bài tập lớn môn học kinh tế chính trị mác lênin đề tài chủ đề 05 sự phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tập lớn môn học kinh tế chính trị mác lênin đề tài chủ đề 05 sự phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính cấp thiết của đề tàiTrong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU………2

1 Tính cấp thiết của đề tài……… 2

2 Đối tượng nghiên cứu……… 2

3 Phạm vi nghiên cứu……… 2

4 Mục tiêu nghiên cứu……… 2

5 Phương pháp nghiên cứu……… 3

6 Kết cấu của đề tài……… 3

Chương 1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài………4

1.1 Khái niệm, tính tất yếu, nội dung và tác động hội nhập kinh tế quốc tế…… 4

1.1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế……… 4

1.1.2 Tính tất yếu……… 4

1.1.3 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế……… 5

1.1.4 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế……… 6

1.1.4.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế 6

1.1.4.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế 8

1.2 Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài……… 9

1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài……… 9

1.2.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài……… 10

1.3 Tiêu chí đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài……… 11Đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2010-2022…………15

2.1 Tổng quan tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam………15

2.2 Đánh giá theo tiêu chí……… 15

2.2.1 Diễn biến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam……… 15

2.2.2 Đóng góp chính của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam… 15

a Nâng cao năng lực xuất khẩu 16

b Bổ sung nguồn vốn đầu tư xã hội 16

c Góp phần đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế 17

d Nâng cao trình độ quản lý và điều hành doanh nghiệp 18

e Liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu 18

2.3 Đánh giá chung: thành tựu, hạn chế và nguyên nhân19 a Thành tựu: 19

b Hạn chế: 20

Chương 3……… 24

Quan điểm, giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài243.1 Quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước……… 24

3.2 Kinh nghiệm quốc tế………25

3.3 Các nhóm giải pháp……… 27

3.3.1 Về pháp luật, chính sách……… 27

3.1.2 Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN……… 28

Trang 4

3.1.3 Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động XTĐT(xúc tiến đầu tư)……… 28

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại nhiều lợi thế quan trọng dẫn đến chuyển giao công nghệ, tiếp cận thị trường quốc tế và thúc đẩy cạnh tranh nhiều lĩnh vực Nhận thức rõ về tầm quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến vấn đề phát triển thu hút vốn FDI, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư Bên cạnh đó không ngừng tìm kiếm thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế xã hội

và hạn chế những khó khăn mà Việt Nam đang trải qua, sau đây nhóm 28 đã lựa chọn đề tài: “Sự phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở ViệtNam” không chỉ nằm ở yêu cầu của môn học Kinh tế chính trị Mác - Lênin mà còn đến từ mong muốn hiểu sâu hơn về quan điểm kinh tế của Mác –

Lênin và ý thức về tầm quan trọng của đề tài đối với hiểu biết và ứng dụng thực tế.

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào các doanh nghiệp và quốc gia tham gia vào quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài Chúng tôi sẽ xem xét cả những doanh nghiệp nhỏ và lớn, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ Từ đó đưa ra các thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình phát triển.

3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ tập trung vào các khía cạnh chính của sự phát triển FDI, bao gồm ảnh hưởng của FDI đối với kinh tế địa phương và quốc gia, yếu tố quyết định đầu tư, và những thách thức và cơ hội mà FDI mang lại.

4 Mục tiêu nghiên cứu

Với mục đích nhằm hiểu rõ và đánh giá về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2022 và các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI vào Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn tới.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả.

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 03 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Chương 2: Đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2010-2022

Trang 6

- Chương 3: Quan điểm, giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài

1 {Citation}

Trang 7

Chương 1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1 Khái niệm, tính tất yếu, nội dung và tác động hội nhập kinh tế quốc tế1.1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đo thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

1.1.2 Tính tất yếu

Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu.

- Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v trong đó, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác Toàn cầu hoá kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.

- Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan.

- Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.

- Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển của mình Khi mà các nước tư bản giàu có nhất, các công ty xuyên quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác động lên toàn thế giới thì chỉ có phát triển kinh tế mở và hội nhập quốc tế, các nước đang và kém phát triển mới có thể tiếp cận được nhưng năng lực này cho phát triển của mình.

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.

- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hoá, tăng tích luỹ; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.

Trang 8

- Tuy nhiên, điều cần chú ý ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế về vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình toàn cầu hoá thành quá trình tự do hoá kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa Điều này khiến cho các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức: đó là gia tăng sự phụ thuộc do nợ nước ngoài, tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch - thương mại giữa các nước đang phát triển và phát triển Bởi vậy, các nước đang và kém phát triển phát triển cần phải có chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đối sách phù hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu hoá đa bình diện và đầy nghịch lý.

