1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tài chính doanh nghiệp đề tài phân tích tài chính công ty cổ phẩn tổng công ty nước môi trường bình dương

51 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tài chính Công ty Cổ phần – Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương
Tác giả Mai Thị Oanh, Cao Thị Thu Giang, Tôn Nữ Cát Phương, Võ Thị Hồng Nhung, Trần Nguyễn Quỳnh Chi
Người hướng dẫn Trần Thị Nga
Trường học Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,94 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG (10)
    • 1. Giới thiệu chung về công ty (10)
    • 2. Môi trường vĩ mô (10)
      • 2.1. Môi trường chính trị (10)
      • 2.2. Môi trường kinh tế (10)
      • 2.3. Môi trường văn hóa – xã hội (11)
      • 2.4. Môi trường công nghệ (11)
      • 2.5. Môi trường luật pháp (11)
      • 2.6. Môi trường tự nhiên (11)
    • 3. Môi trường ngành (12)
      • 3.1. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành (12)
      • 3.2. Nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới (12)
      • 3.3. Nguy cơ sản phẩm, dịch vụ bị thay thế (12)
      • 3.4. Khả năng thương lượng của khách hàng (13)
      • 3.5. Khả năng thương lượng của người bán (13)
  • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH (14)
    • 1. Phân tích cấu trúc tài sản (14)
    • 2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn (15)
      • 2.1. Phân tích tính tự chủ của doanh nghiệp (15)
      • 2.2. Tính ổn định của nguồn tài trợ (16)
    • 3. Cân bằng tài chính (16)
      • 3.1. Cân bằng tài chính dài hạn (16)
      • 3.2. Cân bằng tài chính ngắn hạn (17)
    • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP (19)
      • 1. Hiệu quả sử dụng tài sản (19)
        • 1.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (19)
        • 1.2. Hiệu quả sử dụng TSCĐ (19)
        • 1.3. Hiệu quả sử dụng tổng TSNH (20)
        • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSNH năm 2022 (20)
      • 2. Phân tích khái quát kết quả tài chính qua chỉ số ROS (21)
      • 3. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản (21)
        • 3.1. Chỉ số ROA (21)
        • 3.2. Áp dụng mô hình Dupont phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA . 12 3.3. Chỉ số RE (22)
      • 4. Phân tích khả năng sinh lời của VCSH (23)
        • 4.1. Chỉ số ROE (23)
        • 4.2. Áp dụng mô hình Dupont phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE (23)
      • 5. Phân tích các chỉ số ROCE, EPS, P/E, BV, P/BV (24)
        • 5.1. Chỉ số ROCE (24)
        • 5.2. Chỉ số EPS (24)
        • 5.3. Chỉ số P/E (25)
        • 5.4. Chỉ số BV và P/BV (25)
      • 6. Phân tích các chỉ số phản ánh hiệu quả từ dòng tiền (25)
    • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP (27)
      • 1. Phân tích rủi ro trong kinh doanh (27)
        • 1.1. Phân tích định tính (27)
        • 1.2. Phân tích định lượng (27)
      • 2. Phân tích rủi ro tài chính (27)
      • 3. Phân tích rủi ro mất khả năng thanh khoản (28)
        • 3.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn (28)
          • 3.1.1. Khả năng thanh toán hiện hành (28)
          • 3.1.2. Khả năng thanh toán nhanh (28)
          • 3.1.3. Khả năng thanh toán tức thời (29)
          • 3.1.4. Số vòng quay hàng tồn kho (29)
          • 3.1.5. Số vòng quay phải thu khách hàng (29)
        • 3.2. Khả năng thanh toán dài hạn (30)
          • 3.2.1. Khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền (30)
          • 3.2.2. Khả năng thanh toán lãi vay (30)
        • 3.3. Mô hình dự đoán rủi ro phá sản Altman năm 2022 (30)
  • PHỤ LỤC (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (51)

Nội dung

GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

Giới thiệu chung về công ty

Tên công ty: Công ty Cổ phần – Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương Tên viết tắt: Biwase

Mã chứng khoán: BWE Địa chỉ: Số 11 Ngô Văn Trị - P.Phú Lợi - Tp.Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương Công ty Cổ phần – Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương tiền thân là trung tâm cấp thủy Bình Dương được thành lập từ trước năm 1975 Công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt đô thị và công nghiệp Ngoài ra, Biwase còn cung cấp dịch vụ thu gom và xử lý rác thải Công ty hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần từ năm 2016.

