1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN ĐỀ TÀI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SIÊU THỊ BIGC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 3

4 Mục tiêu nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu của đề tài 2

CHƯƠNG 1 3

LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SIÊU THỊ 3

1.1 Khái quát lý thuyết 3

1.2 Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường: 3

1.3 Tư bản thương nghiệp: 5

CHƯƠNG 2 7

GIẢI PHÁP 7

2.1 Giới thiệu chung về BigC và thị trường bán lẻ Việt Nam 7

2.2 Phân tích chiến lược kinh doanh của BigC 9

2.3 Tác động của BigC đến cộng đồng và môi trường 12

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Toàn cầu hóa đang là xu thế phát triển ngày nay, tạo ra mối liên kết và trao đổi trên quy mô toàn cầu, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới Cho đến nay, cơ cấu ngành kinh tế đất nước đã có nhiều thay đổi, tỷ trọng dịch vụ không ngừng được nâng lên Trong đó, thương mại bán lẻ là lĩnh vực mà chúng ta đẩy mạnh, chúng ta đang cố gắng hết sức để tiếp thu những tri thức tiên tiến trên thế giới nhằm bắt kịp với các nước phát triển Việc đầu tư phát triển thương mại, thu hút khách hàng chính là một trong những giải pháp đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, đồng thời giúp Việt Nam có nhiều điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế

Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mở cửa, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu và khả năng mua sắm ngày càng cao Và vì thế, sự xuất

hiện của các siêu thị tại Việt Nam, trong đó có hệ thống siêu thị BigC, vào đầu thập kỉ

90 cũng là một xu thế tất yếu, một bước đột phá trong sự phát triển của thương mại bán lẻ theo hướng văn minh hiện đại Ngày nay, việc mua sắm hàng hóa ở siêu thị đã dần trở thành một thói quen mới-văn hóa tiêu dung của người Việt Nam Không những vậy, nguồn lợi thu về không chỉ từ các dịch vụ bán lẻ mà còn kèm theo lợi nhuận của các ngành nghề liên quan Mặt khác, thương mại bán lẻ vẫn còn tồn tại những khó khăn cũng như thách thức, đặc biệt trong đại dịch Covid – 19 Vì thế nhóm chúng em nhận

thấy “Sự phát triển của siêu thị BigC ở Việt Nam hiện nay” là đề tài đáng được quan

tâm trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay

2 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống siêu thị BigC ở Việt Nam

Trang 5

3 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Việt Nam Thời gian: 2014-nay

4 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, giúp người đọc nắm được lý luận chung về sự phát triển của siêu thị BigC

Thứ hai, giới thiệu các khái niệm về hàng hóa, thị trường, và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường, cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Thứ ba, giới thiệu chung về hệ thống siêu thị BigC ở Việt Nam

Thứ tư, phân tích chiến lược kinh doanh của BigC tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thứ năm, đánh giá tác động của BigC đến cộng đồng và môi trường

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương: Chương 1: Lý luận về sự phát triển của siêu thị BigC

Chương 2: Giải pháp

Trang 6

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SIÊU THỊ 1.1 Khái quát lý thuyết

Sự phát triển của siêu thị không chỉ là một hiện tượng đơn thuần của thị trường, mà còn là một phản ánh rõ ràng của sự thay đổi toàn diện trong cách mà con người mua sắm và doanh nghiệp kinh doanh Nó không chỉ phản ánh sự phát triển kinh tế mà còn là kết quả của sự tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ, xã hội và văn hóa

1.2 Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường: 1.2.1 Khái niệm hàng hóa:

Hàng hóa không chỉ đơn thuần là các sản phẩm hoặc dịch vụ mà con người cần và muốn, mà còn phản ánh cả giá trị và ý nghĩa đối với người tiêu dùng Một mặt hàng có thể được xem xét là hàng hóa nếu nó có giá trị thị trường và có thể được trao đổi thông qua các giao dịch thương mại

