1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài chuyển đổi năng lượng xanh tại một số doanh nghiệp việt nam và đi sâu vào công ty cổ phần may 10

44 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển đổi năng lượng xanh tại một số doanh nghiệp Việt Nam và đi sâu vào Công ty cổ phần May 10
Tác giả Quách Đức Huy, Nguyễn Thùy Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Huyền
Trường học Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học
Thể loại Báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 623,21 KB

Cấu trúc

  • I. Đặt vấn đề (5)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (5)
    • 1.2 Tổng quan nghiên cứu (6)
      • 1.2.1 Tổng quan việc sử dụng năng lượng tái tạo hiện tay (6)
      • 1.2.2 Những chuyển biến trong việc sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo (7)
      • 1.2.3 Sơ lược về nghiên cứu (9)
    • 1.3 Mục đích nghiên cứu (10)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (11)
      • 1.5.1 cách tiếp cận (11)
      • 1.5.2 phương pháp nghiên cứu (11)
    • 1.6 Kết cấu đề tài (11)
    • 1.2 năng lượng xanh (13)
      • 1.2.1 Năng lượng mặt trời (13)
      • 1.2.2 Năng lượng gió (0)
      • 1.2.4 Năng lượng thủy điện (0)
      • 1.2.5 Năng lượng địa nhiệt (0)
      • 1.2.6 Năng lượng sinh khối (0)
      • 1.2.7 Năng lượng sinh học (0)
      • 1.2.8 Năng lượng thủy triều (0)
    • 1.3 Định nghĩa doanh nghiệp (16)
    • 1.4 Chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp (17)
      • 1.4.1 Định nghĩa Chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp (17)
      • 1.4.2 Nội dung và hình thức của chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp (18)
      • 1.4.3 Tại sao cần chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp ? (19)
      • 1.4.4 Lợi ích của việc chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp (20)
  • Chương 2: Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi năng lượng xanh ở doanh nghiệp (0)
    • 2.1 Tổng quan tình hình chuyển đổi năng lượng xanh (22)
      • 2.1.1 Tình thình thế giới (22)
      • 2.1.2 Xu hướng đầu tư vào năng lượng tái tạo của các nước trên thế giới (23)
      • 2.1.3 Tổng quan về ngành năng lượng Việt Nam (25)
    • 2.2 Định hướng và cơ hội chuyển dịch năng lượng (28)
      • 2.2.1. Hydro trong xu thế chuyển dịch năng lượng Việt Nam (29)
      • 2.2.2. Amoniac xanh (29)
    • 2.3 Khó khăn trong việc chuyển đổi năng lượng xanh (0)
      • 2.3.1 Vốn đầu tư (0)
      • 2.3.2 Quy hoạch và hạ tầng (0)
    • 2.4 Giải pháp khắc phục (0)
  • Chương 3: Tình hình chuyển đổi năng lượng xanh tại Công ty cổ phần May 10 (0)
    • 1. Tổng quan tình hình chuyển đổi năng lượng tại Công ty cổ phần May 10 (35)
    • 3. Thách thức (41)
    • III. Kết luận (43)
    • IV. Tài liệu tham khảo (43)

Nội dung

Mong rằng đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp người đọcnhận thức rõ hơn về nguồn năng lượng tái tạo cũng như những khó khăn mà nước tađang gặp phải trong quá trình chuyển đổi

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi năng lượng xanh ở doanh nghiệp

Tổng quan tình hình chuyển đổi năng lượng xanh

Tình hình sử dụng năng lượng của các nước trên thế giới thời gian qua vẫn theo xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng đã giảm Cụ thể, tính đến năm 2019, toàn cầu tiêu thụ 583,9 EJ, tăng 1,3% so với năm 2018, thấp hơn mức tăng bình quân trong giaiđoạn 2008

Theo số liệu của Cục Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), năm 2019, mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp (NLSC) bình quân đầu người toàn cầu đạt 75,7 GJ/người, tăng 0,2% so với năm trước Tỷ lệ tăng trưởng này chỉ bằng một nửa mức tăng trung bình 0,4%/năm trong giai đoạn 2008-2018.

Đến năm 2035, nhu cầu năng lượng toàn cầu dự kiến tăng 35% với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 1,6%, trong đó năng lượng không tái tạo (NLTT) tăng nhanh nhất Tuy nhiên, nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm 78% lượng tiêu thụ năng lượng trong năm 2035 do giá rẻ hơn các nguồn năng lượng khác Theo EIA, thế giới sẽ sử dụng lượng nhiên liệu hóa thạch tương đương 11 tỷ tấn dầu mỗi năm Nếu nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng như dự báo, trữ lượng dầu thô sẽ cạn kiệt vào năm 2052, khí tự nhiên vào năm 2060 và than đá vào năm 2088 Các nước phát triển dự kiến sẽ tăng nhu cầu năng lượng gấp 3-3,5 lần so với các nước OECD, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 50% Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ tư thế giới, trong khi Trung Quốc trở thành quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới Các nước EU dự kiến ​​sẽ nhập khẩu 80% lượng khí đốt, 90% lượng dầu và 70% lượng than đá vào năm 2035.