Môi trường vĩ mô

Việt Nam theo Chủ nghĩa xã hội nên tình hình chính trị khá ổn định Sự ổn định của chính trị là một yếu tố quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam Bên cạnh đó Chính phủ còn ban hành những chính sách hỗ trợ sự phát triển cho doanh nghiệp bao gồm cả việc giảm thuế, cung cấp ưu đãi về thuế và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi Theo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế làm vị thế, uy tín, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao Tóm lại, môi trường chính trị của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển doanh nghiệp

Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường Các yếu tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp

Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đang có xu hướng phục hồi sau đại dịch Covid-19

Cụ thể GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022 cho thấy rằng nền kinh tế khôi phục trở lại Lạm phát được kiểm soát tốt ở mức 3,15% an sinh xã hội được đảm bảo Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi và phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam vẫn cao doanh nghiệp có thể tận

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG dụng thuê nhân công giá rẻ từ đó giảm chi phí và tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng nguồn lao động giá rẻ

2.3 Môi trường văn hóa – xã hội

Theo báo cáo dân số Việt Nam năm 2023, tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam từ năm 2015 đến 2020 giảm từ 1,05% xuống 0,91% điều này có thể gây ảnh hưởng đến nguồn lực lao động của Việt Nam Mặc dù tốc độ gia tăng dân số chậm nhưng độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,7 tuổi cho thấy răng Việt Nam nằm trong diện dân số trẻ, đủ năng lực lao động Bên cạnh đó con người Việt Nam cần cù không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, tri thức mới làm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng trong công việc

Công nghệ ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng những công nghệ mới trong quá trình hoạt động giúp quản lý hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đối với các tổ chức tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ: đó là những cơ sở hữu ích sẽ tư vấn cho doanh nghiệp các cách thức tổ chức và vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả Đây cũng là một trong số những thách thức tìm hiểu thị trường nhanh hơn

Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động hiệu quả hơn Bên cạnh đó Việt Nam đã ban hành những điều luật đảm bảo quyền sở hữu thương hiệu bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp sáng tạo ra

Việt Nam là nước có vị trí kinh tế thuận lợi trong giao thương đường thủy, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới Bên cạnh đó với vị trí là cửa ngõ ra biển của các nước: Lào, Campuchia và Thái Lan Chính vì vậy, Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển sôi động là điều kiện hội nhập, hợp tác với các nước quốc tế

Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên thu hút khách du lịch ngoài nước Điều này làm tăng sự va chạm giữa những nhà đầu tư nước ngoài đang nhàn rỗi vốn với các doanh nghiệp đang cần nguồn vốn Nguồn tài

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG một thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên có hạn.

Môi trường ngành

3.1 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành

Hệ thống cấp nước đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đời sống và phát triển kinh tế - xã hội Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng tạo điều kiện để các doanh nghiệp ngành cung cấp nước phát triển về quy mô và số lượng Ngành dịch vụ cung cấp nước không áp lực cạnh tranh với các đối thủ trong ngành theo như ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam cho biết ngành công nghiệp nước có đặc thù là mỗi một đơn vị cấp thoát nước ở trên một địa bàn, chứ không phải cạnh tranh chồng lấn lên nhau Do đó, Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước – Môi trường Bình Dương có thể tận dụng cơ hội này để áp đặt giá sản phẩm nhằm mang lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn

3.2 Nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới

Lợi thế trong lĩnh vực cung cấp nước chính là nhu cầu cần thiết của nó trong đời sống Chính vì vậy, mọi người thường quan ngại trong việc phải thay đổi nhà cung cấp nước bởi quá trình cung cấp nước rất nhiều công đoạn, rất mất thời gian trong khi đó họ cần sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt hằng ngày thậm chí mỗi giờ

Nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người Đây là một lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp khi có đối thủ cạnh cạnh mới xuất hiện, bởi vì nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, nên nếu không có vấn đề nào xảy ra như: nguồn nước không sạch, có mùi, khó sử dụng, thì họ không muốn thậm chí không có ý định đổi nhà cung cấp

Bên cạnh đó, việc xây dựng, tổ chức và vận hành một nhà máy cung cấp nước đòi hỏi có trình độ cao, chất lượng cao trong việc xử nước trước khi cung cấp đến khách hàng Hiện nay, Việt Nam là nước đang có tỷ lệ lạm phát cao do đó chi phí mua các máy móc, xây dựng hệ thống xử lý nước tốn kém hơn Doanh nghiệp mới muốn có lợi nhuận cao để tiếp tục vận hành buộc phải đưa ra giá sản phẩm cao hơn so với những công ty cung cấp nước trước đó

3.3 Nguy cơ sản phẩm, dịch vụ bị thay thế

Nước sạch là sản phẩm thiết yếu phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân và cả về sản xuất Đây là sản phẩm có thể thay thế được bởi công nghệ đang ngày càng phát triển kéo theo đó các máy móc về lọc nước sạch cũng đa dạng hơn Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh về cung cấp nước sạch như: Hệ

