Đặc điểm của bầu không khí tâm lý trong gia đình: Bau không khí tâm lý trong gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc góp phan vào

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý trong gia đình và thành tích học tập của học sinh trường THPT Võ Thị Sáu (Trang 21 - 26)

1. NHỮNG VAN ĐỀ CHUNG VỀ aia ĐÌNH

3.1. Bầu không khí tâm lý. Thuật ngữ “bau không khí tâm lý” được nhiễu

3.2.2. Đặc điểm của bầu không khí tâm lý trong gia đình: Bau không khí tâm lý trong gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc góp phan vào

sự ẩn định hoặc giao động của mỗi gia đình, Bau không khí tâm lý trong gia đình có những đặc điểm sau:

- Không ổn định, dé dang thay đổi cùng với sự thay đổi các sự kiện lớn,

biến cố lớn xảy ra trong gia đình. Sự thay đổi này mang tính tương đối, ít khi thay

đổi hoàn toàn tir thái cực này sang thái cực khác và nếu như bau không khí tâm lý trong gia đình thuận lợi thì những mâu thuẫn thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn

và dễ đàng giải quyết.

Sự thay đổi bdu không khí tâm lý trong gia đình thường khi gia đình gặp những biến cố và sự kiện lớn trong gia đình: gia đình có thêm thành viên mới, hay phải chia tay một thành viên. Sự có thêm hay mất đi thành viên làm đảo lộn những

thói quen, nếp sống cũ, gây ra sự mất cân bằng tâm lý ít nhiều cũng làm thay đổi bau không khí tâm lý trong gia đình. Sự thay đổi này tùy thuộc vào các thành viên

trong gia đình. Nếu tích cực xây dựng các mối quan hệ, tạo ổn định trong sinh hoại gia đình, quan tâm, chăm sóc nhau thì bầu không khí tâm lý trong gia đình sẽ thuận

18

lợi. Và ngược lại, nếu các thành viên không tích cực tạo lập quan hệ, quan tâm đến

nhau thì bầu không khí tâm lý trong gia đình sẽ diễn biến ngày càng xấu đi.

- Bầu không khí tâm lý trong gia đình phụ thuộc vào phần lớn vào người chủ gia đình, người có uy tín trong gia đình. Vai trò của người chủ gia đình

(chồng, vợ) là người trực tiếp tạo ra bầu không khí tâm lý trong gia đình.

Trong xã hội ta trước đây vai trò "chủ gia đình " thường xác định một cách rõ

rằng là ở trong tay người đàn ông, cứ truyền đời này sang đời khác “quyển huynh thé

phụ” Hay “cha truyền, con nối", những sinh hoạt, chỉ tiêu, tổ chức gia đình đều bi chi phối bởi người gia trưởng. Ngày nay, mặc dù kiểu “gia trưởng " không phổ biến như trước nữa, nhưng người đàn ông (người cha) vẫn đóng vai trò quan trọng trong gia đình. Theo diéu tra của PTS Nguyễn Minh Hòa thì số người cho rằng “người chủ gia đình" hiện nay vẫn là người dan ông [42;191], bên cạnh đó người phụ nữ (người mẹ) cũng đóng vai trò quan trọng cùng với chẳng mình làm chủ gia đình. Người cha

đóng vai trò quan trọng không những là trong việc tạo ra ngân sách gia đình mà cả

trong đời sống tinh than của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, người chủ gia

đình ngày nay không phải là người nấm toàn bộ quyển hành trong tay, chỉ phối các

hoạt động khác của các thành viên, mà là người điểu hành gia đình, duy trì các mối

quan hệ giữa các thành viên khác tạo nên bau không khí tâm lý trong gia đình vui

vẻ, ấm cúng, hòa thuận. Trong đó vai trò của người cha và người mẹ, những người

chủ của gia đình là vô cùng quan trọng.

- Bầu không khí tâm lý trong gia đình phụ thuộc vào truyền thống và nếp sống cua gia đình. Mỗi gia đình déu có một nếp sống riêng và thông thường nếp sống phụ thuộc vào thành phẩn giai cấp, kinh tế, nghề nghiệp... những yếu tố này tạo nên sự khác biệt về bau không khí tâm lý trong gia đình cũng như cách thể hiện chúng. Còn truyền thống gia đình đó là nể nếp, gia phong và gia thế của mỗi gia

đình tạo nên sự khác hiệt về bầu không khí tâm lý trong gia đình.