Hình 1 Nhu cầu năng lượng của các nước đến năm 2035

2.1.2 Xu hướng đầu tư vào năng lượng tái tạo của các nước trên thế giới

Trước thực trạng nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt cũng như những vấn đề về ô nhiễm môi trường nảy sinh trong quá trình khai thác các nguồn nguyên liệu này đã dẫn đến xu hướng dịch chuyển năng lượng tại nhiều nước trên thế giới Cụ thể: EU có mục tiêu tỷ lệ NLTT trong tổng tiêu thụ năng lượng là 20% vào cuối năm 2020, 32% vào năm 2030; Bắc Mỹ (Mỹ, Canada và Mexico) đặt mục tiêu 50% sản lượng điện từ các nguồn NLTT vào năm 2025; Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi đang hướng tới mục tiêu 38% NLTT vào năm 2030; Liên minh châu Phi đặt mục tiêu tối thiểu

Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và giảm tác động tiêu cực đến môi trường, nhiều quốc gia đang tập trung vào NLTT Mục tiêu là đạt 10 GW NLTT trên lục địa vào năm 2030 Xu hướng này góp phần giảm khí thải nhà kính, ô nhiễm môi trường, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Hình 2 Dự báo tăng trưởng về tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sản lượng điện đến năm 2030

Tại Châu Á, nhiều quốc gia cũng đang trong quá trình dịch chuyển sang NLTT Trong đó, Trung Quốc hiện được xem là quốc gia dẫn đầu về đầu tư, sản xuất NLTT, đặc biệt là điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối Trong giai đoạn (2016-2020), Trung Quốc đầu tư hơn 360 tỉ USD vào NLTT, ước tính tạo thêm khoảng 10 triệu việc làm Năm

2019, theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), tại Trung Quốc, công suất điện gió đã tăng gấp 22 lần, điện mặt trời tăng gần 700 lần so với năm 2018 và là động lực chính giúp tổng công suất điện gió và điện mặt trời toàn cầu tăng gấp 33 lần. Trong khi đó, tại Ấn Độ, công suất của NLTT đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2015-

2019, năm 2019, điện từ NLTT đạt 78 GW, chiếm khoảng 22% tổng công suất lắp đặt.

Tỷ trọng của NLTT trong hợp phần năng lượng tại Ấn Độ tăng mạnh trong 10 năm qua, từ 2% trong năm 2009 lên 9% trong năm 2019.

Hình 3 Đầu tư vào NLTT toàn cầu, 2008-2018

Các nước châu Âu đi đầu trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng NLTT Theo Chỉ số dịch chuyển năng lượng của WEF năm 2021, Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch đã đứng đầu trong quá trình dịch chuyển năng lượng Điều này cho thấy Liên minh châu Âu với tư cách là một lục địa đang dẫn đầu quá trình dịch chuyển năng lượng 10 quốc gia hàng đầu chiếm khoảng 2% dân số toàn cầu và khoảng 3% tổng lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng.

