Nội dung tìm hiểu chính của các công trình là làm rõ nguồn gốc, bản chất, vai trò của những hiện tượng tâm lý xã hội - trong đó có hiện tượng bầu không khí tâm lý tập thể - đối với hoạt
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ MỘT SỐ LỚP HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM
VÀ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô khoa Tâm lý Giáo dục – trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập đại học, xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô đã giảng dạy cho lớp cao học Tâm
lý học K18 - trường Đại học Sư phạm Tp.HCM , xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị
Tứ đã hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin cảm ơn các anh chị cùng khóa học đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU Ý NGHĨA BKKTL : Bầu không khí tâm lý ĐLC : Độ lệch chuẩn
GV : Giảng viên
HĐ : Hoạt động P-N-T : Pháp – Nga – Trung
R : Hệ số tương quan R.luyện : Rèn luyện
Sig : Mức ý nghĩa
TB : Trung bình THĐỘ Đ/V : Thái độ đối với
TN : Thực nghiệm
T-Test : Kiểm nghiệm T
Tukey : Kiểm nghiệm Tukey
Dấu “.” nằm trong mỗi số liệu : Dấu cách thập phân
Dấu “.” trước đầu mỗi số liệu : “0.”
Trang 4MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mục đích cuối cùng của khoa học là nhằm phục vụ cho cuộc sống Việc nghiên cứu Tâm lý học cũng không nằm ngoài mục đích chung đó Là một ngành khoa học có tiềm năng ứng dụng hết sức rộng rãi trong mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, tâm lý học đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu theo hướng do thực tiễn, bởi thực tiễn và vì thực tiễn Hiện tại, tâm lý học đã được nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, truyền thông,… và đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo con người
Tại Việt Nam, một trong những yêu cầu lớn và bức thiết của xã hội ngày nay là đổi mới nền giáo dục Để thực hiện được sự nghiệp đổi mới này, nền giáo dục phải huy động và vận dụng thành tựu nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau, từ các ngành khoa học tự nhiên đến những ngành khoa học xã hội và các ngành khoa học đặc thù Trong đó, một trong những ngành khoa học mà sự nghiệp đổi mới nền giáo dục cần thiết vào bậc nhất chính là tâm lý học Đây là khoa học nghiên cứu về đời sống tinh thần con người, là đối tượng tác động chính của công tác giáo dục Muốn góp phần thực hiện được điều đó, tâm lý học phải tìm ra những con đường ứng dụng các thành tựu của mình để phục vụ công cuộc đổi mới ấy
Trong hệ thống giáo dục phổ thông cũng như chuyên nghiệp, tổ chức tế bào quan trọng bậc nhất chính là lớp học – một nhóm xã hội có trình độ tổ chức cao – còn gọi là tập thể lớp học Trong tập thể đó, rất nhiều hiện tượng tâm lý chung nảy sinh như: trí tuệ tập thể, ý thức tập thể, truyền thống tập thể, dư luận trong tập thể và đặc biệt là bầu không khí tâm lý tập thể Bầu không khí tâm lý này được nảy sinh từ trong quá trình hoạt động chung của tập thể và khi đã
hình thành, nó chi phối ngược lại tính tích cực của mỗi thành viên trong quá trình hoạt động Vì vậy, việc nghiên cứu những điểm mạnh, những hạn chế và những yếu tố chi phối bầu không khí tâm lý tại một lớp học nào đó sẽ giúp cho người giáo viên cũng như nhà quản lý giáo dục tại nơi
đó có thể phát huy hay điều chỉnh nó theo hướng tích cực hơn Bên cạnh đó, nếu có thể tìm ra
hệ thống biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý lớp học thuận lợi thì sẽ kích thích được tinh thần học tập và rèn luyện của từng học sinh – sinh viên, mang đến những hiệu quả rõ rệt cho quá trình dạy học và giáo dục
Hiện tại, đã có một số đề tài nghiên cứu về hiện tượng bầu không khí tâm lý tập thể trong nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là trong các xí nghiệp sản xuất Tuy nhiên, nghiên cứu về
Trang 5bầu không khí tâm lý trong lớp học thì hiện tại chỉ có một vài công trình, nghiên cứu về bầu không khí tâm lý lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có công trình nào Song song đó, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện sứ mạng xây dựng trường trở thành một trong hai trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước,
là một trong những ngọn cờ đầu để đào tạo nên những giáo viên có chất lượng nhằm phục vụ quá trình đổi mới giáo dục
Xuất phát từ nhiệm vụ thực tiễn của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu khoa học là chưa có công trình nào nghiên cứu về bầu không khí
tâm lý lớp học tại cơ sở giáo dục này, người nghiên cứu mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp cải thiện”
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu thực trạng về bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Đề xuất các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý lớp học
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý lớp học
3.2 Khách thể nghiên cứu:
306 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
4.1 Bầu không khí tâm lý mỗi lớp học có những nét đặc trưng riêng, tồn tại một số đặc điểm tích cực lẫn tiêu cực do các nguyên nhân bên ngoài và bên trong ảnh hưởng, trong đó, nguyên nhân bên trong là quyết định
4.2 Bầu không khí tâm lý lớp học có thể cải thiện thông qua việc tác động đến những yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý đó
Trang 65 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
5.1 Làm rõ cơ sở lý luận về:
- Bầu không khí tâm lý lớp học
- Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý lớp học
5.2 Tìm hiểu thực trạng bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện bầu không khí tâm lý trong lớp học trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý trong lớp học đó
5.4 Thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả của một số biện pháp tiêu biểu
6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
6.1 Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu bầu không khí tâm lý trong một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Đề tài không nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tất
cả các lớp học và không nghiên cứu bầu không khí tâm lý chung của cả trường
Việc đề xuất các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học được giới hạn ở mức độ ý tưởng ban đầu, hạn chế về mức độ cụ thể hóa chuyên sâu chi tiết Việc thực nghiệm chỉ tiến hành với 3 biện pháp tiêu biểu trong các biện pháp trên 3 biện pháp này phải cụ thể hóa chi tiết
Trang 7Phân tích và chứng minh mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và tính chất của bầu không khí tâm lý nhóm
Trang 8Trong các lĩnh vực trên, mảng quản lý là lĩnh vực có nhiều nghiên cứu ứng dụng và tác phẩm viết về bầu không khí tâm lý nhất Riêng trong lĩnh vực tâm lý học ứng dụng cho ngành sư phạm, các nghiên cứu còn ít và tương đối nhỏ lẻ
Sau đây là khái quát một số công trình nghiên cứu về bầu không khí tâm lý nói chung và bầu không khí tâm lý trong lớp học nói riêng được tiến hành trong và ngoài nước
+ Môi trường tự nhiên tạo nên chỗ ở, chỗ làm việc
+ Môi trường tâm lý: mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể
Để tạo một môi trường tâm lý tốt, người quản lý cần phải:
+ Làm cho các thành viên trong nhóm thấu hiểu nhau
+ Hình thành tinh thần tự tôn tập thể, ý thức về nhóm chung
+ Hạn chế và giải quyết kịp thời các xung đột trong nội bộ nhóm
- Trong cuốn “Tâm lý học lao động” [35, tr 86] và cuốn “Tâm lý học quản lý” [33, tr 13 – 94], tác giả Trần Trọng Thủy đã nghiên cứu theo hướng phân tích các biện pháp nhằm xây dựng
Trang 9bầu không khí tâm lý lành mạnh Trong đó, biện pháp cốt lõi là tích cực ngăn ngừa các xung đột xảy ra giữa các thành viên Để thực hiện được điều đó, người có trách nhiệm phải:
+ Lựa chọn các thành viên có phẩm chất đạo đức, có sự tương đồng tâm lý vào cùng một nhóm, đặc biệt là về mục đích làm việc và tính cách cá nhân
+ Song song đó, phải sắp xếp cán bộ một cách chính xác, người lãnh đạo cần có cấp phó và người giúp việc phù hợp, vì xung đột hiển nhiên sẽ xảy ra nếu nhưng không có sự nhất trí cao trong phương pháp lãnh đạo Những xung đột trong bộ máy quản lý sẽ nhanh chóng lâu lan sang tập thể, bởi khi xung đột mỗi người sẽ tìm đến một nhóm người nào đó trong tập thể làm chỗ dựa để ủng hộ quan điểm của mình
+ Không chỉ sắp xếp con người, tác giả cũng lưu ý về mặt tổ chức công việc sao cho hợp lý –
rõ ràng – có nguyên tắc Công việc trôi chảy, phối hợp nhịp nhàng, tiền lương tốt thì xung đột ít
có điều kiện xảy ra
- Tác giả Lê Ngọc Lan trong tác phẩm “Bầu không khí tâm lý gia đình và việc giáo dục trẻ em” [16, tr 4] đã khẳng định: Một bầu không khí tâm lý tích cực tạo điều kiện thuận lợi để trẻ
em sống trong môi trường đó có một nhận thức lành mạnh – thái độ tốt và thói quen tích cực đối với những người xung quanh
- Ngoài ra, khái niệm về bầu không khí tâm lý cũng được phân tích và mô tả trong các tài liệu chuyên khảo về Tâm lý học xã hội như:
+ Tâm lý học xã hội [2] của tác giả Vũ Dũng
+ Tâm lý học xã hội [3] của tác giả Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển
+ Tâm lý học xã hội – những vấn đề lý luận [4] của tác giả Trần Hiệp (chủ biên)
cùng một số tác phẩm khác Trong những tài liệu này, các tác giả đã đúc kết về định nghĩa – cấu trúc cũng như một số yếu tố chi phối đến sự hình thành và phát triển của một bầu không khí tâm lý tập thể Tuy nhiên, các nội dung còn mang tính chất tổng hợp kinh nghiệm bước đầu, phân tích dưới góc độ như là một trong rất nhiều những hiện tượng tâm lý xã hội Do đó, chưa
có tài liệu phân tích mang tính chuyên sâu và toàn diện
