Trong đó, việc áp dụng chính sách tín dụng sinh viên là một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam, góp phần đảm bảo cơ hội được học đại học của người
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
TÍN DỤNG VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG
Đề tài HÃY PHÂN TÍCH LOẠI HÌNH TÍN DỤNG SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NÀY VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA BẢN THÂN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
GV Trần Thị Hoài Thương
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
2 Nguyễn Phương Hồng Anh 49.08.618.002
3 Nguyễn Huỳnh Như Phương 49.08.618.015
4 Trần Ngọc Như Quỳnh 49.08.618.016
5 Đinh Ngọc Thuỷ Tiên 49.08.618.023
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU
B NỘI DUNG
Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1.1 Tín dụng là gì?
1.2 Các loại hình tín dụng hiện nay
Phần II: CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG CHO SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM
2.1 Tín dụng có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động kinh
tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa tại Việt Nam 2.2 Khái niệm của chương trình tín dụng sinh viên
2.3 Phân loại chương trình tín dụng sinh viên
2.4 Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên
2.4.1 Đối tượng được vay vốn
2.4.2 Điều kiện vay vốn
2.4.3 Mức vốn cho vay
2.4.4 Thời hạn cho vay
2.4.5 Lãi suất cho vay
2.5 Mục đích vay vốn của sinh viên
2.5.1 Học phí không ngừng tăng
2.5.2 Nhu cầu vay vốn của sinh viên lớn
2.6 Lợi ích, rủi ro và những lưu ý khi sinh viên mở thẻ tín dụng
2.6.1 Lợi ích
2.6.2 Rủi ro
2.6.3 Những lưu ý khi vay vốn
PHẦN III: HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
3.1 Tác động từ xã hội và gia đình
3.1.1 Xã hội
3.1.2 Gia đình
3.2 Áp lực của sinh viên
Phần IV: HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA BẢN THÂN
C KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
3
3
3
4
5
5
5
5
6
6
6
7
7
8
8
8
9
9
10
10
11
11
11
12
12
13
13
16
Trang 3A MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tín dụng tiêu dùng đã và đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong cuộc sống của mỗi cá nhân Vì vậy sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn là mục tiêu của bất kỳ nhà quản lý kinh tế nào, dù là vĩ mô hay vi
mô Trong đó, việc áp dụng chính sách tín dụng sinh viên là một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam, góp phần đảm bảo cơ hội được học đại học của người dân trong bối cảnh giáo dục đại chúng Tín dụng cho sinh viên là một hình thức hỗ trợ tài chính và chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học, cao đẳng, hình thức này đang được áp dụng ngày rộng rãi và phổ biến tại Việt Nam Để thực hiện chương trình quản lý tín dụng dành cho sinh viên, cần sự tham gia của nhiều ngành và đơn vị khác nhau như: các cơ quan về tín dụng tài chính, Chính phủ, ngành Giáo dục, sinh viên và gia đình sinh viên Trong quá trình thực hiện cần đặc biệt chú trọng vai trò của các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng từ đó phân tích rõ các loại hình tín dụng, đặc điểm từng loại, đưa
ra khảo sát tình hình chung, liên hệ với bản thân sinh viên để có cái nhìn khách quan và
chương trình quản lý được diễn ra thuận lợi hơn
Vì vậy, em chọn chủ đề “Phân tích loại hình tín dụng sinh viên tại Việt Nam Liên hệ vấn đề này với hoạt động tài chính của bản thân” Do kiến thức của chúng em còn nhiều hạn chế và bất cập nên bài viết có thể còn sơ sót, mong Cô góp ý kiến để bài tiểu luận của
chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em chân thành cảm ơn Cô!
B NỘI DUNG
Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1.1 Tín dụng là gì?
“Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ
giữa người cho vay và người vay Tín dụng ra
đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội
Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ
chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã Khi
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng
là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa Xuất hiện sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, làm cho xã hội có sự phân hóa: giàu, nghèo, người nắm quyền lực, người không có
Trang 4gì Khi người nghèo gặp phải những khó khăn không thể tránh thì buộc họ phải đi vay,
mà những người giàu thì câu kết với nhau để ấn định lãi suất cao, chính vì thế, tín dụng nặng lãi ra đời Trong giai đoạn tín dụng nặng lãi, tín dụng có lãi suất cao nhất là 40-50%, do việc sử dụng tín dụng nặng lãi không phục vụ cho việc sản xuất mà chỉ phục vụ cho mục đích tín dụng nên nền kinh tế bị kìm hãm động lực phát triển Về sau, tín dụng
đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ
Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ Do
đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên
là người đi vay Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả”
Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập
và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả”.[1]
=> Nói tóm lại, tín dụng là sự vay mượn của người đi vay và người cho vay Những khoản vay này, sẽ được áp dụng theo lãi suất được bên cho vay quy định Bên đi vay đồng ý trả với lãi suất đó mới đủ điều kiện “mượn tiền” của bên cho vay Bên đi vay hay cho vay đều có thể là cá nhân hoặc tổ chức
1.2 Các loại hình tín dụng hiện nay
Trong quan hệ tín dụng, người nhận chuyển giao vốn sau một thời gian sử dụng vốn theo thỏa thuận phải hoàn trả lại cho người đã chuyển giao cho mình Về bản chất pháp
lý, quan hệ tín dụng là một dạng quan hệ vay tài sản nhưng khác với các quan hệ vay tài sản thông thường ở chỗ, đối tượng hoàn trả không phải là vật cùng loại mà là tiền Trong quan hệ kinh tế - thương mại, thông “thường đối tượng của nghĩa vụ hoàn trả
là một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị được chuyển giao gồm giá trị được chuyển giao
và lãi tín dụng Lãi tín dụng được tính theo lãi suất, là giá cả của tín dụng Căn cứ vào chủ thể tiến hành hoạt động tín dụng mà tín dụng được phân chia ra các loại như: tín dụng Nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng hợp tác xã Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn, tín dụng được phân chia làm các loại: tín dụng ngắn hạn (thời hạn
Trang 5sử dụng vốn tối đa đến 12 tháng), tín dụng trung hạn (thời hạn sử dụng vốn từ trên 12 tháng đến 60 tháng), tín dụng dài hạn (thời hạn sử dụng vốn từ trên 60 tháng)
Phần II: CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG CHO SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM
2.1 Tín dụng có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa tại Việt Nam:
● Thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng, góp phần điều tiết nền kinh tế vĩ mô
● Góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất
● Tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội
● Công cụ góp phần thực hiện các chính sách xã hội
● Tín dụng là công cụ để tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển, giúp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân Hoạt động tín dụng đảm bảo cho nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng cá nhân Góp phần tác động đến chế độ hạch toán kinh tế của doanh nghiệp
2.2 Khái niệm của chương trình tín dụng sinh viên
Các chương trình tín dụng sinh viên đều có điểm chung là một “kênh” cung cấp tài chính cho giáo dục đại học, cao đẳng và là một dạng thức chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học, cao đẳng, trong đó sinh viên sẽ nhận các khoản tín dụng để trang trải các chi phí trực tiếp của quá trình học tập (học phí, đồ dùng học tập, sinh hoạt phí, nơi ở, ) cho đến khi hoàn thành chương trình học tập Sau khi tốt nghiệp, tìm được việc làm và có thu nhập, sinh viên sẽ tiến hành trả tiền vay
2.3 Phân loại chương trình tín dụng sinh viên
Hiện nay, có rất nhiều tiêu chí để phân loại chương trình tín dụng cho sinh viên như: phân loại theo hình thức trả (Cho vay trả theo thế chấp, cho vay trả theo thu nhập); phân loại theo nguồn vốn và cơ quan quản lý (Chương trình của Nhà nước và Chương trình ngoài Nhà nước); phân loại theo phạm vi áp dụng (Chương trình có phạm vi quốc gia và chương trình có phạm vi theo trường), Phân loại theo mục tiêu trọng tâm của chương trình… v.v
