Trải qua 30 năm hoạt động và phát triển, Diễn đàn đã được nhiều quốc gia tham gia vì nó phù hợp với lợi ích của nhiều nước cả trong và ngoài khu vực.. Từ những vấn đề trên, nhóm sinh viê
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ & NGOẠI GIAO NGÀNH CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG HỌC
-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ TẠI KHU VỰC CHÂU Á
THÁI BÌNH DƯƠNG
ĐỀ TÀI: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DIỄN ĐÀN
KHU VỰC ASEAN (ARF)Giảng viên hướng dẫn :TS Hoàng Tùng Lan
TS Vương Đoàn Đức
Sinh viên thực hiện :
Đoàn Hà Minh : CATBD49A50096Phan Thanh Trường : CATBD49A50155
Hà Nội - 2024
Trang 2RUBRIC ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN
cách ghi tài liệu
tham khảo chưa
-Có sự nghiêm túc trong nội dung bài làm Nộp bài đúng hạn
-Trình bày đúng
quy định, nhưng vẫn còn một số lỗi chính tả, đánh máy
Cách ghi tài liệu tham khảo hợp lý, đúng quy định
-Có sự nghiêm túc, chỉn chu Nộp bài đúng hạn
Trình bày đẹp, bắt mắt, đúng quy định, không có lỗi chính tả, đánh máy Cách ghi tài liệu tham khảo hợp lý, đúng quy định
Đầu tư nghiêm túc, chỉn chu Nộp bài đúng hạn
- Trong phần mở đầu (nếu có) thiếu một trong các đầu mục: tầm quan trọng của vấn đề, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm
vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục bài
-Bố cục tiểu luận tối thiểu 03 chương, mỗi chương tối thiểu 3 tiểu mục
-Bố cục các chương
-Đủ mở đầu, kết luận
-Trong phần mở đầu thiếu một trong các đầu mục: tầm quan trọng của vấn
đề, đối tượng nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục bài
-Bố cục tiểu luận tối thiểu 03 chương, mỗi chương tối thiểu 3 tiểu mục
-Đủ mở đầu, kết luận
- Trong phần mở
đầu có đủ các mục: tầm quan trọng của vấn đề, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục bài
-Bố cục tiểu luận tối thiểu 03 chương, mỗi chương tối thiểu 3 tiểu mục
Trang 3chương có logic nhất định, giải quyết được ít nhất 50%
nhiệm vụ nghiên cứu
- Tên các tiểu mục ngắn gọn, nhưng đôi chỗ vẫn còn trùng lặp Hoặc tên các tiểu mục còn dài dòng, nhưng không
bị trùng lặp
-Bố cục các chương và trong từng chương có logic nhất định, giải quyết được hầu hết các nhiệm vụ nghiên cứu
- Tên các tiểu mục ngắn gọn, không trùng lặp
-Bố cục các chương và trong từng chương có logic nhất định, giải quyết được tất
cả các nhiệm vụ nghiên cứu
- Tên các tiểu mục ngắn gọn, không trùng lặp
-Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phù hợp
-Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phù hợp, được viết cụ thể, rõ ràng, khoa học
được các câu hỏi
nghiên cứu sơ sài,
nội dung không
phù hợp với đề
bài yêu cầu
-Nội dung giữa
-Nội dung giữa các chương có sự liên kết, nội dung của chương chưa phù hợp với tên chương, tên tiểu mục
-Phân tích nhiều chỗ chưa sâu, diễn đạt chưa mạch lạc Kết luận tóm tắt được
- Trả lời được hầu hết các câu hỏi nghiên cứu, đủ ý
-Nội dung giữa các chương có sự liên kết, nội dung của chương phù hợp với tên chương, tên tiểu mục
-Phân tích, lập luận
có cơ sở, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu
-Trả lời tốt toàn bộ các câu hỏi nghiên cứu, đủ ý
-Nội dung giữa các chương có sự liên kết, nội dung của chương phù hợp với tên chương, tên tiểu mục
-Phân tích, lập luận có chiều sâu
và độ chắc chắn, diễn đạt mạch lạc
Trang 4- Kết luận tóm tắt súc tích được nội dung chính của tiểu luận.
