- Su quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái:
Mối quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái trong mẫu nghiên
cứu này thể hiện rất tích cực và phù hợp với những yêu cầu của sự phát triển xã hội
và thể hiện sự kỳ vọng của họ đối với con cái. Những mối quan tâm của cha mẹ đổi
với việc học tập của con cái thể hiện như sau:
95
e Cha me tạo mọi diéu kiện vật chất để cho con học tập, học để có tri thức
và sự hiểu biết để mong muốn sau này con họ có công việc tốt, thu nhập ổn định.
e Ngoài ra còn có một số cha mẹ không hoặc ít quan tâm đến việc học tập của con cái mình như: họ chỉ hỏi thăm qua loa, không có nhiều thời gian
để thăm hỏi việc học tập của con cái.
s* Có sự khác biệt trong mỗi quan tim của cha mẹ đối với việc học tập của con cái ở các gia đình có trình độ văn hóa của cha mẹ khác nhau. Trong các gia đình có
trình độ văn hóa cao thì việc quan tâm đến học tập của con cái là về trình độ thực sự của con, giúp đỡ về cách học cũng như tạo ra mỗi trường tốt để con cái
học tập. Còn những gia đình có trình độ thấp thì việc quan tâm thiên về việc lo
cho con mặt vật chất.
- _ Bầu không khí tâm lý trong gia đình và thành tích học tập của học sinh:
* Có sự khác biệt trong bẩu không khí tâm lý trong gia đình và thành tích học tập của học sinh.
s® Có sự khác biệt về thành tích học tập của nam và nữ học sinh, cũng như là học sinh ở các khối lớp, nhưng lại có cùng một bau không khí tâm lý trong
gia đình. Kết quả này cũng rất phù hợp với giả thuyết do người nghiên
cứu để ra.
- _ Mối quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái:
® Không có sự khác biệt trong việc thể hiện mối quan tâm của cha mẹ đối
với việc học tập của con cái (kết quả kiểm nghiệm cho toàn mẫu).
® Trình độ văn hóa của cha mẹ học sinh không có sự khác biệt trong thành
tích học tập của con cai,
e Có sự khác biệt về thành tích học tập của nam và nữ học sinh. Tuy nhiên, mối quan tim của cha mẹ đối với việc học tập của con cái khác nhau.
Nghĩa là, mối quan tâm của cha mẹ đổi với việc học tập của nam và nữ
học sinh khác nhau và thành tích học tập của cả nam và nữ học sinh cũng
96
khác nhau. Như vậy, kết quả nghiên cứu chưa phù hợp với giả thuyết ban đầu: “Có sự khác biệt về thành tích học tận ở học sinh nam và nữ, và học
sinh các khối lp khi có cùng bầu không khí tâm lý trong gia đình °.
ôCú sự khỏc biệt về mối quan tõm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái của học sinh các khối lớp. Thành tích học tập của học sinh các khối lớp có khác nhau khi có cùng mối quan tâm của cha mẹ. Như vậy, kết quả
nghiên cứu phù hợp với giả thuyết do người nghiên cứu đã để ra.
Il. Kiến nghị:
Qua thực trạng nghiên cứu về bau không khí tâm lý trong gia đình và thành tích học tập của học sinh trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu, người nghiên cứu có những kiến nghị sau:
1. Về bầu không khí tâm lý trong gia đình:
Thứ nhất để có một bầu không khí tâm lý trong gia đình tích cực thì chính các thành viên trong gia đình cẩn phải cùng nhau xây dựng mái ấm mà mình đang
sống. Vì trong xã hội ngày nay các mối quan hệ bình đẳng và dân chủ hơn, nên việc xây dựng gia đình là công việc không phải dành riêng cho một ai. Trong mắi ấm gia đình đó các thành viên yêu thương, tôn trọng nhau, và gắn bó với nhau. Đặc biệt là
các thành viên cùng quan tâm đến nhau, cùng nhau lao động chung những công việc
của gia đình và cùng nhau vượt qua những rắc rối. Dé từ đó các thành viên luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về gia đình mà mình đang sống.
Thứ hai là bau không khí tâm lý trong gia đình chịu ảnh hưởng của người chủ
gia đình. Do vậy, người chủ gia đình mà phan lớn là cha mẹ nên thể hiện trách
nhiệm của mình trong việc tạo dựng kinh tế gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái, đối xử với con cái công bằng, luôn chăm sóc và quan tam đến những tâm sự của con cái. Để từ đó học sinh có thể sống một cách cdi mở, dám bày tỏ cảm xúc và quan điểm của mình một cách thẳng thắn, dứt khoát và tạo cho con cái có cơ hội tham gia
đóng góp ý kiến của mình vào những công việc của gia đình để từ đó học sinh thể
97
hiện được trách nhiệm của mình đổi với gia đình. Tránh những tình trang bản thân người chủ gia đình lại là nguyên nhân chính gây ra những mầu thuẫn, xung đột,
không có trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình.
Thứ ba là gia đình tao ra một nếp sống văn hóa phù hợp với sự tiến hộ của xã hội, phù hợp với những chuẩn mực xã hội, để từ đó tạo ra một nếp sống lành
mạnh cho các thành viên, nhất là cho con cái,
2. Về các mối quan hệ trong gia đình:
Hiện nay tai các đỗ thị lớn, nhất là tại thành phố Hd Chi Minh thì các gia
đình hai thế hệ đang chiếm ưu thế hơn so với các loại gia đình khác. Loại gia đình
này cũng có những ưu điểm của nó như: cha mẹ có diéu kiện hơn trong trong việc
chăm sóc con cái, các thành viên tự do và độc lập hơn trong hoạt động va sinh hoạt.
Nhưng bên cạnh đó loại gia đình hai thế hệ cũng có những nhược điểm của nó như:
ảnh hưởng các thế hệ ít, cha mẹ không kiểm soát hết các hoạt động của con cái và các mối quan hệ cũng lỏng lẻo hơn trước. Một mặt, gia đình không còn là hộ sản
xuất nữa khiến cha mẹ phải tham gia lao động ngoài gia đình, việc chăm sóc và
giáo dục con cái phan lớn giao cho các lực lượng khác ngoài gia đình. Những lúc
cần sự sum họp, đoàn tụ như các bữa cơm gia đình nhường cho công việc, còn con
cái thì vùi đẩu vào sách vd, vào bài học, học thêm, vào trò chơi điện tử hay internet... Để tạo ra các mối quan hệ thân tình, yêu thương thì các bậc cha mẹ phải
biết thu xếp công việc của mình để gia đình có những giờ phút riêng tư, có những
buổi trao đổi, tạo ra những bữa cơm trong gia đình để từ đó các thành viên được bày tỏ, được trao đổi về những công việc của mình, tạo ra sợi dây liên đới giữa các thành viên. Giả như vì công việc chiếm quá nhiều thời gian khiến cho các thành
viên không có thời gian để cùng nhau bàn luận, trao đổi thì những ngày cuối tuần, hay những ngày lễ lớn cả gia đình cùng nhau đi picnic, đi ăn chung hay đi giải trí cả
gia đình để tình cảm của các thành viên luôn được củng cố tích cực.
Đối với cha mẹ, nhất là người mẹ cần phải thường xuyên gan gũi với con cái,
cần nắm bắt được những diễn biến tâm lý của chúng, tạo cơ hội để chúng có thể trao
98
đổi, tâm sự với mình. Từ đó đưa ra những lời khuyên, những chỉ dẫn kịp thời cho
chúng.