2.4 Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên
Chính sách tín dụng mới đối với học sinh, sinh viên 04/04/2022
Ngày 23/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9
Trang 6năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên Cụ thể như sau:
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại
2.4.1 Đối tượng được vay vốn:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động
- Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: + Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật
+ Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật
+ Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật
- Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nơi cư trú
2.4.2 Điều kiện vay vốn:
- Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định
- Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường
- Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường
về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu
2.4.3 Mức vốn cho vay:
- Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên
Trang 7- Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định này
2.4.4 Thời hạn cho vay:
- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ
- Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có) Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn
- Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món
nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách
xã hội quy định
2.4.5 Lãi suất cho vay:
- Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng
- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay
-Trả nợ gốc và lãi tiền vay:
Trang 8+ Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc
+ Kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học 12 tháng theo quy định, đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên Đối tượng được vay vốn có thể trả nợ trước hạn mà không chịu lãi phạt trả nợ trước hạn
“Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2022 (bãi bỏ Điều 10 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên và Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên)” [2]
2.5 Mục đích vay vốn của sinh viên
2.5.1 Học phí không ngừng tăng
Nghị định 81 của Chính phủ về cơ chế học phí cho học sinh, sinh viên giai đoạn
2021 – 2025 có hiệu lực từ năm 2021 Nhưng đến nay chưa triển khai do ảnh hưởng của dịch COVID-19 Tuy nhiên, từ năm nay, dự định sẽ áp dụng mức học phí mới, tuy không tăng cao đột ngột theo lũy tiến cộng dồn 3 năm nhưng cũng là 2 năm Vì vậy học phí là gánh nặng với nhiều sinh viên gia đình có thu nhập trung bình, trung bình khá ở vùng ngoại thành
Theo quy định, học phí sẽ tăng dần đều hằng năm 10% Như vậy học phí năm học cuối (năm thứ tư) tăng gần 45% so với năm thứ nhất
Hiện nay chỉ có chính sách tín dụng giúp sinh viên nghèo khó khăn vay vốn tại ngân hàng chính sách theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg
2.5.2 Nhu cầu vay vốn của sinh viên
Đối tượng điều chỉnh của chính sách này khá hẹp, chưa đa dạng phương thức cho vay, thủ tục cho vay, hầu như chỉ tập trung ngân hàng chính sách Tập trung chủ yếu cho vay tín chấp, người đi vay không có tài sản đảm bảo, không phải là người trực tiếp sử dụng vốn vay Thời hạn vay vốn khá ngắn, đã ảnh hưởng đến tính hiệu lực của chính sách tín dụng sinh viên Bởi, nhiều trường hợp sinh viên ra trường chưa có việc làm là đã hết hạn hợp đồng vay
Quy trình tín dụng được đánh giá là gây khó khăn, làm mất nhiều thời gian cho cả người vay và người đi vay do mỗi hồ sơ phải qua 2 lần bình xét, phê duyệt Riêng thủ tục
Trang 9bình xét đối tượng vay vốn tại địa phương có thể lên đến hàng tháng vì các Tổ tiết kiệm
và vay vốn phải tập hợp nhiều hồ sơ mới làm thủ tục một lần Các cơ sở giáo dục chưa chủ động hoạt động cấp tín dụng cho sinh viên do khung pháp lý còn chưa rõ ràng Nhu cầu tín dụng của sinh viên các trường đại học vay tín dụng chiếm hơn 22% Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu tín dụng không chỉ giới hạn ở nhóm sinh viên thuộc gia đình khó khăn, chính sách, mà ở cả các sinh viên có hoàn cảnh bình thường, không phân biệt theo trường, hay theo chuyên ngành, hay theo hệ đào tạo