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG thống lọc nước di động, nước tinh khiết đóng chai, bộ lọc nước gia đình, Tuy nhiên, mỗi sản phẩm đều có những mục đích, nhu cầu sử dụng khác nhau tùy thuộc vào tính năng ưu và nhược điểm của các sản phẩm thay thế để mà người tiêu dùng lựa chọn Mặc dù, cung cấp nước sạch đang ở vị trí cao nhưng ngành này vẫn phải đối mặt với các áp lực sản phẩm thay thế nên Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương luôn cố gắng cải tiến sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Sản phẩm thay thế hạn chế tiềm năng lợi nhuận của công ty bằng cách áp đặt mức giá trần có thể bán, sản phẩm càng có giá càng hấp dẫn, áp lực lên lợi nhuận của ngành càng lớn Nguy cơ có thể dẫn đến sử dụng sản phẩm thay thế: nhu cầu sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng, mối tương quan về chất lượng và giá cả

3.4 Khả năng thương lượng của khách hàng

Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến vấn đề sức khỏe và đầu tư cho bản thân nhiều hơn Do đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm cung cấp nước sạch phục vụ cho cuộc sống hàng ngày đang tăng lên, các nguồn nước tự nhiên đang dần được thay thế và giảm đáng kể Khả năng chuyển đổi mua hàng của khách hàng từ các dòng cung cấp nước sạch của Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương và các đối thủ khác: nước tinh khiết đóng chai, bộ lọc nước gia đình,… Khách hàng có rất nhiều dòng sản phẩm để lựa chọn, so sánh các nhà cung cấp với nhau

3.5 Khả năng thương lượng của người bán

Tổng công ty nước – môi trường Bình Dương sở hữu với giá trị cấp nước hoàn chỉnh từ sản xuất, phân phối đến đầu tư vận hành đường ống, và với nguồn nước được khai thác nước thô từ sông Đồng Nai và hồ Phước Hòa Nhờ đó mà doanh nghiệp nắm được vị thế lớn trong ngành Với mô hình kinh doanh này, doanh nghiệp được kỳ vọng tăng trưởng dài hạn nhờ nằm vùng trọng điểm có tốc độ đô thị hóa cao và đang dần mở rộng mạng lưới đến Đồng Nai, Long An, Quảng Bình.

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH

Phân tích cấu trúc tài sản

Qua phụ lục 1 nhìn chung tổng tài sản của công ty trong giai đoạn 2018 - 2022 tăng đáng kể từ 6.207 tỷ đến 13.777 tỷ TSDH chiếm phần lớn trong tổng tài sản từ 7.201 tỷ đến 12.296 tỷ cho thấy rằng doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào TSDH

Biểu đồ 2 1: Cấu trúc tài sản ngắn hạn

Tỷ trọng TSNH qua các năm ở mức thấp từ 10,76% lên 29,82% Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản phải thu ngắn hạn Vào năm 2018 tỷ trọng phải thu ngắn hạn đạt 5,46% nghĩa là cho biết trong 100 đồng tổng tài sản có bao nhiêu đồng vốn bị các cá nhân, doanh nghiệp khác tạm thời chiếm dụng Trong giai đoạn 2019 - 2022 tỷ trọng này tăng đỉnh điểm năm 2019 chiếm 14,89% nguyên nhân chính là do doanh nghiệp đã nới lỏng chính sách tín dụng trong thời gian dịch Covid - 19 nhằm hỗ trợ cho khách hàng trong lúc dịch bệnh Điều này đã giúp doanh nghiệp tạo được lòng tin nơi khách hàng tuy nhiên doanh nghiệp cần theo dõi và quản lý chặt chẻ hơn các khoản thu này tánh trường hợp khó đòi Tỷ trọng khoản ĐTTC của công ty vào năm 2018 là 1,28% nghĩa là trong 100 đồng tổng tài sản của công ty có 1,28 đồng được sử dụng vào đầu tư ngắn hạn Tỷ trọng này tăng liên trục qua 5 năm từ 1,28% lên 8,73% Tuy chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng việc ĐTTC cho thấy doanh nghiệp rất nổ lực trong việc kiếm thêm thu nhập ngoài việc đầu tư hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

Cấu trúc tài sản ngắn hạn

Tỷ trọng tiền và các khoản TĐT Tỷ trọng các khoản đầu tư TC ngắn hạn

Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn Ty trọng hàng tồn kho

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP vực cung cấp nước và xử lý rác thải do đó hàng tồn kho chỉ chiếm một phần nhỏ trong TSNH, phần lớn doanh nghiệp dự trữ nhiên liệu là chủ yếu

Tỷ trọng TSDH qua các năm đều đạt mức trên 70% Trong đó, tỷ trọng TSCĐ năm 2018 là 31,2% nghĩa là trong 100 đồng tổng tài sản công ty dành 31,2 đồng vốn đầu tư vào TSCĐ, tỷ trọng này qua các năm đều ở mức trên 30% , đặc biệt ở năm

2019 mặc dù nền kinh tế đang suy thoái mạnh nhưng doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ nhiều cho thấy răng trong thời gian này doanh nghiệp đang ở mức tăng trưởng mạnh Tỷ trọng tài sản dở dang dài hạn trong năm 2018 là 52,84% cho thấy trong 100 đồng tổng tài sản công ty dành 52,84 đồng vốn đầu tư vào tài sản dở dang để mở rộng quy mô sản xuất Tỷ trọng này biến động từ 9,63% đến 52,84% trong đó doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào quyền sử dụng đất và các nhà máy cung cấp nước để mở rộng quy mô hoạt động Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nước và xử lý chất thải việc đầu tư vào việc hình thành thêm TSCĐ là một hướng đi đúng đắn.

