1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn môn học kinh tế chính trị mác lênin Đề tài sự phát triển của dịch vụ du lịch Ở việt nam hiện nay

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự phát triển của dịch vụ du lịch ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Minh Đức, Bùi Mạnh Dũng, Đặng Đức Huy, Lê Hoàng Huy, Trần Hoàng Kiên
Người hướng dẫn THS. Vũ Quốc Phong
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM
Chuyên ngành Kinh tế Chính trị Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh như: vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng,… cùng với nhiều di tích lịch sử nổi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

% ĐIỂM BTL

ĐIỂM BTL

GHI CHÚ

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

STT Mã số

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1: HÀNG HÓA

1.1 Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa

1.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

1.3 Lượng giá trị & các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÀNG HÓA/DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Lịch sử hình thành & phát triển của dịch vụ du lịch Việt Nam

2.2 Thực trạng và nguyên nhân phát triển của của dịch vụ du lịch ở Việt Nam hiện nay

2.4 Chủ trương & kiến nghị phát triển của dịch vụ du lịch ở Việt Nam hiện nay

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh như: vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng,… cùng với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như: Cố

đô Huế, phố cổ Hội An, Địa đạo Củ Chi,… Đây là những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, là điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch Việt Nam Phát triển du lịch cũng kèm với phát triển kinh tế giúp cho nhà nước và người dân có thêm việc làm và thu nhập, tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác như dịch vụ như vận tải, bán lẻ, viễn thông, tài chính Tăng nguồn thu ngân sách từ cách doanh nghiệp đóng góp thuế, phí lơn cho ngân sách nhà nước Thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, dịch vụ công cộng, kiến trúc Du lịch là một trong những ngành kính

tế mũi nhọn của Việt Nam Kinh tế du lịch đóng góp trên 9,2% vào GDP cả nước, tạo

ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927 nghìn việc làm trực tiếp Tính chung trong giai đoạn 2015-2019, ngành Du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao 22,7%.Du lịch góp phần nâng cao đời sống, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Du lịch còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước đưa Việt Nam đến với công chúng thế giới còn giúp cho người dân trong nước biết thêm về văn hóa con người Việt Nam nâng tầm lòng yêu nước Du khách từ các quốc gia có cơ hội giao lưu, trải nghiệm văn hóa độc đáo và tương tác với người dân địa phương tạo sự hiểu biết kết nối giữ các quốc gia Tuy nhiên, dịch vụ du lịch vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức Du lịch gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường, mất cân bằng sinh thái do việc khai thác quá mức làm giảm giá trị của các khu vực du lịch Thêm vào đó là tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, nắng nóng kéo dài đe dọa an toàn và hạ tầng du lịch tại nhiều điểm đến.Quản lý điều hành còn nhiều hạn chế việc chưa có nhiều chính sách với một số nơi nên việc khách du lịch bị mua các sản phẩm du lịch bị cao giá hay còn gọi là “ hét giá quá cao“ so với mặt bằng chung của thị trường Hay tình trạng “chèo kéo” khách du lịch gây ảnh hưởng xấu về mặt hình ảnh đất nước trong mắt khác du lịch Các mối đe dọa về

an ninh, ổn định chính trị tại một số điểm đến ảnh hưởng đến sự an toàn của du khách

Vì vậy, đề tài "Sự phát triển của dịch vụ du lịch ở Việt Nam hiện nay" là rất cấp thiết,

Trang 5

có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần đưa ra các giải pháp hiệu quả

nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Sự phát triển của dịch vụ du lịch

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Không gian: Việt Nam

Thời gian: 2017 - 2022

4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, trình bày khái niện và phân tích hai thuộc tính của hàng hóa

Thứ hai, phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Thứ ba, phân tích lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Thứ tư, giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ du lịch

Thứ năm, đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân phát triển của dịch vụ du lịch ở Việt Nam hiện nay

Thứ sáu, giới thiệu các chủ trương và đề xuất các kiến nghị phát triển của dịch vụ

du lịch ở Việt Nam

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên

cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả

5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:

- Chương 1: HÀNG HÓA

- Chương 2:SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN

NAY

Trang 6

ra trao đổi, mua bán trên thị trường Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.”1

Một số quan niệm về hàng hóa trong kinh tế học

“Hàng cá nhân là một hàng hóa mà nếu được người tiêu dùng rồi thì người khác không thể dùng được nữa.”2 Bàn chải đánh răng là một loại hàng cá nhân Khi bạn sử dụng thì không ai có thể sử dụng chung với bạn

