Bằng cách hiểu rõ các yếu tố bên trong như năng lực, tài sản, văn hóa tổ chức và quy trình kinh doanh, tổ chức có thể xác định được sức mạnh của mình và tìm ra cách tận dụng cơ hội và đố
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
Học phần: Quản trị chiến lược
Mã học phần: 010100011509
Người hướng dẫn: Trần Quang Cảnh
Sinh viên thực hiện:
Vương Hoàng Bảo Ngân 2253440062 Nguyễn Phương Thảo 2253440054 Phạm Hồng Ngọc 2253440079 Lâm Đồng Thanh Thảo 2253440092 Phạm Anh Kỳ Thư 2253440080 Trần Hoàng Ân 2253440084
Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Trang 3PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM
TỶ LỆ ĐÓNG GÓP (100%)
CHỮ KÝ XÁC NHẬN CỦA THÀNH VIÊN NHÓM
1 Vương Hoàng Bảo Ngân 100%
1
Trang 51 Khái niệm của phân tích nội bộ
Là quá trình đánh giá và đánh giá các yếu tố bên trong của một tổ chức, nhằm hiểu rõ các mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của tổ chức đó
2 Tầm quan trọng của phân tích nội bộ
2.1 Định hướng chiến lược:
Phân tích nội bộ cung cấp thông tin cần thiết để xác định định hướng chiến lược của
tổ chức Bằng cách hiểu rõ các yếu tố bên trong như năng lực, tài sản, văn hóa tổ chức
và quy trình kinh doanh, tổ chức có thể xác định được sức mạnh của mình và tìm ra cách tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức
2.2 Xác định điểm mạnh và điểm yếu:
Phân tích nội bộ giúp xác định các điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức Bằng cách nhìn vào các khía cạnh như nhân lực, tài chính, quản lý, sản phẩm/dịch vụ và quy trình, tổ chức có thể nhận ra những gì mình làm tốt và những khía cạnh cần cải thiện Điều này giúp tổ chức tận dụng các yếu tố mạnh mẽ và tìm cách giải quyết các thách thức hiện có
2.3 Tạo ra lợi thế cạnh tranh:
Phân tích nội bộ cung cấp thông tin quan trọng để xác định lợi thế cạnh tranh của tổ chức Bằng cách hiểu rõ về năng lực cốt lõi, nguồn lực và khả năng thích ứng, tổ chức
có thể phát triển các chiến lược và ưu tiên nhằm tạo ra lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh
2.4 Quyết định và lập kế hoạch:
Phân tích nội bộ cung cấp thông tin căn cơ để đưa ra quyết định và lập kế hoạch Dựa trên những thông tin thu thập được trong quá trình phân tích, tổ chức có thể định hình mục tiêu, xác định các khía cạnh cần cải thiện, đặt ra các hành động cụ thể và phát triển kế hoạch thực hiện
Trang 62.5 Đánh giá hiệu suất và theo dõi tiến độ:
Phân tích nội bộ cung cấp một cơ sở để đánh giá hiệu suất và theo dõi tiến độ của tổ chức Bằng cách so sánh giữa các mục tiêu và hiệu suất thực tế, tổ chức có thể đánh giá mức độ đạt được mục tiêu và xác định các điểm cần cải thiện trong quá trình thực hiện chiến lược
3 Nguồn lực
3.1 Phân loại nguồn lực
Nguồn lực trong một doanh nghiệp thường được phân biệt thành 2 loại chính: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình
Nguồn lực hữu hình: Nguồn lực hữu hình là những tài sản của doanh nghiệp
mà ta có thể nhìn thấy, chạm vào và định lượng được, bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất (tiền mặt, nhà xưởng, trang thiết bị, văn phòng) Nguồn lực hữu hình thường được quản lý, sử dụng và đo lường một cách rõ ràng và có thể được chuyển đổi thành giá trị kinh tế
Nguồn lực vô hình: Nguồn lực vô hình là những tài sản vô hình, bao gồm:
kiến thức và các kỹ năng của các cá nhân trong doanh nghiệp, mối quan hệ với các đối tác như nhà bán lẻ, nhận thức của người khác đối với doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp (ví dụ khách hàng tin rằng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm có giá trị cao hơn các đối thủ cạnh tranh) Nguồn lực vô hình có tác dụng hữu hiệu và nổi trội hơn so với các nguồn hữu hình trong việc tạo ra các năng lực cốt lõi
3.2 Đánh giá nguồn nhân lực
Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia Trong các doanh nghiệp yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt… đều xuất phát từ con người Vì
Trang 7vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị của các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài cần xem xét