1.2.2 Khái niệm và vai trò của thị trường:

Thị trường không chỉ đóng vai trò là một nền tảng vật lý hoặc điểm giao dịch nơi hàng hóa và dịch vụ được trao đổi, mà nó còn là một môi trường sống động, đầy động lực Thị trường phản ánh sự tương tác phức tạp giữa cung và cầu - hai yếu tố chủ đạo quyết định sự phát triển và hình thành của mỗi ngành công nghiệp Sự cân nhắc giữa việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ (cung) và nhu cầu của khách hàng (cầu) không chỉ xác định giá cả mà còn làm nền tảng cho sự phát triển và cạnh tranh trong thị trường

Ngoài ra, thị trường còn là nơi mà sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp, và các doanh nghiệp diễn ra Sự cạnh tranh này thường được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và sự đổi mới trong công nghệ Để thu hút và giữ chân

Trang 7

khách hàng, các doanh nghiệp thường phải tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cải thiện trải nghiệm mua hàng và duy trì giá cả cạnh tranh Sự cạnh tranh này thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường

Thị trường cũng là nơi phản ánh sự tương tác giữa các yếu tố khác như chất lượng và dịch vụ Khách hàng thường xem xét không chỉ giá cả mà còn chất lượng sản phẩm và dịch vụ khi quyết định mua hàng Do đó, các doanh nghiệp cần phải liên tục cải thiện chất lượng và dịch vụ của mình để đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bền vững trên thị trường

1.2.3 Các chủ thể của thị trường:

Các chủ thể của thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một hệ thống phức tạp và đa dạng, ảnh hưởng đến việc xác định giá cả và các điều kiện thị trường Đầu tiên, chúng ta có các người mua, là những cá nhân hoặc tổ chức muốn mua hàng hoặc dịch vụ Sự quyết định mua sắm của họ có thể được dựa trên nhu cầu, ngân sách, hoặc các yếu tố khác như thương hiệu hoặc chất lượng

Tiếp theo, chúng ta có các người bán, là những cá nhân hoặc doanh nghiệp cung cấp hàng hoặc dịch vụ để bán cho người mua Họ thường tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc đặt giá, tiếp thị và dịch vụ khách hàng

Ngoài ra, nhà sản xuất cũng đóng một vai trò quan trọng, là những đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất hàng hoặc dịch vụ từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng Quyết định sản xuất của họ phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, chi phí sản xuất và các yếu tố khác như công nghệ và quy định

Bên cạnh đó, các bên liên quan khác như các dịch vụ vận chuyển, quảng cáo và tài chính cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì hoạt động thị trường Vận chuyển đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đến từng điểm đến một cách hiệu quả, quảng cáo giới thiệu sản phẩm đến với đám đông, và tài chính cung cấp nguồn vốn cần thiết cho các hoạt động kinh doanh

Trang 8

1.3 Tư bản thương nghiệp: 1.3.1 Khái niệm:

“Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa”1 Và hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện giá trị hàng hóa của tư bản công nghiệp Công thức vận động của nó là: T-H-T

1.3.2 Đặc điểm:

Đặc điểm của tư bản thương nghiệp không chỉ là việc tổ chức và quản lý các nguồn lực như vốn, lao động và tài nguyên để sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ, mà còn bao gồm một loạt các yếu tố phức tạp và đa chiều khác Tư bản thương nghiệp không chỉ đơn giản là việc kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải đối mặt với các thách thức và trách nhiệm đối với cả khách hàng và cộng đồng

Đầu tiên, tư bản thương nghiệp đòi hỏi sự đầu tư không chỉ về mặt tài chính mà còn về mặt thời gian, tri thức và năng lượng Đầu tư này không chỉ trong quá trình khởi đầu mà còn liên tục trong quá trình phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh Việc đầu tư này không chỉ giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng mà còn là yếu tố quyết định sự cạnh tranh và bền vững của doanh nghiệp trên thị trường

Ngoài ra, tư bản thương nghiệp cũng đặt ra một loạt các thách thức trong việc quản lý rủi ro Từ rủi ro tài chính đến rủi ro về thị trường và rủi ro liên quan đến môi trường, các doanh nghiệp phải có những chiến lược và biện pháp phòng ngừa phù hợp để đảm bảo sự ổn định và tiếp tục hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện

Cuối cùng, tư bản thương nghiệp cũng phải có khả năng tạo ra giá trị không chỉ cho cơ sở kinh doanh mà còn cho khách hàng và cộng đồng Việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ không chỉ phải đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng mà còn phải phản ánh trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường Sự phát triển bền vững và lòng tin từ khách hàng cũng phụ thuộc vào khả năng của tư bản thương nghiệp trong việc tạo ra giá trị cho cả xã hội và môi trường sống

1 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội, tr 83

Trang 9

1.3.3 Lợi nhuận thương nghiệp:

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần quan trọng của tư bản thương nghiệp, đo lường bằng số tiền thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí hoạt động Lợi nhuận không chỉ là mục tiêu chính của doanh nghiệp mà còn là động lực để tăng cường sự đầu tư và phát triển kinh doanh Tuy nhiên, nó cũng cần phải được cân nhắc cẩn thận và phải đi đôi với việc tạo ra giá trị cho cả xã hội và môi trường

Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp:

Trên thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp thu lợi nhuận thương nghiệp từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thường nghiệp bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó Mà là nhà tư bản thương nghiệp mua hàng của nhà tư bản công nghiệp với giá thấp hơn giá trị (khi chấp nhận bán hàng với giá thấp hơn giá trị cho nhà tư bản thương nghiệp có nghĩa là nhà tư bản công nghiệp đã chấp nhận “nhượng” một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp) Sau đó, nhà tư bản thương nghiệp lại bán hàng cho người tiêu dùng với giá đúng giá trị của nó

Trang 10

Chương 2 GIẢI PHÁP

2.1 Giới thiệu chung về BigC và thị trường bán lẻ Việt Nam

BigC (viết tắt của BigCentral) là một công ty và cũng là tên của một hệ thống đại siêu thị được điều hành và thành lập vào năm 1993 tại Thái Lan, bởi tập đoàn Central Group Cho đến năm 2016 BigC là thương hiệu siêu thị lớn thứ 2 tại Thái Lan chỉ sau thương hiệu Tesco Lotus Thị trường hoạt động của BigC được trải dài ở khu vực Đông Nam Á, cụ thể ở 3 nước đó là Thái Lan, Việt Nam và Lào Riêng ở Việt Nam, BigC có đến 35 siêu thị, số lượng nhân viên hơn 8000 người và cung cấp hơn 50000 sản phẩm tiêu dùng trên thị trường Tuy nhiên,cho đến năm 2021, nhiều đại siêu thị BigC đổi tên thành GO! Và Tops Market Khi nói đến BigC, một thương hiệu đã quá quen thuộc với người Việt Nam, chúng ta nghĩ ngay đến những sản phẩm có giá cả vừa phải và hợp lí, phù hợp với những người có mức thu nhập tầm trung và thấp Đi cùng với sự đổi mới về tên gọi lẫn thương hiệu, BigC hiện nay có thêm nhiều trải nghiệm và dịch vụ ngay trong không gian của mình như là ăn uống, giải trí, nhà sách, quần áo, đồ chơi điện tử, rút tiền ATM, điều đó giúp làm thu hút và gia tăng trải nghiệm của khách hàng.2

Bên cạnh BigC, một hệ thống siêu thị lớn, thì ở Việt Nam, chúng ta còn có nhiều loại hình dịch vụ cung cấp sản phẩm khác nhau từ lâu đời đến hiện đại, những hoạt động mua bán đó hay còn gọi là thị trường bán lẻ Vậy bán lẻ và thị trường bán lẻ là gì?