1.1.3 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu thành công

- Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.

- Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế; nền kinh tế có năng lực sản xuất thực là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công.

Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU),

- Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ

- Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ

1.1.4 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới Do đó, một mặt, quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực đối với quá trình phát triển của Việt Nam, mặt khác cũng đồng thời đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những lợi ích to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại.

1.1.4.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng Cụ thể là:

* Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.

Trang 9

- Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao.

- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.

- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước.

* Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế.

* Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng.

- Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

- Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh.

- Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các các tổ chức chính trị, kinh tế toàn cầu.

- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.

1.1.4.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 10

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt ra nhiều rủi ro, bất lợi và thách thức, đó là:

- Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội.

- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.

- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp Có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu Do vậy, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường ở mức độ cao.

- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.

- Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài - Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp

Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ

to lớn mà hậu quả của chúng là rất khó lường Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề cần phải đặc biệt coi trọng.

1.2 Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là quá trình trong đó người cư trú của một quốc gia (quốc gia nguồn) mua quyền sở hữu tài sản tại một quốc gia khác (quốc gia nhận đầu tư) với mục đích nắm quyền kiểm soát hoạt động sản xuất, phân phối và các hoạt động khác của doanh nghiệp.

- Trong Sổ tay Cán cân Thanh toán Quốc tế (Balance of Payments Manual) của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là một loại hình đầu tư đưa lại lợi ích lâu dài trong điều hành doanh nghiệp tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế mà nhà đầu tư cư trú, mục đích của nhà đầu tư là tạo được tiếng nói hiệu quả trong hoạt động quản lý doanh nghiệp.- Báo cáo Đầu tư Thế giới (World Investment Report) 1999 của Liên hiệp quốc (Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển, UNCTAD, 1999) định nghĩa FDI là một loại hình đầu tư liên quan tới mối quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một chủ thể cư trú tại một nền kinh tế (nhà đầu tư tực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế khác với nơi nhà đầu tư nước ngoài cư trú (doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp liên kết hoặc chi nhánh tại nước ngoài).

Trang 11

- Theo pháp luật Việt Nam (Luật Đầu tư 2005 và các văn phản pháp luật liên quan), đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào VIệt Nam vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư và nhà đầu tư phải tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Tóm lại, theo các định nghĩa trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào một nước và trực tiếp tham gia điều hành,

kiểm soát nhằm đạt được một mục đích nào đó về kinh tế, chính trị.

1.2.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư, theo đó bên nước ngoài và bên chủ nhà cam kết thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi tương xứng ghi trong 1 hợp đồng hợp tác kinh doanh Hình thức này có đặc điểm cơ bản là không thành lập pháp nhân mới, các hoạt động đầu tư được quản lý trực tiếp bởi 1 Ban điều hành hợp doanh trong khuôn khổ tổ chức của doanh nghiệp trong nước.

Đây là 1 hình thức đơn giản, dễ thực hiện, do đó thượng thích hợp với giai đoạn đầu mở cửa cho FDI Bên nước ngoài thường đóng góp thiết bị, công nghệ, vật tư, tham gia kiểm soát chất lượng, còn bên chủ nhà thường tổ chức sản xuất theo chỉ dẫn của nước ngoài.

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có nhược điểm là rất dễ gây tranh chấp do trách nhiệm không rõ ràng và không có pháp nhân quản lý hoạt động đầu tư Khi mô trường đầu tư đã ổn định, hình thức này ít được sử dụng.

- Liên doanh: là hình thức thành lập 1 doanh nghiệp giữa 1 hoặc 1 số bên nước ngoài với 1 hoặc 1 số bên của nước chủ nhà để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà Các đặc điểm cơ bản của hình thức liên doanh là:

+ Phải có sự góp vốn chung của cả 2 bên trong nước và ngoài nước, trong đó tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài phải lớn hơn mức pháp định của nước chủ nhà.

+ Doanh nghiệp liên doanh là 1 pháp nhân mới độc lập về tài sản và tư cách pháp nhân

+ Hình thức góp vốn có thể là vốn tài chính, vốn vật chất hoặc vốn vô hình như khả năng, kinh nghiệm kinh doanh, sở hữu trí tuệ, lợi thế thương mại, + Có chế quản trị và phân phối kết quả kinh doanh thường theo nguyên tắc đối vốn, hình thức trách nhiệm pháp lý của liên doanh có thể khác nhau tùy theo luật pháp của các nước, nhưng thông thường là hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: nhà đầu tư nước ngoài thành lập 1 pháp nhân mới theo luật pháp nước chủ nhà Doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngoài Đây là hình thức được nhiều nhà đầu tư FDI ưa thích, nhất là các công ty xuyên quốc gia Do đó hình thức này rất phát triển ở những nước có môi trường đầu tư rõ ràng, ổn định và thích hợp với nhiều ngành nghề khác nhau.