Trang 5BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
GIÁ
1 Đoàn Hà Minh CATBD49A50096 - Chương I; Chương II
mục 2.1; Chương II mục 3.2; Trích tài liệu tham khảo
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I: SỰ HÌNH THÀNH CỦA DIỄN ĐÀN KHU VỰC ASEAN 10
1.1 Bối cảnh tác động đến sự hình thành của ARF 10
1.2 Sự tuyên bố thành lập ARF 12
1.3 Mục tiêu, cơ chế, nguyên tắc hoạt động của ARF 13
1.3.1 Mục tiêu 13
1.3.2 Cơ chế hoạt động 13
1.3.3 Nguyên tắc hoạt động 14
CHƯƠNG II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DIỄN ĐÀN KHU VỰC ASEAN 16
2.1 Mở rộng thành viên 16
2.2 Thực hiện lộ trình phát triển 16
2.2.1 Quá trình thực hiện Giai đoạn 1: Thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin - CBMs 17
2.2.2 Quá trình chuyển sang Giai đoạn 2: Phát triển các cơ chế “Ngoại giao phòng ngừa” 18
2.3 Khái quát những vấn đề chủ yếu ARF thảo luận 20
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ DIỄN ĐÀN KHU VỰC ASEAN VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM 23
3.1 Những đóng góp của ARF 23
3.2 Những hạn chế của ARF 24
3.3 Sự tham gia của Việt Nam trong ARF 26
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ministerial Meetings
Hội nghị ngoại trưởng ASEAN
Meeting Cuộc họp quan chức cấp cao ARF
Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Conference
Hội nghị các bộ trưởng ASEAN
Conference
Hội nghị chính sách an ninh ARF
Đông
Cooperation in the Asia-Pacific
Hội đồng hợp tác an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương
the Parties in the South China Sea
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông
Strategic and International Studies
Hiệp hội chiến lược quốc tế
Organization
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hai cuộc chiến tranh thế giới và thời kỳ chiến tranh Lạnh kéo dài hơn 40 năm
đã khiến cho các nước phải luôn tìm cách để bảo vệ an ninh của quốc gia và từ đó an ninh đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia dân tộc nào trong quá trình tồn tại và phát triển của mình Chiến tranh Lạnh kết thúc và nguy cơ một cuộc chiến tranh quy mô lớn đã bị đẩy lùi nhưng điều đó không có nghĩa các mối đe dọa đối với nền an ninh quốc gia đã hoàn toàn biến mất mà các mối đe dọa này cũng có sự thay đổi căn bản cùng với đó là sự thay đổi trong cách tiếp cận về các vấn đề an ninh của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Những cuộc xung đột quân
sự và trực tiếp giữa các quốc gia đã nhường chỗ cho xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác
để phát triển sau chiến tranh Lạnh Nhưng những bất ổn trong khu vực vẫn hết sức tiềm tàng và có khả năng đe dọa nghiêm trọng đến môi trường hòa bình đối với các quốc gia trong khu vực Đó chính là các vấn đề: tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, những xung đột sắc tộc, tôn giáo… vốn đã bị kiềm chế trong thời kỳ chiến tranh Lạnh nay bắt đầu nổi lên Cùng với đó là các vấn đề an ninh phi truyền thống mang tính chất xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, cướp biển, môi trường, an ninh lương thực, năng lượng
và đặc biệt là khủng bố quốc tế, đang đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của quốc gia, khu vực, toàn cầu
Chính trong bối cảnh đó, các nước châu Á - Thái Bình Dương nhận thấy rằng cần phải xây dựng một cơ chế an ninh thích hợp để duy trì, thúc đẩy một môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực để tập trung phát triển kinh tế và điều này ngày càng trở nên cấp thiết Mặc dù từ lâu ở khu vực này đã có những hợp tác an ninh song phương, song điều này là chưa đủ so với các mối đe dọa đối với an ninh khu vực, các nước nhận thấy rằng cần phải có một cơ chế hợp tác an ninh toàn khu vực Đó là lý do mà Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã ra đời vào tháng 7/1994, với mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) còn là kết quả của một quá trình đấu tranh, vận động và hợp tác giữa các nước có liên quan dựa trên sáng kiến của các nước ASEAN Trải qua 30 năm hoạt động và phát triển, Diễn đàn đã được nhiều quốc gia tham gia vì nó phù hợp với lợi ích của nhiều nước cả trong và ngoài khu vực ARF đã khẳng định được sức sống và giá trị thực tiễn, nhất là việc tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên thông qua các hoạt động