Nhìn chung, đã có những nghiên cứu lý luận trong nước đề cập đến khái niệm bầu không khí tâm lý tập thể Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu lý luận bài bản, hệ thống và chuyên sâu
b Về nghiên cứu thực trạng, một số đề tài đã mô tả đặc điểm bầu không khí tâm lý của nhiều nhóm đối tượng mà trong đó đa phần là sinh viên Chẳng hạn như:
Trang 10- Từ năm 1983, tác giả Đỗ Thị Hường đã nghiên cứu “Bầu không khí tâm lý tập thể sinh viên
sư phạm mẫu giáo và ảnh hưởng của nó tới tâm trạng cá nhân” [27] Trong đề tài này, tác giả
đã đưa ra khái niệm về bầu không khí tâm lý tập thể và sự tương quan của nó với tâm trạng của từng thành viên trong tập thể đó Tuy nhiên, đề tài chưa đưa ra các tiêu chí đánh giá một cách toàn diện về bầu không khí tâm lý và mối tương quan giữa bầu không khí chung và tâm trạng riêng của cá nhân chưa thể hiện rõ nét
- Sau đó, trong đề tài tương tự nghiên cứu về “Bầu không khí tâm lý tập thể sinh viên sư phạm mẫu giáo và ảnh hưởng của nó tới tâm trạng cá nhân” [23], tác giả Lê Thị Hân đã khắc
phục các khuyết điểm trên và có một cái nhìn tương đối đầy đủ về bầu không khí tâm lý
- Với đề tài “Nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể ở sinh viên trường cao đẳng sư phạm Ninh Bình” [25], tác giả Trần Đức Hội tiếp cận bầu không khí tâm lý tập thể dưới góc độ xem
đó là tổ hợp xu hướng và cảm xúc chung của từng thành viên riêng lẻ trong tập thể Cách tiếp cận này chưa được toàn diện và hệ thống Tuy nhiên, đề tài đã đóng góp cho những nhà nghiên cứu một cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ giữa cảm xúc và các yếu tố khác trong cấu trúc của một bầu không khí tâm lý tập thể
- Nằm trong nhóm đề tài tìm hiểu về các yếu tố chi phối đến bầu không khí tâm lý tập thể, đề
tài “Tìm hiểu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng đối với bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” [5] đã làm sáng rõ mối
tương quan nhân quả giữa yếu tố thủ lĩnh – lãnh đạo đối với tâm trạng của từng thành viên và của chung tập thể Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu của đề tài, sự ảnh hưởng của người lãnh đạo chưa đặt trong mối quan hệ với rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng khác nhằm kiểm soát các yếu tố gây nhiễu lên bầu không khí tâm lý tập thể
- Nghiên cứu một cách toàn diện hơn về các yếu tố chi phối đến tâm trạng chung của tập thể,
tác giả Hoàng Đình Châu đã tìm hiểu phương pháp “Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể khoa giáo viên trong các trường đào tạo sĩ quan” [6] Đề tài đã nêu ra những đặc
trưng về hoạt động đào tạo và con người tại khoa giáo viên trong nhà trường quân đội, từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý nói chung và biện pháp tác động đến bầu không khí này Tuy nhiên, do nghiên cứu trong môi trường quân đội, đề tài quá thiên về yếu
tố tuân thủ điều lệnh, chấp hành mối quan hệ cấp trên - cấp dưới mà xem nhẹ yếu tố tình cảm và giao tiếp thân thiện giữa các thành viên
Trang 11- Tương tự, đề tài “Nghiên cứu bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội” [1] của tác giả Trần Đức Long vẫn còn mang nặng tính kỉ luật
quân đội, lãnh đạo – cấp dưới trong việc hình thành bầu không khí tâm lý trong tập thể học viên Tuy nhiên, đề tài có ưu điểm là đã tách bạch được cấu trúc của bầu không khí tâm lý thành hai yếu tố: yếu tố nhận thức và yếu tố thái độ - cảm xúc để khảo sát và phân tích
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu về bầu không khí tâm lý đều được tiến hành trên những đối tượng thuộc hai nhóm môi trường: sư phạm và quân đội Trong đó, các nghiên cứu trong môi trường sư phạm được đặt dưới góc nhìn mang tính toàn diện hơn, các nghiên cứu trong môi trường quân đội có những đặc trưng riêng Tuy nhiên, tất cả các đề tài đều chưa đưa ra một hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý một cách đầy đủ và cấu trúc Song song
đó, các biện pháp để cải thiện bầu không khí tâm lý còn tương đối ít, mang tính kinh nghiệm và chưa có cách tiếp cận bài bản cũng như việc thực nghiệm còn hạn chế
1.1.2 Ngoài nước
a Trong tâm lý học phương Tây, hiện tượng “bầu không khí tâm lý tập thể” được nghiên cứu rộng rãi trong các lĩnh vực tâm lý học như: Tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, tâm lý học kinh doanh, tâm lý học công nghiệp, khoa học hành vi tổ chức… Do đó, nền tâm lý học phương Tây cũng đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức vào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
Một trong những nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trong khoảng thời gian 1924 – 1932, hai nhà tâm lý học người Mỹ là E Mayo và F Roethlisberger đã tiến hành nghiên cứu các quan
hệ không chính thức và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất tại các nhóm lao động Mặc dù chưa đề cập đến bầu không khí tâm lý một cách chính thức nhưng đề tài đã đề cập đến khá nhiều khía cạnh của hiện tượng này, đặc biệt là hệ thống thái độ cảm xúc giữa các thành viên, đó là một cơ sở quan trọng trong cấu trúc bầu không khí tâm lý nhóm
Cũng trong những năm 30 của thế kỉ 20, K Lewin đã cho ra đời tác phẩm “Một lý thuyết động lực về nhân cách” Trong tác phẩm này, K Lewin đã tập trung nghiên cứu quan hệ bên trong nhóm và vai trò của người lãnh đạo, quản lý đối với bầu không khí tâm lý nhóm ở các thời điểm khác nhau Ông đã chỉ ra tính quy định của phong cách lãnh đạo trong việc tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực hoặc tiêu cực trong các nhóm nhỏ và chính K Lewin là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ bầu không khí tâm lý mà tâm lý học phương Tây hiện nay đang dùng Như vậy, K Lewin được xem như người khởi đầu những nghiên cứu chính thức về bầu không
Trang 12khí tâm lý của tổ chức và người đầu tiên phát hiện ra quy luật tâm lý về việc phụ thuộc hành vi các nhân vào các mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường hoàn cảnh với tâm lý cá nhân Các nghiên cứu về bầu không khí tâm lý bắt đầu nở rộ trong tâm lý học phương Tây từ những năm 50 của thế kỉ 20 như công trình của L Festinger, S Schater [43], K W Back [43],
B E Colins, B Raven [43] Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc làm rõ ảnh hưởng của bầu không khí tâm lý tập thể đối với hiệu quả sản xuất của tập thể đó G Forehand đã nhận định về các nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tổ chức là: làm rõ những chỉ số về nhân cách tạo ra bầu không khí tâm lý của tổ chức, tìm ra các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bầu không khí tâm lý của tổ chức; một số nghiên cứu khác hướng vào mối quan hệ phụ thuộc của hành vi vào các yếu tố tâm lý nhân cách và các yếu tố tâm lý nhóm [45, tr 363]
Hiện nay, các nghiên cứu về bầu không khí tâm lý trong tâm lý học phương Tây đang rất phát triển và được tiến hành dưới nhiều góc độ và nhiều hướng ứng dụng như một bộ phận của tâm lý học xã hội, tâm lý học công nghiệp, tâm lý học quản lý… Với các hướng nghiên cứu chủ yếu này, tâm lý học phương Tây đã đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ hình thành, phát triển bầu không khí tâm lý của tổ chức Các chỉ số sau đây được hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng
để lượng hóa bầu không khí tâm lý:
+ Cơ cấu tổ chức
+ Khen thưởng trong tổ chức
+ Sự quan tâm của lãnh đạo đối với thành viên
+ Giao tiếp thân thiện trong tổ chức
+ Quan hệ liên nhân cách trong tổ chức
+ Quan hệ chỉ huy, phục tùng trong tổ chức
Hiện tại, bầu không khí tâm lý được nhìn dưới ba góc độ:
- Xem bầu không khí tâm lý của tổ chức như là kết quả của sự tác động phức hợp qua lại của các yếu tố trong tổ chức đó
- Xem bầu không khí tâm lý của tổ chức như là yếu tố mang tính nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
- Xem bầu không khí tâm lý của tổ chức như là yếu tố điều chỉnh, điều khiển hành vi của cá nhân, của nhóm
Trang 13Tóm lại, tâm lý học phương Tây đã có khá nhiều kết quả trong nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tổ chức Các công trình nghiên cứu không những chỉ ra các yếu tố quy định bầu không khí tâm lý của tổ chức mà còn xác định vai trò của bầu không khí tâm lý đối với việc thực hiện các chức năng của tổ chức Đặc biệt, tâm lý học phương Tây đã có nhiều cố gắng trong việc xác định hệ thống phương pháp nghiên cứu bầu không khí tâm lý của nhóm, tổ chức trong các đơn vị sản xuất cụ thể
Tuy nhiên, do các nghiên cứu xuất phát từ nhiều quan điểm lý luận khác nhau, phương pháp khác nhau nên kết quả nghiên cứu thu được có nhiều mâu thuẫn
b Trong tâm lý học Mác-xít, các nhà tâm lý học Xô-viết đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội từ sau Cách mạng tháng Mười Nga Nội dung tìm hiểu chính của các công trình là làm rõ nguồn gốc, bản chất, vai trò của những hiện tượng tâm lý xã hội - trong đó có hiện tượng bầu không khí tâm lý tập thể - đối với hoạt động của cá nhân cũng như của nhóm và tập thể nhằm mục đích xây dựng tập thể lao động xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhân cách con người trong chế độ mới
- Năm 1963, ba nhà tâm lý học là E.V.Xô-rô-khô-va, N.C.Man-xu-nốp, K.K.Pla-tô-nốp đã trình bày những kết quả nghiên cứu ban đầu về mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong một tập thể - làm cơ sở cho việc nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể
- Năm 1966, thuật ngữ “Bầu không khí tâm lý” lần đầu tiên được N.C Man-xu-rốp sử dụng Ông đã chỉ ra trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động có bầu không khí tâm lý tập thể N.C Man-xu-rốp cũng chỉ ra một số con đường để xây dựng một bầu không khí tâm lý tập thể tích cực như tổ chức một môi trường làm việc tốt, chăm sóc đời sống tinh thần cho người lao động, chăm lo đời sống vật chất cho người lao động, sử dụng các biện pháp kích thích động cơ làm việc của tập thể [21, tr 8]
- Năm 1969, V.M.Sêpel là người đầu tiên đưa ra định nghĩa bầu không khí tâm lý tập thể:
“Bầu không khí tâm lý là sắc thái xúc cảm giữa các thành viên trong tập thể Nó xuất hiện trên
cơ sở có sự gần gũi thiện cảm giống nhau về mặt tính cách, hứng thú, xu hướng” [28, tr 18]
- Những năm kế tiếp, các nhà tâm lý học Xô-viết như E.X.Cu-đơ-min, J.P.Vôn-cốp, tô-va, B.V.Sô-rô-khô-va tiếp tục đi sâu nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể và đạt được nhiều thành tựu [95]
O.I.Zô-Nhìn chung, các nhà tâm lý học Xô-viết tập trung vào các vấn đề sau:
Trang 14- Bản chất của bầu không khí tâm lý tập thể (phản ánh các điều kiện của đời sống tập thể, phản ánh tính chất các mối quan hệ qua lại trong tập thể)
- Hình thức biểu hiện (thể hiện thông qua hành vi cư xử, thái độ giao tiếp)
- Quá trình hình thành (qua con đường hoạt động và giao tiếp chung)
- Những ảnh hưởng trong các lĩnh vực của cuộc sống (lao động sản xuất, giáo dục…)
Tóm lại, tâm lý học mác-xít do các nhà tâm lý học Xô-viết nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng trong việc lý giải một cách khá toàn diện hiện tượng bầu không khí tâm lý tập thể trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là đã chỉ
ra được đúng bản chất của bầu không khí tâm lý tập thể
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt giữa nhóm và tập thể Nhóm là một khái niệm rộng hơn tập thể, không phải bất cứ nhóm nào cũng là tập thể Khi nghiên cứu về nhóm, J.P Chaplin cho rằng: “Nhóm (nhóm xã hội) là sự tập hợp các cá nhân mà ở đó họ có một số đặc điểm chung hoặc cùng theo đuổi một mục đích giống nhau” [41, tr.462] Tác giả còn nhấn mạnh, nhóm có thể là hai hoặc một số cá nhân mà giữa họ có sự tương hợp với nhau
Theo E.H Chein: “Nhóm là một cộng đồng của con người mà ở đó các thành viên có sự tương tác lẫn nhau, có sự hiểu biết lẫn nhau và tự ý thức về nhóm của mình” [42, tr.67] Theo Chein, những đặc điểm quan trọng của nhóm là khả năng tương tác lẫn nhau và khả năng hiểu biết lẫn nhau
Tác giả Nguyễn Đình Chính, Phạm Ngọc Uyển cho rằng: “Nhóm là một cộng đồng người sẽ luôn được thống nhất với nhau về một số dấu hiệu chung, cùng tham gia thực hiện những mục tiêu cụ thể một cách trực tiếp hay gián tiếp theo vai trò của mình và có một thủ lĩnh xác định” [1, tr.85]
Trang 15Qua các khái niệm trên, nhìn chung, các nhà tâm lý học xã hội hiểu nhóm là một tập hợp người có quan hệ với nhau, cùng theo đuổi một mục đích chung và có những chức năng, nhiệm
vụ khác nhau trong nhóm
Khi nghiên cứu về tập thể, A.G Côvaliốp cho rằng: Tập thể là một khối cộng đồng người nhằm thực hiện những mục đích có ý nghĩa xã hội Những mục đích này có thể có tính chất hành chính – Nhà nước, tính chất sản xuất, khoa học, học tập, thể thao v.v [12, tr148]
Theo tác giả Trần Trọng Thủy: “Tập thể là một nhóm người, một bộ phận xã hội thống nhất bằng những mục đích chung trong sự hoạt động phối hợp cùng nhau Tập thể chỉ có được với điều kiện là nó thống nhất được mọi người trên những nhiệm vụ hoạt động và hoạt động ấy phải
có ích cho xã hội” [35, tr84]
Trong cuốn: “Những khía cạnh tâm lý của công tác cán bộ”, tác giả Nguyễn Hải Khoát viết:
“Tập thể là một nhóm người có tổ chức chặt chẽ, thống nhất theo một mục đích chung và đang hoạt động, phục vụ xã hội” [11, tr.176]
Cuốn “Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý sản xuất” đưa ra khái niệm cụ thể về tập thể lao động và cho rằng: “Tập thể lao động là một tập hợp nhiều người lao động trong một tổ chức chặt chẽ nhằm những mục đích chung, có những mục tiêu và nhiệm vụ thống nhất, có sự nhất trí
về tư tưởng, chính trị và đạo đức, có kỷ luật lao động tập thể, tự giác, có sự lãnh đạo thống nhất
từ trên xuống dưới, có sự quản lý chặt chẽ về mọi mặt lao động sản xuất và sinh hoạt tập thể” [39, tr.63]
Đồng ý với tác giả Trần Trọng Thủy, người nghiên cứu đưa ra định nghĩa về tập thể như sau:
Tập thể là một nhóm người có tổ chức chặt chẽ, quan hệ với nhau nhằm thực hiện mục đích chung, cùng thống nhất trong hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích của mỗi người
Tập thể có những chức năng cơ bản là chức năng nghiệp vụ, chức năng xã hội – chính trị, và chức năng giáo dục và có những đặc trưng cơ bản như sau:
a Mục đích hoạt động của tập thể mang ý nghĩa xã hội
Tập thể là những nhóm người có tổ chức tương đối ổn định, bền vững , được hình thành trên
cơ sở xã hội quy định Những nhóm xã hội chỉ trở thành tập thể khi nó không bó mình lại vì mình mà đem hoạt động của mình phục vụ những mục đích và lợi ích cộng đồng, xã hội Tuy nhiên, muốn trở thành mộ tập thể chân chính, phát huy được sức mạnh sáng tạo, sáng kiến và
Trang 16năng lực của mỗi thành viên để phấn đấu vì lợi ích có ý nghĩa xã hội thì những mục tiêu của tập thể đặt ra phải được từng thành viên lĩnh hội, tạo nên sự thống nhất với nhau về mục đích chung, giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân
b Có tổ chức chặt chẽ, hoạt động mang tính kế hoạch cao
Với tư cách là một tổ chức, hoạt động của tập thể không diễn ra một cách tùy tiện, mù quáng
mà nó đòi hỏi có tính kế hoạch cao, có mối lien hệ hữu cơ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong tập thể Muốn đạt được điều đó, trong tập thể phải có người lãnh đạo Thông qua hoạt động của người lãnh đạo mà hướng sự nỗ lực của mọi người vào việc thực hiện các mục tiêu của tập thể, tạo điều kiện vật chất, tinh thần để thực hiện kế hoạch, đồng thời đưa hoạt động của tập thể đi vào nề nếp
c Trong tập thể phải có kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh
Kỷ luật là một điều kiện cơ bản để xây dựng tập thể và để cho nó tồn tại kỷ luật tạo ra một trật tự nhất định trong hoạt động của mọi người Trình độ kỷ luật của một tập thể không chỉ đơn giản là sự tuân thủ tuyệt đối của người dưới quyền mà nền tảng của nó là sự ý thức về nghĩa vụ đối với xã hội, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, thói quen thực hiện nghiêm túc những quy định của tập thể ở mỗi thành viên
d Quan hệ của mỗi thành viên được xây dựng trên tinh thần đồng đội, sự phục thuộc lẫn nhau về trách nhiệm xã hội
Nét nổi lên trong quan hệ giữa các thành viên là tinh thần đoàn kết, hiệp đồng, sự quan tâm lẫn nhau, đòi hỏi cao ở nhau nhằm thực hiện tốt mục đích hoạt động của tập thể và đảm bảo cho
sự phát triển toàn diện của của mỗi thành viên “Quan hệ tập thể là sự phối hợp hiệp đồng tạo ra những khả năng và sức mạnh mới vượt xa sức mạnh của tất cả các thành viên cộng lại quan hệ tập thể được biểu hiện tập trung ở bầu không khí chính trị, đạo đức và tâm lý lành mạnh, ở tính chất dân chủ nội bộ và tín nhiệm của người chỉ huy, lãnh đạo thành công của công tác giáo dục chính trị phần lớn phụ thuộc vào chỗ, những quan hệ nào đang hình thành trong tập thể, bầu không khí nào đang ngự trị trong đó” [55, tr.320]
e Trong lòng tập thể có sự nảy sinh và phát triển những hiện tượng tâm lý xã hội đặc trưng
Mỗi tập thể đều được đặc trưng bởi một loạt đặc điểm tâm lý của mình Tâm lý tập thể là một mặt đời sống tinh thần của tập thể, do vậy, một mặt nó phản ánh những điều kiện sống
Trang 17chung, mặt khác nó phản ánh những điều kiện sống và hoạt động riêng của tập thể, phong cách lãnh đạo… Đặc trưng tâm lý của mỗi tập thể được biểu hiện tập trung ở tâm trạng xã hội của tập thể, dư luận tập thể, truyền thống tập thể và nhìn chung là bầu không khí tâm lý tập thể
Các tập thể không xuất hiện ngay mà phải qua một quá trình hình thành và phát triển Điều này có nghĩa là tập thể không dừng tại chỗ, chúng vận động, phát triển, trưởng thành phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài và những điều kiện bên trong, vào hoàn cảnh khách quan
và chủ quan của tập thể
Khi nghiên cứu sự phát triển của tập thể, các nhà tâm lý học đều xuất phát từ nguyên lý phát triển của triết học Mác – Lênin: Đó là quá trình vận động từ đơn giản đến phức tạp, quá trình có những biến đổi về chất và là quá trình luôn giải quyết mâu thuẫn nội tại
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về giai đoạn và trình độ phát triển của tập thể
Quan niệm thứ nhất, chia sự phát triển của tập thể thành ba giai đoạn Tiêu biểu cho quan niệm này là các tác giả cuốn “Tâm lý học quân sự” [14, tr.259-260] Mai Hữu Khuê [11, tr.97-98]
Quan niệm thứ hai, người đại diện là A.B Pêtrốpxki [(dẫn theo) 26, tr.44], ông đã dựa trên “ Quan điểm tầng bậc của tính tích cực nhóm” Theo quan điểm này nhóm gồm có ba tầng, mỗi tầng được đặc trưng bởi một nguyên tắc xác định, trong đó các mối quan hệ giữa các thành viên được hình thành
Quan niệm thứ ba, phân chia sự phát triển của tập thể ra làm bốn giai đoạn Đại diện cho quan niệm này là A.G Kôvaliov và trong nước là Bùi Văn Huệ: giai đoạn thứ nhất là giai đoạn tổng hợp sơ cấp hoàn thành việc lựa chọn các thành viên, bố trí họ vào các vị trí công tác; giai đoạn hai là cấu trúc hóa hay phân hóa; giai đoạn ba là giai đoạn tổng hợp thật sự hay hợp nhất mọi người vào trong tập thể, giai đoạn bốn là giai đoạn yêu cầu tối đa đối với bản thân mỗi người trên nền tảng yêu cầu của tập thể
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về giai đoạn phát triển của tập thể, tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất ước lệ vì sự phát triển của tập thể là sự phát triển liên tục Mỗi giai đoạn đánh dấu sự chin muồi của các quan hệ xã hội, trình độ phát triển, mức độ đoàn kết và trình độ
tổ chức khoa học của tập thể Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của tập thể giúp chúng ta thấy được đặc điểm ở từng giai đoạn, từ đó có một phương pháp lãnh đạo, quản lý thích hợp Đặc
Trang 18biệt là từ mõi giai đoạn phát triển của tập thể sẽ thấy được bầu không khí tâm lý thể ứng với mỗi giai đoạn đó
1.2.2 Tập thể lớp học
Lớp học là một dạng tập thể học viên trong nhà trường, được tập hợp và tổ chức theo một tiêu chí nhất định và các thành viên có mối quan hệ với nhau nhằm thực hiện mục đích học tập và rèn luyện, mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích chung cho lớp học và lợi ích cho từng học viên
Tập thể lớp học có những đặc trưng cơ bản như sau:
a Lớp học hoạt động vì mục đích chung: học tập và rèn luyện
Lớp học là những nhóm học viên có tổ chức tương đối ổn định, bền vững, được hình thành theo tiêu chí độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên ngành.v.v Lớp học được xã hội hình thành với mục đích rèn luyện các phẩm chất và năng lực cho học viên nhằm phục vụ cho các nhu cầu chung của xã hội Mục đích học tập đó được cả lớp học lĩnh hội, tạo nên sự thống nhất với nhau
về mục đích chung, giữa lợi ích lớp học và lợi ích học viên
b Lớp học có tổ chức chặt chẽ, hoạt động mang tính kế hoạch cao
Thành viên của lớp học mang tính ổn định, hoạt động có tính kế hoạch cao, giữa các thành viên có sự phối hợp trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập và rèn luyện Ngoài ra, trong tập thể lớp học có người chịu trách nhiệm tổ chức lớp – tức ban cán sự Ngoài ra, còn có các thủ lĩnh không chính thức, các tổ chức đoàn thể như Chi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi Hội Sinh viên Việt Nam Thông qua hoạt động của các cá nhân hoặc ban lãnh đạo mà tập thể hướng sự nỗ lực của các thành viên vào việc thực hiện các mục tiêu học tập và rèn luyện, đưa hoạt động của lớp học đi vào nề nếp
Lớp học có sự đồng nhất tương đối về lứa tuổi, trình độ học vấn, vốn kinh nghiệm sống… tồn tại cùng nhau một cách liên tục và khá ổn định Do đặc điểm này mà lớp học được tổ chức một cách hệ thống, có nội dung thiết thực và hiệu quả
c Lớp học có nội quy, kỷ luật của lớp
Dựa trên các chuẩn mực của tập thể (kỉ luật, nề nếp, truyền thống) thành văn hoặc bất thành văn, dựa trên mục đích hoạt động chung, tập thể lớp học đưa ra các đánh giá, thái độ chung đối với các hành vi, hành động của mỗi người Thông qua đó, tập thể lớp học điều chỉnh hành vi của
Trang 19mỗi học viên đồng thời nó giúp cho các thành viên hiểu biết nhau hơn, tạo điều kiện cho việc thống nhất nhận thức, tình cảm và ý chí trong tập thể
Tiếp thu từ nội quy nhà trường, tập thể lớp học tuân theo các quy định về những hoạt động diễn ra trong lớp học Trong đó, các nội quy chủ yếu quy định nhiệm vụ và quyền lợi của từng thành viên về thái độ học tập - rèn luyện, ứng xử đối với giáo viên và ứng xử với nhau… tạo ra một trật tự nhất định trong hoạt động của mọi người Trình độ kỷ luật của một lớp học phụ thuộc vào nền tảng ý thức của mỗi người và về nghĩa vụ đối với tập thể, tinh thần trách nhiệm trước cả lớp, thói quen thực hiện nghiêm túc những quy định của nhà trường và lớp học ở mỗi thành viên
d Quan hệ của mỗi học viên được xây dựng trên tinh thần đồng đội, sự phụ thuộc lẫn nhau
về trách nhiệm học tập và rèn luyện
Nét nổi lên trong quan hệ giữa các thành viên chính là tình bạn đồng môn, song song đó là tinh thần đoàn kết trong lớp học luôn được đề cao Ngoài ra, sự đòi hỏi cao ở nhau nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mà nhà trường - thầy cô hoặc đoàn thể cấp trên giao phó càng làm cho các thành viên gắn kết với nhau hơn Quan hệ tập thể lớp học còn được biểu hiện ở tính chất dân chủ nội bộ, sự phân công nhiệm vụ và sự giúp đỡ lẫn nhau, sự tín nhiệm các thủ lĩnh hoặc người lãnh đạo và có truyền thống riêng của từng lớp học
e Trong lòng lớp học có những hiện tượng tâm lý xã hội đặc thù
Lớp học là một nhóm xã hội có tổ chức cao Do đó, những hiện tượng tâm lý diễn ra trong lớp học sẽ tuân theo các quy luật tâm lý nhóm Song song đó, mỗi lớp học có một đặc trưng riêng trong nhận thức – thái độ và ý chí hành động đối với các sự kiện, hoạt động diễn ra trong lớp học, phản ánh tính cách, trình độ, xu hướng, phong cách lãnh đạo… trong lớp học đó Những đặc trưng tâm lý này được biểu hiện trong tâm trạng của lớp học, truyền thống lớp học hay dư luận trong lớp học và thể hiện tập trung ở bầu không khí tâm lý lớp học
Sự phát triển của lớp học diễn ra theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn các học viên bắt đầu tập hợp theo những tiêu chí nhất định như độ tuổi, trình độ học vấn, , ở giai đoạn này những đòi hỏi về nội dung, hoạt động, kế hoạch làm việc, những yêu cầu về kỷ luật, đạo đức căn bản đều xuất phát từ người lãnh đạo – là người giảng viên đứng lớp,
là giáo viên chủ nhiệm hoặc người được nhà trường phân công quản lý Do ảnh hưởng của những yêu cầu này, trong lớp học chỉ mới hình thành được mối quan hệ bên ngoài giữa các
Trang 20thành viên và vì vậy nó chưa biến thành nhu cầu riêng của mỗi cá nhân Các thành viên có mức
độ sẵn sàng khác nhau trong việc thực hiện chức năng của mình Tuy nhiên số người có ý thức đầy đủ sẽ sớm nhận thức và ủng hộ yêu cầu của người lãnh đạo và từ đó sẽ ảnh hưởng đến các học viên khác dẫn đến hiện tượng lây lan thái độ thiện chí đối với hoạt động học tập và rèn luyện, tạo điều kiện cho lớp học chuyển sang giai đoạn sau
Giai đoạn thứ hai, do ảnh hưởng từ các yêu cầu của người giảng viên hoặc người tổ chức lớp, lớp học mới hình thành sẽ phân hóa thành một số phân nhóm khác nhau như: nhóm tích cực chủ động, gồm những người ý thức nhất liên kết thành đội ngũ cán sự hoặc thủ lĩnh của lớp Họ ủng hộ các yêu cầu của giảng viên, tích cực thực hiện nó và còn đòi hỏi những người khác thực hiện nhiệm vụ hoạt động của lớp học Bênh cạnh đó là nhóm thụ động lành mạnh, các học viên này sẵn sàng thực hiện các yêu cầu đề ra, nhưng bản thân không tỏ ra có sáng kiến mà luôn ở tâm thế thụ động chờ đợi Kế tiếp là nhóm thụ động tiêu cực, các học viên này dửng dưng với lợi ích của lớp học, tỏ ra thờ ơ với các mục tiêu và nhiệm vụ của lớp học, với yêu cầu của giảng viên hay ban cán sự lớp Họ thường có tâm thế lảng tránh nhiệm vụ, trốn tránh trách nhiệm Cuối cùng là nhóm tiêu cực chống đối, nhóm này gồm các học viên tích cực chống đống các yêu cầu của giảng viên hay cán sự lớp, chủ động lôi kéo các thành viên khác vào hàng ngũ chống đối Trong giai đoạn này, thái độ đối với nhiệm vụ lớp học là chỉ số xác định các phân nhóm Nhóm cốt cán nòng cốt đóng vai trò ngày càng lớn trong việc hình thành những dư luận
xã hội của lớp học, trong việc ủng hộ những hoạt động của người lãnh đạo, thúc đẩy lớp học phát triển Giảng viên hoặc người quản lý lớp phải biết cách dựa vào đội ngũ cốt cán, những người chủ động tích cực ủng hộ những yêu cầu của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm lành mạnh chuyển hóa thành nhóm tích cực chủ động Với nhóm tiêu cực thì phải có biện pháp
xử lý mạnh mẽ để làm họ chuyển hóa từ tâm trạng đối lập sang chiều hướng hòa đồng Tóm lại giai đoạn này người giảng viên hoặc quản lớp phải có cách sử dụng khác nhau đối với mỗi thành viên tùy theo chỗ con người đó đang thuộc phân nhóm nào Trên cơ sở đó sẽ giúp cho lớp học chuyển hóa sang giai đoạn phát triển mới
Giai đoạn thứ ba, tuyệt đại đa số đều có thái độ tích cực đối với các nhiệm vụ học tập và rèn luyện của lớp học, quan hệ giữa các học viên cũng trở nên tích cực và chủ động hơn, giảm bớt sự cách biệt rõ giữa các nhóm, “phe phái” Trogn giai đoạn này, bầu không khí tâm lý đạo đức lành mạnh đã được hình thành, những ý kiến xã hội bắt đầu thiể hiện những yêu cầu cơ bản của lớp học đối với từng cá nhân Toàn bộ lớp học đều đề ra và thống nhất các yêu cầu, giữa
Trang 21mọi người đã có mối liên hệ hợp tác, tương hỗ thực sự trên tình bạn bè, đồng môn Người giảng viên với tư cách là người điều khiển các yêu cầu của lớp học được lớp học xác nhận và trên cơ
sở đó các học viên cũng đòi hỏi ở người giảng viên nhiều hơn Để đáp ứng những đòi hỏi đó, người giảng viên phải tự nâng cao yêu cầu đối với bản thân và hoàn thiện năng lực của mình Giai đoạn thứ tư, những lợi ích chung được đặt lên trên và là lợi ích chủ đạo của lớp học như lợi ích học tập và lợi ích thu được từ trong rèn luyện Các học viên thấu triệt sâu sắc các chuẩn mực chugn và chuyển hóa các yêu cầu của lớp học thành yêu cầu đối với bản thân Lợi ích giữa lớp học và lợi ích giữa học viên được hòa quyện vào nhau một cách hài hòa Đây là giai đoạn khẳng định hoàn toàn tính chất thiện ý và có nguyên tắc của các mối quan hệ lẫn nhau giữa các học viên Những sắc thái tình cảm và xúc cảm trong tất cả các quan hệ của họ được thể hiện ngày càng rõ nét hơn Các thành viên trở nên tích cực tối đa trong hoạt động chung của tập thể cũng như trong việc tự hoàn thiện bản thân, tự tu dưỡng Năng lực và tài năng của cá nhân được biểu hiện một cách tích cực và hoàn toàn được ủng hộ trong tập thể Trong giai đoạn này, các thành viên chẳng những đề ra yêu cầu tối đa đối với bản thân mình mà cũng đề ra những yêu cầu như vậy đối với giảng viên và những người quản lý Như vậy việc tổ chức quản lý lớp lúc này sẽ trở nên dễ hơn và cũng sẽ khó hơn Nó dễ hơn vì lớp học tự mình đi đến người hướng dẫn và tự thực hiện kế hoạch đã đề ra không cần biện pháp cưỡng chế đặc biệt nào và nó cũng khó hơn vì khi lớp học đã trưởng thành nên chỉ ủng hộ và thực hiện cũng như hợp tác trong những nhiệm vụ học tập hay rèn luyện nào có đầy đủ cơ sở, chất lượng, chỉ tán thành cách ứng