Nhà quản trị các cấp: Đây là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò như những nhạc trưởng trong dàn nhạc của các doanh nghiệp trong đó nhà quản trị cấp cao giữ vai trò quan trọng nhất vì mọi quyết định mọi hành vi kể cả phong cách và thái độ trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại của họ đều ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp.Mục đích của việc phân tích nhà quản trị các cấp là xác định mục tiêu và chiến lược,quản lý nguồn lực,tạo động lực và lãnh đạo,quản lý hiệu suất,quản lý rủi ro,xây dựng và duy trì mối quan hệ,đổi mới và sáng tạo
Các kỹ năng: Muốn thực hiện các chức năng quản trị có hiệu quả, nhà quản trị các cấp cần có các kỹ năng cơ bản là kỹ năng kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng nhân sự hay kỹ năng cùng làm việc với người khác và kỹ năng tư duy Trong đó, yêu cầu về kỹ năng nhân sự giống nhau ở mọi cấp bậc quản trị nhưng yêu cầu về kỹ năng tư duy và kỹ năng,
kỹ thuật chuyên môn có mức độ khác nhau giữa các cấp (nhà quản trị cấp cao cần kỹ năng tư duy nhiều hơn cấp dưới, nhà quản trị cấp cơ sở cần nhiều kỹ năng chuyên môn
kỹ thuật hơn nhà quản trị cấp trên)
Đạo đức nghề nghiệp:Trong thực tế đạo đức nghề nghiệp thể hiện qua những khía cạnh cơ bản như: động cơ làm việc đúng đắn, kỷ luật tự giác, trung thực và thẳng thắn trong giao tiếp, tận tâm, có trách nhiệm trong mọi công việc và dám chịu trách nhiệm về những hành vi mà mình đã thực hiện hoặc có liên quan, có thiện chí với những người cùng cộng tác, có tinh thần cầu tiến, có lòng biết ơn đối với những người hoặc những tổ chức đã giúp đỡ mình,…Ngày nay, đạo đức nghề nghiệp được đề cao trong các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu đài, đây là cơ sở để hình thành đạo đức kinh doanh-một yếu tố không thể thiếu được trong kỷ nguyên hợp tác
4 Phân tích theo chức năng của doanh nghiệp
4.1 Phân tích Marketing
Marketing có thể được mô tả như một quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịch vụ Phân tích
Trang 8marketing là một quá trình nghiên cứu và đánh giá sâu rộng về các yếu tố trong marketing để đưa ra chiến lược và quyết định kinh doanh hiệu quả Nó bao gồm việc xem xét các yếu tố như thị trường mục tiêu, xu hướng ngành, cạnh tranh, sản phẩm, giá cả, quảng cáo, và phân phối Phân tích marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, từ đó xác định được chiến lược marketing phù hợp, tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường Phân tích Marketing bao gồm các hoạt động liên quan về:
– Công tác nghiên cứu thị trường
– Công tác phân khúc và định vị sản phẩm
– Thị phần của công ty
– Cơ cấu sản phẩm và khả năng mở rộng
– Chu kỳ sống của sản phẩm chủ yếu
– Tỷ lệ lợi nhuận so với doanh số
– Số lượng, phạm vi và sự kiểm soát kênh phân phối
– Hiệu quả của việc tổ chức bán hàng và sự am hiểu khách hàng
– Chất lượng, sự nổi tiếng và hình ảnh của sản phẩm
– Hiệu quả quảng cáo khuyến mãi và pr
– Chiến lược giá và tính linh hoạt trong việc định giá sản phẩm
– Phương pháp xử lý phân loại thông tin thị trường
– Phát triển sản phẩm và thị trường mới
– Dịch vụ bán hàng và hướng dẫn sử dụng và bảo hành
– Uy tín nhãn hiệu, sự trung thành của khách hàng
Trang 9Ví dụ:
Một công ty thời trang trực tuyến tiến hành phân tích Marketing như sau
Phân tích Thị trường: Nghiên cứu thị trường cho thấy phụ nữ từ 18-35 tuổi là phân khúc chính, quan tâm đến thời trang bền vững
Phân tích Đối thủ: Các đối thủ chính tập trung vào thời trang nhanh, ít chú trọng đến bền vững
Phân tích Khách hàng: Khách hàng mục tiêu thích mua sắm online, quan tâm đến môi trường và xu hướng thời trang
Chiến lược Sản phẩm: Tập trung vào quần áo thân thiện môi trường, thiết kế hợp thời và tái chế được
Chiến lược Giá cả: Định giá cạnh tranh với chất lượng cao, phản ánh giá trị bền vững
Chiến lược Tiếp thị: Sử dụng mạng xã hội và influencer để quảng bá, nhấn mạnh vào thông điệp thời trang bền vững và trách nhiệm môi trường
4.2 Phân tích tài chính và kế toán