Phân tích cấu trúc nguồn vốn

2.1 Phân tích tính tự chủ của doanh nghiệp

Qua biểu đồ 2.3 thấy rằng tỷ suất tự tài trợ của công ty vào năm 2018 là

30% cho biết trong 100 đồng tài sản thì có 30 đồng được tài trợ từ VCSH Tỷ suất này liên tục tăng trong 5 năm từ

30% lên 45% cho thấy doanh nghiệp đang dần tự chủ về tài chính hơn Tỷ suất nợ vào năm 2018 tỷ suất nợ bằng

70% cho biết trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp, có 70 đồng được tài trợ bởi nợ phải trả Tỷ suất này có xu hướng giảm qua các năm từ 70% xuống còn 55% vào

Tỷ suất nợ Tỷ suất tự tài trợ

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Cấu trúc tài sản dài hạn

Tỷ trọng tài sản cố định Tỷ trọng tài sản dở dang dài hạn

Biểu đồ 2 2: Cấu trúc tài sản ngắn hạn

Biểu đồ 2 3: Biểu đồ cấu trúc nguồn vốn

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP năm 2022 thấy rằng doanh nghiệp dần có tính tự chủ hơn và ít bị phụ thuộc vào chủ nợ hơn dễ vay vốn khi cần hơn

2.2 Tính ổn định của nguồn tài trợ

Từ biểu đồ 2.4 cho thấy tỷ suất

NVTX của doanh nghiệp vào năm 2018 là khá cao 82,28%, nghĩa là trong 100 đồng nguồn vốn của doanh nghiệp có 82,28 đồng là NVTX Tỷ suất này qua các năm đều đạt mức trên 77%

Cho thấy rằng tính ổn định của công ty cao Qua biểu đồ 2.4 còn cho thấy tỷ suất VCSH trên NVTX vào năm 2018 là 36,4% cho thấy phần lớn NVTX của danh nghiệp là nợ dài hạn nên doanh nghiệp vẫn phải chịu áp lực trong thanh toán trong dài hạn Tuy nhiên chỉ tiêu này đang tăng dần qua từng năm từ 36.4% lên 56,74% cho thấy doanh nghiệp đang cố gắng huy động tập hợp nguồn tài trợ từ VCSH để nâng cao tính ổn định đồng thời nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp để đảm bảo thanh toán khoản nợ cho các chủ nợ.

Cân bằng tài chính

3.1 Cân bằng tài chính dài hạn

Qua biểu đồ 2.5 và phụ lục

3 , nhìn chung VLĐR có xu hướng tăng lên trong 5 năm Năm

2018, VLĐR âm nên NVTX không đủ để đầu tư cho TSDH

VLĐR đều đạt mức dương trên

189 tỷ đặc biệt tăng mạnh trong 2 năm gần đây lên đến 797 tỷ vào

Cân bằng tài chính dài hạn

Vốn lưu động ròng Tỷ suất NVTX/ TSDH

Biểu đồ 2 4: Tính ổn định của nguồn vốn

Biểu đồ 2 5: Cân bằng tài chính dài hạn

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP năm 2022 Điều đó cho thấy rằng NVTX không những đủ tài trợ cho TSDH mà còn tài trợ một phần cho TSNH Cân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp được ổn định và an toàn Mặt khác tính tự chủ trong tài trợ TSDH những năm gần đây đạt mức trung bình tứ 0.59 – 0.62 Do vậy doanh nghiệp có khả năng thanh toán khoản vay cho chủ nợ Nhờ vào cân bằng tài chính dài hạn an toàn mà các bên đầu tư tin tưởng nên doanh nghiệp không quá lo lắng về nguồn vốn Tuy nhiên việc đem NVTX đi đầu tư TSDH thời gian thu hồi vốn lâu hơn do đó doanh nghiệp cần xem xét kỹ những quyết định đầu tư