Mặt khác, mục đích vay của sinh viên cũng rất đa dạng, nhóm nghiên cứu tổng hợp
và phân loại vào 3 nhóm chính: vay đóng học phí, vay trả tiền nhà trọ, và vay cho sinh hoạt phí Trong đó tỷ lệ sinh viên vay tiền đóng học phí và vay tiền chi trả sinh hoạt phí
có tỷ lệ cao nhất, chiếm gần 75%
Trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát, có 13.56% gặp tình trạng khó khăn về tài chính Tuy nhiên, chỉ một nửa trong số này là có nhu cầu đi vay (232/436 sinh viên) Phân tích sâu hơn nhóm sinh viên có nhu cầu vay do đang gặp khó khăn về tài chính, có hơn 55% gặp khó khăn do tai nạn, bệnh tật, hỏa hoạn và dịch bệnh; tiếp đến là nhóm sinh viên mồ côi cha hoặc mẹ hoặc mồ côi cả cha và mẹ chiếm hơn 17%; nhóm sinh viên còn lại rơi vào diện chính sách khác và hộ nghèo, hộ cận nghèo
Đối với phương thức cho vay, theo kết quả khảo sát cho thấy có 47,15% sinh viên muốn tự mình đứng tên vay vốn và được một đơn vị tại nơi học tập bảo lãnh (Quỹ Phát triển của Đại học Quốc gia TPHCM) Nhóm sinh viên tiếp theo (43,95%) lựa chọn phụ huynh như người bảo lãnh cho mình đứng tên vay vốn, chỉ một số ít sinh viên (8,90%) mong muốn được phụ huynh thay mình trực tiếp đứng tên vay vốn
2.6 Lợi ích, rủi ro và những lưu ý khi sinh viên mở thẻ tín dụng
Bởi sinh viên là đối tượng thường chưa có thu nhập ổn định nên việc mở thẻ tín dụng mang lại cho các bạn nhiều lợi ích Bên cạnh đó cũng sẽ khiến các bạn gặp phải một số rủi ro khi không biết cân đối chi tiêu hợp lý Cụ thể:
2.6.1 Lợi ích
Lợi ích của các bạn sinh viên khi sở hữu thẻ tín dụng là rất lớn Đây chính là một công cụ tài chính hữu ích để các bạn chủ động hơn trong kế hoạch tài chính của mình Bạn sẽ có được một khoản tiền nhất định để đóng học, chi tiền nhà, tiền sinh hoạt kịp thời
mà không bị nhiều áp lực tài chính chi phối việc học
Trang 10Đồng thời, khi sử dụng thẻ tín dụng bạn sẽ dễ dàng kiểm soát các chi tiêu của mình
và tích lũy cho bản thân kinh nghiệm lập kế hoạch, sử dụng tiền hợp lý
Ngoài ra, việc sử dụng thẻ tín dụng còn đảm bảo an toàn và bảo mật cao hơn so với sử dụng tiền mặt Nếu sử dụng tiền mặt các bạn sinh viên dễ bất cẩn làm rơi thì với một chiếc thẻ tín dụng nhỏ gọn sẽ giúp các bạn thực hiện mọi chi tiêu đảm bảo, tiện lợi hơn rất nhiều Đặc biệt, khi sở hữu thẻ tín dụng sinh viên bạn còn được hoàn tiền cho các khoản chi tiêu - đây là một ưu đãi rất lớn giúp các bạn sử dụng nguồn tài chính hiệu quả hơn
2.6.2 Rủi ro
Với các bạn sinh viên thói quen mua sắm, chi tiêu khi có nguồn tài chính thường bị
“quá tay” Vì vậy, rủi ro lớn nhất khi các bạn sở hữu thẻ tín dụng là số tiền chi tiêu vượt quá khả năng chi trả Điều này khiến các bạn đối mặt với nguy cơ không trả được nợ trước hạn và sẽ bị tính thêm lãi suất Do đó, để tránh rủi ro này, các bạn sinh viên cần có
kế hoạch chi tiêu cụ thể, chỉ sử dụng thẻ tín dụng để chi cho các nhu cầu cần thiết Đồng thời, cân đối chi tiêu phù hợp với khả năng thanh toán để hạn chế thấp nhất chi phí và lãi suất phải trả
2.6.3 Những lưu ý khi vay vốn
Lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng phù hợp: Đây là yếu tố đầu tiên đóng vai trò quan trọng nhất Các ngân hàng có những chính sách ưu đãi về lãi suất, chương trình giảm giá, khuyến mãi phù hợp với nhu cầu của bạn sẽ là lựa chọn tốt nhất Khi đó, việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ mang lại tối đa lợi ích như: giảm giá khi mua vé xem phim,
vé máy bay, vé khách sạn, tặng voucher mua sắm, tích điểm đổi quà,
Thanh toán đúng hạn: Việc trả nợ đúng hạn rất quan trọng để bạn giảm bớt được nhiều những khoản phí, tiền lãi không đáng có Ngoài ra, điều này còn giúp bạn không bị cho vào danh sách nợ xấu, sẽ gây khó khăn cho việc vay vốn, mở thẻ tín dụng sau này
Có kế hoạch chi tiêu hợp lý: Bản chất của thẻ tín dụng chính là hình thức “vay vốn” Bạn sẽ có thể chi tiêu trước và trả tiền sau Nếu không có kế hoạch chi tiêu, tính toán cẩn thận bạn sẽ rất dễ bị lạm dụng và chi tiêu mất kiểm soát Khi đó, rất nhiều hệ lụy đi kèm như: không có khả năng chi trả, lãi đẻ thêm lãi và gánh nặng tài chính sẽ càng nặng nề Đóng thẻ tín dụng khi không hiệu quả: Sau 1 thời gian sử dụng nếu thấy việc sử dụng thẻ không thật cần thiết và hiệu quả không như ý Các bạn sinh viên nên đóng thẻ tín dụng để giảm thiểu các chi phí phát sinh Qua đó, cũng tự kiểm điểm, đánh giá việc chi tiêu của mình và rút kinh nghiệm để xây dựng bài toán kiểm soát tài chính tốt hơn