Bán lẻ trong tiếng Anh được gọi là Retailing Đây là một hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ qua các kênh phân phối tới tận tay người tiêu dùng để tìm kiếm lợi nhuận, hay còn được biết đến là mô hình kinh doanh B2C (Business to Customer), trong đó nhà bán lẻ là người cung cấp các đơn hàng sản phẩm, dịch vụ có số lượng nhỏ cho người dùng hay hiểu đơn giản hơn là mua sản phẩm từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc công ty bán lẻ lớn và bán lại cho người tiêu dùng

2 Luanvan.co, Đề tài Phân tích môi trường doanh nghiệp của Đại siêu thị BigC, Truy cập từ

https://luanvan.co/luan-van/de-tai-phan-tich-moi-truong-doanh-nghiep-cua-dai-sieu-thi-big-c-26489] [Wikipedia,

BigC, Truy cập từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Big_C

Trang 11

Thị trường bán lẻ là thị trường mà ở đó diễn ra hoạt động bán lẻ Những người bán lẻ và người tiêu dùng là hai tác nhân chính của thị trường bán lẻ Họ tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong một khuôn khổ khung pháp lý nhất định, những ví dụ điển hình về thị trường bán lẻ có thể kể đến như chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa, hàng rong, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, Ngày nay đi cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, internet và sự tác động của quá trình hội nhập toàn cầu, thị trường bán lẻ ở Việt Nam đang cho thấy sự tăng trưởng và chuyển biến mạnh Nhiều loại hình bán lẻ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển kéo theo đó là tính cạnh tranh trên thị trường cũng ngày càng cao Nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, có thể kể đến Vinmart, bách hóa xanh, Hình thức mua sắm thông qua internet ngày càng phổ biến sau đại dịch covid Và theo như Ông Nguyễn Anh Đức, tổng giám đốc Saigon Co.op, chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, nhận định về bức tranh thị trường bán lẻ Việt Nam thời gian tới, ông nói:” Thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây luôn có sức hấp dẫn hàng đầu thế giới”3

Bên cạnh những kêt quả tích cực, thị trường bán lẻ trong nước vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như: vẫn còn hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được đưa vào kinh doanh (kể cả ở một số trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị của doanh nghiệp bán lẻ lớn); thị trường khu vực nông thôn, miền núi, vùng xa chủ yếu hoạt động bán lẻ vẫn do các doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình kinh doanh, gây khó khăn trong công tác quản lý; mối liên kết trong chuỗi cung ứng giữa nhà bán lẻ với nhà sản xuất (nhất là với hàng nông sản) có lúc, có khu vực chưa tốt, chưa thể hiện được vai trò kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng; kiểm soát hoạt động bán lẻ trên nền tảng mạng xã hội (Facebook, TikTok, Zalo ) còn hạn chế”.4

3 Báo tuổi trẻ, (20/06/2023), Thị trường bán lẻ Việt sẽ nhảy vọt, bắt kịp xu hướng mới, Truy cập từ

4Tạp chí tài chính, (15/01/2024), Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị, truy cập từ https://tapchitaichinh.vn/thi-truong-ban-le-viet-nam-hien-nay-thuc-trang-va-khuyen-nghi.html]

Trang 12

2.2 Phân tích chiến lược kinh doanh của BigC

BigC là hệ thống siêu thị bán lẻ thuộc tập đoàn Casino (Pháp), có mặt tại Việt Nam từ năm 1998 BigC hoạt động theo mô hình đại siêu thị với diện tích lớn, đa dạng mặt hàng, giá cả cạnh tranh Sau hơn 22 năm hoạt động tại Việt Nam, BigC vinh dự là một trong những thương hiệu bán lẻ được người Việt yêu thích và tin tưởng, đại siêu thị BigC tiến hành tái định vị thương hiệu thành Đại Siêu thị GO! Hiện nay, cả Đại siêu thị BigC và Đại siêu thị GO! đều cùng thuộc tập đoàn Central Retail Chiến lược kinh doanh của BigC tập trung vào 4 trụ cột chính: Giá cả, Sản phẩm,Dịch vụ, Khách hàng

2.2.2 Phân tích chi tiết: Giá cả:

• BigC luôn áp dụng chiến lược giá rẻ, cạnh tranh so với thị trường

• BigC thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà… • BigC có các chương trình ưu đãi dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau như: sinh viên, người cao tuổi, người có thu nhập thấp

Sản phẩm:

• BigC cung cấp đa dạng các mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến,đồ gia dụng, điện máy, thời trang…

• BigC chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm thương hiệu riêng (BigC) với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh

Ngày đăng: 11/04/2024, 17:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w