- BOT (Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao), BTO (Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Kinh doanh), BT (Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao): đặc điểm của hình thức này là:

+ Phải có chính quyền nước chủ nhà đứng ra ký hợp đồng đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài.

+ Sau khi ký hợp đồng BOT ( hoặc BTO, BT) phải thành lập 1 pháp nhân mới điều hành quản lý dự án BOT.

+ Hoạt động của dự án BOT phải theo 1 chu trình gồm 3 giai đoạn: Xây dựng ( nhà đầu tư bỏ vốn), khai thác kinh doanh ( doanh nghiệp BOT kinh doanh theo điều kiện ký kết với nước chủ nhà, thu lợi ích cho chủ đầu tư), chuyển giao (sau 1 thời hạn nhất định, đủ để hoàn vốn, toàn bộ công trình được chuyển giao không bồi hoàn cho nước chủ nhà).

Trang 12

1.3 Tiêu chí đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Gồm có 36 chỉ tiêu và chia làm 3 phân nhóm chính (25 tiêu chí về kinh tế, 7 tiêu chí về xã hội và 4 chỉ tiêu về môi trường) (1) :

1.3.1 Chỉ tiêu về kinh tế

Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, đóng góp vào sự phát triển của khu vực ĐTNN (6 chỉ tiêu), gồm: - Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực ĐTNN;

- Tỷ trọng khu vực ĐTNN trong GDP; - Tốc độ tăng trưởng vốn ĐTNN đăng ký; - Tỷ lệ dự án tăng vốn, mở rộng đầu tư; - Tốc độ tăng trưởng vốn ĐTNN thực hiện;

- Tỷ trọng vốn ĐTNN thực hiện trong tổng đầu tư toàn xã hội;

- Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của nhà ĐTNN trong tổng vốn ĐTNN thực hiện;

- Tỷ trọng vốn ĐTNN trên tổng nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam trong cán cân thanh toán quốc tế (BOP) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (10 chỉ tiêu), gồm:

- Lợi nhuận trước thuế;

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của doanh nghiệp ĐTNN; - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ĐTNN; - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của doanh nghiệp ĐTNN; - Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp ĐTNN; - Tỷ trọng nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp ĐTNN;

- Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp ĐTNN; - Tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp ĐTNN; - Tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp ĐTNN;

- Tăng trưởng nhập khẩu của doanh nghiệp ĐTNN Nhóm chỉ tiêu về đóng góp ngân sách (03 chỉ tiêu), gồm: - Số nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp ĐTNN; - Tốc độ tăng trưởng nộp ngân sách;

- Tỷ trọng nộp ngân sách của doanh nghiệp ĐTNN/tổng thu ngân sách nhà nước Nhóm chỉ tiêu về tác động lan tỏa của ĐTNN (02 chỉ tiêu):

- Tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu đầu vào trong nước của doanh nghiệp ĐTNN - Tỷ lệ doanh nghiệp ĐTNN có liên kết với doanh nghiệp trong nước Nhóm chỉ tiêu về công nghệ (02 chỉ tiêu):

Trang 13

- Tỷ lệ các doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Tỷ lệ doanh nghiệp ĐTNN ứng dụng công nghệ cao.

1.3.2 Chỉ tiêu về xã hội

Nhóm về tạo việc làm và thu nhập cho người lao động (6 chỉ tiêu), gồm: - Số lao động làm việc trong doanh nghiệp ĐTNN;

- Tỷ lệ lao động làm việc trong doanh nghiệp ĐTNN/ tổng số lao động khu vực doanh nghiệp; - Tốc độ gia tăng lao động mới trong doanh nghiệp ĐTNN;

- Tỷ lệ thu nhập bình quân người lao động làm việc trong doanh nghiệp ĐTNN so với thu nhập bình quân người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp;

- Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân người lao động làm việc trong doanh nghiệp ĐTNN; - Tỷ lệ lao động đóng bảo hiểm xã hội trong khu vực ĐTNN.

Nhóm chỉ tiêu về bình đẳng giới (1 chỉ tiêu):

- Tỷ lệ lao động nữ trong doanh nghiệp ĐTNN.

1.3.3 Chỉ tiêu về môi trường

Chỉ tiêu về môi trường nhằm đánh giá tác động của dự án ĐTNN đối với môi trường và các biện pháp doanh nghiệp bảo vệ môi trường Gồm 4 chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ doanh nghiệp ĐTNN áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng

- Tỷ lệ doanh nghiệp ĐTNN áp dụng tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý chất lượng.

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh của nhà ĐTNN phát sinh nước thải thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường có hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Tỷ lệ doanh nghiệp ĐTNN đã thực hiện kiểm kê khí nhà kính trong danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê.

1.4 Khung phân tích

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan