Hiện nay trong bối cảnh Toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, nền kinh tế ngày càng phát triển; Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã áp dụng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
GVHD: Th.S Hồ Ngọc Khương
Lớp học phần : SVTH: 1 Trần Nguyễn Xuân Bảo
2 Nguyễn Lê Nhựt Dương
3 Lê Thanh Bình
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
Môn Kinh tế Chính trị Mác – Lênin
TÊN ĐỀ TÀI: ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA TỰ BẢN
ST
1 Trần Quang Khải 21142293 Tổng hợp chỉnh sửa file
2 Nguyễn Minh Thức 22147179 Nội dung chương 1
5 Nguyễn Đình Minh Tiến 21149209 Mở đầu và kết luận
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO
VIÊN
Điểm:………
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………1
1.Lý do chọn đề tài……… 1
2.Đối tượng nghiên cứu……….1
3.Mục tiêu nghiên cứu……….1
4.Phương pháp nghiên cứu……… 2
5.Ý nghĩa đề tài……….2
PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Lí Luận Của Lê Nin Về Độc Quyền Nhà Nước Trong Chủ Nghĩa Tư Bản………2
1.1 Lí thuyết độc quyền nhà nước………2
1.2 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước……….3
1.3 Lí luận của LêNin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản…………3
CHƯƠNG II Những biểu hiện của độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp hiện nay ……….5
2.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0)……… 5
2.1.1 Lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp: ………
2.1.1.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
2 1.1.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: 2 1.1.3 Cách mạng công nghiệp lần thứ ba 2 1.1.4 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0): 2.1.2 Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: 2.2 Những biểu hiện trong sự kết hợp về con người giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản………7
2.3 Những biểu hiện về sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước….8 2.4 Những biểu hiện trong cơ cấu điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 8
Trang 5PHẦN KẾT THÚC……… 9
Trang 6Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Đến giữa thế kỷ XVI chủ nghĩa tư bản hình thành ở châu Âu và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới Trong quá trình phát triển từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai đã mang lại năng suất lao động cao hơn trước rất nhiều, tạo nên một nền văn minh công nghiệp chưa từng có trong lịch
sử Kể từ đó, các tập đoàn lớn đã xuất hiện trong nền kinh tế của các nước tư bản với tư cách là các tổ chức kinh tế độc quyền Lý thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền thừa nhận rằng chủ nghĩa tư bản trải qua các giai đoạn phát triển và biến đổi khi một số thể chế thống trị của nó thay đổi đáng kể theo thời gian Nó cũng khẳng định rằng những thay đổi mang tính lịch sử theo hướng tập trung công nghiệp lớn hơn cần phải được đưa vào nền tảng của lý thuyết kinh
tế Bởi vì mức độ độc quyền rất quan trọng về nhiều mặt đối với sự vận hành của chủ nghĩa tư bản, nên chỉ giả định mức độ cạnh tranh cao là chưa đủ
Với sự khởi đầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đầu thế kỷ XXI, sức sản xuất
và khoa học công nghệ phát triển rất nhanh kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn quốc tế, đa quốc gia Vốn đầu tư từ bên ngoài xã hội bị thu hút bởi sự phát triển của các công ty cổ phần và thị trường chứng khoán dẫn đến xã hội hóa sở hữu tư nhân trong nền kinh tế
đi ngược lại bản chất dân chủ, xã hội hơn của chủ nghĩa tư bản và sự bóc lột trước đây Nhà nước hay doanh nghiệp đều có những điều chỉnh về kinh tế trong mọi chính sách để bảo đảm thực hiện quyền lợi của người lao động, điều kiện làm việc và chính sách an sinh xã hội
Hiện nay trong bối cảnh Toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, nền kinh tế ngày càng phát triển; Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta
đã áp dụng thành công học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước để xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.Từ những thực tế nêu trên, nhóm chúng em quyết định chọn
đề tài “Lý luận của Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản và những biểu hiện của độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay” để có thể tìm hiểu rõ hơn về vai trò, bản chất cũng như biểu hiện, nguồn gốc của độc quyền nhà nước từ đó
có những giải pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn trong nền kinh tế hiện đại
2 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống quan điểm của Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 7Làm rõ sự ra đời và phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp từ trước đến nay, phân tích các tác động đến các ngành nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay Tiểu luận làm rõ 1 số vấn đề lý luận và thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ngành nông nghiệp đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng, kết hợp chặt chẽ các phương pháp như:
so sánh, phân tích, phương pháp logic, phương pháp lịch sử; phương pháp tổng hợp, thống kê,
…
5 Ý nghĩa đề tài
Cũng cố kiến thức về Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản Các biểu hiện của nó gồm:
Sự thâm nhập lẫn nhau về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước, Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước, Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản bằng một hệ thống những thiết chế và thể chế kinh tế Cách mạng công nghiệp 4.0 là quá trình chuyển đổi từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao Nhằm tạo ra sản phẩm thực phẩm có chất lượng cao và tuyệt đối an toàn, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực để ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CỦA LÊ NIN VỀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1.1 Lí thuyết độc quyền nhà nước
Ở đầu thế kỷ XX, Vladimir Lenin đã mạnh mẽ chỉ ra rằng "Chủ nghĩa tư bản độc quyền dần chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một xu hướng tất yếu." Tuy nhiên, chỉ đến thập kỷ 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới thực sự trở thành hiện thực rõ ràng và là một đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại Như vậy, Chủ nghĩa
tư bản độc quyền nhà nước là gì?