và biện pháp cụ thể trong lĩnh vực an ninh Song song với những thành tựu mà ARF đã đạt được thì cơ chế này cũng gặp phải không ít những hạn chế Những thách thức đặt
ra cho an ninh khu vực là vô cùng to lớn, mà bản chất của ARF chỉ là một diễn đàn đối thoại nên vai trò và hiệu quả của nó cũng còn rất hạn chế Đã có nhiều ý kiến về việc xem xét lại sự tồn tại và phát triển của ARF Bản thân ARF cũng đã nhiều cuộc thảo luận nhiều về khả năng cấu trúc lại vai trò, nội dung hợp tác cũng như các thiết chế, tổ chức của ARF
Trang 9Là thành viên của ARF từ khi diễn đàn được thành lập, Việt Nam đã tích cực hoạt động, cùng các nước ASEAN khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong diễn đàn này Ta đã triển khai được những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc mở rộng, thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác về an ninh quốc phòng với các nước trong khu vực
Từ những vấn đề trên, nhóm sinh viên bao gồm Phan Thanh Trường và Đoàn
Hà Minh thấy rằng việc nghiên cứu và tìm hiểu về Diễn đàn Khu vực ASEAN là rất
cần thiết nên nhóm quyết định chọn đề tài: “Sự hình thành và phát triển của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)” cho bài tiểu luận cuối kỳ học phần Quan hệ Quốc tế khu vực
châu Á - Thái Bình Dương do cô Hoàng Tùng Lan và thầy Vương Đoàn Đức trực tiếp giảng dạy Qua đó có được cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về cơ chế an ninh này
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Sự hình thành và phát triển của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
và sự tham gia của Việt Nam trong ARF
Về thời gian: Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu từ khi ARF được thành lập (1994) cho đến năm 2023
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Mục đích của bài tiểu luận là trả lời được các câu hỏi
“ARF được hình thành trong bối cảnh như thế nào?”, “Từ khi được hình thành, ARF
đã có sự phát triển như thế nào?”, “Việt Nam đã tham gia và hoạt động như thế nào trong ARF?”
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích nghiên cứu đã đề ra, bài
tiểu luận đưa ra những nhiệm vụ sau: Phân tích quá trình hình thành của ARF trong đó tập trung vào bối cảnh dẫn đến sự ra đời, sự tuyên bố thành lập và mục tiêu, nguyên tắc, cơ chế hoạt động của ARF; Phân tích hoạt động, chiều hướng phát triển của ARF; Đánh giá quá trình hình thành và phát triển của ARF; Đánh giá sự tham gia và hoạt động của Việt Nam trong ARF
4 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời, cũng sử dụng các phương pháp như: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, Bài tiểu luận được tham khảo từ các công trình nghiên cứu của các học giả, những nhà nghiên cứu về ASEAN và khu vực châu
Á - Thái Bình Dương
Trang 105 Bố cục bài tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận bài tiểu luận có bố cục như sau:
Chương I: Sự hình thành của Diễn đàn khu vực ASEAN có nhiệm vụ phân
tích bối cảnh tác động đến sự ra đời, sự tuyên bố thành lập và mục tiêu, nguyên tắc, cơ chế hoạt động của ARF
Chương II: Sự phát triển của Diễn đàn khu vực ASEAN có nhiệm vụ phân
tích sự phát triển của ARF thông qua 3 khía cạnh chính đó là: Mở rộng thành viên, thực hiện lộ trình phát triển và khái quát những vấn đề mà ARF đưa ra thảo luận