2.1.3 Tổng quan về ngành năng lượng Việt Nam a) Giới thiệu

Là một trong các nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam là một nước thu nhập trung bình với dân số trên 98 triệu người và có một thị trường năng lượng thuộc nhóm lớn nhất trong khu vực Hệ thống năng lượng của Việt Nam lớn thứ hai trong khu vực ASEAN về công suất lắp đặt, chỉ sau Indonesia Tính đến năm 2019, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính nguồn cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng96,22 triệu tấn dầu tương đương (TOE), với mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng là 66,39 triệu tấn TOE Ngành điện chủ yếu sử dụng các nguồn tài nguyên than, dầu và khí nội địa, sau đó đến thủy điện, và than nhập khẩu đóng vai trò ngày càng quan trọng Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng đầu tư sang các dự án điện gió và điện mặt trời Đặc biệt, về sự phát triển dài hạn của hệ thống năng lượng quốc gia, có thay đổi quan trọng trong tổng cơ cấu nguồn cung năng lượng do tiềm năng khác nhau ở ba miền là miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam được dựa trên một nền kinh tế tiêu thụ nhiều năng lượng Với việc gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài và định hướng xuất khẩu, nền kinh tế đã phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm trên 6,3% trong giai đoạn 2012-2019 Tác động của quá trình công nghiệp hóa nhanh và phát triển sản xuất, chế tạo đối với nhu cầu điện thể hiện rất rõ nét ở hệ số đàn hồi điện năng còn cao (tăng trưởng nhu cầu điện năng/ 25 tăng trưởng GDP), trong đó tăng trưởng nhu cầu điện vượt quá mức tăng GDP ở một mức biên đáng kể Trong giai đoạn 2016 – 2020, hệ số đàn hồi điện dao động ở mức trung bình 1,67 và đây là con số khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, có nghĩa là Việt Nam đang ngày càng trở nên kém hiệu quả trong sử dụng năng lượng Trong khi đó, ở các nước kinh tế phát triển (G8, G20, OECD) giá trị hệ số đàn hồi thường nhỏ hơn 1 Như vậy, thông qua các chỉ tiêu hiện nay cho thấy, hiệu quả sử dụng điện của Việt Nam còn thấp, chưa tạo ra được giá trị kinh tế cao từ mỗi kWh điện.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tương đối khác biệt về cường độ sử dụng năng lượng so với các quốc gia trong khu vực Ví dụ, mặc dù mức tiêu thụ điện bình quân đầu người hiện nay của Việt Nam thấp hơn so với Thái Lan và Malaysia, nhưng mức tiêu thụ điện bình quân đầu người của Việt Nam cao hơn nhiều lần so với mức tiêu thụ điện trong quá khứ của Thái Lan và Malaysia ở cùng mức GDP tương đương (ADB Chiến lược và Lộ trình Đánh giá Ngành Năng lượng Việt Nam).

Về hệ thống điện, công suất phát điện của Việt Nam đạt 69,3 GW trong năm 2020 (tăng từ mức 50,0 GW trong năm 2018), bao gồm cả nhập khẩu qua biên giới, và tăng hơn gấp ba lần về công suất phát điện so với năm 2010 (20,4 GW).

Hệ thống điện trước đây dựa trên thủy điện và nhiệt điện khí, với nhà máy thủy điện Hòa Bình và nhiệt điện khí đầu tiên vào cuối những năm 1990 khi các mỏ khí nội địa phục vụ phát điện được bắt đầu đi vào sản xuất Trong 10 năm đến năm 2019, gần một nửa công suất phát điện bổ sung là nhiệt điện than (15,8 GW, đạt 48% tỉ lệ công suất mới) Trong giai đoạn 2018-2019, mặc dù có các thách thức và chậm tiến độ khi phát triển dự án nhưng cũng đã có thêm 3.2 GW nhiệt điện than được đưa vào vận hành Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nhanh chóng phát triển điện gió và điện mặt trời thông qua các chính sách hỗ trợ như biểu giá FIT Tính đến hết tháng 10/20 19, đã có trên 8.000

MW điện mặt trời và gần 2000 MW điện gió (trên bờ và gần bờ) đi vào hoạt động.

Định hướng và cơ hội chuyển dịch năng lượng

Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển năng lượng và Quy hoạch năng lượng quốc gia tích hợp định hướng chuyển dịch năng lượng, giảm dần nhiên liệu hóa thạch Khoảng 80% nhu cầu năng lượng toàn cầu phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, gây phát thải khí nhà kính, dẫn đến nóng lên toàn cầu và tác động tiêu cực tới môi trường hệ sinh thái Để đạt mục tiêu trung hòa carbon, thế giới cần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch năng lượng, hạn chế và tiến tới loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, phát triển năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm.

Tương tự như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển dịch năng lượng với mục tiêu quan trọng là tạo ra một xã hội trung tính với carbon thông qua việc sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế và loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trong hệ thống năng lượng quốc gia Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển dịch này, và đã đi tới kết luân,hydro xanh là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong hệ thống năng lượng ít phát thải carbon trong tương lai Hiện nay Hydro được sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của ngành lọc hóa dầu và ngành sản xuất phân bón Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng của hydro xanh, các nghiên cứu trên thế giới đang tập trung vào việc mở rộng ứng dụng của hydro bằng cách hoàn thiện các công nghệ sản xuất, phối trộn phù hợp để có thể sử dụng rộng rãi trong các ngành giao thông vận tải, điện năng, các ngành công nghiệp hóa chất…, hướng đến giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong các nhóm ngành này Việt Nam đã và đang từng bước tiếp cận các công nghệ tiên tiến này và coi đó là các nhân tố quan trọng trong xu thế chuyển dịch năng lượng trong nước.

2.2.1 Hydro trong xu thế chuyển dịch năng lượng Việt Nam

Việt Nam đang từng bước nghiên cứu, xây dựng lộ trình khoa học để khai thác lợi thế sẵn có, tận dụng những cơ hội tiềm năng qua đó thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp hydro xanh Ưu tiên hàng đầu là đề xuất ra chiến lược quốc gia phát triển ngành hydro xanh.

Chiến lược được kỳ vọng nhắm tới mục tiêu phát triển chính sách phù hợp để định rõ vai trò của hydro xanh trong hệ thống năng lượng quốc gia, đảm bảo thúc đẩy hài hòa giữa sự phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng hydro xanh hợp lý Trong đó phát huy ứng dụng hydro xanh như là một giải pháp công nghệ giúp tăng cường phát triển nguồn năng lượng tái tạo sẵn có, tránh tình trạng sa thải công suất nguồn điện từ năng lượng tái tạo, vừa gây lãng phí tài nguyên cũng như chi phí đầu tư của xã hội.

Chiến lược phân tích các yếu tố như thị trường, chính sách, khuyến khích đầu tư, nâng cao sản xuất, đào tạo, hợp tác quốc tế và mở rộng thị trường để đảm bảo Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định của ngành công nghiệp hydro xanh trong khu vực và toàn cầu.

Hiện nay tại Việt Nam ammonia đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh tế vì là nguyên liệu thiết yếu để sản xuất phân bón, phục vụ ngành nông nghiệp Việt nam là nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh nên nhu cầu sử dụng ammonia là động lực quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển Bên cạnh đó nếu đặt trong bối cảnh phát triển của ngành hydro xanh trong tương lai, ammonia lại được cân nhắc có vai trò mới, đó là khả năng lưu trữ và vận chuyển hydro kinh tế và hiệu quả.

Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh tính hiệu quả của quá trình chuyển đổi hydro thành amoniac, cho phép giảm đáng kể chi phí vận chuyển đường dài Ammoniac có nhiệt độ hóa lỏng cao hơn nhiều so với hydro (-53ᵒC so với -253ᵒC), dẫn đến chi phí vận chuyển thấp hơn Hơn nữa, amoniac có tỷ trọng năng lượng lớn hơn hydro, làm cho việc vận chuyển đến nơi tiêu thụ hiệu quả hơn thông qua các cơ sở hạ tầng thích hợp như đường ống dẫn, cảng biển hoặc tàu chở hàng trọng tải lớn Tại điểm tiêu thụ, amoniac có thể được chuyển đổi trở lại thành hydro hoặc sử dụng trực tiếp, tạo nên một giải pháp vận chuyển và lưu trữ linh hoạt.

Ammonia cũng được cân nhắc sử dụng để thay thế nhiên liệu hóa thạch trong ngành sản xuất điện năng hay lĩnh vực giao thông đường dài sử dụng động cơ đốt trong như máy bay, tàu biển và xe tải hạng nặng.

Việt Nam nắm trong tay công nghệ sản xuất amoniac xanh, mở ra cơ hội xuất khẩu to lớn sang thị trường quốc tế Nhu cầu amoniac dự kiến sẽ gia tăng mạnh mẽ trong trung và dài hạn, đặc biệt là tại các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức.

2.3 Tiềm năng phát triển ngành năng lượng xanh

Việt Nam cũng thuộc danh sách các nước có tiềm năng lớn để đầu tư thêm các nguồn năng lượng tái tạo mới như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện song biển và khí sinh học Biogas bên cạnh các nguồn năng lượng sẵn có như điện khí tự nhiên hóa lỏng LNG (Liquefied Natural Gas), thủy điện và điện than.

Với vị trí địa lý thuận lợi cùng đường bờ biển dài 3260 km, gió trung bình đạt 7 m/s và bức xạ mặt trời trung bình 1.387-1.534 kWh/kWp/năm ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn cho phát triển điện gió và điện mặt trời Ngoài ra, diện tích rừng rộng lớn, đặc biệt là tại Cà Mau với lượng khai thác gỗ hàng năm đạt 225.000-300.000 tấn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển điện sinh khối.

 Lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm: Trong những năm gần đây, năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực được ưu tiên nhất cho đầu tư ở Việt Nam Dự tính đến 2030, Việt Nam sẽ cần 12 tỷ USD để đầu tư nguồn điện mới Năm 2021, Việt Nam xếp hạng thứ 31 trong danh sách các quốc gia có độ thu hút cao về các cơ hội đầu tư và triển khai trong lĩnh vực năng lượng tái tạ Đồng thời, cùng với chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo, trong 3 năm vừa qua, các dự án khai thác điện gió, điện mặt trời đã phát triển rất mạnh ở các tỉnh ven biển miền Trung và miền Nam Tổng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực sản xuất, phân phối điện là trên 5,1 tỷ USD trong năm 2020, cao hơn 4 lần so với năm trước đó.

 Chi phí xây dựng lắp đặt ngày càng giảm: Chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) đối với điện mặt trời tại Việt Nam đã giảm 106% trong vòng bốn năm trở lại đây Dự kiến đến năm 2022, đầu tư vào điện gió trên đất liền sẽ rẻ hơn đầu tư vào nhà máy nhiệt điện than mới Ngoài ra, Việt Nam cũng có thế mạnh về sản xuất và đã có những nhà máy chuyên sản xuất tấm quang năng Đồng thời, sở hữu cơ sở hạ tầng và mạng lưới truyền tải vững chắc.

2.4 Khó khăn trong việc chuyển đổi năng lượng xanh

Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư vào chuyển đổi năng lượng Một trong những vấn đề chính là sự không đồng đều trong cơ sở hạ tầng và khả năng truy cập vào nguồn điện, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn và miền núi. Điều này khiến cho việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo trở nên khó khăn và tăng chi phí đầu tư Ngoài ra, các thách thức về hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính và biên giới quy hoạch cũng góp phần làm giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư vào lĩnh vực này Khả năng cạnh tranh với các nguồn năng lượng truyền thống cũng là một vấn đề đáng lưu ý, đặc biệt là khi giá cả và các chính sách hỗ trợ vẫn chưa thể đảm bảo cho tính khả thi kinh doanh của các dự án NLT Đồng thời, việc đảm bảo ổn định về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới điện cũng đang đối diện với nhiều thách thức, khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy lo ngại về rủi ro và không chắc chắn khi tham gia vào thị trường năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

 Theo cổng thông tin Khoa học và Công nghệ hạt nhân, nước ta còn gặp phải một số vướng mắc trong việc thu xếp vốn đầu tư Cụ thể trong chủ trương hạn chế cấp bảo lãnhChính phủ cho các dự án hạ tầng năng lượng; các nước OECD và nhiều tổ chức tín dụng quốc tế khác cũng hạn chế cho vay đối với các sự án nhiệt than Các nguồn vốn ưu đãi(ODA) nước ngoài để đầu tư các dự án điện cũng rất hạn chế Việc thu xếp các nguồn vốn trong nước gặp nhiều khó khăn, do tại hầu hết các ngân hàng trong nước đã vượt hạn mức tín dụng đối với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan.

Tình hình chuyển đổi năng lượng xanh tại Công ty cổ phần May 10

Tổng quan tình hình chuyển đổi năng lượng tại Công ty cổ phần May 10

Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Canađa, Mỹ… Từ nhiệm vụ phục vụ quân đội là chính, đến nay, Công ty cổ phần May 10 đã mở rộng các mặt hàng may mặc, không chỉ phục vụ thị trường trong nước, mà còn là doanh nghiệp có hàng may mặc xuất khẩu uy tín trên thị trường thế giới Với hơn 4.000 lao động, mỗi năm Công ty sản xuất trên 6 triệu tấn sản phẩm các loại chất lượng cao, trong đó, 80% sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường Đức, EU, Nhật Bản, Hồng Kông,

Công ty có 10 cán bộ công nhân viên làm việc trong nhóm năng lượng, thường xuyên tham gia theo dõi, hướng dẫn và thực hiện sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm. Công ty có nhiều loại máy khâu với động cơ có hệ số công suất không cao và tiêu thụ một lượng lớn công suất phản kháng, nhất là khi phải chạy non tải hay không tải Điều này sẽ làm giảm hiệu quả trong vận hành lưới điện Để khắc phục, Công ty đã lắp đặt các thiết bị bù cos Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên sử dụng hệ thống máy phát hỗ trợ vào giờ cao điểm, hệ thống điều hoà nhiệt độ chỉ được sử dụng khi nhiệt độ trên

32 0 C Bên cạnh các giải pháp thực hiện tiết kiệm điện kể trên, Công ty còn tiến hành thực hiện nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm đối với cán bộ, công nhân viên, nhất là khu vực có công nhân sản xuất trực tiếp.- định hướng chuyển đổi năng lượng của công ty trong tương lai.

Sau khi tiến hành khảo sát, Công ty cổ phần May 10 tiêu thụ một lượng điện năng đáng kể lên tới 7.000.000 kWh hàng năm Ngoài điện năng, công ty còn sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch là than với lượng tiêu thụ lên tới 14 triệu tấn Các nguồn nhiên liệu sinh khối khác như gỗ/trấu và các loại sinh khối khác cũng được sử dụng nhưng với số lượng nhỏ hơn, lần lượt là 5 tấn và 2 tấn.

Qua biểu đồ tiêu thụ năng lượng các tháng trong những năm gần đây mà nhóm nghiên cứu thu thập được là năm 2021, 2022 và 2023, cho thấy, từ tháng 4 đến tháng 9, lượng năng lượng tiêu thụ của Công ty tăng nhiều hơn so với các tháng 1-3 và các tháng 9-12.

Hình 11 Mức điện năng tiêu thụ trong năm 2021-2023

Hình 12 Mức năng lượng hóa thạch sử dụng trong năm 2021-2023

- Theo báo cáo của Công ty cổ phần May 10, nguồn cung năng lượng năm 2022 được thống kê theo bảng sau:

STT Loại nhiên liệu Đơn vị TOE/đơn vị Tiêu thụ

15 Các dạng sinh khối khác Tấn 0.277 5

- Nhận xét tình hình sử dụng năng lượng tại nhà máy thuộc Công ty cổ phần May 10

Ngoài các nguồn năng lượng được thống kê trong bảng, còn một số loại nguồn nguyên liệu khác như xăng, dầu diesel,… nhằm phục vụ công tác vận chuyển hàng hóa, sản xuất tuy nhiên trong không đáng kể nên không được liệt kê trong bảng trên.

Trong bối cảnh có nhiều tác động khiến giá năng lượng, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, Công ty cổ phần May 10 hướng tới mục tiêu “xanh hóa” sản xuất, phát triển bền vững thông qua việc sử dụng năng lượng xanh Nếu trước kia, 100% năng lượng của Công ty cổ phần May 10 sử dụng năng lượng hóa thạch thì hiện nay, họ đang chuyển dần sang sử dụng năng lượng tái tạo Kết thúc năm 2022, 50% năng lượng của Công ty cổ phần May 10 đã sử dụng năng lượng tái tạo từ mặt trời cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần May 10 cũng đã có lộ trình trong năm 2024 và muộn nhất năm 2025 sẽ thay đổi toàn bộ nguồn năng lượng là năng lượng tái tạo.

Cụ thể vào tháng 11/2022, Công ty cổ phần May 10 đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Greenyellow Power Ventures (GreenYellow) về việc phát triển dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà tại Xí nghiệp May Bỉm Sơn Từ năm 2019-2021, tổng công ty cũng đã tiến hành: Cải tạo, thay thế các bóng đèn huỳnh quang tại các kho ở trụ sở tổng công ty bằng đèn led tiết kiệm điện hiêu suất cao; thay thế việc sử dụng nồi hơi đốt than ở khu vực bếp ăn sang nồi hơi điện giúp giảm thất thoát nhiệt trong quá trình sử dụng và giảm phát thải CO2; tiến hành thay thế cải tạo các thiết bị tiêu thụ năng lượng cao áp dụng công nghệ mới tiết kiệm năng lượng cùng các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm giờ làm giúp tiết kiệm điện năng.

Công ty cổ phần May 10 cũng thành lập Ban Quản lý năng lượng và áp dụng hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2018; đồng thời, ứng dụng hệ thống giám sát năng lượng vào trong sản xuất với 38 điểm đo đếm được kết nối với hệ thống Smart EE thông qua 5 port và 3 Adam Hệ thống giúp cảnh bảo việc sử dụng năng lượng không hiệu quả như tình trạng chạy máy không tải, tình trạng sụt giảm khí nén, hơi nóng do rò rỉ hoặc hư hỏng trên hệ thống Từ các thông số sử dụng năng lượng này Ban tiết kiệm năng lượng sẽ có cơ sở dự liệu để phân tích vấn đề sử dụng năng lượng chưa hiệu quả đề kịp thời có kể hoạch cải tiến nâng cao nhiệu suất sử dụng năng lượng của máy móc thiết bị.

Cho đến nay (2023-2024) , Công ty cổ phần May 10 đã chủ động chuyển đổi nhiên liệu trong quá trình sản xuất Trong năm 2023 - 2024, Công ty cổ phần May 10 sẽ giảm được khoảng trên 20.000 tấn CO2 ra môi trường Điều này không chỉ nâng cao uy tín, vị thế của Công ty cổ phần May 10 trên thị trường mà còn là sự đóng góp của Công ty cổ phần May 10 trong quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

2 Cơ hội a) Chính sách và sự quan tâm của Đảng, Chính phủ là nền tảng vững chắc, là động lực, là mục tiêu thúc đẩy Công ty cổ phần May 10 tiên phong đi đầu, dám nghĩ dám làm, dám đột phá về chuyển đổi năng lượng xanh trong giai đoạn hiện nay

 Quyết định số 2068/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: “ Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp, xây dựng hệ thống công nghiệp năng lượng tái tạo, đưa tỷ lệ giá trị thiết bị sản xuất trong nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo: Đạt khoảng 30% vào năm 2020; nâng lên đến 60% vào năm 2020; đến năm 2050, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước, một phần dành cho xuất khẩu đến các nước trong khu vực và trên thế giới.”