xử của những người có đạo đức và năng lực cao Vì thế người giảng viên của phải hoàn thiện hơn
Trong việc quản lý hoặc tác động đến lớp học, người giảng viên phải nắm bắt được đặc điểm lớp mình phụ trách, để từ thực trạng của giai đoạn phát triển của tập thể lớp, người giảng viên mới đưa ra chương trình, biện pháp tổ chức tác động phù hợp để tiến hành công tác dạy học
và giáo dục
1.2.3 Bầu không khí tâm lý
Bầu không khí tâm lý là vấn đề phức tạp trong tâm lý học xã hội, do vậy đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này
E.X Cudơmin, J.P Vôncốp quan tâm đến những biểu hiện của bầu không khí tâm lý nên
cho rằng: Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý xã hội của tập thể sản xuất cơ sở, nó phản ánh tính chất, nội dung và khuynh hướng tâm lý thực tế của các thành viên trong tập thể Thực
Trang 22trạng tâm lý này của các thành viên trong tập thể Thực trạng tâm lý này của các thành viên trong tập thể, đến lượt nó lại tái tạo tình trạng kinh tế cụ thể của tập thể sản xuất đó: tái tạo tính chất và mức độ quan hệ qua lại giữa con người với nhau, điều kiện lao động và tổ chức lao
động Thực trạng tâm lý của các thành viên được biểu hiện trong tâm trạng của mọi người, trong đó thái độ thỏa mãn đối với lao động của mình, đối với sự phát triển về sau [40, tr.147]
V.I Mikheev chú ý tới dư luận của tập thể thông qua hệ thống thái độ đối với các đối tượng giao tiếp và đưa ra khái niệm: Bầu không khí tâm lý là dư luận xã hội ở tập thể xí nghiệp và cơ quan về các vấn đề thái độ lao động, thái độ đối với xí nghiệp, đối với lãnh đạo và đối với các đồng chí khác [52, tr.44]
Ở trong nước, Trần Trọng Thủy chú trọng tới tâm trạng chung của tập thể và mối quan hệ
qua lại giữa các thành viên trong tập thể do vậy đã đưa ra: Bầu không khí tâm lý trong tập thể là tính chất các mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể và là tâm trạng chung trong tập thể đó
Nguyễn Bá Dương quan niệm: Bầu không khí tâm lý tập thể là hiện tượng tâm lý biểu hiện mức độ hoạt động, hòa hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của con người trong tập thể, nó
được hình thành từ thái độ của mọi người trong tập thể đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp
và người lãnh đạo trong tập thể [3, tr.203]
Ở khái niệm này, tác giả nhấn mạnh đến sự hòa hợp của các phẩm chất tâm lý cá nhân của các thành viên trong tập thể
Theo tác giả Bùi Văn Huệ [9, tr.14], khái niệm bầu không khí tâm lý tập thể có thể hiểu theo hai mức độ:
- Hiểu theo nghĩa rộng đó là toàn bộ các trạng thái tâm lý xã hội diễn ra trong tập thể Bao
gồm trạng thái tâm lý xã hội, tri thức, và ý chí của số đông các thành viên trong nhóm
- Hiểu theo nghĩa hẹp đó là trạng thái tình cảm tế nhị của tập thể, tình cảm của các cá nhân
với nhau
Mặc dù còn nhiều điểm khác nhau, nhưng điểm qua một số định nghĩa đã trình bày ở trên chúng ta thấy các tác giả đã đi đến thống nhất một số vấn đề:
- Coi bầu không khí tâm lý tập thể là trạng thái tâm lý của tập thể
- Bầu không khí tâm lý tập thể là tính chất các mối quan hệ qua lại trong tập thể
- Là thái độ của các thành viên trong tập thể đối với nhau và đối với công việc
Trang 23Từ đó, người nghiên cứu đưa ra khái niệm về bầu không khí tâm lý tập thể như sau:
Bầu không khí tâm lý tập thể là trạng thái tâm lý nổi trội của tập thể, phản ánh thái độ của các thành viên đối với nhau, thái độ với bản thân từng thành viên và thái độ với lao động của tập thể
Bầu không khí tâm lý tập thể có những đặc điểm nổi bật sau:
- Thứ nhất, nguồn gốc của bầu không khí tâm lý tập thể là sự phản ánh những điều kiện sống của xã hội và những điều kiện sống, hoạt động của tập thể trong những giai đoạn nhất định Vấn đề sẽ sáng tỏ hơn khi được xem xét theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội: ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách đơn giản, trực tiếp mà thông qua các khâu trung gian là các mối quan hệ giao tiếp, các hoạt động, do vậy, không thể tìm hiểu nguồn gốc của tư tưởng tâm lý xã hội trong đầu óc con người
mà phải tìm trong đời sống hiện thực C.Mác viết: “… Nếu ta không thể nhận định về một người căn cứ vào ý kiến của người đó đối với bản thân thì ta cũng không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thể căn cứ vào ý thức của thời đại ấy, trái lại phải giải thích ý thức ấy bằng mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội”
Bầu không khí tâm lý tập thể là một mặt của đời sống tinh thần tập thể, một khía cạnh của ý thức xã hội, tâm lý xã hội cũng như các hiện tượng tâm lý tập thể khác, là sự phản ánh những điều kiện sống chung (vật chất và tinh thần) của giai cấp, tầng lớp, của xã hội nói chung, cũng như những điều kiện sống và hoạt động riêng (khách quan và chủ quan) của tập thể
Như vậy, bầu không khí tâm lý tập thể một mặt phản ánh những điều kiện hoạt động chung, mặt khác nó phản ánh những điều kiện riêng như: Đặc điểm các nhiệm vụ của tập thể, thành phần của tập thể, đặc điểm tâm lý của các thành viên trong tập thể, sự phân công, trình độ
và phong cách lãnh đạo, mối quan hệ qua lại giữa các thành viên … Chính điều đó làm cho đời sống mỗi tập thể có màu sắc tâm lý riêng Tuy nhiên, bầu không khí tâm lý tập thể không phải là bất biến, nó thay đổi cùng với sự xuất hiện các sự kiện hoặc biến cố lớn trong tập thể, nó được củng cố phát triển bởi mỗi thành viên trong tập thể, bởi sự thống nhất về mục đích và văn hóa,
hệ thống giá trị, sự hòa hợp về mặt tâm lý của mỗi con người trong tập thể
Trang 24- Thứ hai, con đường hình thành nên bầu không khí tâm lý tập thể là qua hoạt động và giao tiếp, phản ánh tính chất mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể Bàn về mối quan hệ qua lại, tác giả Ngô Minh Tuấn dẫn lời của Ia L Kômôminxki cho rằng: “Mối quan hệ qua lại là hình thức đặc thù của con người với nhau Có thể đó là trực tiếp giữa người với người, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện giao tiếp, có thể là đồng thời hoặc chậm hơn nhưng phải thường xuyên duy trì khả năng tác động lẫn nhau” [52, tr.48]
Cơ sở của bầu không khí tâm lý tập thể là những cảm xúc nảy sinh trong quá trình con người quan hệ qua lại với nhau và được bộc lộ ra trong giao tiếp giữa con người với con người Những cảm xúc được hình thành và phát triển trong quá trình con người quan hệ với nhau được biểu hiện dưới hai dạng:
+ Những cảm xúc tích cực: Đó là những cảm xúc dương tính, thiện cảm, gắn bó con người với nhau, mong muốn hợp tác, mong muốn hành động cùng nhau, gắn bó với tập thể, trách nhiệm cao với việc thực hiện mục đích của tập thể…
+ Những cảm xúc tiêu cực: Là những cảm xúc âm tính, ác cảm, chia rẽ con người với nhau, không mong muốn hợp ác, thiếu sự tin tưởng vào người khác, thiếu sự gắn bó với tập thể
Rõ ràng là nguồn gốc của giao tiếp nằm chính trong hoạt động sống mang tính vật chất của các nhân, giao tiếp cũng là sự hiện thực hóa của toàn bộ hệ thống các mối quan hệ của con người và như vậy, bầu không khí tâm lý tập thể gắn liền và không tách ròi khỏi giao tiếp Mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể như thế nào sẽ được phản ánh rõ rang trong không khí tâm lý của tập thể như hế sự hiểu biết đầy đủ về nhau, những giá trị tư tưởng – đạo đức được thống nhất, sự gần gũi của người lãnh đạo với các thành viên trong tập thể là những điều kiện quan trọng để xây dựng nên bầu không khí tâm lý tích cực
- Thứ ba, nội dung của bầu không khí tâm lý tập thể:
Bầu không khí tâm lý tập thể là trạng thái tâm lý nổi trội, phản ánh nội dung, tính chất, điều kiện tổ chức hoạt động và phản ánh đặc điểm quan hệ liên nhân cách trong tập thể, do vậy nó liên quan đến các mặt quan hệ của các thành viên trong tập thể Khi xem xét các yếu tố tạo nên bầu không khí tâm lý tập thể, ta thấy nổi lên bốn yếu tố cơ bản:
+ Quan hệ giữa các thành viên theo chiều dọc: Đây là mối quan hệ giữa người lãnh đạo – quản lý với các thành viên Mối quan hệ này thể hiện ở sự nhìn nhận của người lãnh đạo
Trang 25với tập thể như thế nào và ngược lại, mức độ tham gia vào quản lý và sự hài lòng của mọi thành viên
+ Quan hệ giữa các thành viên theo chiều ngang: Đây là mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, biểu hiện ở thái độ hợp tác, quan tâm giúp đỡ nhau, đòi hỏi cao ở nhau, đấu tranh vì nhau, vì tập thể
+ Quan hệ đối với lao động: Thể hiện ở niềm vui lao động, hiệu suất lao động của các thành viên trong tập thể
+ Quan hệ đối với bản thân của từng thành viên: Thể hiện ở thái độ tự đánh giá, tự đòi hỏi, tự khẳng định của mỗi người
Mỗi yếu tố là một mặt không thể thiếu trong bầu không khí tâm lý tập thể, chúng thường xuyên tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển
1.2.4 Bầu không khí tâm lý lớp học
Bầu không khí tâm lý lớp học được coi là một trạng thái tâm lý có tính chất bền vững tương đối và có cường độ đủ lớn trong đời sống tâm lý xã hội của lớp học Trạng thái tâm lý này
là thái độ chung xuất phát từ nhận thức chung và hoạt động chung của các thành viên trong lớp học, có tác dụng chi phối ngược lại thái độ của từng thành viên và chi phối ý hướng hành vi của mỗi thành viên trong lớp học đó Yếu tố này được xem như một “lớp sơn” phủ lên tất cả các mối quan hệ và các hoạt động diễn ra trong lớp học Tính chất của nó có tác dụng rất lớn trong việc tạo nên những điều kiện tâm lý xã hội cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chung cũng như những nhiệm vụ của mọi thành viên diễn ra trong lớp