3.2 Cân bằng tài chính ngắn hạn

Qua biểu đồ 2.6 nhu cầu

VLĐR tăng qua các năm từ âm 539 tỷ đồng năm 2018 lên 976 tỷ năm

2022, tuy nhiên điều đáng chú ý là năm 2020 có sự sụt giảm và sau đó tăng mạnh vào năm 2021 với mức tăng là 158 tỷ đồng Vòng quay các khoản phải thu tăng, đồng thời các khoản phải thu ngắn hạn tăng với mức tăng đều qua các năm từ 752 tỷ đồng năm 2018 lên 912 tỷ đồng năm 2022, cho thấy khả năng các khoản phải thu được chuyển đổi thành tiền mặt càng cao, đồng nghĩa với thời gian trung bình thu hồi một khoản công nợ càng ngắn Mặc dù hàng tồn kho tăng đều từ 379 tỷ đồng năm 2018 lên 713 tỷ đồng năm 2022 và vòng quay hàng tồn kho cũng tăng đều qua các năm cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều và doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn Nhìn chung lượng hàng tồn kho tăng và khoản nợ phải thu ngắn hạn lớn hơn nhiều so với mức tăng của nợ ngắn hạn nên nhu cầu vốn lưu ròng là dương và tăng qua các năm

Ngân quỹ ròng: Có thể thấy, nhu cầu VLĐR lớn hơn rất nhiều so với VLĐR của doanh nghiệp, dẫn đến ngân quỹ ròng âm qua các năm Mặc dù, có rất nhiều biến động nhưng nhìn chung giá trị vẫn tăng đều qua các năm, với mức tăng trưởng năm 2022 so với năm 2018 là 241 tỷ đồng Do đó, VLĐR không đủ để đáp ứng nhu cầu VLĐR và doanh nghiệp phải huy động vốn vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt, thể hiện qua xu hướng tăng khoản nợ ngắn hạn Cân đối tài chính của doanh nghiệp được đánh giá là

Biểu đồ 2 6: Cân bằng tài chính ngắn hạn

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP không an toàn và bất lợi cho doanh nghiệp, doanh nghiệp chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1 Hiệu quả sử dụng tài sản

Biểu đồ 3 1: Hiệu quả sử dụng tài sản

1.1 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Qua biểu đồ 3.1 và phụ lục 5 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp tăng trong giai đoạn 2018 – 2020, sau đó liên tục giảm về 0,38 vảo năm 2022 Nguyên nhân chính do sự gia tăng giá trị doanh thu so với tăng tài sản của doanh nghiệp Năm 2018, bình quân một đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra 0.18 đồng doanh thu thuần và tăng dần lên 0.43 đồng vào năm 2020, tuy nhiên đến năm 2022 giảm còn 0.38 đồng Từ năm 2018-

2020, doanh thu thuần tăng nhưng tổng tài sản bình quân giảm do đó hiệu quả sử dụng trên mỗi tài sản doanh nghiệp càng lớn, nhưng chưa có sự đột phá về kinh doanh, đầu tư nên hiệu quả sử dụng tài sản khá bấp bênh Cho nên doanh nghiệp cần xem xét trong việc đào tạo nhân sự hoặc thay thế nhân sự để nâng cao chất lượng quản lý từ đó giúp năng cao hiệu quả sử dụng tài sản mang lại lợi ích cho doanh nghiệp

1.2 Hiệu quả sử dụng TSCĐ

Kết hợp biểu đồ 3.1 và phụ lục 5 , ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng từ năm

2018 đến năm 2020 và bắt đầu có xu hướng giảm dần đến năm 2022 ở mức 38,17% Mặc dù hiệu quả sử dụng TSCĐ có tăng nhưng đang ở mức khá thấp Năm 2018-2020 hiệu quả sử dụng tăng là do doanh thu thuần có xu hướng tăng 37% năm 2020 so với năm 2018 nhưng nguyên giá TSCĐ bình quân thì giảm 13.58% do đó hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng trong giai đoạn Và từ năm 2020- 2022, nguyên giá TSCĐ tăng 34.49% năm

2022 so với năm 2020 nhưng doanh thu thuần chỉ tăng 15.14% nên hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm trong giai đoạn này Bên cạnh năm 2018, bình quân một đồng TSCĐ đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra 0.34 đồng doanh thu thuần cho hoạt động kinh doanh tại

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP đơn vị và tăng dần lên 0.55 đồng vào năm 2020 Tuy nhiên sau năm 2020 thì giảm còn 0.47 đồng đến năm 2022 Do vậy, người quản lý cần khai thác sử dụng hiệu quả hơn các tài sản mới đầu tư nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.3 Hiệu quả sử dụng tổng TSNH

Từ biểu đồ 3.1 số vòng quay TSNH và số ngày một vòng quay TSNH biến động tăng giảm không đều Nguyên nhân là do chênh lệch về sự gia tăng của doanh thu thuần từ HĐBH & CCDV so với sự gia tăng của TSNH bình quân, nhưng nhìn chung số vòng quay TSNH giảm 13.61% năm 2022 so với năm 2018, và số ngày một vòng quay TSNH tăng 15.45% năm 2022 so với năm 2018 Số vòng quay TSNH nhỏ dần dẫn đến số ngày bình quân một vòng quay của TSNH tăng dần Điều này cho thấy TSNH lưu chuyển càng chậm dần, có thể dẫn đến làm giảm mức hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản doanh nghiệp Từ phân tích trên cho thấy biện pháp quản lý của doanh nghiệp chưa chặt chẽ