Nghị quyết số 29-NQ/TW nêu rõ mục tiêu tăng cường đầu tư phát triển các doanh nghiệp may mặc, bao gồm Công ty cổ phần May 10, để nâng cao chất lượng sản xuất, xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng ngành may, tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ và quản trị thị trường Điều này khẳng định vai trò tiên phong của Công ty May 10 trong ngành Dệt May Việt Nam, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

 Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị: “Ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch nêu cụ thểTập trung ây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn “Hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế Sớm nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển năng lượng địa nhiệt, sóng biển, thuỷ triều, hải lưu…”. b) Công ty cổ phần May 10 liên kết chuỗi cung ứng để thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh, thân thiện với môi trường:

Có lẽ nói Công ty cổ phần May 10 là DN hàng đầu của ngành Dệt May Việt Nam quả cũng không sai, mà nói Công ty cổ phần May 10 luôn đi đầu cũng lại rất đúng, bởi để trụ vững và phát triển trong suốt chặng đường của 2/3 thế kỷ, thì các thế hệ lãnh đạo và tập thể CNVC-LĐ ở đây đã chọn hướng đi bài bản và hết sức căn cơ Theo ông Thân Đức Việt – Tổng giám đốc Công ty cổ phần May 10, thì chiến lược của Tổng Công ty là

Thách thức

- Rào cản lớn nhất đó là nhận thức của các doanh nghiệp Nếu không đi nhanh, đi trước từ sớm, từ xa sẽ bị tụt hậu không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn cả với các doanh nghiệp có nền sản xuất may mặc cạnh tranh với Việt Nam như: Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc

- So với nhiều ngành hàng, lĩnh vực khác, tiêu chuẩn áp dụng với ngành dệt may được đánh giá là phức tạp, thách thức hơn và đáng kể hơn, có phạm vi bao trùm tất cả các sản phẩm dệt may và được luật hóa dưới dạng các yêu cầu pháp lý tối thiểu, bắt buộc thực hiện mà không phải chỉ là các khuyến nghị.

- Các tiêu chuẩn, biện pháp, quy định của Thỏa thuận Xanh EU tác động đến nhiều khâu trong chuỗi sản xuất, từ thiết kế mẫu mã đến nguyên phụ liệu, từ sản xuất, nuôi trồng đến vận chuyển, từ sử dụng đến sửa chữa, từ thải bỏ đến tái chế… mà không phải chỉ áp dụng với thành phẩm cuối cùng.

- Bên cạnh nỗ lực nội tại của doanh nghiệp, Công ty cổ phần May 10 rất cần sự giúp đỡ của Chính phủ Cụ thể là nguồn vốn tín dụng xanh với sự hỗ trợ về lãi suất để doanh nghiệp có thể hoàn vốn nhanh hơn Với nguồn lực như đầu tư cho năng lượng mặt trời áp mái hiện nay khá lớn, Công ty cổ phần May 10 phải kết hợp với các tập đoàn lớn của Pháp như Green Yellow để họ tự đầu tư và , Công ty cổ phần May 10 mua điện của họ với giá bán được chiết khấu rẻ hơn giá bán thông thường, đây cũng là cách để May 10 thực hiện chuyển đổi xanh Với chính phủ, đây là đầu tư lớn cho sự phát triển bền vững, trong ngắn hạn không mang lại hiệu quả ngay, nhưng hiệu quả là trong dài hạn.

Nguồn lực về con người là một trở ngại đáng kể mà các doanh nghiệp hướng đến chuyển đổi năng lượng xanh thường phải đối mặt Việc đầu tư vào năng lượng xanh không chỉ cần nguồn tài chính, nhà xưởng, thiết bị công nghệ hiện đại và năng lượng tái tạo, mà còn cần đầu tư đáng kể vào nguồn lực con người có khả năng tiếp cận và vận hành các công nghệ mới.

- Khó khăn trong ý thức trong trách nhiệm của người lao động đối với môi trường, đối với xã hội Công ty cổ phần May 10 phải tuyên truyền, đào tạo bồi dưỡng trực tiếp cho người lao động, cho đến đội ngũ gián tiếp, cán bộ quản lý để thực hiện sản xuất xanh, chuyển đổi số, sản xuất thông minh.

Nhóm nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị như sau:

 Tham khảo: Cần thực hiện những cuộc khảo sát nghiên cứu kinh nghiệm và bài học quốc tế trong việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may từ đó đúc kết ra định hướng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh hiệu quả.

 Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp: đẩy mạnh đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, đồng bộ, đúng hướng để đáp ứng chuyển đổi năng lượng xanh.