Chương III: Một số đánh giá về Diễn đàn khu vực ASEAN và sự tham gia của Việt Nam có nhiệm vụ đưa ra những đánh giá chung về ARF, đánh giá về những
thành tựu, đóng góp mà ARF đã đạt được và đánh giá về những hạn chế mà ARF gặp phải Đồng thời, đưa ra những đánh giá về sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế này
Trang 11CHƯƠNG I: SỰ HÌNH THÀNH CỦA DIỄN ĐÀN KHU VỰC ASEAN
1.1 Bối cảnh tác động đến sự hình thành của ARF
Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum) là diễn đàn an ninh được
ra đời vào năm 1994 và là một cơ chế có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh của khu vực châu Á Thái Bình Dương Sự thay đổi trong tình hình chính trị an ninh quốc tế đã đặt ra nhiều điều kiện cho sự hình thành của ARF
Thứ nhất là xu thế hoà bình, hoà hoãn và hợp tác sau chiến tranh lạnh Chiến tranh Lạnh kết thúc, trật tự hai cực thế giới sụp đổ với sự tan rã của Liên Xô Chính sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho sự đối đầu ý thức hệ không còn nghiêm trọng như trước, mối quan hệ giữa các nước lớn dần được cải thiện Nhưng điều này đã khiến nảy sinh những lo ngại mới về an ninh đối với khu vực Đông Nam Á Vì quan hệ giữa các nước dần được cải thiện nên các nước đã rút dần sự hiện diện quân sự ở khu vực này Những năm 1990, Hoa Kỳ và Nga đã giảm mạnh sự có mặt quân sự ở Đông Nam Á
Về phía Hoa Kỳ, năm 1992 nước này đóng cửa hai căn cứ không quân và hải quân lớn nhất ở Đông Nam Á là Clark và Subic1 Nga cũng giảm đáng kể số lượng tàu chiến và tàu ngầm của hạm đội châu Á - Thái Bình Dương Sự rút lui quân sự giữa Hoa Kỳ và Nga đã làm dấy lên mối lo ngại của các nước Đông Nam Á, tại đây đã mất đi những đối trọng đáng kể để chống lại khả năng thống trị khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc Cùng với đó, Trung Quốc thời điểm đó đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ và sẽ tiến vào khu vực Đông Nam Á để lấp đầy “khoảng trống quyền lực” Trong lịch sử quốc tế, chính sự trỗi dậy của Pháp đầu thế kỉ XIX và Đức đầu thế kỉ XX khi không có một cơ chế quốc tế đủ mạnh để kiểm soát đã dẫn đến sự mất ổn định cho cả châu Âu2 Đồng thời, sự hợp tác cùng nhau phát triển giữa các quốc gia cũng trở thành một trong những xu thế chính chi phối nền chính trị thế giới Xuất phát từ lợi ích, các quốc gia có
sự điều chỉnh trong chiến lược, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác và tập trung phát triển môi trường quốc tế hòa bình, ổn định Theo tư tưởng của chủ nghĩa tự do, trong quan hệ quốc tế các quốc gia thay vì cạnh tranh có thể hợp tác với nhau để cùng đạt được lợi ích chung, đặc biệt là thông qua các thể chế quốc tế Đặc biệt trong bối cảnh các vấn đề an ninh phi truyền thống toàn cầu: khủng bố, thiên tai, dịch bệnh, môi trường, ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi sự hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau để cùng giải quyết3 Do đó, sự xuất hiện của một thể chế như ARF để giải quyết các vấn đề ninh là điều tất yếu
Thứ hai, Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung là khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng Đông Nam Á là khu vực mang ý nghĩa chiến lược quan trọng, là cầu nối để tiến ra nhiều khu vực khác, là trung tâm của các trục giao thông vận chuyển quân sự, hàng hoá, nguyên nhiên liệu từ Đông sang Tây, từ Bắc châu Á xuống châu Đại Dương và là nơi có sự giao lưu tấp nập bậc nhất
3 (Đào Minh Hồng & Lê Hồng Hiệp, 2013)
2 (Vũ Thị Ngọc Thảo, 2006)
1 (Trần Thị Bích Ngọc, 2002)
Trang 12thế giới Đồng thời đây cũng là nơi tập trung nhiều tuyến đường biển quan trọng với 4/6 eo biển chiến lược của thế giới: Malacca, Lombok, Sunda, Ombai Wetar4 Chính vì