Vì vậy doanh nghiệp cần xem xét lại biện pháp quản lý để có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSNH năm 2022

Hiệu quả sử dụng TSNH chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: Số vòng quay TSNH; Doanh thu thuần từ HĐKD; TSNH bình quân

Số vòng quay TSNH năm 2022 so với năm 2021:

△HTSNH = H 2022 – H 2021 = 1.27 - 1.20 = 0.06 Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:

2588845515053= + 0.14 vòng Ảnh hưởng của nhân tố TSNH bình quân:

2588845515053 = −0.08 vòng Tổng hợp lại: 0.14094 – 0.07997 = + 0.06 vòng

Từ kết quả tính toán trên cho thấy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và tiết kiệm được số vốn TSNH hơn 139 tỷ đồng là nhờ doanh thu thuần tăng đã đẩy nhanh vòng quay TSNH thêm 0,14 vòng Bên cạnh đó số dư TSNH bình quân năm 2022 tăng làm tốc độ vòng quay TSNH chậm hơn 0.08 vòng Do đó doanh nghiệp cần phải cân nhắc về quản lý hàng tồn kho và công nợ để tốc độ lưu chuyển TSNH được nhanh hơn

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

2 Phân tích khái quát kết quả tài chính qua chỉ số ROS

Dựa vào phụ lục 6 có thể thấy rằng vào năm 2018 đạt 16,07%, chỉ tiêu này cho thấy trong 100 đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp có 16,07 đồng lợi nhuận trước thuế Đến năm 2019 chỉ tiêu này tăng lên 20,46% Tuy nhiên năm 2020 lại giảm xuống 19,21% Nguyên nhân chủ yếu do diễn biến của dịch Covid phức tạp nên những người lao động xa quê có xu hướng di dời về quê hương làm cho nhu cầu sử dụng giảm xuống dẫn đến doanh thu và lợi nhuận đều giảm Giai đoạn 2021 – 2022 ROS đã tăng mạnh trở lại đến mức 23,04% vào năm 2022 Đây những dấu hiệu tích cực của công ty trong việc tạo ra lợi nhuận sau thuế nên chủ sở hữu có thể hoàn toàn tin tưởng khi góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp Tuy đã có những chuyển biến tốt sau tình hình dịch Covid nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức trung bình Do đó doanh nghiệp muốn tạo ra lợi nhuận cao hơn thì cần phải chú trọng đến việc thắt chặt chi phí và nâng cao chất lượng hệ thống cung cấp dịch vụ để đảm bảo nhu cầu sử dụng của người dân giúp tăng doanh thu thuần và lợi nhuận

3 Phân tích khả năng sinh lời của tài sản

Biểu đồ 3 2: Khả năng sinh lời của tài sản

Dựa vào biểu đồ 3.2 và phụ lục 6 thấy rằng chỉ tiêu ROA biến động mạnh qua 5 năm Năm 2018, ROA đạt 2,92% cho thấy cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp thì sẽ tạo ra 2,92 đồng lợi nhuận trước thuế Năm 2018 đến năm 2021 ROA tăng từ 2,92% đến 9,97% Nhưng đến năm 2022 đạt mức 8,79% so với năm 2021 thì giảm giảm 1,18% cho thấy khả năng sinh lời của tài sản giảm Nguyên nhân của sự biến đổi này là vì tổng tài sản có sự suy giảm, quá trình kiểm soát chi phí của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn Để cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp cần sát sao hơn trong việc kiểm soát chi phí liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản lý cần xem xét kỹ

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Khả năng sinh lời của tài sản

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản(RE)

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP các chỉ tiêu khác ảnh hưởng đến ROA thông qua mô hình Dupont và đưa ra các biện pháp liên quan đến doanh thu và chi phí

3.2 Áp dụng mô hình Dupont phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA

Theo mô hình DuPont, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được phân tách như sau:

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 = 𝑅𝑂𝑆 × Hiệu suất sử dụng tài sản Biến động ROA qua 2 năm 2021-2022: △ROA = 8,79% - 9,97% = -1,18% Khả năng sinh lời tài sản năm 2022 giảm 1,18% so với năm 2021 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

 Ảnh hưởng của nhân tố ROS:

 Ảnh hưởng của nhân tố HTS đối với ROA:

Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: ROA = (-1,27%) + 0,09% = - 1,18%

Qua phân tích Dupont cho thấy ROA trong năm 2022 giảm so với năm 2021 là 1,18% Có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố sau: Đầu tiên do chỉ số ROS có sự thay đổi trong 2 năm trong khi hiệu quả sử dụng tài sản của công ty là như nhau là 0,3777 thì việc ROS của công ty giảm từ 26,41% về còn 23,04% đã làm cho ROA giảm 1,27% Chi phí hoạt động tăng trong qua 2 năm trog khi doanh thu chưa có sự thay đổi đột biến đã dẫn đến khả năng sinh lời của tài sản bị sụt giảm