“Hàng công cộng là một loại hàng hóa mà thậm chí nếu có một người dùng rồi, thì những người khác vẫn dùng được.”3 Bầu không khí, đường xá là một loại hàng công cộng Ai trong chúng ta đều có thể sử dụng mà không bị cấm bởi lý do nào

“Hàng khuyến dụng là những hàng hóa mà xã hội nghĩ rằng người dân nên tiêu dùng hoặc tiếp nhận, cho dù thu nhập của họ ở mức nào đi chăng nữa Hàng khuyến dùng bao gồm y tế, giáo dục, nhà ở và thực phẩm.Mọi người nên có đầy đủ nơi ăn chốn

ở và tiến hành các bước để đảm bảo điều đó.”4

1.1.2 Thuộc tính của hàng hóa

Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị

Giá trị sử dụng của hàng hóa

“Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần;

có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất.”5

Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa qui định nên nó là phạm trù

1Bộ Giáo dục & Đào tạo (2019) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 23

2David Begg, Stanly Fisher & Rudiger Dornbusch (1992) Kinh tế học Hà Nội: Nxb Giáo dục Hà Nội, tr 71,72,74

3David Begg, Stanly Fisher & Rudiger Dornbusch (1992) Kinh tế học Hà Nội: Nxb Giáo dục Hà Nội, tr 71,72,74

4David Begg, Stanly Fisher & Rudiger Dornbusch (1992) Kinh tế học Hà Nội: Nxb Giáo dục Hà Nội, tr 71,72,74

5 Bộ Giáo dục & Đào tạo (2019) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 23

Trang 7

vĩnh viễn Đồng thời giá trị sử dụng cũng được quyết định bởi những thuộc tính

mà con người tạo ra nó

Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại, càng giúp cho con người phát hiện

ra nhiều và phong phú hơn các giá trị sử dụng của sản phẩm

Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật và của lực lượng sản xuất Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản

xuất càng phát triển giúp con người phát hiện ra nhiều và phong phú hơn các giá trị sử

Giá trị của hàng hóa

Giá trị là lao động xã hội của con người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Giá trị của hàng hóa là cơ sở hình thành giá cả thị trường

“Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi Khi trao đổi người ta nhầm so sánh lao động đã hoa phí ẩn dấu trong hàng hóa với nhau.”6

Để nhận biết được thuộc tính giá trị, xét trong quan hệ trao đổi

Thí dụ, có một quan hệ trao đổi như sau: xA=yB.Ở đây, số lượng x đơn vị hàng hóa A, được trao đổi lấy số lượng y đơn vị hàng hóa B Tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau này được gọi là giá trị trao đổi

6 Bộ Giáo dục & Đào tạo (2019) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 24

Trang 8

Ví dụ cụ thể hơn, 1m vải có thể đổi được 5kg gạo Gạo và thịt heo có một qui luật chung, chúng có giá trị sử dụng khác nhau, cái chung chính nó đều là sản phẩm của lao động Đó là cơ sở để các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau trao đổi được với nhau theo tỉ lệ nhất định Lao động xã hội đã hao phí để tạo ra hàng hóa là giá trị hàng hóa

“Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận Hàng hóa phải được bán đi.Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.”7

Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi

đó có phạm trù giá trị hàng hóa Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi Khi trao đổi người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn dấu trong hàng hóa với nhau

1.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao động sản xuất hàng hóa, C Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động

1.2.1 Lao động cụ thể

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng

Ví dụ như lao động của người thợ may, mục đích là sản xuất ra quần áo; đối tượng lao động là vải; công cụ lao động là kéo, kim, chỉ, máy may …; phương pháp là thiết

kế, cắt vải, may thành phẩm

7 Bộ Giáo dục & Đào tạo (2019) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 24

Trang 9

Hình 1.1 Thợ may

Nguồn: Internet

Đặc trưng của lao động cụ thể:

Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định Lao động cụ thể càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau

Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội.Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội

Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, vì vậy lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnhviễn tồn tại gắn liền vối vật phẩm,

nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào

Các hình thức phong phú và đa dạng của lao động cụ thể phụ thuộcvào trình độ phát triển và sự áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu trình độ phát triển kinh tế và khoa học - công nghệ ở mỗi thời đại

Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sửdụng do nó sản giờ cũng do hai nhân tố hợp thành: vật chất và lao động

Lao động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người

1.2.2 Lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, tinh thần, trí óc

Trang 10

Khi nói đến lao động trừu tượng ta không quan tâm đến loại lao động cụ thể đã tạo

ra sản phẩm mà chỉ quan tâm đến thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó Ví dụ lao động của người thợ may và người đầu bếp, nếu xét về hoàn cảnh lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau nhưng cả hai người đều phải bỏ ra thời gian, công sức, chất xám để hoàn thành sản phẩm cụ thể

Đặc trưng của lao động trừu tượng:

Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằng trao đổi Giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử, do đó lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa cũng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa

1.2.3 Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng

1.2.3.1 Tính thống nhất

Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa (tính thống nhất và tính mâu thuẫn), phản ánh tính chất của tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa (tính thống nhất và tính mâu thuẫn), phản ánh tính chất của tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất

Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao động của mỗi người là một bộ phận lao động của xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội

Phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hóa Họ làm việc cho nhau thông qua trao đổi hàng hóa Việc trao đổi hàng hóa không thể căn cứ vào lao động cụ thể mà phải quy lao động cụ thể về lao động chung đồng nhất - lao động trừu tượng Do yêu cầu của mối quan hệ này, việc sản xuất và trao đổi phải được xem là một thể thống nhất trong nền kinh tế hàng hóa

1.2.3.2 Tính mâu thuẫn

Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu cầu xã hội, hoặc

Trang 11

khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được Khi đó sẽ có một số hàng hóa không bán được, nghĩa là có một số hao phí lao động cá biệt không được xã hội thừa nhận, tiềm ẩn khả năng khủng hoảng “sản xuất thừa”

1.3 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

“Giá trị của hàng hóa là sự kết tinh lao động của người sản xuất trong hàng hóa đó”8 Và lao động trừu tượng sẽ tạo ra giá trị của hàng hóa đó

Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa và được tính bằng thời gian lao đông xã hội cần thiết Thời gian lao động xã hội cần thiết chính là thời gian trung bình để tạo ra một giá trị sử dụng trong điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa: lượng giá trị hàng hóa cho một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó Nên những nhân tố nào ảnh hưởng đến thời gian lao đông xã hội cần thiết sẽ ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

Năng suất lao động “là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí

để sảm xuất ra một đơn vị sảm phẩm.”9 Việc tăng năng suất lao động có thể giảm thời gian lao động hao phí cần thiết trong một đơn vị hàng hóa Các nhân tố tác động đến năng suất lao động bao gồm: trình độ khéo léo trung bình của người lao động, mức độ phát triển và khả năng áp dụng khoa học công nghệ, quy mô và trình độ của tổ chức quản lí và các điều kiện tự nhiên Do đó, ta luôn có thể liên tục cải thiện năng suất lao động để tăng sức sản xuất

Cường độ lao động: “là mức độ khẩn trương tích cực của hoạt động lao đông trong sản xuất”10 Trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp, tăng cường độ lao động có thể tạo ra số lượng các giá trị sử dụng nhiều hơn, tổng số sản phẩm tăng lên Tuy nhiên, thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí vẫn không thay đổi Và cường độ lao động chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: sức khỏe, tâm lí, độ thành thạo tay nghề, kỷ luật lao động,…

8 Bộ Giáo dục & Đào tạo (2019) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 24

9 Bộ Giáo dục & Đào tạo (2019) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 27

10 Bộ Giáo dục & Đào tạo (2019) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 27

Trang 12

Nếu giải quyết tốt những yếu tố này thì sẽ tạo ra được nhiều hàng hóa hơn Nhưng nó cũng là yếu tố sức sản xuất có giới hạn

Vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn tăng cường độ lao động Tính chất phức tạp của lao động: ta có thể chia mức độ phức tạp của lao động thành: lao động giản đơn và lao động phức tạp

Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi phải được đào tạo về kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫncó thể thao tác được

Lao động phức tạp là lao động phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những ngành nghề, chuyên môn nhất định

Trong cùng một khoảng thời gian, lao động phức tạp sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn

Trang 13

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN

NAY 2.1 Lịch sử hình thành & phát triển của dịch vụ du lịch ở việt nam hiện nay

Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập

Sở Du lịch Quốc gia ngày 5 tháng 6 năm 1951 Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong nước ở phía nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham dự Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958 Năm 1961 Nha Du lịch cổ động du lịch

