Có thể nói, CNXH đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho Việt Nam trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trong suốt thời kì cách mạng, đổi mới và xây
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -
TIỂU LUẬN Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MÁC - LÊNIN
Đề tài: Sự hình thành và ảnh hưởng của CNXH đối với con đường phát
triển của Việt Nam
Trang 2STT Họ tên MSV STT
theo DSL
Phân công công việc
1 Lê Huy
Hoàng
2312140018 024 -Lời mở đầu
- Mục 2.2 Con đường phát triển của
VN trước thời kì đổi mới
Trang 3A LỜI NÓI ĐẦU 4
B NỘI DUNG 5
1 C Ơ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Quan điểm của Marx - Lenin về chủ nghĩa xã hội 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội 5
1.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam 6
2 S Ự ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA V IỆT N AM 7
2.1 Sự hình thành chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 7
2.1.1 Điều kiện lịch sử: 7
2.2 Con đường phát triển của Việt Nam thời kì trước đổi mới 8
2.2.1 Con đường cách mạng Việt Nam trước 1945: 8
2.2.1.1.Hồ Chí Minh và việc xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: 8
a Bối cảnh 8
b Hồ Chí Minh và quá trình xác định con đường cứu nước 9
c Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng 9
2.2.2 Sự phát triển của CNXH ở Việt Nam sau 1945 10
2.2.2.1 Cách mạng Tháng Tám và khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa 10
2.2.2.2 Chế độ dân chủ ở Việt Nam sau 1945 11
2.2.3 Ảnh hưởng của hệ thống XHCN đến quá trình nhận thức và hình thành đường lối cách mạng XHCN của Đảng để lãnh đạo xây dựng CNXH ở miền Bắc Việt Nam 12
2.2.4 Một số hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam 13
2.3 Con đường phát triển của VN thời kỳ hiện đại 14
2.4 Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay: 15
2.4.1 Một số đặc trưng cơ bản 15
2.4.2 Đặc trưng về thể chế chính trị ở Việt Nam 16
2.4.3 Thành tựu và thách thức 18
2.4.4 Tầm nhìn và mục tiêu chiến lược 19
3 T RÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ TRONG VIỆC PHÁT HUY VÀ XÂY DỰNG C HỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở V IỆT N AM 20
C KẾT LUẬN 21
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 4A Lời nói đầu
Chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cung cấp cho con người một công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới; nó chỉ ra quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy; đồng thời là học thuyết về sự giải phóng con người và phát triển của xã hội
Chủ nghĩa Mác - Lênin đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, mở đường cho các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh giải phóng Các nước thuộc địa tìm thấy con đường giải phóng mới, Liên Xô trở thành hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
Đối với Việt Nam, Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) đóng vai trò quan trọng trong lịch
sử phát triển của Việt Nam, để lại dấu ấn sâu sắc trên các khía cạnh kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh CNXH du nhập vào Việt Nam vào đầu
thế kỷ XX thông qua các phong trào cách mạng, giải phóng dân tộc Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng đất nước
theo con đường CNXH Có thể nói, CNXH đã mang lại nhiều thành tựu to lớn
cho Việt Nam trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trong suốt thời kì cách mạng, đổi mới và xây dựng đất mước
Từ đó, chúng em lựa chọn nghiên cứu chủ đề "Sự hình thành và ảnh hưởng của CNXH đối với con đường phát triển của Việt Nam" bởi nó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, giúp củng cố niềm tin vào con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, đồng thời định hướng cho công tác xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai Ngoài ra, nghiên cứu chủ đề này cũng giúp sinh viên chúng em có thêm cái nhìn tích cực, đề ra những mục tiêu, lý tưởng sống tốt đẹp, góp phần xây dựng đất nước, đưa Việt Nam đến mục tiêu “dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Trang 5Dù đã có nhiều cố gắng, sửa chữa, song, bài tiểu luận này còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý, nhận xét từ cô để hoàn thiện hơn nữa.