Thứ hai là do hiệu quả sử dụng tài sản có sự chuyển biến tích cực trong 2 năm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của đơn vị là 23,04% như nhau thì việc hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đã nâng lên từ 0,3777 lên 0,3817 đã làm cho ROA của công ty tăng 0,09% là nhờ việc sử dụng TSCĐ đầu tư tại doanh nghiệp tốt

Vì vậy để tăng khả năng sinh lời của tài sản thì doanh nghiệp cần đẩy mạnh các biện pháp phục hồi sản lượng, đồng thời thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí phù hợp Bên cạnh đó thì hiệu suất sử dụng tăng chưa cao, không đáng kể, công ty cần làm tốt các công tác quản lý vốn lưu động, khai thác hơn nữa năng lực TSCĐ hiện có

Qua biểu đồ 3.2 thấy rằng vào năm 2018 RE là 3,985 tức là trong 100 đồng đầu tư vào tài sản thì sẽ thu được 3.98 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ suất RE tăng lên 11,76% nhưng đến năm 2022 RE giảm còn 10,58% Nhìn chung tỷ suất sinh lời kinh

PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP

1 Phân tích rủi ro trong kinh doanh

Sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào như nhiên liệu, nguyên liệu, máy móc thiết bị mua vào thường có xu hướng tăng mạnh nhưng giảm nhẹ Trong khi đó do đặc thù của ngành kinh doanh của công ty nên giá bán và cung cấp dịch vụ của công ty sẽ do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định Điều này có thể làm ảnh ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và lợi nhuận

Rủi ro liên quan đến chất lượng nước đầu vào: Công ty khai thác nguồn nước từ nước mặt Sông Sài Gòn và Sông Đồng Nai Hàng năm vào mùa khô sông Sài Gòn khu vực hạ lưu chịu ảnh hưởng trực tiếp xâm nhập mặn, vào thời điểm mặn theo triều cường nếu chỉ số clorua vượt quá giới hạn cho phép bắt buộc phải ngừng khai thác nước Ngoài ra chất lượng nguồn nước có xu hướng giảm do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá cũng như ảnh hưởng chất thải sinh hoạt làm cho chi phí xử lý rác thải của doanh nghiệp cao trong khi giá dịch vụ không tăng

Giả định rằng, tại chi phí bán hàng của Công ty biến phí chiếm 20% và định phí chiếm 80%, tại chi phí quản lý doanh nghiệp biến phí chiếm 10%, định phí chiếm 90% Nhìn vào bảng số liệu ở Phụ lục 11 ta có thể thấy được đòn bẩy kinh doanh qua các năm chỉ dao động từ 1.45-166 không có sự chênh lệch quá lớn Vào năm 2018, qua hệ số đòn bẩy kinh doanh cho thấy rằng nếu doanh thu thay đổi 1% sẽ làm cho lợi nhuận thay đổi tương ứng 1,66% Công ty Biwase có tỷ lệ định phí khá cao nên rủi ro của doanh nghiệp lớn, cụ thể tỷ trọng chi phí cố định của doanh nghiệp trong tổng chi phí cao và khi nhu cầu thị trường giảm thì tỷ trọng này sẽ không giảm làm cho rủi ro của doanh nghiệp càng gia tăng Vì công ty có tỷ trọng TSCĐ lớn như vậy nên doanh nghiệp khó có thể chuyển đổi phương án kinh doanh nhằm thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thị trường so với các doanh nghiệp có tỷ trọng TSCĐ nhỏ Chính vì thế doanh nghiệp cần phải có khả năng điều tiết thị trường bằng chính sách giá, có khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro kinh doanh

2 Phân tích rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là rủi ro do việc sử dụng nợ mang lại, gắn liền với cơ cấu doanh nghiệp Để phân tích rủi ro tài chính có thể phân tích thông qua đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính đo lường mức độ nhạy cảm của tỷ suất sinh lời trên VCSH do những cấu

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP

2022 của Biwase gần như bằng 1,0 có nghĩa là nợ và VCSH của một công ty gần như bằng nhau, đây là một hệ số nợ khá cao Việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như sử dụng “con dao hai lưỡi” Công ty Biwase nên cẩn thận và phải tìm ra phương pháp để không bị vỡ nợ vì việc tận dụng đòn bẩy tài chính luôn đi đôi với nghĩa vụ thanh toán nợ

3 Phân tích rủi ro mất khả năng thanh khoản

3.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Biểu đồ 4 1: Khả năng thanh toán ngắn hạn