"Thăm viếng Đông Dương" với ba chí điểm: Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu Vì chiến cuộc và thiếu an ninh ngành du lịch bị hạn chế nhưng chính phủ vẫn cố nâng đỡ kỹ nghệ

du lịch như việc phát hành bộ tem "Du lịch" ngày 12 Tháng Bảy năm 1974.Du lịch Việt Nam có thể chia ra nhiều đoạn từ năm 1960 đến nay.Trong suốt hơn 60 năm qua, ngành

Du lịch luôn được Đảng và nhà Nước quan tâm, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của

Du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay, ngành Du lịch đã và đang có đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, yêu chuộng hòa bình đến với bạn bè quốc

tế TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1960 – 1991,Chính phủ Việt Nam thành lập Tổng cục Du lịch, đánh dấu sự hình thành chính thức của ngành du lịch Việt Nam vào năm 1960.Giai đoạn này, du lịch Việt Nam chủ yếu phục vụ khách du lịch trong nước và một

số khách quốc tế từ các nước xã hội chủ nghĩa.Trong điều kiện khó khăn do chiến tranh ngành du lịch đã nỗ lực mở rộng cơ sở vật chất, phát triển thêm nhiều cơ sở du lịch ở các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tam Đảo, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,…Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, hoạt động du lịch mở rộng ra các miền của cả nước Ngành du lịch bắt đầu xây dựng bộ máy tổ chức, phát triển cơ sở vật chất, chuẩn bị chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Từ năm

1971 đến 1978 là thời kỳ hoạt động du lịch được mở rộng, với sự bổ sung thêm một số

cơ sở lưu trú và hình thành mạng lưới các công ty du lịch ở địa phương Hoạt động du lịch cũng mở rộng ra các thị trường ngoài khối xã hội chủ nghĩa như Nhật Bản, Pháp.Giai đoạn này được xem là "tập dượt" để du lịch Việt Nam bước vào tổ chức kinh doanh, đặc

Trang 14

biệt là kinh doanh du lịch quốc tế một cách bài bản.Trong giai đoạn 1992 – 2006,với chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, đất nước đã chuyển mình bước vào giai đoạn phát triển mới Đây là cơ hội để du lịch phát triển với đúng vai trò là một ngành kinh tế, khác với thời kỳ trước đó, hoạt động du lịch chỉ mang tính chất phục vụ yêu cầu đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong cơ chế bao cấp Vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của Du lịch luôn được thể hiện trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng lần VII, VIII và IX Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo bước đột phá để phát triển vượt bậc khu vực dịch vụ, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam sớm thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, cũng trong giai đoạn 1992 –

2006, Luật Du lịch đã được xây dựng và được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ Bảy và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với phát triển của Du lịch Việt Nam, bởi sau 45 năm xây dựng và phát triển, ngành Du lịch có được khung pháp lý được thể chế bằng luật đầu tiên cho hoạt động của Ngành Du lịch Việt Nam đã khẳng định được vai trò của mình

là một ngành kinh tế quan trọng,lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, Việt Nam đã xây dựng được Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam, đây là một công cụ quản lý quan trọng cho ngành du lịch.Việc xây dựng Chiến lược và Quy hoạch tổng thể, cùng với việc triển khai quy hoạch chi tiết ở các cấp độ khác nhau, đã giúp ngành du lịch Việt Nam có một định hướng phát triển rõ ràng và được thực hiện một cách bài bản trên toàn quốc.Nhìn chung, giai đoạn 1992 - 2006 đánh dấu bước phát triển quan trọng của ngành du lịch Việt Nam, từ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể đến triển khai quy hoạch chi tiết tại các địa phương, góp phần khẳng định vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc gia.Trong giai đoạn từ 2007-nay,ngành du lịch khẳng định mình là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn của đất nước Việt Nam Năm 2007, trong bối cảnh hệ thống quản lý nhà nước được sắp xếp lại theo hướng lập các bộ đa ngành, Tổng cục Du lịch được sáp nhập vào Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương cũng được sắp xếp lại Du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục chủ động thực hiện tốt chức năng quản nhà nước về du lịch với việc xây dựng Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ phát triển mới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.Những thành tựu mà nghành du lịch Việt Nam đạt được như năm 2000, Du lịch Việt Nam đóng góp 3,26% vào GDP cả

Ngày đăng: 02/11/2024, 20:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w