lý do này, Đông Nam Á trở thành trọng tâm trong chiến lược phát triển của các nước lớn Điển hình đó là trong ASEAN PMC lần thứ 25 Hoa Kỳ đã cam kết sẽ đảm bảo an ninh cho các đồng minh ASEAN, đồng thời tích cực hơn trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông, sẵn sàng đứng ra hoà giải nếu được các nước yêu cầu5 Trung Quốc cũng đã có các chính sách lâu dài đối với khu vực Đông Nam Á, tăng cường sự hiện diện của mình tại biển Đông và khu vực Đông Bắc Á Trong chính sách đối ngoại của mình, Nhật Bản cũng đề cao vai trò của Đông Nam Á, tích cực tiến hành trao đổi hợp tác quốc phòng song phương, đóng góp các sáng kiến về an ninh quốc phòng, điển hình là sáng kiến về một diễn đàn đa phương của Bộ trưởng Ngoại giao Nakayama năm 1991
Thứ ba, khu vực Đông Nam Á cũng đang tồn tại điểm nóng chưa được giải quyết Đó là tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa các nước Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei, Đài Loan chưa thể giải quyết được do tính chất phức tạp của vấn đề này Trong khi đó, với tiềm lực quân sự lớn hơn hẳn so với các bên còn lại nên Trung Quốc luôn muốn giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở song phương Ngược lại, do tiềm lực còn yếu hơn so với Trung Quốc, một số nước ASEAN muốn Hoa Kỳ và phương Tây can dự để giải quyết nhằm tạo thế trong đàm phán với Trung Quốc, đồng thời những nước này cũng muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông Các quốc gia ngoài khu vực tranh chấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia nhận thấy tầm quan trọng của Biển Đông nên đều muốn can dự vào vấn đề này Trong vấn đề này, một mặt Trung Quốc kêu gọi các nước ASEAN giữ môi trường hoà bình, cùng nhau khai thác tài nguyên ở biển Đông; một mặt tuyên bố cứng rắn về việc gộp ¾ biển Đông vào chủ quyền của Trung Quốc, thậm chí Trung Quốc còn sử dụng vũ lực để thực hiện hành vi lấn chấm tại Biển Đông Điều này đã đặt ra nhiều lo ngại cho các nước ASEAN
Xem xét rộng hơn ra cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì tại Đông Bắc Á, tranh chấp lãnh thổ giữa một số quốc gia vẫn chưa chấm dứt và có dấu hiệu căng thẳng như Nga với Nhật Bản về bốn hòn đảo phía bắc Hokkaido, Trung Quốc và Nhật Bản
về dải đảo Senkaku/ Điếu Ngư Đặc biệt, quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan vẫn diễn biến phức tạp Tốc độ phát triển kinh tế nhanh đã giúp Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự và thúc đẩy mong muốn thu hồi Đài Loan Năm 1992, trong lúc công việc thương thảo giữa Trung Quốc và Đài Loan đang diễn ra thì Tổng thống Hoa Kỳ
G Bush đã bán máy bay F16 cho Đài Loan và cùng lúc là Pháp bán 60 chiếc máy bay Mirage 2000 cho Đài Loan Trung Quốc đã lên án kịch liệt hành động trên của Hoa Kỳ
và Pháp Nhưng qua đó cho thấy ý đồ rõ rệt của Hoa Kỳ là không muốn thấy Đài Loan
Trang 13ngả về Trung Quốc Hoa Kỳ luôn muốn Đài Loan và Trung Quốc bị chia cắt, và sử dụng điều đó như một sức ép để đàm phán với Trung Quốc trong nhiều vấn đề6.
Thêm vào đó, Đông Nam Á cũng phải đối mặt với những nguy cơ ngay trong nội bộ khu vực Các nước ASEAN cũng tồn tại những tranh chấp, bất ổn về lãnh thổ, tranh giành tài nguyên, nghi ngờ lẫn nhau, Những vấn đề nổi cộm có thể kể đến như
là tranh chấp chủ quyền giữa Singapore và Malaysia về đảo Batu Puteh; tranh chấp giữa Malaysia và Indonesia về đảo Ligitan và Sipadan; tranh chấp giữa Malaysia và Philippines về vấn đề chủ quyền của bang Sabah; tranh chấp giữa Malaysia và Indonesia về hai hòn đảo nằm ở phía đông Brunei tuy nhiên năm 1992 việc Malaysia bắt tay vào khai thác một trong hai hòn đảo này đã đặt ra nhiều sự phản đối; 7 Ngoài
ra, nhiều nguy cơ an ninh phi truyền thống nổi lên như là các vấn đề lũ lụt, thiên tai, tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, khủng hoảng tài chính Những vấn đề này đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội của khu vực