Chủ nghĩa tư bản trải qua hai giai đoạn quan trọng: chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do và chủ nghĩa tư bản độc quyền, với đỉnh cao của nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đại diện cho sự hợp nhất giữa quyền lực của các
tổ chức tư nhân độc quyền và quyền lực của nhà nước tư sản, tạo nên một cấu trúc tổ chức
Trang 8thống nhất Trong hệ thống này, nhà nước tư sản phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của chúng và duy trì chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đánh dấu một bước tiến mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền, hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc Đây là sự kết hợp chặt chẽ của ba quá trình: tăng cường quyền lực của các tổ chức độc quyền, mở rộng vai trò can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, và liên kết sức mạnh kinh tế của độc quyền tư nhân với quyền lực chính trị của nhà nước, hình thành một tổ chức thống nhất mà bộ máy nhà nước phụ thuộc mạnh mẽ vào các tổ chức độc quyền
Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Có một số nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, bao gồm:
-Một là do tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn, điều này làm tăng sự tích tụ và tập trung của sản xuất Do đó, các cơ cấu kinh tế lớn yêu cầu sự điều tiết xã hội trong sản xuất và phân phối, cần kế hoạch hóa tập trung từ một trung tâm Sự phát triển của xã hội hóa lực lượng sản xuất đặt ra yêu cầu khách quan, yêu cầu nhà nước đại diện cho xã hội quản lý nền sản xuất
Sự xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất tạo ra mâu thuẫn với hình thức chiếm hữu
tư bản tư nhân, đặt ra yêu cầu phải có một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong bối cảnh vẫn giữ sự thống trị của chủ nghĩa tư bản Hình thức mới này là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
-Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã tạo ra các ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản không thể hoặc không muốn kinh doanh do đòi hỏi đầu tư lớn Những ngành này, như năng lượng, giao thông vận tải, và nghiên cứu khoa học cơ bản, yêu cầu nhà nước tư sản phải đảm nhận kinh doanh để tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác mà có lợi nhuận hơn
-Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản cùng nhân dân lao động Để giảm nhẹ mâu thuẫn này, nhà nước phải thực hiện các chính sách như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, và phát triển phúc lợi xã hội
-Bốn là, sự tích tụ và tập trung tư bản cao đã tạo ra mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền, và mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền và các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ đã trở nên gay gắt Điều này đòi hỏi sự điều tiết và can thiệp của nhà nước thông qua các phương tiện khác nhau
-Năm là, theo xu hướng quốc tế hóa của kinh tế, sự mở rộng của các liên minh độc quyền quốc tế đã phải đối mặt với các rào cản quốc gia và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các nhà nước của các quốc gia tư sản để
Trang 9điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế Ngoài ra, chiến tranh thế giới và cuộc đua với
xã hội chủ nghĩa đã buộc nhà nước tư bản độc quyền phải can thiệp mạnh mẽ vào kinh tế
1.2 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự hợp nhất mạnh mẽ giữa quyền lực của các tổ chức tư nhân độc quyền và quyền lực của nhà nước tư sản, tạo thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa
tư bản
Theo V.I Lenin, "Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những quan hệ lệ thuộc để bao trùm hết thảy các thiết chế kinh tế và chính trị đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy." Trong cấu trúc của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước trở thành một tập thể tư bản khổng lồ, không chỉ sở hữu xí nghiệp và thực hiện kinh doanh, bóc lột lao động như một nhà tư bản thông thường, mà còn có chức năng chính trị và sử dụng các công cụ trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù, v.v
