+ Một số văn bản quy định hệ thống chỉ tiêu lại dùng từ ngữ “mềm”, không bắt buộc
+ Một số luật, chính sách liên quan đến cán bộ nữ chưa nhạy cảm giới
- Khó khăn liên quan đến văn hóa, nhận thức
+ Còn tồn tại định kiến giới trong gia đình, cơ quan và ngoài xã hội
+ Văn hóa gia trưởng, nam giới ít chia sẽ công việc gia đình, không muốn
vợ làm lãnh đạo
+ Thiếu hệ thống mạng lưới hỗ trợ lãnh đạo nữ
Trang 11- Khó khăn từ các cấp ủy đảng, chính quyền, hội liên hiệp phụ nữ
+ Văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, cơ quan các cấp về thực hiện bình đẳng giới trong chính trị thiếu tính cụ thể, thiếu tính quyết liệt
+ Chưa ý thức được đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của các cơ quan, đơn
vị hoạt động vì bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức hoặc tại tỉnh
+ Do năng lực của hội liên hiệp phụ nữ, ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp
và sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong hệ thống chính trị
- Khó khăn từ nhận thức và thái độ của phụ nữ
+ Định kiến giới từ chính phụ nữ (thiếu tin tưởng, ganh tỵ, kìm hãm lẫn nhau) + Sự tự ti, thụ động, an phận, tự trói buộc mình
+ Đặc điểm giới tính của phụ nữ, ngại vươn lên
3 Một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
Có bốn nhóm giải pháp sau hướng dẫn đến tháo gỡ các nhóm khó khăn đã
và đang kìm hãm sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ thống chính trị
ở nước ta hiện nay
Thứ nhất, nhóm các giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, trách nhiệm của người đứng đầu
- Tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc kịp thời quán triệt các văn bản của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới
- Nâng cao chất lượng các văn bản chỉ đạo, văn bản cụ thể hóa các chính sách, luật pháp của Trung ương về bình đẳng giới của các bộ, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương
- Bố trí kinh phí và các nguồn lực cụ thể đi kèm các văn bản chỉ đạo, văn bản cụ thể hóa các chính sách, luật pháp của Trung ương về bình đẳng giới của các