 Đổi mới vật liệu, quy trình sản xuất: Cần thực hiện tái cấu trúc nguyên liệu, các công đoạn dệt nhuộm, hoàn tất, quy trình sản xuất theo hướng kết nối chuỗi giá trị, cân bằng giữa sản xuất nguyên phụ liệu với gia công sản phẩm để tạo giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững mà vẫn phù hợp với tiêu chuẩn năng lượng xanh.

Chuyển đổi xanh và tối ưu hóa hiệu quả năng lượng: Trục chính của chuyển đổi xanh là sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống Công nghệ số có thể hỗ trợ tối ưu hóa quá trình tạo năng lượng tái tạo, kiểm soát và quản lý hệ thống năng lượng và điện năng được sử dụng.

 Quản lý sử dụng tài nguyên và rác thải: Việc sử dụng các tài nguyên một cách thiếu kiểm soát là một vấn đề doanh nghiệp cần giải quyết Hiện nay ngành may mặc đang là ngành gây ô nhiễm thứ 2 thế giới Các loại rác thải rắn như vải vụn, túi giấy hay chất nhuộm, nước xả và lượng khí thải từ việc đốt, xử lý cần qu n lý,ản lý, thu gom và x lý m t cách đúng đ n đ gi m thi u tác đ ng đ n môi ử lý một cách đúng đắn để giảm thiểu tác động đến môi ột cách đúng đắn để giảm thiểu tác động đến môi ắn để giảm thiểu tác động đến môi ể giảm thiểu tác động đến môi ản lý, ể giảm thiểu tác động đến môi ột cách đúng đắn để giảm thiểu tác động đến môi ến môi trường sinh sống.ng sinh s ng.ống.

 Phân tích và đánh giá định kỳ: Định kỳ đánh giá thực trạng chuyển đổi năng lượng xanh của từng đơn vị doanh nghiệp, đẩy mạnh các việc Chuyển đổi năng lượng xanh đã thực hiện tốt và phổ biến thực hiện, các vấn đề còn hạn chế cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Kết luận

Nhìn chung, việc chuyển đổi năng lượng tái tạo không chỉ là xu hướng của quốc gia hay doanh nghiệp mà nó chính là cơ hội để nước ta phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu hiện nay Mặc dù còn nhiều thách thức cũng như khó khăn trong việc chuyển dịch năng lượng, nhưng với sự hỗ trợ từ chính phủ, cùng với sự ủng hộ của cộng đồng và hơn hết là sự hợp tác quốc tế, các tổ chức, doanh nghiệp đã ngày càng phát triển và tiến xa hơn trên con đường sử dụng năng lượng tái tạo.

Sau quá trình nghiên cứu và học hỏi miệt mài, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp Tuy nhiên, vẫn còn những thiếu sót cần được góp ý và chỉnh sửa nhằm hoàn thiện công trình nghiên cứu.

Rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn sinh viên.

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo

1) Tiến sĩ Hoàng Dương tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), https://thanglong.chinhphu.vn/giai-phap-kiem-soat-nguon-gay-o-nhiem-moi-truongo- ha-noi-103231201191525212.htm, xem ngày 01/12/2023

2) Quyết định số 2068/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

3) Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

4) Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

5) P.A.T (NASATI), theo IEA (2022), The Role of Critical World Energy Outlook

Ngày đăng: 19/06/2024, 14:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Nhu cầu năng lượng của các nước đến năm 2035 - đề tài chuyển đổi năng lượng xanh tại một số doanh nghiệp việt nam và đi sâu vào công ty cổ phần may 10
Hình 1. Nhu cầu năng lượng của các nước đến năm 2035 (Trang 23)
Hình 2. Dự báo tăng trưởng về tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sản lượng điện đến - đề tài chuyển đổi năng lượng xanh tại một số doanh nghiệp việt nam và đi sâu vào công ty cổ phần may 10
Hình 2. Dự báo tăng trưởng về tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sản lượng điện đến (Trang 24)
Hình 3. Đầu tư vào NLTT toàn cầu, 2008-2018 - đề tài chuyển đổi năng lượng xanh tại một số doanh nghiệp việt nam và đi sâu vào công ty cổ phần may 10
Hình 3. Đầu tư vào NLTT toàn cầu, 2008-2018 (Trang 25)
Hình 11. Mức điện năng tiêu thụ trong năm 2021-2023 - đề tài chuyển đổi năng lượng xanh tại một số doanh nghiệp việt nam và đi sâu vào công ty cổ phần may 10
Hình 11. Mức điện năng tiêu thụ trong năm 2021-2023 (Trang 36)
Hình 12. Mức năng lượng hóa thạch sử dụng trong năm 2021-2023 - đề tài chuyển đổi năng lượng xanh tại một số doanh nghiệp việt nam và đi sâu vào công ty cổ phần may 10
Hình 12. Mức năng lượng hóa thạch sử dụng trong năm 2021-2023 (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w