Do đó, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không chỉ là một quan hệ kinh tế mà còn là một quan hệ chính trị và xã hội, không chỉ là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản Mỗi chế độ xã hội đều có vai trò kinh tế cụ thể với xã hội mà nó thống trị, và vai trò này có sự biến đổi phù hợp với bối cảnh xã hội đó
Nhà nước trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh có vai trò giới hạn, chủ yếu can thiệp bằng thuế và pháp luật, nhưng nhà nước tư sản ở giai đoạn này chỉ dừng lại ở việc điều tiết bên ngoài quá trình kinh tế Ngày nay, vai trò của nhà nước tư sản đã trải qua sự biến đổi, không chỉ can thiệp bằng thuế và pháp luật mà còn tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào mọi khía cạnh của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một hình thức mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản và làm cho nó thích nghi với điều kiện lịch sử mới
1.3 Lí luận của LêNin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
Nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh của C Mác và Ph Ăngghen đã đưa ra những dự báo quan trọng về sự phát triển của nền kinh tế và xu hướng hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Theo họ, tự do cạnh tranh là một yếu tố đẩy mạnh tích tụ và tập trung sản xuất, nhưng điều này cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của độc quyền
Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền đã bắt đầu nổi lên, đặt
ra một mô hình kinh tế mới Độc quyền không chỉ đơn thuần là sự thống trị một ngành hoặc
Trang 10lĩnh vực, mà còn đặc trưng bởi việc loại trừ mọi đối thủ cạnh tranh khả thi khác Các doanh nghiệp độc quyền thường không được khích lệ trong các thị trường tự do, vì chúng gây ra tình trạng giảm sự đa dạng và chất lượng, cùng với sự tăng giá do thiếu lựa chọn cho người tiêu dùng
Các nguyên nhân dẫn đến hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là đa dạng và phức tạp
Thứ nhất, sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã tạo ra các ngành sản xuất mới với trình độ tích tụ cao, làm cho lực lượng sản xuất trở nên mạnh mẽ hơn Sự áp dụng máy móc trong sản xuất đòi hỏi một hình thức kinh tế tổ chức mới đối với các doanh nghiệp lớn
Thứ hai, chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện do sự cạnh tranh tự do khốc liệt Khi khoa học và kỹ thuật phát triển, nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật và tăng quy mô tích luỹ Các doanh nghiệp nhỏ có thể bị đánh bại hoặc phải liên kết với nhau để chống lại các đối thủ mạnh
mẽ hơn Điều này dẫn đến sự xuất hiện của độc quyền trong các ngành sản xuất để đảm bảo sự phát triển và tồn tại
Thứ ba, chênh lệch giữa cung và cầu trong nền kinh tế có thể gây ra khủng hoảng kinh
tế, khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ phá sản Các công ty muốn vượt qua khủng hoảng cũng phải tập trung và liên kết lại để duy trì sản xuất
Cuối cùng, khi các công ty tập trung và liên kết để kinh doanh, cạnh tranh giữa chúng ngày càng trở nên khốc liệt và khó phân thắng bại Điều này tạo ra xu hướng thỏa hiệp và hình thành các tổ chức độc quyền, nơi các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh mẽ có thể đạt được sự thống nhất và kiểm soát trong ngành sản xuất
Tóm lại, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là kết quả của sự phát triển khoa học - kỹ thuật, cạnh tranh tự do, khủng hoảng kinh tế và sự tập trung của các doanh nghiệp Nó không chỉ ảnh hưởng đến đa dạng và chất lượng sản phẩm, mà còn tạo ra sự thống nhất và quyền lực tập trung trong tay một số ít cá nhân và tổ chức độc quyền
CHƯƠNG II Những biểu hiện của độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp hiện nay
2.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0)
2.1.1 Lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp:
2.1.1.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên bắt đầu ở Anh vào cuối thế kỷ 18 và bắt đầu bằng ngành cơ khí Việc tận dụng năng lượng nước sông để thúc đẩy quốc tế hóa ngành dệt may còn gặp nhiều bất tiện Năm 1784, James Watt phát minh ra động cơ hơi nước, động cơ này đã tạo động lực to lớn cho ngành dệt may và giúp Năng lực sản xuất của các nhà máy dệt tăng lên