Trong mỗi gia đình có truyền thống, có nếp sống khác nhau thì bầu không khí

tâm lý trong gia đình cũng khác nhau. Những gia đình trí thức thường cư xử với con

19

nhẹ nhàng, tế nhị, thẳng thấn trao đổi và chia sẻ những vấn để trong cuộc sống.

Ngược lại, những gia đình có truyền thống gia giáo với những lễ giáo ngặt nghèo làm cho các thành viên sống khép kín, đối xử với nhau theo những nghỉ lễ...

- Bầu không khí tâm lý trong gia đình phát triển, được sự yun vén của

chính các thành viên trong gia đình xây đựng, trước hết là vợ và chồng quyết định. Ngày nay quan hệ trong gia đình đân chủ và công bằng hơn, mọi người đều có

nghĩa vụ phải xây dựng nên mái ấm gia đình. Cùng vun đắp, cùng chia sẻ và gánh

vác những khó khăn để gia đình vượt qua những sóng gió và những xung đội tạo nên cuộc sống hạnh phúc gia đình.

3.2.3. Vai trò của hầu không khí tâm lý trong gia đình với sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình.

Bầu không khí tâm lý trong gia đình có vị trí rất lớn trong việc hình thành và

phát triển nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình. Trong gia đình các cá nhân

có mối quan hệ liên nhân cách, vì thế có ảnh hưởng lẫn nhau thông qua sự giao tiến

và ứng xử hang ngày. Dé phát triển tâm lý con người cẩn phải lĩnh hội nén văn hóa xã hội từ thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, thì con đường giao tiếp là chủ yếu.

Nếu như bau không khí tâm lý trong gia đình ấm cúng, hòa thuận thì có tác dụng tốt

cho quá trình giao tiếp. Ngược lại, bẩu không khí tâm lý trong gia đình luôn căng thẳng, xung đột sẽ làm cản trở quá trình giao tiếp giữa các thành viên trong gia

đình. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của cá

nhãn.

Gia đình là nhóm xã hội đầu tiên của cá nhân, nơi dau tiên mà cá nhãn thiết lập các mối quan hệ. Gia đình, nơi mà các cá nhân tiếp xúc, va chạm trong thời gian nhiều nhất của đời mình, chỗ dựa vật chất và tinh thần... Chính gia đình là nơi mà cá

nhãn có điểu kiện phát triển tâm lý một cách thuận lợi hơn cả. Ở những gia đình

nhiều thế hệ các cá nhân được hưởng tình yêu ấm ấp, tình thương thắm thiết và sự quan tâm lẫn nhau. Điều này khiến cho các thành viên, đặc biệt là trẻ em ít bị mặc

cảm cô đơn, bị bỏ rơi. Nhưng bên cạnh đó cũng thường xảy ra xung đột thế hệ, hoặc

20

sự can thiệp thường xuyên của người khác dẫn đến triệt tiêu sự sáng tạo và tự khẳng định bản thân. Còn ở gia đình hạt nhân thì các thành viên có sự giao tiếp, quan tan

đến nhau nhiều hơn. Bên cạnh đó, do thời gian phan lớn là dành cho công việc và

học tập nên một số gia đình cha mẹ thường bỏ rơi con cái mình, Chúng chuyển từ trạng thái nhé nhung, mơ ước được nâng niu, chiéu chuộng sang trang thái oán hờn,

thậm chỉ có những hành động chống lại người lớn và xã hội.

3.2.4. Các chỉ số của bầu không khí tâm lý trong gia đình:

- Mức độ hài lòng của các thành viên đối với gia đình mình. Mội gia đình

mà các thành viên đều cảm thấy hải lòng về nó là điểu mà mọi người mong muốn.

Sự thể hiện rõ nét về sự hài lòng của các thành viên đối với gia đình, đó là sự tự hào của các thành viên về gia đình, cảm thấy yên tâm, thoải mái và an toàn khi sống

trong gia đình. Từ sự hài lòng khiến cho các thành viên gắn bó nhiều hơn, dé thông cảm và ít xảy ra xung đột. Qua đây chúng ta có thể đánh giá bau không khí tâm lý trong gia đình dim ấm, tốt đẹp với những biểu hiện tích cực của nó. Những biểu

hiện tiêu cực chỉ là thứ yếu hoặc không thấy thể hiện.

- Sy hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên. Sự hiểu biết lẫn nhau là một

trong những diéu kiện để hạn chế những xung đột. Sự hiểu biết nhau càng nhiều,

càng làm giảm đi những mâu thuẫn. Như vậy, trong gia đình nếu như cha mẹ và con cái có sự hiểu biết lẫn nhau sẽ giúp nhau ngày càng tiến bộ, tạo cảm giác thoải mái

vui vẻ cho nhau. Đây là một cơ sở đánh giá bầu không khí tâm lý trong gia đình có

thuận lợi hay không.