Thứ tư là sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu Sau chiến tranh lạnh, các nước nhận thức được về tầm quan trọng của phát triển kinh tế, do đó mỗi quốc gia đều ra sức phát triển, hợp tác kinh tế, sự phụ thuộc kinh tế gia tăng Quan hệ trao đổi, hợp tác
về kỹ thuật, vốn, sức lao động được coi trọng Chính sách kinh tế được đặt lên hàng đầu trong sách lược phát triển của mỗi quốc gia Do đó, việc giữ gìn môi trường an ninh hòa bình ổn định là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu nói chung, Đông Nam Á nói riêng
Như vậy, với vị trí địa chiến lược quan trọng, những bất ổn đang tồn tại trong nội bộ khu vực, cùng với đó là những thay đổi quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu cũng như tại khu vực đã tác động mạnh mẽ đến Đông Nam Á Điều này đã đặt ra vấn đề về việc cần một cơ chế chung để các quốc gia cùng giải quyết và giữ gìn
an ninh của khu vực Do đó, đây là điều kiện thích hợp cho sự ra đời của Diễn đàn khu vực ARF
1.2 Sự tuyên bố thành lập ARF
Sáng kiến thành lập ARF được đề ra tại Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN lần thứ tư ở Singapore năm 1992 Thủ tướng Singapore Ngô Tác Đống đã khởi xướng việc thành lập ARF bằng cách đề cập đến hợp tác an ninh thông qua đối thoại với các nước ngoài khu vực Vào tháng 5/1992 sáng kiến này được Singapore làm rõ hơn thông qua
đề nghị mở rộng cơ chế ASEAN PMC để bàn về các vấn đề an ninh khu vực Sau cuộc họp mở rộng thành viên ASEAN PMC, với sự tham gia của Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Papua New Guinea, sáng kiến này chính thức được ủng hộ
Tại AMM tháng 7/1993 ở Singapore, các nước thành viên thống nhất tổ chức một cuộc họp riêng các bộ trưởng tham dự hội nghị ASEAN và Hội nghị sau hội nghị ngoại trưởng được gọi là diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) Tháng 7/1994 Hội nghị
7 Như trích dẫn 4
6 (Phạm Văn Nhậm, 2010)
Trang 14thành lập ARF chính thức diễn ra tại Bangkok với sự tham gia của 18 quốc gia (6 nước ASEAN; 7 nước đối thoại là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Liên minh châu Âu; 3 nước quan sát viên: Việt Nam, Lào, Papua New Guinea và 2 đối tác tham khảo: Trung Quốc và Liên bang Nga) ASEAN PMC-27 năm
1994 đã tuyên bố rằng: “ARF có thể trở thành một Diễn đàn tư vấn hiệu quả ở châu Á – Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy đối thoại cởi mở về hợp tác chính trị và an ninh trong khu vực Trong bối cảnh này, ASEAN nên hợp tác với các đối tác ARF của mình
để mang lại một mô hình quan hệ mang tính xây dựng và dễ dự đoán hơn ở Châu Á Thái Bình Dương.” Đồng thời, với những mục tiêu, nguyên tắc hoạt động được đề ra, ARF đã trở thành cơ chế an ninh quan trọng của châu Á - Thái Bình Dương và nhận được sự công nhận của các quốc gia Mặc dù mỗi quốc gia có một kế hoạch phát triển khác nhau dựa theo mục đích lợi ích của mình, tuy nhiên ARF là cơ chế cần thiết trong các kế hoạch đó Chẳng hạn như Hoa Kỳ với mục đích duy trì và củng cố sức mạnh của mình thông qua ARF; Nhật Bản với mục đích phát huy vai trò của mình tại châu Á thông qua ARF; các nước như Hàn Quốc, Australia, gia nhập ARF với mục đích phát triển hợp tác đa phương, và có thể ngăn ngừa được sức ép cũng như can thiệp từ bên ngoài; 8
Với sự ủng hộ và tham dự của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực Đông Nam Á, ARF đã thể hiện tư duy mới của ASEAN về các vấn đề an ninh và hợp tác an ninh - chính trị, gắn an ninh với sự phát triển, gắn quốc gia với khu vực, gắn khu vực với quốc tế
1.3 Mục tiêu, cơ chế, nguyên tắc hoạt động của ARF
1.3.2 Cơ chế hoạt động
