Tuy nhiên, phải đến năm 1879, tâm lý học mới thực sự trở thành một ngành khoa học độc lập, cung cấp cho chúng ta những công cụ và phương pháp nghiên cứu để khám phá sâu hơn về tâm hồn co
Trang 2HÀ NỘI, 11/2024
BÀI TẬP NHÓM MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỀ SỐ 4: “Phân tích các tư tưởng tâm lý học từ năm 1879 - khi Tâm
lý học trở thành khoa học độc lập (lịch sử phát triển, những luận điểm chính, những đóng góp và hạn chế), từ đó đưa ra ý kiến đánh giá của nhóm anh/chị.”
NHÓM 3 LỚP 4823
Trang 3BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM Môn học: Tâm lý học đại cương
Tổng số sinh viên của nhóm:
+ Nhóm trưởng: Nguyễn Tiến Mạnh
Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm
STT Mã SV Họ và tên
Đánh giá
ký tên
Đánh giá của giáo viên
(số)
Điểm (chữ)
GV ký tên
1 482321 Nguyễn Anh Huy
2 482322 Nguyễn Ngọc Huy
3 482323 Nguyễn Bá Hùng
4 482324 Đỗ Thị Minh Khuê
5 482325 Bùi Thị Lan
7 482327 Nguyễn Mai Linh
8 482328 Nguyễn Thị Thuỳ Linh
9 482329 Phạm Thị Diệu Linh
10 482330 Phạm Đức Hoàng Long
11 482331 Nguyễn Hiền Lương
12 482332 Lưu Thị Mai
13 482333 Nguyễn Tiến Mạnh
Trang 4NHÓM TRƯỞNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Lịch sử phát triển của tâm lý học 1
1 Lịch sử phát triển tâm lý học trước khi tâm lý học trở thành một ngành khoa học độc lập 1
2 Lịch sử phát triển tâm lý học sau khi tâm lý học trở thành một ngành khoa học độc lập 2
II Những luận điểm và những đóng góp, hạn chế 3
1 Tư tưởng tâm lý học của Wilhelm Wundt 3
2 Tư tưởng tâm lý học của William James 6
3 Tư tưởng của một số nhà tâm lý học khác về lý thuyết cấu trúc và lý thuyết chức năng 8
III Ý kiến đánh giá 9
KẾT BÀI 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 5MỞ ĐẦU
Tâm lý học, một ngành khoa học có mặt trong mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta, từ cách chúng ta tương tác với người khác cho đến cách chúng ta đưa ra quyết định Điều đó đã thôi thúc các nhà tư tưởng từ thời cổ đại tìm kiếm lời giải Tuy nhiên, phải đến năm 1879, tâm lý học mới thực sự trở thành một ngành khoa học độc lập, cung cấp cho chúng ta những công cụ và phương pháp nghiên cứu để khám phá sâu hơn về tâm hồn con người sự kiện này không chỉ
mở ra một chương mới trong hành trình khám phá bản thân con người mà còn đặt nền móng cho những nghiên cứu sâu rộng về tâm lý học hiện đại Để đi sâu vào quá trình hình thành và phát triển của tâm lý học trong giai đoạn đầu tiên
này nhóm chúng em chọn đề tài: “Phân tích các tư tưởng tâm lý học từ năm
1879 - khi Tâm lý học trở thành khoa học độc lập (lịch sử phát triển, những luận điểm chính, những đóng góp và hạn chế), từ đó đưa ra ý kiến đánh giá của nhóm anh/chị.”
NỘI DUNG
I Lịch sử phát triển của tâm lý học
1 Lịch sử phát triển tâm lý học trước khi tâm lý học trở thành một ngành khoa học độc lập
Trước khi tâm lý học xuất hiện như một bộ môn riêng biệt vào cuối những năm 1800 thì lịch sử sớm nhất của nó có thể bắt nguồn từ thời kỳ Ai Cập, Trung Quốc, Ba Tư và Ấn độ Trong thời kỳ này, Tâm lý học chủ yếu được xem xét qua lăng kính triết học Những lý thuyết của các triết gia như Empedocles, người đã đưa ra lý thuyết về các yếu tố cơ bản của tâm hồn và Hippocrates, người nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh lý đến hành
vi, đã góp phần quan trọng trong việc phát triển các khái niệm cơ bản của Tâm lý học
Trang 6Trong thời kỳ Trung Cổ, ảnh hưởng của tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo, đã chi phối mạnh mẽ các quan niệm về tâm lý học Tâm hồn được xem như một phần của linh hồn, và các vấn đề tâm lý thường được giải thích thông qua lăng kính tôn giáo Nghiên cứu về tâm lý học trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu về tội lỗi, sự cứu rỗi và các vấn đề đạo đức
Đến nửa đầu thế kỷ 17, Descartes (1596-1650) dùng khái niệm "phản xạ"
để cắt nghĩa và giải thích các hoạt động tâm lý giản đơn của con người, cũng như động vật Sau đó, Locke (1632-1704) cho rằng mọi hiện tượng và diễn biến tâm lý đều phát sinh từ kinh nghiệm tri giác thông qua các giác quan Cả Descartes và Locke đều thuộc nhóm tư tưởng nhị nguyên, cho rằng dòng diễn biến của tâm lý tùy thuộc vào vừa thể xác, vừa tinh thần Cùng với nhóm tư tưởng này, dòng “Tâm lý học kinh nghiệm”, “Tâm lý học liên tưởng” cũng ra đời
2 Lịch sử phát triển tâm lý học sau khi tâm lý học trở thành một ngành khoa học độc lập.
Từ đầu thế kỉ XIX, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, tạo điều kiện cho tâm lý học trở thành một khoa học độc lập và người sáng lập của ngành tâm lý học là Wilhelm Wundt Ông là người theo chủ nghĩa cấu trúc, quan tâm đến những gì tạo thành ý thức và mong muốn phân loại não ra thành những mảng nhỏ khác nhau để nghiên cứu từng phần riêng biệt kết hợp cùng việc sử dụng phương pháp xem xét nội tâm, yêu cầu một người tự nhìn vào nội tâm và ý thức của bản thân để nghiên cứu Những người theo chủ nghĩa cấu trúc cũng tin rằng một người phải được huấn luyện để có thể tự xem xét nội tâm của mình Cũng theo Wilhelm Wundt, tâm lý học là một bộ môn nghiên cứu kinh nghiệm hữu thức (Conscious experience), thông qua một mô hình nhận thức được mệnh
2
Trang 7danh là lý thuyết kết cấu Đối tượng của tâm lý học không chỉ là ý thức chủ quan
và con đường nghiên cứu ý thức là các phương pháp nội quan và tự quan sát Mà đối tượng của tâm lý học còn bao hàm cả những ý thức khách quan (hữu thức)
mà con người hoàn toàn có thể quan sát, đo đạc được bằng các phương pháp thực nghiệm
II Những luận điểm và những đóng góp, hạn chế
1 Tư tưởng tâm lý học của Wilhelm Wundt
1.1 Những luận điểm chính trong tư tưởng tâm lý học của Wilhelm Wundt
W.Wundt nhận định rằng, các phương pháp thực nghiệm khoa học có thể giúp chúng ta phân tích những hiện tượng nhất thời và thay đổi, chứ không chỉ đơn thuần là quan sát các đối tượng tương đối ổn định Nói cách khác, phương pháp thực nghiệm (vào thời điểm đó chỉ được sử dụng trong khoa học vật lý) trở nên đặc biệt hữu ích khi nghiên cứu những thứ thay đổi, bao gồm suy nghĩ và cảm xúc của con người.W.Wundt quan tâm nghiên cứu các khối cấu trúc của trí tuệ Ông đã xây dựng một mô hình nhận thức được mệnh danh là lý thuyết cấu trúc Wundt cũng đã phát triển lý thuyết cấu trúc (structuralism), trong đó chú trọng đến các yếu tố cơ bản làm nền tảng cho tư duy, ý thức, tình cảm, các trạng thái và các hoạt động tâm lý khác Mọi trải nghiệm của tâm trí đều có thể được chia nhỏ thành các yếu tố nhỏ hơn cấu thành nên nó Và những yếu tố cấu thành này có thể kết hợp lại với nhau để tạo ra trải nghiệm có ý thức
Cũng như các nhà nghiên cứu của lý thuyết cấu trúc đã sử dụng một phương pháp được gọi là nội quan hoặc nhận thức bên trong để nghiên cứu về các yếu tố
cơ bản làm nền tảng của ý thức Trong đó người tham gia thí nghiệm tự quan sát
và mô tả những gì họ trải nghiệm khi tiếp xúc với các kích thích cụ thể Phương pháp nội quan của Wundt yêu cầu người tham gia phải "nhìn vào trong" và mô tả chính xác những cảm giác và trải nghiệm mà họ cảm nhận được
Trang 81.2 Những đóng góp của W.Wundt và chủ nghĩa cấu trúc đối với ngành tâm lý học
W.Wundt đã khởi xướng tâm lý học như một khoa học độc lập khi ông đã thành lập Phòng thí nghiệm Tâm lý học Leipzig vào năm 1879, mang ý nghĩa lịch sử khi đánh dấu sự bắt đầu của nghiên cứu tâm lý học với phương pháp thực nghiệm Việc thành lập phòng thí nghiệm là một cột mốc quan trọng do nó khẳng định rằng các hiện tượng tâm lý như cảm giác, nhận thức, và cảm xúc có thể nghiên cứu được thông qua thí nghiệm kết hợp với quan sát có kiểm soát, giúp tách biệt tâm lý học khỏi các lĩnh vực triết học và thần học, mở đường cho
sự phát triển của ngành khoa học này về sau cũng như đặt những bước đệm đầu tiên cho ngành tâm lý học
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (Experimental Psychology): Wundt
đã áp dụng phương pháp thực nghiệm vào nghiên cứu các hiện tượng tâm lý, sử dụng các công cụ đo lường để nghiên cứu thời gian phản ứng, các máy đo cảm giác và các kỹ thuật khác để phân tích các yếu tố cơ bản của cảm giác và nhận thức, và một trong các thí nghiệm nổi tiếng của Wundt là nghiên cứu về thời gian phản ứng trong các tình huống khác nhau để có thể đưa ra kết quả thực tế nhất
Lý thuyết cấu trúc tâm lý (Structuralism): được ông phát triển để nghiên cứu cấu trúc của tâm lý con người Wundt tin rằng tất cả các quá trình tâm lý có thể phân tích thành những yếu tố cơ bản như cảm giác, hình ảnh, và cảm xúc Các yếu tố này có thể kết hợp với nhau để tạo ra các trải nghiệm phức tạp hơn Theo Wundt, nhận thức không phải là một quá trình liền mạch, mà là sự kết hợp của các yếu tố đơn giản và có thể tách biệt như cảm giác về màu sắc, âm thanh, nhiệt độ Hệ thống phân tích này được gọi là nội quan (tự quan sát) Mặc dù phương pháp này không hoàn toàn chính xác và có phần chủ quan, nhưng nó mở
4
Trang 9ra một hướng đi mới cho nghiên cứu tâm lý học, đưa nghiên cứu vào lĩnh vực thực nghiệm và có thể dự đoán
1.3 Hạn chế trong tư tưởng của Wilhelm Wundt
Phương pháp nội quan chịu nhiều chỉ trích Mặc dù nội quan là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu của Wundt, nhưng nó đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà nghiên cứu sau này do có tính chất chủ quan cũng như khó lặp lại trong các nghiên cứu khác nhau Và khi yêu cầu người tham gia mô tả trải nghiệm của họ, sự chính xác của mô tả sẽ phụ thuộc vào khả năng tự nhận thức của mỗi người chứ không mang tính khách quan, có thể tạo ra
sự không nhất quán giữa các lần thử nghiệm. Đặc biệt, các nhà tâm lý học hành
vi như John B Watson và B.F Skinner cho rằng phương pháp nội quan không thể đo lường được các hiện tượng tâm lý một cách khái quát nhất Họ cho rằng việc nghiên cứu hành vi là cách duy nhất để hiểu tâm lý con người, vì hành vi có thể quan sát được và đo lường rõ ràng hơn
Một nhược điểm nữa trong nghiên cứu của Wundt là việc chú trọng quá mức vào cấu trúc tâm lý Lý thuyết của ông tập trung quá nhiều vào việc phân tích các yếu tố cơ bản của nhận thức mà không chú ý đến cách các yếu tố này kết hợp và tác động lẫn nhau trong các tình huống phức tạp, như trong giao tiếp xã hội hay trong các tình huống bị cảm xúc chi phối Sau này, đặc biệt là những người như William James, đã phê phán Wundt vì đã bỏ qua các yếu tố như mục đích và chức năng của các quá trình tâm lý trong cuộc sống thực tế vì cho rằng tâm lý học không chỉ nên nghiên cứu cấu trúc, mà còn phải xem xét mục đích và chức năng của các quá trình nhận thức trong cuộc sống hàng ngày
Cuối cùng là quan điểm của ông quá đề cao cảm giác Với luận điểm của mình, Wundt cho rằng cảm giác là nền tảng cơ bản của tất cả các quá trình tâm
lý thay vì chú ý nhiều hơn đến các quá trình nhận thức phức tạp như suy nghĩ
Trang 10trừu tượng, lý luận, và các quá trình tâm lý cao cấp khác Ông quá tập trung vào việc phân tích các cảm giác đơn giản mà không xem xét các khả năng nhận thức phức tạp hơn mà con người có thể thực hiện, chẳng hạn như lập luận, tưởng tượng, và sáng tạo
2 Tư tưởng tâm lý học của William James.
2.1 Những luận điểm chính trong tư tưởng tâm lý học của William James
Cùng thời gian W.Wundt lập phòng thí nghiệm, W.James (1842 - 1910)
đã lập một phòng thí nghiệm tâm lý học ở thành phố Cambridge thuộc tiểu bang Massachusetts nước Mỹ Mô hình thay thế gần như hoàn toàn cho thuyết cấu trúc trong quá trình tiến hóa của bộ môn tâm lý là lý thuyết chức năng W.James
là nhà tâm lý học dẫn đầu lý thuyết này Theo ông, mục đích của tâm lý học là nghiên cứu chức năng của hành vi trong thế giới Khác với lý thuyết cấu trúc, thay vì chú trọng đến các thành tố của tâm lý, lý thuyết chức năng tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ do tâm trí thực hiện - các chức năng hoạt động tâm trí W.James phản đối tiếp cận của W.Wundt và thuyết cấu trúc Ông cho rằng việc tìm hiểu ý thức bằng cách nghiên cứu các yếu tố của nó cũng giống như việc tìm hiểu một tòa nhà bằng cách nhìn từng viên gạch Thay vào đó ông thích nghiên cứu cách mà ở đó ý thức hoạt động để giúp con người thích nghi với môi trường xung quanh họ Giống như W.Wundt, W.James tin rằng phương pháp nội quan
có thể đóng vai trò là một phương tiện để có thể nghiên cứu các hoạt động tinh thần Tuy nhiên, ông mở rộng phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học bằng cách khuyến khích bất cứ kỹ thuật nào có triển vọng mang lại thông tin hữu ích
về con người, bao gồm việc sử dụng các thiết bị ghi âm khác nhau và kiểm tra các sản phẩm cụ thể của các hoạt động tinh thần và giải phẫu và sinh lý học W.James cũng nghiên cứu mở rộng phạm vi nội dung của tâm lý học như hành
vi, nhận thức, cảm xúc, ý chí
6
Trang 112.2 Những đóng góp của W.James và lý thuyết chức năng đối với ngành tâm lý học
Lý thuyết chức năng (functionalism) đã có những đóng góp quan trọng cho ngành tâm lý học, đặc biệt trong việc thay đổi cách nhìn nhận về các quá trình tâm lý Khác với chủ nghĩa cấu trúc tập trung vào các thành tố của tâm trí,
lý thuyết chức năng tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ do tâm trí thực hiện – các chức năng hoạt động tâm trí Nêu ra câu hỏi rằng hành vi hoặc tác phong
cư xử đóng vai trò gì để giúp con người thích nghi hữu hiệu hơn với hoàn cảnh sống của mình, từ đó giúp hiểu rõ hơn về cách mà các trạng thái tâm lý như cảm xúc và suy nghĩ hỗ trợ con người trong việc thích nghi và sinh tồn Ngoài
ra, một trong những nội dung chính của lý thuyết chức năng là tâm trí và ý thức tồn tại để phục vụ những mục đích thực tiễn, và trên thực tế lý thuyết chức năng cũng góp phần mở rộng phạm vi nghiên cứu tâm lý học sang các ứng dụng thực tiễn như giáo dục và trị liệu Mặc dù đã qua nhiều năm, nhưng những nguyên tắc của lý thuyết chức năng vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến cách mà chúng ta nghiên cứu và ứng dụng các khía cạnh của tâm lý học hiện đại, tiêu biểu là tâm lý học nhận thức và tâm lý học tiến hóa Tóm lại, lý thuyết chức năng đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành tâm lý học, ảnh hưởng
vô cùng to lớn đến cách mà chúng ta nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học trong thực tiễn ngày nay
2.3 Hạn chế trong tư tưởng của William James
Mặc dù có nhiều đóng góp quan trọng, lý thuyết chức năng trong tâm lý học cũng tồn tại một số hạn chế đáng kể Đầu tiên, lý thuyết này thường bị chỉ trích vì thiếu tính cụ thể, không cung cấp một cái nhìn chi tiết về cách thức hoạt động của các quá trình tâm lý mà chỉ tập trung vào chức năng tổng quát của chúng Thứ hai, lí thuyết chức năng có xu hướng quá nhấn mạnh vào sự thích
Trang 12nghi, dẫn đến việc bỏ qua những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hành vi con người như cảm xúc, văn hóa và bối cảnh xã hội Thứ ba, lý thuyết này thường không xem xét sự phức tạp của các tương tác trong tâm trí, do đó có thể bỏ lỡ những khía cạnh quan trọng trong việc hiểu rõ hành vi con người Cuối cùng, lý thuyết chức năng có thể bị coi là hạn chế về phạm vi, khi không giải thích được những hành vi không rõ ràng có mục đích thích nghi, như những hành vi mang tính tự hủy hoại hoặc những hành vi không phù hợp với lợi ích sinh tồn
Những hạn chế này đã thúc đẩy sự phát triển của các trường phái lý thuyết khác, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về xã hội và tâm lý con người
3 Tư tưởng của một số nhà tâm lý học khác về lý thuyết cấu trúc và lý thuyết chức năng
3.1 Tư tưởng tâm lý của Edward B Titchener về lý thuyết cấu trúc
Năm 1892 Edward B Titchener nhận đề nghị của Đại học Cornell (Mỹ) Tại Mỹ, ông đã sáng lập ra trường phái tâm lý học có tên là Tâm lý học cấu trúc
và đã đưa ra nhiều quan điểm lý luận đặc trưng cho trường phái tư tưởng của mình Titchener cho rằng mục tiêu của tâm lý học là nghiên cứu tâm lý và ý thức Titchener định nghĩa ý thức như là tổng số kinh nghiệm tâm lý vào một lúc nhất định và xem tâm lý như là sự tích tụ các kinh nghiệm của cả đời người Phương pháp chính của Titchener để nghiên cứu ý thức là nội quan Từ các nghiên cứu nội quan của mình, Titchener kết luận rằng các quá trình cơ bản của
ý thức gồm cảm giác, hình ảnh và tình cảm Do đó, theo lí luận này có thể kết luận rằng, tất cả những suy nghĩ trong tâm trí là những hình ảnh, được phát triển
từ những cảm giác thô sơ Titchener đã có những cống hiến lớn lao cho nền tâm
lý học ở Mỹ nói riêng và tâm lý học thế giới nói chung Ông là người đã mang những tư tưởng tâm lý học của Wundt đến Hoa Kỳ, tạo ra một làn sóng quan tâm lớn đến tâm lý học thực nghiệm Nhờ vậy, tâm lý học ở Mỹ phát triển mạnh
mẽ hơn và nhanh chóng trở thành một lĩnh vực nghiên cứu có hệ thống Chủ
8