là xây dựng một xã hội cộng sản không giai cấp
1.1.2 Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Marx và Lênin đã phát triển dựa trên hai điều kiện cơ bản là kinh tế và chính trị-xã hội, định hình nên bản chất và mục tiêu của hệ thống này
Về mặt kinh tế, chủ nghĩa tư bản đã đẩy mạnh tiến bộ công nghệ và sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, góp phần nâng cao năng suất lao động
và sản lượng Quá trình cơ khí hóa và hiện đại hóa đã khiến cho lực lượng sản xuất ngày càng được xã hội hóa, tức là sản xuất phụ thuộc nhiều vào tổ chức xã hội hơn là cá nhân hoặc nhóm cá nhân Tuy nhiên, sự phát triển này cũng tạo ra mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nơi mà quyền sở hữu tư nhân
và mục tiêu lợi nhuận cá nhân làm chủ đạo, dẫn tới xung đột giữa tính xã hội của sản xuất và tính cá nhân của hệ thống tư bản
Về điều kiện chính trị-xã hội, sự đấu tranh giữa giai cấp công nhân và tư sản ngày càng gay gắt và có tính chính trị rõ rệt là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của
Trang 6chủ nghĩa xã hội Giai cấp công nhân, thông qua sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đã trưởng thành về mặt tổ chức và nhận thức về vai trò của họ trong xã hội, tạo nên tiền đề cho sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cách mạng
vô sản, nhằm chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội được đặc trưng bởi một số yếu tố cơ bản Đầu tiên, nó nhằm mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, xã hội và con người, tạo điều kiện cho mọi người phát triển toàn diện, không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần và xã hội Chế độ này hướng tới việc xóa bỏ sự phân chia xã hội thành các giai cấp và thúc đẩy sự tiến bộ chung của xã hội
Kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại là một trong những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đồng thời phát triển một nền kinh tế cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu Hệ thống chính trị trong chủ nghĩa xã hội là dân chủ, với luật pháp và tổ chức ngày càng hoàn thiện, đại diện cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động, thông qua một nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân
Ngoài ra, chủ nghĩa xã hội còn nhấn mạnh tới sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh toàn cầu cho hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội
1.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã tìm ra con đường phát triển mang tính đặc thù, phù hợp với bối cành của nước ta - con đường quá
độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến Cách thức phát triển này cho phép giải quyết một cách triệt để mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX Như vậy, con đường quá độ với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phản
Trang 7ảnh tính khách quan xuất phát từ thực tiễn - lịch sử dân tộc mang tính đặc thù của Việt Nam.
Với mục tiêu đã xác định, dưới đường lối chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết hợp với sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa, của phong trào công nhân quốc tế và của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, cách mạng Việt Nam đã giành độc lập, tự do cho dân tộc, đưa đất nước thống nhất và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Từ năm
1975 đến năm 1985, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt được những thành tựu nhất định, song cũng trong thời gian này, những sai lầm trong chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện do thiếu kinh nghiệm và do chủ quan duy ý chí, nóng vội đã khiến cho đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã nghiêm túc tự phê bình, rút ra những bài học sâu sắc, từ đó, đề ra đường lối đổi mới đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên theo mục tiêu: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Trên
cơ sở tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát triển lý luận cho phù hợp với bối cảnh mới, tại Đại hội XIII (2021), Đảng ta khẳng định: “lý luận về đường lối đổi mới,
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa” qua 35 năm đổi mới
2 Sự ảnh hưởng đến con đường phát triển của Việt Nam
2.1 Sự hình thành chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1.1 Điều kiện lịch sử:
Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam có nguồn gốc từ những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội, với các xung đột giữa các giai cấp và cuộc đấu tranh chống thực dân và đế quốc
Trong nội bộ, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị là rất gay gắt Địa chủ chiếm giữ phần lớn đất đai, bóc lột nông dân qua thuế nặng, khiến họ sống trong cảnh đói nghèo và bất công, thúc đẩy nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân
Trang 8Giai cấp công nhân chịu đựng sự bóc lột từ chủ nghĩa tư bản, làm việc trong điều kiện nguy hiểm với tiền lương thấp, liên tục đối mặt với nguy cơ thương vong.
Về mặt đối ngoại, Việt Nam trải qua sự thống trị của thực dân Pháp và sau đó là can thiệp quân sự của Mỹ Sự áp bức và bóc lột từ chế độ thực dân đã kích thích
sự phản kháng mạnh mẽ từ nhân dân, góp phần vào sự phát triển của phong trào yêu nước Chiến tranh Việt Nam biểu tượng cho cuộc đấu tranh tự do và độc lập, gây ra thảm họa nhân đạo lớn và tàn phá nghiêm trọng đất nước
Phong trào yêu nước Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn Phong trào yêu nước theo hướng tư sản duy tân như các nỗ lực của Minh Mạng, Tự Đức, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh không thành công trong việc đẩy lùi thực dân Pháp Ngược lại, phong trào yêu nước theo hướng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ Cách mạng tháng Tám 1945 và các cuộc Kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã thống nhất đất nước và khẳng định thành công của phong trào giải phóng dân tộc
Đảng Cộng sản Việt Nam, thành lập năm 1930, trở thành đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam giành độc lập từ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước trong các cuộc kháng chiến lịch sử, mở đường cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cũng ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, không chỉ qua bài học về chiến lược mà còn qua sự hỗ trợ trực tiếp về vũ khí và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng trên toàn thế giới
2.2 Con đường phát triển của Việt Nam thời kì trước đổi mới
2.2.1 Con đường cách mạng Việt Nam trước 1945:
2.2.1.1.Hồ Chí Minh và việc xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam:
a Bối cảnh
Trang 9Hồ Chí Minh sinh ra trong cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược và đô
hộ, giai cấp phong kiến từng bước nhượng bộ, đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, các cuộc đấu tranh chống Pháp lần lượt thất bại, cách mạng Việt Nam rơi vào tình thế “dường như trong đêm tối không có đường ra”
b Hồ Chí Minh và quá trình xác định con đường cứu nước
Năm 1911, Người rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước Đặc biệt, với bước ngoặt tư tưởng khi tiếp xúc với “Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”, có thể nói, Hồ Chí Minh đã tìm ra được chìa khóa cho con đường cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh ví chủ nghĩa đế quốc là một một con đỉa hai vòi, vòi này nó hút máu nhân dân thuộc địa, vòi kia hút máu giai cấp vô sản và nhân dân lao động chính quốc Vì vậy, cần phối hợp chặt chẽ cách mạng ở chính quốc và thuộc địa để cắt cả hai vòi của con đỉa ấy Hồ Chí Minh ví chủ nghĩa tư bản như một con rắn độc, trong đó nọc độc và sức sống của nó tập trung ở các thuộc địa nhiều hơn là ở chính quốc Hồ Chí Minh cho rằng, những người khinh thường cách mạng thuộc địa, đề cao cách mạng chính quốc là những người “muốn đánh chết rắn đằng đuôi”
c Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng
Mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa
Trong tác phẩm này “Đường Cách Mệnh”, bên cạnh luận điểm “Nếu công nông Pháp cách mệnh thành công thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư sản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ” Như vậy, từ những nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân và phong trào đấu tranh ở thuộc địa, Hồ Chí Minh đã đưa ra dự đoán mang tính then chốt: cách mạng thuộc địa có thể thành công trước cách mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam có thể thành công trước cách mạng Pháp
Mâu thuẫn cơ bản ở Việt Nam
Trang 10Theo Hồ Chí Minh, làm cách mạng thực chất là để giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Do đó, để làm cách mạng thành công, trước hết phải xác định đúng đắn mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn thời đại Người nhận thấy ở Việt Nam
có hai mâu thuẫn cơ bản cần phải giải quyết: Một là, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc cướp nước; Hai là, mâu thuẫn giữa đông đảo quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến Từ đó, Hồ Chí Minh khẳng định: mâu thuẫn cơ bản ở Việt Nam cần tập trung giải quyết là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc cướp nước và tay sai của chúng
Vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản
Từ những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh đi đến xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Người cho rằng, chính các giai tầng
bị áp bức bóc lột sẽ là người thực hiện cuộc cách mạng lật đổ các giai cấp thống trị mình, giành lấy quyền sống và quyền độc lập, tự do cho chính họ Với Việt Nam, lực lượng cách mạng chính là giai cấp công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng đó phải là, và chỉ có thể là giai cấp vô sản, trên cơ sở đoàn kết rộng rãi với tất cả các giai tầng yêu nước Điều này được biểu hiện rõ nét trong Cách mạng Tháng Tám
1945 Khi thời cơ cách mạng đến, Hội nghị Đảng toàn quốc tháng 8/1945 nhận định: “Chỉ có thực lực của ta mới quyết định được sự thắng lợi của ta và Đồng minh” Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức
ta mà tự giải phóng cho ta” Bằng sức lực, trí tuệ của dân ta, chưa đầy một tháng, cách mạng đã thắng lợi trên phạm vi cả nước, đưa Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng CNXH
2.2.2 Sự phát triển của CNXH ở Việt Nam sau 1945
2.2.2.1 Cách mạng Tháng Tám và khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ
Trang 11nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á.
2.2.2.2 Chế độ dân chủ ở Việt Nam sau 1945
Cách mạng tháng Tám đã thiết lập nền dân chủ cộng hòa đầu tiên ở nước ta Mục tiêu “độc lập dân tộc”,”người cày có ruộng” và quyền phổ thông đầu phiếu trong lĩnh vực chính trị được thực hiện trọn vẹn Nền dân chủ cộng hòa Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó sau 40 năm và trở thành tiền đề để tiến lên nền dân chủ XHCN khi cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
Từ sau cách mạng tháng Tám, chế độ của ta là chế độ dân chủ Tất cả mọi người dân Việt Nam không phân biệt tầng lớp, chủng tộc, tôn giáo, trẻ già, trai gái đều
là người chủ đất nước, đều được hưởng thụ những quyền lợi chính đáng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Chỉ sau hơn 4 tháng từ khi cách mạng tháng Tám thành công lần đầu tiên nhân dân ta được thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bầu gia Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- cơ quan quyền lực cao nhất để lãnh đạo đất nước Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân bầu ra; đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức Dân bầu ra người đại diện và có quyền kiểm sát, giám sát và bãi miễn khi không làm tròn sự ủy thác của nhân dân Nhà nước muốn điều hành, quản lý xã hội hiệu lực, hiệu quả phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc
Ngoài ra, Người còn thực hiện một số chính sách để củng cố và giữ vững thành quả cách mạng như sau:
Một là, sử dụng một phần pháp luật cũ để điều hành, quản lý xã hội trong trật tự,
kỷ cương, không để xáo trộn, đe dọa sự tồn vong của chính quyền mới Vì vậy, trước khi có Hiến pháp, Người đã ký sắc lệnh giữ lại những điều luật có lợi cho cách mạng, chỉ trừ những điều luật gây hại cho nền độc lập, tự do