Trạng thái tâm lý nổi trội chung của lớp học đó thực chất vẫn được cấu thành từ các thái độ của mỗi cá nhân – thuộc về tâm lý cá nhân Tuy nhiên, giữa thái độ của các cá nhân có vùng giao thoa chung gọi là thái độ xã hội – thuộc về tâm lý xã hội – đây chính là yếu tố đặc trưng tạo nên bầu không khí tâm lý lớp học Thái độ xã hội đó nằm trong điều kiện xã hội cụ thể của loài
Trang 26người, địa phương, trường học Thái độ xã hội đó phản ánh một cách trung thực điều kiện vật chất tinh thần và đời sống tâm lý xã hội của lớp học
Sơ đồ 1.1 Các tầng bậc trong bầu không khí tâm lý tập thể
1.2.4.2 Nội dung bầu không khí tâm lý lớp học
Từ định nghĩa nêu trên, chúng ta cụ thể hóa cấu trúc của bầu không khí tâm lý lớp học làm
ba phần, gồm:
a Thứ nhất: thái độ của các thành viên với nhau
Thành phần này phản ánh tính chất mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng một tập thể Trong đó có:
- Thái độ của học viên đối với giảng viên trong lớp học Đây là mối quan hệ theo chiều dọc
Có thể xem lớp học là một nhóm đặc biệt mà người có vai trò chỉ huy rõ rệt nhất chính là giảng viên Mối quan hệ này giữ vai trò quan trọng vì nó là “nền” để vận hành cho hoạt động quan trọng chính yếu trong trường học: hoạt động học tập và rèn luyện Quan hệ này thể hiện ở mức
độ tin tưởng, tôn trọng và hợp tác giữa hai bên
- Thái độ của học viên đối với các học viên khác Đây là mối quan hệ theo chiều ngang
Mối quan hệ này giữ vai trò rất quan trọng vì nó tạo ra bối cảnh chung cho sự tương tác trong hoạt động học tập và rèn luyện Nó biểu hiện cụ thể ở mức độ các học viên liên kết, yêu thích và hợp tác cùng nhau
b Thứ hai: thái độ của mỗi học viên đối với bản thân của mình khi hoạt động giao tiếp trong tập thể đó
Tâm lý cá nhân Tâm lý xã hội
Xã hội
Trang 27Thành phần này phản ánh thái độ của mỗi học viên đối với bản thân mình được định hình như thế nào khi sống trong một tập thể lớp học Nó được biểu hiện ở thái độ tự đánh giá bản thân, xúc cảm tình cảm đối với bản thân khi so sánh hoặc tương tác với các thành viên khác Đây cũng là một thành phần trong bầu không khí tâm lý lớp học vì thực ra bầu không khí tâm lý lớp học được liên kết bởi các trạng thái cảm xúc riêng của từng thành viên trong tập thể
c Thứ ba: thái độ đối với hoạt động học tập và rèn luyện của lớp học
Thành phần này phản ánh thái độ của mỗi học viên đối với hoạt động đặc trưng của mỗi lớp học Trong đó có:
- Thái độ đối với hoạt động học tập: gồm có thái độ chung đối với hoạt động đào tạo của
nhà trường, hoạt động lên lớp và tự học Thái độ này được cấu thành từ những cảm xúc đối với các thành phần riêng lẻ của hoạt động học tập như: đến lớp, nghe giảng, ghi chép, tham gia hoạt động, ôn tập, thi cử, thực tập… dưới sự ảnh hưởng từ mục tiêu – nội dung – phương pháp – hình thức tổ chức giảng dạy và kiểm tra đánh giá của giảng viên
- Thái độ đối với hoạt động rèn luyện: là thái độ tổng hợp đối với các hoạt động mang tính
chất giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức lối sống cho học viên do nhà trường và các đoàn thể trong nhà trường tổ chức ở nhiều cấp độ: trường – khoa – lớp cũng như những hoạt động rèn luyện do cá nhân tự đề ra
Sơ đồ 1.2 Cấu trúc của bầu không khí tâm lý lớp học
Bầu không khí tâm lý lớp học
Thái độ với người khác Thái độ với bản thân Thái độ với nhiệm vụ
Trang 28Những thái độ này được biểu hiện thông qua các mối quan hệ trong lớp học, được bộc lộ trong hành vi của mỗi người, trong những phản ứng có chủ định hoặc không chủ định đối với nhau, trong những phương thức giao tiếp và phương thức học tập, rèn luyện
1.2.4.3 Tiêu chí đánh giá bầu không khí tâm lý lớp học
Căn cứ vào những giá trị được duy trì trong tập thể, người ta phân bầu không khí tâm lý thành hai loại: Bầu không khí tâm lý tích cực và bầu không khí tâm lý tiêu cực Nhiều tác giả đã
đi sâu nghiên cứu và chỉ ra những biểu hiện cụ thể của từng loại bầu không khí tâm lý
Tác giả Bùi Văn Huệ [9, tr.15-17] cho rằng: Bầu không khí tâm lý tập thể bao gồm:
“Không khí đầm ấm” và “Không khí căng thẳng” Các thuật ngữ này dung để chị các hiện tượng tâm lý cụ thể của mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa con người với con người: quan hệ thiện cảm hoặc ác cảm, chan hòa hay dửng dưng Ngoài ra, tác giả này cũng đưa ra 5 tiêu chí đánh giá bầu không khí tâm lý là:
- Sự tín nhiệm và đòi hỏi cao của các thành viên trong nhóm với nhau
- Phê bình có thiện chí và thiết thực
- Tự do phát biểu ý kiến về những vấn đề có liên quan đến tập thể
- Không có áp lực từ người lãnh đạo đến người bị lãnh đạo
- Sự hài lòng về công việc học tập hay lao động
- Sự hài lòng về giúp đỡ lẫn nhau
- Đòi hỏi cao với bản thân, với nhau, với lãnh đạo
- Tôn trọng nhau
- Giao tiếp tốt
- Dân chủ
Trang 29
Tác giả Phạm Mạnh Hà đưa ra quan điểm của mình: Bầu không khí tâm lý thuận hòa thể hiện những tình cảm tích cực, đoàn kết trong quan hệ giữa người với con người Bầu không khí tâm lý tẻ nhạt thể hiện ở những tâm trạng, cảm xúc tiêu cực, cá nhân ít có sự gắn bó với tập thể,
ít nhường nhịn, ít có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, không tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, hay xảy ra bất mãn, cãi lộn, đấu đá [6, tr.45]
Như vậy, tùy theo tính chất của bầu không khí tâm lý tập thể mà có những biểu hiện cụ thể khác nhau
Cụ thể như sau:
a Bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học
Bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học là trạng thái tâm lý dương tính, phản ánh tính chất tốt đẹp trong thái độ giữa các học viên với nhau, thái độ đối với lao động, thái độ đối với bản thân của từng thành viên, có tác dụng tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ hoạt động chung của lớp học
Các công trình nghiên cứu về biểu hiện của định hướng giá trị [17] [24] [32] [37] [38] đều
cụ thể hóa các giá trị trong cuộc sống thành những biểu hiện trên 3 mặt: nhận thức - thái độ - hành vi Các tác giả của những công trình này đã xây dựng những biểu hiện tích cực ở mặt thái
độ của 3 nhóm giá trị: nhóm giá trị trong mối quan hệ với nhau, nhóm giá trị đối với công việc, nhóm giá trị đối với bản thân trong các đề tài này Những kết quả nghiên cứu đó có thể được sử dụng để tham khảo cùng với quan điểm của các tác giả Bùi Văn Huệ, Phạm Mạnh Hà để hệ thống hóa các biểu hiện tích cực hệ thống thái độ đối với nhau, thái độ đối với nhiệm vụ, thái độ đối với bản thân của từng thành viên lớp học như sau:
* Thái độ đối với người khác:
- Đối với các học viên khác trong lớp:
1 Thích giao tiếp với nhau:
2 Quan tâm lẫn nhau
3 Yêu thương nhau
4 Nhường nhịn
5 Yêu cầu cao lẫn nhau
6 Hòa hợp
7 Đoàn kết giữa các thành viên
8 Tin tưởng nhau
9 Có tinh thần dân chủ, vì tập thể
Trang 3010 Có tinh thần giúp đỡ tương trợ
11 Có tinh thần xây dựng lẫn nhau
12 Có tinh thần thi đua lành mạnh
13 Có tinh thần hợp tác với nhau trong hoạt động
14 Chân thành với nhau
- Thái độ đối với giảng viên:
1 Yêu thích giảng viên
2 Tôn trọng giảng viên
3 Cởi mở với giảng viên
4 Yêu cầu cao với giảng viên
5 Hợp tác với giảng viên
6 Tin tưởng giảng viên
7 Trung thực với giảng viên
8 Gắn bó với giảng viên
9 Hài lòng về giảng viên
10 Đánh giá giảng viên rất cần thiết
* Thái độ đối với bản thân:
1 Tự tin trước tập thể
2 Tự trọng trong tập thể
3 Cầu tiến trước tập thể
4 Khiêm tốn trước tập thể
5 Tự nguyện dung hòa giữa cá nhân và tập thể
6 Thoải mái khi nói ra quan điểm, điều bản thân muốn
7 Tôn trọng bản sắc riêng của mình trong tập thể
8 Tự yêu cầu cao một cách hợp lý
9 Có niềm tin vào bản thân
10 Mong muốn tự lập, không dựa dẫm vào người khác
Kết hợp tham khảo những biểu hiện tích cực trong thái độ đối với công việc từ các công trình nghiên cứu về giá trị cuộc sống, kết hợp với cách tiếp cận phân tích cấu trúc hoạt động học tập và hoạt động rèn luyện trong nhà trường, người nghiên cứu tiếp tục hệ thống hóa các biểu
Trang 31hiện tích cực của thái độ đối với hoạt động học tập và rèn luyện trong môi trường lớp học như sau:
* Thái độ đối với hoạt động học tập và rèn luyện:
- Thái độ với hoạt động học tập:
1 Xem trọng việc học
2 Tin tưởng vào hoạt động đào tạo của nhà trường
3 Nhất trí với các mục tiêu giảng dạy của giảng viên
4 Có tinh thần xây dựng nội dung bài học
5 Say mê nội dung bài giảng
6 Hứng thú với phương pháp của giảng viên
7 Hứng thú với hình thức dạy học lớp – bài
8 Hứng thú với hình thức dạy học thực tế, ngoại khóa
9 Cảm thấy thoải mái đối với các nhiệm vụ học tập và thi cử
10 Thái độ trung thực trong học tập và thi cử
11 Hài lòng về đánh giá của giảng viên, về kết quả thi cử
12 Có tinh thần ham học, ham hiểu biết
13 Có tinh thần tự lực trong học tập
14 Chủ động trong học tập
15 Thích sáng tạo trong học tập
16 Gắn bó chuyên cần với hoạt động học tập trên lớp
17 Có thái độ phê phán đấu tranh với cái sai, phản khoa học
18 Đặt lợi ích học tập chung của tập thể lên trên lợi ích cá nhân
19 Có tinh thần chia sẻ hiểu biết lẫn nhau
20 Động cơ học tập trong sáng
- Thái độ với hoạt động rèn luyện:
1 Xem trọng hoạt động rèn luyện đạo đức trong lớp học, trường học
2 Tin tưởng vào các lực lượng tổ chức hoạt động rèn luyện cho sinh viên trong nhà trường
3 Nhất trí với các mục tiêu rèn luyện
4 Thích thú với các nội dung rèn luyện
5 Hứng thú với hình thức rèn luyện
6 Tự giác tham gia các hoạt động rèn luyện
7 Hài lòng về kết quả đánh giá rèn luyện của tập thể
8 Động cơ trong sáng khi tham gia các hoạt động rèn luyện
9 Có thái độ phê phán đấu tranh với hành vi sai trái trong tập thể