- Sy tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Để có một trật tự kỷ cương trong gia đình, cha mẹ và con cái tôn trọng nhau thì các thành viên cẩn thể hiện tốt vai trò của mình trong gia đình, cha mẹ gương mẫu để giữ sự uy nghiém

của mình trước con cái, giữ uy tin cho nhau, Thái độ tôn trọng nhau từ hai phía, sự

trần trọng những nỗ lực cố gắng của nhau, thừa nhận nhau sẽ tạo diéu kiện để mọi

người déu có thể tự khẳng định mình và thực hiện tốt vai trò của mình trong gia

đình. Cha mẹ làm gương cho con cái noi theo, đẳng thời cũng quan tâm đến những

21

im tư, tình cảm của chúng. Con cái phải vâng lời cha mẹ, quan tâm phụ giúp cha

- Thai độ trách nhiệm của mỗi người trong gia đình đối với những công

việc chung của gia đình. Điều này thể hiện là các thành viên yêu thương, tôn trọng thau, họ xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đổi với gia đình và mỗi thành viên trong gia đình đều quan tâm đến nhau, quan tâm đến những công việc chung

xủa gia đình và cùng nhau gánh vác công việc, xây dựng cuộc sống gia đình hạnh

nhúc.

- Mức độ thống nhất về giá trị cuộc sống. Mỗi thành viên trong gia đình có

một tư tưởng, quan niệm khác nhau, có những phương cách hoạt động khác nhau.

Như vậy khiến cho dễ xảy ra những mâu thuẫn khi mà cha mẹ và con cái không thống nhất được ý kiến. Một khi các thành viên trong gia đình có chung một quan

điểm về giá trị cuộc sống, những quan điểm tiến bộ và phù hợp với những yêu cầu của xã hội sẽ có những phấn đấu cho một mục đích. Do đó, họ có thể giúp đỡ, yêu

thương nhau và quan tâm đến nhau. Từ đó sẽ tạo ra bau không khí tâm lý trong gia đình phát triển tích cực.

- _ Hiệu suất công việc. Gia đình như một tập thể sản xuất, nếu như bầu không

khí tâm lý trong gia đình vui vẻ, phấn khởi thì các thành viên sẽ hang hái nhiệt tinh

trong công việc, sin sing hợp tác cùng nhau, hỗ trợ nhau về công việc chung của gia đình. Ngược lại, nếu bdu không khí tâm lý trong gia đình căng thẳng kéo theo

tâm trạng của mỗi thành viên sẽ bị ức chế và không thoải mái làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất công việc.

- Thai độ của các thành viên trong gia đình trong việc giải quyết xung đột.

Xung đột trong mỗi gia đình là không thể không tránh được, nhưng vấn để là khi

xung đột xảy ra các thành viên có cách giải quyết tốt đẹp với thái độ xây dựng

không gây ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý trong gia đình. Những xung đột khó

có thể giải quyết được khi các thành viên đểu muốn dành phan thắng, cổ tình dao sâu thêm mâu thuẫn làm cho bau không khí tâm lý trong gia đình ngày càng cảng

22

thẳng. Những gia đình như thé làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các

thành viên.

- Tâm trang của các thành viên. Tâm trạng có ảnh hưởng đến tâm trạng

chung của gia đình, Tảm trang của các thành viên ra sao thì nó được phản ánh như

thế ngay trong gia đình các thành viên. Bên cạnh đó, bầu không khí tâm lý trong gia đình cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của các thành viên. Nếu như bầu không khí tâm

lý trong gia đình thuận lợi khiến cho các thành viên luôn vui vẻ, phấn khởi. Ngược lại, hầu không khí tâm lý trong gia đình không thuận lợi khiến cho các thành viên ức chế, budn rau... Như vậy, bau không khí tâm lý trong gia đình cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của cá nhân.

4. Các mỗi quan hệ trong gia đình.

Con người sinh ra và lớn lên sống trong một hệ thống những mỗi quan hệ đa dang và phong phú như: vợ-chỗng; cha mẹ-con cái; ông bà-cháu chắt, họ hàng, bạn

bè, ding nghiệp, thầy-trò.v.v... Trong các mối quan hệ đó chỉ có mối quan hệ trong

gia đình chỉ bao gồm quan hệ do huyết thống và các quan hệ do pháp lý tạo ra.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý trong gia đình và thành tích học tập của học sinh trường THPT Võ Thị Sáu (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)