3.1.1 Khả năng thanh toán hiện hành

Từ biểu đồ 4.1 và phụ lục 13 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của Biwase trong những năm gần đây và có xu hướng tăng dần qua 5 năm Cụ thể, năm 2018 tỷ lệ này ở mức thấp nhất là 0.61 và tăng dần năm 2019 là 1.13, năm 2020 là 1.24, năm 2021 là 1.35 và tăng cao nhất vào năm 2022 là 1.40, nguyên nhân là do tốc độ gia tăng tài sản lưu động nhanh hơn tốc độ gia tăng của nợ ngắn hạn Nhìn chung trong 5 năm hệ số này đều lớn hơn 1 tuy nhiên so với số liệu trung bình ngành 2,51 thì khả năng thanh toán hiện hành của công ty khá thấp Do đó muốn tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, chủ nợ để dễ huy động vốn hơn doanh nghiệp cần gia tăng vốn lưu động và quản lý nợ chặt chẽ hơn

3.1.2 Khả năng thanh toán nhanh

Từ biểu đồ 4.1 ta thấy chỉ số khả năng thanh toán của Biwase có xu hướng tăng dần qua 5 năm Cụ thể, nhỏ nhất vào năm 2018 là 0.45, năm 2019 là 0.79, năm 2020 là 0.88, năm 2021 là 0.99 và cao nhất vào năm 2022 là 1.04, nguyên nhân là do doanh nghiệp đang tập trung đầu tư vào các khoản ĐTTC ngắn hạn để sinh lời thay vì giữ quá nhiều lượng tiền mặt trong doanh nghiệp Ngoài ra trong 5 năm đa số hệ số thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 1, thể hiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ

NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021 NĂM 2022

KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HẠN

Khả năng thanh toán hiện hành

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP ngắn hạn trong ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho để thanh toán Mặt khác, hệ số này lại nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện hành, điều này chứng tỏ rằng TSNH của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho đến đến tính thanh khoản ngắn hạn khá thấp Do đó, tỷ lệ này có nhiều rủi ro hơn tỷ lệ thanh toán hiện hành

3.1.3 Khả năng thanh toán tức thời

Dựa vào biểu đồ 4.1 có thể thấy tỷ lệ tiền mặt của Biwase biến động không đều qua các năm Năm 2018, hệ số này là 0.07 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.07 đồng tiền và các khoản tương đương tiền Qua 5 năm, hệ số tiền mặt có xu hướng tăng giảm liên tục, do doanh nghiệp thường xuyên điều chỉnh các chính sách nắm giữ tiền mặt để phù hợp với biến động của thị trường, nhưng nhìn chung hệ số này là khá thấp, cho thấy doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội để kiếm lời bằng tiền mặt không để tiền nhàn rỗi Tuy nhiên nếu năng lực tài chính không đảm bảo thì công ty không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán khi phát sinh và sẽ gặp áp lực về rủi ro thanh toán

3.1.4 Số vòng quay hàng tồn kho

Từ phụ lục 14 ta có thể thấy, nhìn chung vòng quay hàng tồn kho có sự biến động giảm qua các năm Năm 2017, vòng quay hàng tồn kho của công ty là 3.83, nghĩa là năm này hàng tồn kho đã tăng gấp 3.83 lần để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp Và biến động giảm dần xuống 2.73 vào năm 2021, sau đó tăng nhẹ vào năm 2022 là 2.92 Nguyên nhân do giá vốn hàng bán của công ty tăng ở mức cao hơn so với hàng tồn kho bình quân trong kỳ Vòng quay hàng tồn kho biến động giảm cho thấy việc tổ chức quản lý và dự trữ của doanh nghiệp là chưa tốt, doanh nghiệp không thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và làm tăng lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho dẫn đến dự trữ vật tư là quá mức dẫn đến tình trạng tiêu thụ chậm Do vậy dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi, có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai

3.1.5 Số vòng quay phải thu khách hàng

Từ phụ lục 14 trên ta thấy, số vòng quay khoản phải thu tăng dần trong giai đoạn năm 2018 – năm 2020, sau đó giảm nhẹ đến năm 2022, nhưng nhìn chung số vòng quay này có xu hướng tăng 0.91 năm 2022 so với năm 2018 Nguyên nhân của sự tăng này là do doanh thu thuần của công ty tăng ở mức cao hơn bình quân khoản phải thu, cho thấy Biwase đã thắt chặt chính sách bán hàng nghiêm ngặt hơn Chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu này cho biết mức độ hợp lý của số dư của các khoản phải thu, hiệu quả của việc thu hồi nợ một cách hiệu quả của công ty này, các khoản phải thu được thu hồi nhanh và công ty ít bị chiếm dụng vốn Nếu tỷ số này quá thấp sẽ gây bất lợi cho công ty khi

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP

3.2 Khả năng thanh toán dài hạn

3.2.1 Khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền

Nhìn vào biểu đồ 4.2 kèm

Ngày đăng: 20/06/2024, 19:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w