10 Vui vẻ khi tham gia các hoạt động rèn luyện của lớp học, nhà trường
b Bầu không khí tâm lý tiêu cực trong lớp học
Trang 32Bầu không khí tâm lý tiêu cực trong lớp học là trạng thái tâm lý âm tính, phản ánh tính chất thiếu lành mạnh trong thái độ giữa các học viên với nhau, thái độ đối với lao động, thái độ đối với bản thân của từng thành viên, làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhiệm vụ hoạt động chung của lớp học
Bầu không khí tâm lý tiêu cực có tính chất trái ngược với bầu không khí tâm lý tích cực Các biểu hiện của bầu không khí tâm lý tiêu cực là những biểu hiện trái ngược với biểu hiện của bầu không khí tâm lý tích cực, cụ thể là:
* Thái độ đối với người khác:
- Đối với các học viên khác trong lớp:
1 Ghét giao tiếp với nhau
2 Thờ ơ với nhau
3 Thù hằn nhau
4 Tranh giành giữa các thành viên
5 Dễ dãi trong yêu cầu đối với nhau
6 Xung khắc
7 Chia rẽ
8 Mất tin tưởng lẫn nhau
9 Thái độ độc đoán bảo thủ
10 Ích kỉ
11 Có ý muốn hãm hại nhau
12 Ganh đua ghen ghét nhau
13 Tinh thần bất hợp tác
14 Giả tạo với nhau
15 Xem thường mọi người
16 Không thông cảm cho nhau
2 Xem thường giảng viên
3 Khép kín với giảng viên
4 Yêu cầu dễ dãi đối với giảng viên
Trang 335 Chống đối giảng viên
6 Mất niềm tin vào giảng viên
7 Gian dối với giảng viên
8 Lạnh nhạt trong mối quan hệ với giảng viên
3 An phận với tình trạng hiện tại
4 Thái độ kiêu căng
5 Miễn cưỡng dung hòa giữa cá nhân và tập thể
6 Khó khăn khi nói ra quan điểm, điều bản thân muốn
7 Xem thường bản sắc riêng của mìn trong tập thể
8 Dễ dãi trong yêu cầu đối với bản thân
9 Không tin tưởng bản thân khi ở trong tập thể
10 Chấp nhận việc bản thân phụ thuộc vào người khác
* Thái độ đối với hoạt động học tập và rèn luyện:
- Thái độ với hoạt động học tập:
1 Xem thường việc học
2 Mất tin tưởng vào hoạt động đào tạo của nhà trường
3 Bất đồng với các mục tiêu giảng dạy của giảng viên
4 Phá bĩnh trong việc xây dựng nội dung bài học
5 Không hứng thú với nội dung bài giảng
6 Buồn chán với phương pháp của giảng viên
7 Buồn chán với hình thức dạy học lớp – bài
8 Buồn chán với hình thức dạy học thực tế, ngoại khóa
9 Cảm thấy nặng nề đối với các nhiệm vụ học tập và thi cử
10 Thái độ gian dối trong học tập và thi cử
11 Bất mãn về đánh giá của giảng viên, về kết quả thi cử
12 Không có tinh thần ham học, ham hiểu biết
13 Có thái độ dựa dẫm vào người khác trong học tập
14 Thụ động trong học tập
15 Chấp nhận cái có sẵn, không thích sáng tạo trong học tập
16 Thái độ lạnh lẽo, xa rời với hoạt động học tập trên lớp
17 Dung túng, chấp nhận cái sai, phản khoa học
18 Đặt lợi ích học tập của cá nhân lên trên lợi ích tập thể
Trang 3419 Có thái độ giấu kiến thức, ích kỉ trong việc chia sẻ hiểu biết
20 Động cơ học tập không trong sáng
- Thái độ với hoạt động rèn luyện:
1 Xem thường hoạt động rèn luyện đạo đức trong lớp học, trường học
2 Mất niềm tin vào các lực lượng tổ chức hoạt động rèn luyện cho sinh viên trong nhà trường
3 Bất đồng với các mục tiêu rèn luyện
4 Buồn chán với các nội dung rèn luyện
5 Buồn chán với hình thức rèn luyện
6 Miễn cưỡng tham gia các hoạt động rèn luyện
7 Bất mãn về kết quả đánh giá rèn luyện của tập thể
8 Động cơ không trong sáng khi tham gia các hoạt động rèn luyện
9 Có thái độ chấp nhận, dung túng các hành vi sai trái trong tập thể
10 Nặng nề khi tham gia các hoạt động rèn luyện của lớp học, nhà trường
Như vậy, bầu không khí tâm lý trong lớp học là tích cực hay tiêu cực phản ánh mức độ trưởng thành của mỗi lớp học Đến lượt nó, bầu không khí tâm lý lại tác động trở lại lớp học: bầu không khí tâm lý tích cực sẽ nâng cao kết quả hoạt động của lớp học, bầu không khí tâm lý tiêu cực là một trong những nguyên nhân làm cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chung của lớp học
Như vậy, bầu không khí tâm lý trong lớp học là tích cực hay tiêu cực phản ánh mức độ trưởng thành của mỗi lớp học Đến lượt nó, bầu không khí tâm lý lại tác động trở lại lớp học: bầu không khí tâm lý tích cực sẽ nâng cao kết quả hoạt động của lớp học, bầu không khí tâm lý tiêu cực là một trong những nguyên nhân làm cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chung của lớp học
1.2.4.4 Quá trình hình thành bầu không khí tâm lý lớp học
Bầu không khí tâm lý lớp học là một hiện tượng tâm lý nảy sinh trong quá trình giao lưu
và hoạt động cùng nhau của tập thể Việc hình thành và phát triển của hiện tượng này có thể
diễn ra theo nhiều hướng và bằng nhiều cách khác nhau B.M.Parưgin [3, tr 29] đã chỉ ra ba con đường phát triển của bầu không khí tâm lý tập thể nói chung:
Trang 35- Con đường thứ nhất: nó phát triển theo cách tự nhiên là do sự đồng thuận của tất cả hoặc
đa số các thanh viên trong tập thể sáng tạo ra
- Con đường thứ hai: nó là kết quả của hoạt động có mục đích, có tổ chức lãnh đạo tập thể nhằm xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể trên cơ sở các kinh nghiệm cụ thể của hoạt động quản lý và lãnh đạo
- Con đường thứ ba: là kết quả của sự điều khiển và điều chỉnh của những người quản lý tập thể hoặc của các thành viên trong tập thể dựa trên cơ sở vận dụng các thành tựu khoa học như xã hội học, tâm lý học xã hội về tâm lý của nhóm
Từ ý kiến này, chúng ta nhận thấy bầu không khí tâm lý lớp học hoàn toàn có thể được hình thành một cách có mục đích, được điều khiển và điều chỉnh nếu như người quản lý và lãnh đạo có kinh nghiệm hoặc có hiểu biết và khả năng vận dụng các quy luật tâm lý xã hội
Ngoài ra, chúng ta cũng nhận thấy rằng, bầu không khí tâm lý lớp học được hình thành theo tiến trình hình thành của lớp học Có thể định hình quá trình hình thành lớp học thành 4 giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn thứ nhất: lớp học vừa được thiết lập do sự tập hợp từ các học viên riêng lẻ theo một tiêu chí nhất định mà nhà trường đưa ra (theo độ tuổi, chuyên ngành, điểm đầu vào…) Tâm trạng chung ban đầu của lớp học là bỡ ngỡ, xa lạ hoặc háo hức, kỳ vọng Bầu không khí tâm lý lớp học chưa mang tính ổn định và thống nhất
- Giai đoạn thứ hai: các cá nhân bắt đầu bộc lộ tính cách và năng lực, thể hiện bản sắc cái tôi và thể hiện sự khác biệt với các thành viên khác Mỗi thành viên bắt đầu muốn tự khẳng định
vị thế hoặc vị trí của mình trong tập thể Từ đó, có thể dẫn đến nảy sinh xung đột giữa các thành viên, lớp học chia ra bè phái và thái độ bất hợp tác với nhau Bầu không khí tâm lý lớp học thường mang tính chất căng thẳng hoặc bất hòa trong giai đoạn này
- Giai đoạn thứ ba: các lớp học sẽ hình thành một bầu không khí tâm lý khác nhau theo hai hướng sau đây: tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào việc ứng xử của người lãnh đạo lớp (giảng viên, cán sự lớp) và sự dàn xếp thành công hay thất bại giữa các thành viên Nếu lớp học bắt đầu
vì mục đích chung là học tập và rèn luyện, vì sự tổ chức quản lý tốt của giảng viên và cánh sự lớp, vì sự nhường nhịn lẫn nhau thì bầu không khí tâm lý lớp học sẽ phát triển theo hướng chấp nhận nhau, đoàn kết, yêu thương Ngược lại, bầu không khí tâm lý lớp học sẽ phát triển theo hướng tiêu cực, dễ nảy sinh mâu thuẫn, rời rạc
Trang 36- Giai đoạn thứ tư: các lớp học đi theo hướng dàn xếp sẽ bắt đầu hình thành các chuẩn mực
và bầu không khí tâm lý lớp học bắt đầu ổn định, phát huy tác dụng kích thích các thành viên tham gia hoạt động và giao tiếp, ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung và nhiệm vụ của mỗi thành viên Các lớp học đi theo hướng chia rẽ sẽ ảnh hưởng theo hướng kiềm hãm các thành viên tham gia tích cực hoạt động và giao tiếp, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung và nhiệm vụ của mỗi thành viên cho đến khi có một lực lượng hoặc yếu tố tác động ngoại cảnh hay nội bộ giúp lớp dàn xếp và định hình lại để phát triển theo hướng tích cực hơn
Như vậy, người quản lý lớp học mà đặc biệt là giáo viên và cán sự lớp phải theo dõi sự hình thành bầu không khí tâm lý trong lớp học mà mình phụ trách để kịp thời tìm ra các nguyên nhân, đề ra các giải pháp và tiến hành tác động để cải thiện bầu không khí tâm lý trong lớp ấy, góp phần thúc đẩy kết quả học tập và rèn luyện theo chiều hướng đi lên
1.2.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý lớp học
Nghiên cứu về các yếu tố quy định sự hình thành và phát triển của bầu không khí tâm lý tập thể nói chung, tác giả V.M Sepel [3, tr.32]
cho rằng bầu không khí tâm lý tập thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Phong cách lãnh đạo trong tập thể
- Sự trưởng thành về mặt tâm lý của các cá nhân trong tập thể
- Mức độ tổ chức có khoa học của tập thể
Tác giả Trần Trọng Thủy [34, tr.89] cho rằng bầu không khí tâm lý tập thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:
- Hệ thống quan hệ xã hội
- Cấu trúc không chính thức của tập thể
- Sự tương đồng về mặt tâm lý giữa các thành viên trong tập thể
Trong quyển “Một số vấn đề tâm lý trong sản xuất”, các tác giả nhấn mạnh vai trò của cấu trúc không chính thức trong tập thể đối với bầu không khí tâm lý Nếu phối hợp một cách hài hòa cấu trúc chính thức và cấu trúc không chính thức của tập thể trong suốt quá trình hoạt động thì bầu không khí tâm lý của tập thể sẽ thuận lợi cho việc hoàn thành các nhiệm vụ [39, tr.70]
Trang 37Nhìn chung các nghiên cứu đã vạnh ra một số nhân tố chi phối đến sự hình thành và phát triển của bầu không khí tâm lý tập thể Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa vạch ra được một cách đầy đủ mối quan hệ giữ các nhân tố thuộc các điều kiện khách quan bên ngoài và các nhân
tố thuộc điều kiện chủ quan bên trong của bản thân từng tập thể