Theo tài liệu của ARF đưa ra năm 1995, các nước thành viên đã nhất trí về 3 giai đoạn phát triển của ARF là (1) Thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin (CBMs); (2) Phát triển các cơ chế ngoại giao phòng ngừa (PD); (3) Phát triển các cơ chế giải quyết xung đột
Mọi quyết định của ARF sẽ thông qua các phiên họp hội nghị Hàng năm ARF
sẽ tiến hành Hội nghị thường niên chính thức giữa các bộ trưởng ngoại giao giữa các
Trang 15quốc gia ngay sau AMM Chủ tịch của AMM đồng thời cũng là chủ tịch của ARF, sẽ
tổ chức ARF SOM để bàn về các vấn đề quan tâm và chuẩn bị cho hội nghị tiếp theo
Các hoạt động giữa hai kỳ họp nhằm thực hiện tiến trình phát triển đang được triển khai theo hai kênh chính thức: Kênh chính thức (Track I) và kênh không chính thức (Track II)
Kênh I gồm các phiên họp chính thức và không chính thức ở cấp Ngoại trưởng các nước thành viên Trong các cuộc họp này, ngoại trưởng các nước thành viên ARF trao đổi lập trường của mình về các vấn đề an ninh bức xúc trong khu vực, phương hướng ARF, các lĩnh vực hợp tác cụ thể, tham gia các biện pháp xây dựng lòng tin Để
dễ dàng thảo luận và giải quyết các vấn đề của khu vực, việc xây dựng lòng tin vô cùng được coi trọng
Ở kênh II, ARF bảo trợ các cuộc họp với sự tham dự của các quan chức với tư cách cá nhân, các chuyên gia và học giả để thảo luận một cách không chính thức các
đề mục cụ thể trong chương trình nghị sự tiếp theo của ARF Các phiên thảo luận bao gồm hội nghị của các Viện nghiên cứu chiến lược và tổ chức phi chính phủ, thường do Hiệp hội chiến lược quốc tế (ISIS) và Hội đồng hợp tác An ninh châu Á Thái Bình Dương (CSCAP) chủ trì Tại các cuộc họp đã đề cập đến các biện pháp cụ thể trong việc xây dựng lòng tin ở khu vực, các nguyên tắc khu vực về an ninh, ổn định và không phổ biến vũ khí hạt nhân; đồng thời thảo luận về các đề mục cụ thể trong chương trình nghị sự tiếp theo của ARF10 Có thể thấy, hầu hết các thảo luận về ngoại giao phòng ngừa trong ARF đều được thực hiện ở kênh II
Chủ tịch đương nhiệm của ARF là cầu nối chính thức cho hoạt động của hai kênh Chủ tịch sẽ thông báo về hoạt động của kênh I và II đến ARF, và cũng là người tuyên bố quyết định cuối cùng sau mỗi kỳ họp của ARF Như vậy, để hoạt động của ARF diễn ra ổn định cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ (kênh I) và phi chính phủ (kênh II); đồng thời là vai trò cầu nối của chủ tịch ARF
1.3.3 Nguyên tắc hoạt động
Các nước tham gia ARF đã nhất trí chung rằng diễn đàn cần có sự tham gia tích cực, đầy đủ, bình đẳng và tự nguyện Mọi quyết định của diễn đàn đều phải nhận được
sự thống nhất của tất cả các thành viên Sự quyết định sẽ dựa trên cơ sở tự nguyện
Đồng thời, ARF là cơ chế an ninh thuộc sáng kiến của ASEAN, ASEAN trở thành động lực chính phát triển diễn đàn ARF Do đó, mọi hoạt động của ARF đều bám sát theo Hiến chương, nguyên tắc hoạt động của ASEAN Trong tuyên bố thứ nhất của chủ tịch ARF (1994), đã cho biết diễn đàn sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC)11 Quy tắc này đóng vai trò như một bộ quy tắc ứng xử điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và là công cụ ngoại
11 (ASEAN Regional Forum, 1994)
10 (Yuen Foong Khong, 1997)
Trang 16giao độc đáo để xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và tăng cường hợp tác an ninh chính trị trong khu vực Một số nguyên tắc cơ bản bao gồm:
(1) Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của nhau;(2) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đồng thời quyền của các Quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và
áp đặt từ bên ngoài;
(3) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;
(4) Hợp tác có hiệu quả12
Đồng thời, ARF cũng sử dụng các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc
để chỉ đạo cho việc giải quyết tranh chấp, xung đột trong khu vực khi cơ chế giải quyết xung đột của diễn đàn chưa được hình thành