Phân tích tài chính và kế toán là một quá trình giúp đánh giá hiệu quả hoạt động, vị thế tài chính và triển vọng tương lai của doanh nghiệp Đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về tài chính, kế toán cũng như khả năng phân tích và dự báo Việc này không chỉ giúp nhận diện cơ hội và thách thức mà còn là cơ sở quan trọng để ra quyết định kinh doanh thông minh và hiệu quả Phân tích tài chính và kế toán liên quan đến các vấn đề như:
– Khả năng huy động vốn ngắn hạn, vốn dài hạn
– Các tỷ số nợ và Tỷ lệ nợ so với vốn cổ phần
– Nguồn vốn của doanh nghiệp
– Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
– Các vấn đề về thuế
Trang 10– Quan hệ với chủ sở hữu, nhà đầu tư và cổ đông
– Tình hình thanh toán
– Khả năng sử dụng phương án tài chính
– Chi phí hội nhập và các rào cản hội nhập
– Tỷ lệ lãi
– Vốn lưu động, tính linh hoạt của cơ cấu vốn
– Khả năng kiểm soát giá thành và hạ giá thành
– Quy mô tài chính
– Hệ quả của hệ thống kế toán
– Hệ quả lập kế hoạch giá thành và tài chính
Ví dụ:
Một nhà phân tích có thể xem xét bảng cân đối kế toán của công ty để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thông qua tỷ số thanh khoản Họ cũng có thể phân tích báo cáo lãi lỗ để hiểu nguồn thu và chi phí chính, đồng thời sử dụng tỷ số ROE (Return on Equity) để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Phân tích dòng tiền giúp hiểu rõ khả năng sinh lời và duy trì hoạt động ổn định Cuối cùng, họ cũng xem xét các chỉ số về
nợ và vốn để đánh giá mức độ rủi ro tài chính
4.3 Phân tích sản xuất
Phân tích sản xuất là quá trình đánh giá và xem xét các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất trong một doanh nghiệp Đây là một phần quan trọng trong quản lý sản xuất và hoạt động kinh doanh, nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu quả và hiệu suất, giảm chi phí, và đảm bảo chất lượng sản phẩm Từ phân tích này, doanh nghiệp có thể xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quy trình sản xuất của mình Từ đó, họ có thể
Trang 11phát triển chiến lược để tối ưu hóa quy trình, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, và cải thiện sự hài lòng của khách hàng Phân tích sản xuất bao gồm:
– Chi phí mua và khả năng cung ứng nguyên liệu
– Quan hệ với các nhà cung cấp
– Chính sách và thủ tục quản lý tồn kho
– Sự bố trí các phương tiện sản xuất
– Lợi thế do sản xuất với quy mô lớn
– Hiệu suất sử dụng các phương tiện kỹ thuật
– Khả năng hội nhập dọc và giá trị gia tăng
– Hiệu suất, phí tổn và lợi ích của các thiết bị
– Chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng
– Năng lực kỹ thuật, sáng kiến cải tiến
– Bằng sáng chế, đăng ký nhãn hiệu
Ví dụ:
Trong quá trình sản xuất ô tô, hiệu quả và chất lượng là yếu tố then chốt Tăng cường tự động hóa và robot hóa giúp giảm chi phí lao động và tăng tốc độ sản xuất Việc áp dụng công nghệ mới như in 3D cho phép tạo ra các bộ phận phức tạp với chi phí thấp hơn Tuy nhiên, cần cân nhắc tác động môi trường, như việc giảm khí thải trong quá trình sản xuất Cuối cùng, việc duy trì chuỗi cung ứng linh hoạt và đáng tin cậy là quan trọng để đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng và hiệu quả
4.4 Phân tích nhân sự
Phân tích nhân sự là một quá trình quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực (HRM), nhằm đánh giá và cải thiện hiệu suất, kỹ năng, sự hài lòng và phát triển của nhân viên
Trang 12trong một tổ chức Kết quả của quá trình phân tích này sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định chiến lược, từ việc tối ưu hóa cấu trúc tổ chức, cải thiện hiệu suất làm việc, đến phát triển và giữ chân nhân tài Phân tích nhân sự liên quan đến các vấn đề: – Khả năng quản trị nhân sự của công ty
– Trình độ, kỹ năng, tinh thần làm việc của nhân viên
– Hệ thống thù lao và khen thưởng
– Hiệu quả của các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả làm việc
– Hiệu quả động viên nhân viên làm việc
– Dự báo nhu cầu và khả năng cân đối nhân lực
– Năng suất lao động và tỷ lệ vắng mặt
– Các kỹ năng đặc biệt của nhân sự
– Kinh nghiệm làm việc của nhân sự
Ví dụ:
Google tập trung vào việc tuyển dụng những nhân tài sáng tạo và có khả năng giải quyết vấn đề phức tạp Quy trình tuyển dụng nhấn mạnh vào khả năng hợp tác và đổi mới, với các cuộc phỏng vấn kỹ thuật và thách thức tư duy độc đáo Họ phân tích dữ liệu nhân sự
để tối ưu hóa hiệu suất và duy trì môi trường làm việc năng động, hỗ trợ sự đa dạng và sáng tạo Google cũng đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên, đảm bảo họ tiếp tục phát triển kỹ năng và thích ứng với công nghệ mới Cuối cùng, họ theo dõi và đánh giá sự hài lòng của nhân viên để cải thiện chất lượng làm việc và giữ chân nhân tài
4.5 Phân tích quản trị chất lượng
Quản trị chất lượng (Quality Management) là một khía cạnh quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, bao gồm việc xác định, quản lý, và cải thiện các yếu tố liên quan đến chất
Trang 13gìn chất lượng sản phẩm/dịch vụ, mà còn là việc tạo ra giá trị cho khách hàng, cải thiện hiệu suất tổ chức, và đảm bảo sự phát triển bền vững Phân tích quản trị chất lượng sẽ bao gồm các vấn đề như:
– Mức độ phàn nàn của khách hàng về sản phẩm
– Khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm
– Tỷ lệ sản phẩm bị lỗi
– Quy trình kiểm tra chất lượng
Ví dụ:
Toyota áp dụng hệ thống "Toyota Production System" (TPS), tập trung vào việc loại bỏ lãng phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất Quy trình "Kaizen" (cải tiến liên tục) được tích hợp sâu rộng, khuyến khích mọi nhân viên đóng góp ý kiến cải tiến Công ty cũng áp dụng phương pháp "Jidoka" (tự động hóa với sự can thiệp của con người) để đảm bảo chất lượng và hiệu quả "Just-In-Time" (JIT) giúp giảm thiểu hàng tồn kho, qua đó giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm Sự chú trọng vào chất lượng và sự hài lòng của khách hàng đã làm nên thương hiệu Toyota trên toàn cầu
4.6 Phân tích hệ thống thông tin
Thông tin liên kết tất cả các chức năng trong kinh doanh với nhau và cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết định quản trị Thông tin là huyết mạch, là nền tảng, là lĩnh vực thể hiện rõ nét những lợi thế và bất lợi cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp Chính vì vậy, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống thông tin là nội dung quan trọng của nghiên cứu môi trường bên trong Khi phân tích hệ thống thông tin cần xác định:
– Tính đúng lúc và chính xác của thông tin
– Sự hỗ trợ của thông tin trong các quyết định
– Sự hỗ trợ thông tin trong công tác quản lý chất lượng
– Khả năng sử dụng thông tin cung cấp của nhân viên
Trang 14Ví dụ:
Amazon liên tục nâng cấp hệ thống thông tin của mình để tối ưu hóa quá trình mua sắm trực tuyến Họ sử dụng dữ liệu lớn và AI để phân tích hành vi của khách hàng, từ đó đề xuất sản phẩm và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm Hệ thống quản lý kho hàng tự động giúp theo dõi hàng tồn kho và tối ưu hóa quá trình giao hàng Công nghệ đám mây của họ
hỗ trợ việc lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn một cách hiệu quả Amazon cũng tích cực phát triển hệ thống AI để cải thiện dịch vụ khách hàng và quản lý chuỗi cung ứng
4.7 Phân tích tổ chức và quản trị tổng quát
Đòi hỏi việc xem xét kỹ lưỡng về cách thức một tổ chức được cấu trúc và cách quản lý hoạt động của nó bao gồm sự kết hợp giữa những yếu tố trên để tạo nên một hệ thống làm việc hiệu quả, linh hoạt và phát triển bền vững Việc phân tích và điều chỉnh liên tục là chìa khóa để duy trì sự thành công và phát triển của một tổ chức Phân tích tổ chức và quản trị tổng quát cần phân tích đến các vấn đề liên quan:
– Sự hợp lý của cơ cấu tổ chức
– Uy tín và hình ảnh của công ty
– Thành tích hoàn thành các mục tiêu
– Khả năng tổ chức hệ thống thông tin liên lạc
– Hiệu quả của hệ thống kiểm soát toàn bộ tổ chức
– Bầu không khí, văn hóa tổ chức
– Vận dụng quy trình và kỹ thuật ra quyết định
– Năng lực và kỹ năng của các nhà quản trị cấp cao
– Hệ thống hoạch định chiến lược
– Tính liên kết giữa các đơn vị kinh doanh chiến lược