Trong tâm lý học Mác-xít, nguyên tắc quyết định luận đã khẳng định: nguyên nhân quyết định việc nảy sinh các hiện tượng tâm lý là do các tác động bên ngoài, nhưng không phải trực tiếp mà phải thông qua các điều kiện bên trong và hoạt động của chủ thể
Như vậy, các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của bầu không khí tâm lý tập thể nói chung và bầu không khí tâm lý lớp học nói riêng gồm có hai nhóm yếu tố: nhóm các yếu
tố bên ngoài và nhóm các yếu tố bên trong
a Nhóm các yếu tố bên ngoài:
* Tính chất của các quan hệ xã hội trong nhà trường
Các quan hệ xã hội này là yếu tố nằm ở cấp độ trường ảnh hưởng xuống từng lớp học + Các quan hệ xã hội này bao gồm: quan hệ giữa lớp học với ban giám hiệu, các phòng ban, với khoa đào tạo, với các đoàn thể đặt trong nhà trường Đó không chỉ là mối quan hệ giao tiếp mà còn là mối quan hệ công việc, đào tạo, sự vụ… Những mối quan hệ này tác động thường xuyên đến đời sống tâm lý của mỗi học viên cũng như của cả lớp học, làm cho bầu không khí tâm lý lớp học bị ảnh hưởng theo hướng này hay hướng khác Sự tác động này trước hết diễn ra đối với từng học viên trong lớp học Để đạt được mục đích học tập và rèn luyện, các học viên phải tham gia vào các quan hệ xã hội nêu trên Trong quá trình hoạt động và giao tiếp, các học viên sẽ hình thành những nhận thức và sau đó là những thái độ tích cực hay tiêu cực tùy theo sự thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu của bản thân trong các mối quan hệ trên Từ
đó góp phần vào bầu không khí tâm lý chung của lớp học
+ Song song đó, một yếu tố quan trọng thuộc về mối quan hệ chính trị trong nhà trường, đó
là nội quy – kỷ luật Đây là yếu tố định hướng cho tất cả các hoạt động và mối quan hệ diễn ra trong nhà trường, là kim chỉ nam cho ứng xử của tất cả các khoa – phòng – ban – giảng viên trong trường học, là quy định mà học viên căn cứ vào để thực hiện nhiệm vụ và quyền lợi của mình Quy chế và kỷ luật có tác dụng ngăn ngừa hoặc kích thích các xu hướng hành động nhằm thực hiện mục đích chung của lớp học, là yêu cầu mà mỗi thành viên đều phải tuân theo Do đó, quy chế và kỷ luật hợp lý hay bất hợp lý, dễ dãi hay khắt khe, nghiêm hay không nghiêm… đều
Trang 38ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của từng học viên và qua đó ảnh hưởng đến bầu không khí tâm
lý cả lớp
* Đặc điểm của hoạt động giảng dạy và giáo dục trong lớp học
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến bầu không khí tâm lý nhóm, bởi chúng là hai nhiệm vụ cơ bản của người học viên và cả lớp học, được thực hiện liên tục cho đến khi tốt nghiệp ra trường
Đặc điểm của hoạt động giảng dạy và giáo dục được cụ thể hóa thành đặc điểm của các thành phần sau:
- Đặc điểm của mục tiêu dạy học và giáo dục
- Đặc điểm của nội dung dạy học và giáo dục
- Đặc điểm của phương pháp dạy học và giáo dục
- Đặc điểm của hình thức tổ chức dạy học và giáo dục
- Đặc điểm của phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học và giáo dục
Nếu mục tiêu của việc dạy học và giáo dục trùng khớp với mục tiêu cả nhân của tất cả các học viên, nội dung dạy học và giáo dục mang tính mới mẻ và có ích, phương pháp dạy học và giáo dục sinh động hấp dẫn, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục phong phú và phù hợp, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học và giáo dục khách quan khoa học thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến bầu không khí tâm lý lớp học Nếu mục tiêu của việc dạy học và giáo dục không trùng với mục tiêu cả nhân của tất cả các học viên hoặc không được học viên lĩnh hội và chấp nhận, nội dung dạy học và giáo dục không đáp ứng được nhu cầu người học, phương pháp dạy học và giáo dục không thu hút được học viên, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục gây nhàm chán và không hiệu quả, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học và giáo dục không khách quan hoặc không khoa học thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bầu không khí tâm lý lớp học
Khi bước vào một lớp học, một ngôi trường, học viên luôn có những nhu cầu và kỳ vọng Các nhu cầu và kỳ vọng này hầu hết đều đặt vào hoạt động học tập và rèn luyện tại lớp, tại trường Tất cả các yếu tố liên quan đến hai hoạt động này, ảnh hưởng đến hai hoạt động này đều động chạm đến nhu cầu của học viên, nghĩa là trong học viên sẽ hình thành nên những thái độ đối với các yếu tố đó Trong khi đó, hoạt động giảng dạy và giáo dục liên quan cực kì mật thiết
và ít nhiều mang tính chi phối tới hoạt động học tập và rèn luyện Vì vậy, đây là một trong
Trang 39những yếu tố hàng đầu làm nảy sinh các thái độ và xúc cảm chung của lớp học đối với những gì
mà giảng viên hay các nhà giáo dục triển khai với lớp
* Điều kiện học tập và rèn luyện của học viên
Điều kiện học tập và rèn luyện thuận lợi hay không thuận lợi là một nhân tố góp phần ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý chung của lớp học Điều kiện học tập và rèn luyện của học viên bao gồm:
- Phương tiện học tập và rèn luyện: như phòng ốc chật hẹp hay thoải mái, bàn ghế, ánh sáng, âm thanh có tạo nên sự dễ chịu hay khó chịu trong lớp học, sân bãi sinh hoạt cũng như các trang thiết bị và các phương tiện phục vụ khác không chỉ nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện
mà còn tác động tích cực hay tiêu cực đến cảm xúc, thái độ của học viên đối với hoạt động Song song đó điều kiện ăn ở, di chuyển cùng với các điều kiện đã nêu tăng thêm hay giảm bớt
sự căng thẳng, mệt mỏi và tránh được những xung đột do trạng thái mệt mỏi gây ra
- Thời gian học tập và rèn luyện: thời gian sống và hoạt động chung càng nhiều, học viên càng có điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tác động qua lại lẫn nhau Qua đó tạo điều kiện cho sự lây lan về cảm xúc, thống nhất về định hướng giá trị, thiết lập
và củng cố các mối quan hệ giữa các học viên trong lớp học Sự hiểu biết lẫn nhau quá ít, hoạt động trải nghiệm bên nhau quá ngắn là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu gắn kết
về tâm lý giữa các học viên
Như vậy, sự ổn định của lớp học, sự hiện diện thường xuyên và lâu dài của mỗi học viên trong lớp học là một trong những điều kiện ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý lớp học đó
b Nhóm các yếu tố bên trong:
* Đặc điểm của người giảng viên đứng lớp
Đây có thể xem là người chỉ huy, lãnh đạo tập thể trên con đường học tập và rèn luyện Do
đó, phong cách điều hành và ứng xử của người giảng viên ảnh hưởng rất lớn đối với bầu không khí tâm lý lớp học
Bằng thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đã xác định các nguyên nhân gây ra sự tiêu cực trong một tập thể như sau: 52% là do lỗi của người lãnh đạo, 32% là do sự không tương hợp về mặt tâm lý giữa các thành viên, còn lại là các nguyên nhân khác Qua số liệu trên chúng ta thấy hoạt động của người “cầm lái”, mối quan hệ của giảng viên đối với lớp học có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với sự tác động đến bầu không khí tâm lý lớp học
Trang 40Đặc điểm của người giảng viên thể hiện ở hai lĩnh vực:
- Lĩnh vực thứ nhất: khả năng tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục Đây là yếu tố chủ quan quyết định phần lớn đến yếu tố khách quan là đặc điểm của hoạt động dạy học và giáo dục như đã phân tích ở trên Khả năng của người giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu giảng dạy và giáo dục, ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn lọc và triển khai nội dung, thiết kế phương pháp, lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và giáo dục của học viên Thông qua đó, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến bầu không khí tâm lý lớp học
- Lĩnh vực thứ hai: phong cách ứng xử thể hiện trong tính chất mối quan hệ giữa giảng viên
và học viên Muốn tạo được bầu không khí tâm lý tích cực, người giảng viên phải nhận được sự tin tưởng, hợp tác và quý mến của người học viên Mỗi phong cách ứng xử sẽ tạo nên một bầu không khí tâm lý khác nhau trong tập thể lớp học Phong cách ứng xử độc đoán dễ gây nên bất mãn và những phản ứng đối nghịch, tạo nên những xung đột ngầm hoặc công khai trong mối quan hệ theo chiều dọc, hình thành thái độ thù ghét hoặc xa lánh, làm cho bầu không khí tâm lý lớp học trở nên nặng nề và thụ động Phong cách ứng xử tự do buông thả tạo nên sự thoải mái nhất thời, tuy nhiên về lâu về dài người giảng viên không hình thành được uy tín mạnh mẽ đối với lớp học, không giữ được nề nếp kỷ luật, học viên dễ trở nên không có tâm thế và thái độ tích cực chủ động đối với các hoạt động Phong cách ứng xử dân chủ có thể tạo nên một bầu không khí vừa tích cực, vừa cởi mở, giảng viên và học viên gần gũi với nhau hơn nhưng vẫn giữ được những nề nếp và quy định
Như vậy, bên cạnh việc ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập và rèn luyện, bên cạnh việc chi phối trực tiếp mối quan hệ chiều dọc trong lớp học, từ đó ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý lớp học; nếu người giảng viên nắm bắt được đặc điểm của các thành viên trong lớp học, nắm bắt được trình độ trưởng thành của tập thể trong một giai đoạn nhất định, sử dụng các biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý lớp học sẽ góp phần mạnh mẽ cải tạo môi trường tâm lý trong tập thể
* Sự tương hợp về tâm lý giữa các học viên trong lớp học
Tương hợp tâm lý là sự phù hợp giữa các đặc điểm tinh thần giữa những thành viên trong cùng một lớp học, đảm bảo cho hoạt động của lớp học được diễn ra một cách nhịp nhàng, thống nhất
Sự tương hợp này được cụ thể hóa trên những mặt sau: