Quan hệ huyết thống gém

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý trong gia đình và thành tích học tập của học sinh trường THPT Võ Thị Sáu (Trang 26 - 36)

1. NHỮNG VAN ĐỀ CHUNG VỀ aia ĐÌNH

4.1. Quan hệ huyết thống gém

© Quan hệ ruột thịt nói lên mức độ gắn gũi nhất trong gia đình như: cha mẹ đẻ với

các con, Ong bà nội, ngoại với các cháu. Anh, chị, em ruột.

® Quan hệ ho hang gan gém: cổ, cậu, chú, di, bác ruột (gồm cả anh, chị, em ruột

của cha và mẹ), chau ruột (con của anh, chị, em ruột).

* Quan hệ họ hàng xa hơn như; ông, bà, cô, cậu, chú, di, anh, chi, em, chau... cùng trong một dòng họ của hai bên nội và ngoại.

4.2. Quan hệ do pháp lý tạo ra: Quan hệ vợ-chồng; cha mẹ chỗng-con dâu, cha mẹ vợ-con rể; anh, em rể; chị, em dâu; bố dượng, mẹ kế; bố me và con nudi...

Để có một mối quan hệ trong gia đình ấm cúng, hạnh phúc thì mỗi thành viên

trong gia đình déu phải đóng góp sức mình vào việc xây dựng, củng cố gia đình.

Mối quan hệ trong gia đình tốt đẹp là điểu kiện quan trọng để tạo nên một bau không khí yêu thương, dam ấm, hòa thuận trong gia đình. Bau không khí tâm lý

23

trong gia đình ấy là cơ sở cho sự trưởng thành và phát triển của mỗi thành viên, đặc biệt là trẻ em. Sự hòa thuận làm nâng cao chất lượng cuộc sống, gia đình thêm hạnh phúc. Ngược lại nếu gia đình hing củng, gây budn bực, đau khổ, li tán... gây ảnh

hưởng lớn đến các thành viên, đặc biệt là con cái trong hiện tại và khi trẻ đã trưởng

thành. Gia đình hình thành trên cơ sở sự kết hợp của hai cá nhân theo chiéu ngang. Đồng thời có sự phát triển, sinh sôi và tách ra để hình thành nhiễu gia đình mới, đảm bảo sự phát triển liên tục theo cấp số nhân theo chiều dọc.

4.2.1. Quan hệ theo chiều ngang: quan hệ giữa hai vợ chẳng.

Đời sống gia đình bắt dau sau khi đôi vợ chẳng chính thức được pháp luật công nhận và được thể hiện bằng việc tổ chức lễ cưới của mình trước họ hàng và bè bạn. Sau ngày cưới đó là khoảng thời gian vô cùng dep dé của đôi vợ chẳng, cuộc

sống đẩy thơ mộng và hạnh phúc được sống bên nhau. Trong đêm tân hôn và tuần trăng mật cả hai được trải nghiệm, tận hưởng niém hạnh phúc đỉnh cao của cuộc

sống lửa đôi, cả hai tâm hồn giờ đây dường như trở nên “tuy hai mà một”. Thế

nhưng, “có chung thì có dung” cuộc sống vợ chéng không phải bao giờ cũng “bằng

phẳng" mà con thuyén hôn nhân khi ra khơi cũng phải chịu nhiễu “ sống giá". Sau

khi sống với nhau họ có điểu kiện tim hiểu nhau kỹ hơn, những tật xấu của nhau

trước đây được coi là bình thường thì nay lại được “phán xét” kỹ lưỡng, “cái 161" lấn

at “cái ta". Chính sự vỡ lẽ rằng những tình yêu trước hôn nhãn đẩy mộng mơ, thơ mộng và “thần tượng” của mình bị sụp dé làm cho mình cảm thấy bị lừa dối dẫn tới

thất vọng, trở thành “tuy một mà hai", bi quan chán nắn. Ngày nay người trẻ được tự

do chọn lựa hạnh phúc của mình, nhưng vì thiếu kinh nghiệm sống mà họ lại chọn lựa còn nhiễu thiếu sót. Bên cạnh đó trước sự gia tăng của nhịp điệu sống làm cho lối sống của giới trẻ trở nên “yêu cuồng sống với”, roi sống thử, quan hệ tinh dục trước hôn nhẫn... Dẫn đến tinh trạng tan vỡ sau hôn nhân ngày càng gia tăng và độ tuổi ly hôn chiếm đa phan là những đôi còn rất trẻ, Theo một số nghiên cứu và trên các sách, báo đã thống kê thì tại Hà Nội từ năm 1987 đến 1994 có 23.738 vụ kiện ly

hôn. Còn tại Thành phố Hồ Chi Minh năm 1985 đến 1990 có 21.814 vụ; từ 1990 đến

24

1995 có 31.637 vu. Riêng năm 1995 có 15.918 cặp kết hôn và 5.914 cặp ly hôn, nghĩa là cứ 5 cặp kết hồn thì có 2 cặp ly hôn [55;Ì 1].

Sau hôn nhân cả hai sống gan như hòa nhập vào nhau, họ bổ sung cho nhau.

Nhưng mỗi người lại có những cá tính, nhu cẩu, sở thích khác nhau. Nếu như không hòa hợp được cũng dẫn tới những mâu thuẫn và đưa đến những việc làm tiêu cực đe dọa đến sự bến vững của gia đình. Những nguyên nhân khiến cho các xung đột giữa các đôi vợ chong cũng rất đa dạng như bạo hành trong gia đình, mâu thuẫn giữa các

thành viên, kinh tế gia đình, sa vào tệ nạn xã hội, ngoại tình.v.v... có dp bức thì có đấu tranh, có xung đột thì phải có tranh cãi và sẽ có kẻ thắng người bại, nhất thiết

trong những xung đột vợ chẳng cần phải nhận thức rõ mình tranh cãi điều đó với mục đích gi, dem lại hạnh phúc cho gia đình hay là phá vỡ nó để từ đó có những

biện pháp phòng ngừa cho sự bục vỡ hạnh phúc gia đình.

Một yếu tổ quan trọng đảm bảo cho cuộc sống gia đình được hạnh phúc là tinh yêu lứa đôi, một khi không còn tình yêu thì hạnh phúc cũng dẫn mỡ nhạt. Họ sống với nhau gượng ép, sống vì trách nhiệm, vì địa vị mà mình đang có... và một khi tình yêu không còn thì những gì nhỏ nhặn nhất cũng trở thành để tài cho những

cuộc tranh luận, cãi vã...

Chỗng thì võ tâm không cùng làm việc chung với vợ, cứ “chúi mũi” vào 1

báo hay truyền hình còn vợ thì cặm cui làm đủ thứ việc từ chuẩn bị bữa ăn đến

chăm sóc con cái. Mới đầu chỉ là những cảm giác đơn độc nhỏ nhoi nhưng theo năm tháng thì nó tích tụ lớn dẫn. Rồi sự dịu dang nhường chỗ cho những lời trách móc, chì chiết. Hay địa vị của người phụ nữ quá cao, công việc cơ quan chiếm hết thời gian chăm sóc gia đình khiến chẳng bực bội vì phải gánh luôn trách nhiệm vốn rất quen thuộc của người phụ nữ và đến một lúc nào đó nó bùng nổ trở thành những cuộc “khẩu chiến " đến cả "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay".

Tóm lại, quan hệ vợ chẳng là một quan hệ rất phức tạp nhưng cũng rất thiêng

liéng, vì không có nơi nào tình yêu và hạnh phúc lứa đôi được trải nghiệm một cách

đẩy đủ và trọn vẹn nhất và những nỗi đau, những thất bại ê chế trong cuộc sống

25

cũng vì không đạt được đỉnh cao này. Mối quan hệ vợ chong tốt đẹp thì từ đó mới

xây dựng được những mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tốt đẹp. Tình

yêu lita đôi có thể đưa ta đến bậc cao của vinh quang mà cũng có thé đưa ta sa vào vực thẩm. Chính vì thế mà trong cuộc sống vợ chẳng cần thiết tránh những mẫu thuẫn từ nhỏ nhãn đến những xung đột lớn ảnh hưởng không nhỏ đến bau không khí

tam lý trong gia đình.

4.2.2. Quan hệ theo chiểu doc: quan hệ giữa các thành viên trong gia

đình.

Quan hệ vợ chẳng được bat dau từ hôn nhân và sau khi đứa con đầu lòng ra đời, gia đình lại xuất hiện một mối quan hệ mới đó là quan hệ giữa cha mẹ và con

cái. Theo thời gian mối quan hệ này ngày càng phát triển về số lượng thành viên, nhưng hiện nay với chính sách của nhà nước thì số con trong các gia đình không còn kiểu “con đàn cháu đống" như trước đây người ta thường chúc nhau, mà là “dù gái hay trai chi hai là đủ". Để tính số mối quan hệ trong gia đình người ta đưa ra công thức: Y = 2X - X (trong đó Y là số lượng các mối quan hệ. X là số thành viên trong

gia đình). Ở đây người ta tính cả mối quan hệ giữa cha và mẹ với nhau và với từng

đứa con, mối quan hệ giữa các con với nhau. Với từng đứa con cha mẹ cẩn phải

quan tâm chăm sóc theo cá tính và xu hướng nhân cách của chúng cho phù hợp, ngược lại cha mẹ tiếp nhận các mối quan hệ của những đứa con cũng khác nhau.

Theo thời gian mối quan hệ và cách cư xử của cha mẹ cũng thay đổi dẫn theo lứa tuổi của con cái, Mối quan hệ của cha me và con cái đa dạng và phức tạp, vì thé các bậc cha mẹ can phải chú ý đến từng cá tính của con cái, đến sự biến đổi về tâm lý

và thể chất của chúng mà cư xử cũng như giáo dục chúng.

Cũng như quan hệ vợ chỗng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái không chỉ ấm

cúng, hòa hợp và hạnh phúc mà còn có cả những khó khăn, thử thách, bất hòa cả vợ

chẳng với nhau và cả cha mẹ và con cái. Bất hòa này có thể xuất phát từ khát vọng

của cha mẹ đối với con cái, nhưng sự thể hiện thái quả, không phù hợp với nhu cầu

và khả năng của con cái hay bất đồng về phương pháp giáo dục con cái của cha

mẹ...

Ngay từ khi đứa con đầu lòng chào đời thì sinh hoạt gia đình bất đầu có những xáo trộn. Bởi vì lan đầu có con cho nên việc thống nhất cách chăm sóc, giáo dục con của đôi vợ chẳng không phải là đơn giản, có khi còn có sự tham gia của ông

bà nội ngoại đứa trẻ. Có con mon, người vợ thường tập trung vào chăm sóc, nuôi

dưỡng đứa trẻ mà đôi khi quên cả việc quan tâm chăm sóc cho chẳng, làm cho chỗng cảm thấy cô đơn, thấy “ghen” với đứa trẻ. Với khoảng thời gian gin một năm trời “kiếng ky chăn gối”, nay lại thấy mình như bị bỏ rơi rỗi đâm ra hư hỏng “mèo

md, gà đồng", “bd cơm, ăn phở” tìm thú vui ở những nơi không lành mạnh. Tuy

nhiên, nếu như lúc này người chéng cùng vợ mình trực tiếp chăm sóc đứa trẻ, chia sẻ sự vất vả của vợ sẽ làm sự quấn quit giữa vợ chong và đứa trẻ, làm cảm giác hụt hang không xuất hiện.

Sau khi đứa con thứ hai và thứ ba... ra đời gia đình giờ đây được mở rộng

thêm, các mối quan hệ cũng gia tăng, sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ đối với con cái cũng thêm phan nặng nể. Về tính chất của các mối quan hệ va cách cư xử đối với chúng thì không thể như nhau, tùy vào sự mong đợi sự ra đời của đứa trẻ có đáp

ứng và sự đáp ứng đến đâu mong đợi của cha mẹ: về giới tinh, về sự vỡ kế hoạch, sự

hình thường về thể chất... vì mong đợi một đứa con trai nối đỗi tông đường hay với

một suy nghĩ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vá" khiến cho những bậc cha mẹ biến

đứa trẻ “ngoài mong đợi” thành một người hoàn toàn khác và lẽ thường tình đứa bé

này phát triển về mặt thể chất cũng như tâm lý cũng không bình thường. Hoặc chúng bị hất hủi, bỏ rơi, chì chiết vì chúng ra đời không như mong đợi của cha mẹ

chúng làm cho không khí gia đình lúc nào cũng ngột ngạt, lạnh lẽo... Mặt khác còn

phụ thuộc vào những điều kiện cu thể như: sự hòa thuận trong gia đình, kinh tế gia đình, sức khỏe của cha mẹ. Có nhiều bậc cha mẹ vì với tư tưởng “giàu di hưởng khó

út chịu " hay "quyền huynh thế phụ" làm cho tinh cảm thiên về những đứa con nay.

Hoặc những đứa con xinh xắn, dễ bảo, dễ sai khiến cho cha mẹ thương yêu hơn

27

những đứa xấu xí, nghịch ngợm, lười biếng... Sự phân biệt đối xử của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, đạo đức, lối sống của trẻ. Trẻ được cưng chiều thì trở nên ích kỷ, ÿ lại, đòi hỏi... trẻ bị bỏ rơi thì trở nên lì lợm, chai sạn, thích chống đối...

giáo dục gia đình hay cách đối xử của cha mẹ có ảnh hưởng đến tương lai của đứa

trẻ. Nguyên nhân trẻ phạm pháp, “di bui” phần lớn có nguồn gốc từ gia đình như:

cha mẹ ly hôn, không nơi nương tựa, bị ngược đãi, bị lạm dụng tình dục, gia đình

khá giả nhưng thiếu sự quan tâm, go bó trong học hành...

Khi đứa trẻ đến tuổi thiếu nién, gia đình dường như lại xảy ra nhiều xung đột

về cách ứng xử và sinh hoạt nhiều hơn vì lứa tuổi này bước vào tuổi dậy thì và có những biến đổi nhanh chóng cả về tâm lý và thể lý. Vào giai đoạn này trẻ thường nghĩ rằng “minh không còn là trẻ con nữa". Tuy nhiên đa phan người lớn lại vẫn giữ

nguyên thái độ là vẫn coi chúng là những đứa trẻ. Từ đó xảy ra mẫu thuẫn khá phổ biến giữa người lớn và trẻ em trong giao tiếp và ứng xử. Sự không thay đổi về cách

ứng xử giữa người lớn và thiếu niên, trong khi thiếu niên tự coi mình là người lớn gây ra những đụng độ, thậm chí dẫn đến xung đột. Để thiếu niên phát triển tốt thì người lớn phải là một tấm gương tốt về tư tưởng, đạo đức, lao động và công tác. Bên

cạnh đó người lớn phải hiểu được những thay đổi cơ bản ở lứa tuổi này, thông cảm với những biểu hiện “khác la" ở các em, có biện pháp giáo dục phù hợp. Đẳng thời

chính thiếu niên cũng phải được giáo dục để hiểu chính mình thông qua giáo dục

giới tính để có cách cư xử cho phù hợp.

Bước vào tuổi thanh niên thì những xung đột gay gất cũng có phần giảm dẫn, thay vào đó là những mẫu thuẫn về quan điểm sống, lối sống, về cách lựa chọn sự

nghiệp và hôn nhân. Những gia đình lao động theo kiểu “cha truyền con nổi” nay

không còn nhiều, mà các thành viên tham gia vào lao động xã hội với những ngành nghề đa dạng. Những hiến động của xã hội diễn ra liên tục, xã hội ngày càng phát triển do vậy kinh nghiệm của cha mẹ có thể không phù hợp với những giá trị xã hội

mới. Việc xảy ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái về việc định hướng giá trị, cha

mẹ thì dựa vào kinh nghiệm, vào vốn sống của mình để định hướng cho con cái,

28

Còn con cái thì lại cho rằng những giá trị đó là lỗi thời, không phù hợp với cuộc

sống hiện đại.

Trong giai đoạn hiện nay khi thế giới bước vào kỷ nguyên thứ Il, ngôn ngữ

chung của nhân loại dẫn trở thành "ngân ngữ tín hoc”, giới trẻ được tiếp nhận thông tin đa chiéu, một lượng thông tin rất lớn và đa dạng. Vì thế nhận thức của giới trẻ cũng khác với cha mẹ của họ, rỗi dẫn đến những xung đột do sự chênh lệch nhân

thức nay, nhất là đối với những bậc cha me it học. Bên cạnh đó việc lựa chon bạn

đời của con cái cũng là mét trong những vấn để gây ra xung đột, mâu thuẫn trong

gia đình. Con cái được tự do chọn lựa hạnh phúc của mình hơn, không còn “cha mẹ

đặt đâu con ngôi đó", Chính vì không can thiệp được vào việc chon lựa hạnh phúc

của con cái, mà có những hậc cha mẹ đã thà mất con còn hơn là để cho chúng lấy người mà mình không thích, dùng mọi cách để ngăn cản con cái quan hệ với người

khác phái, hay vì áp lực nào đó mà gượng ghép gả con, Thế nên đã xảy ra không ít

thảm kịch từ những mâu thuẫn này: tự tử, bỏ nhà theo người yêu, bệnh tâm than, rỗi

xung đột giữa mẹ chồng — nang dâu, chị em chẳng - nàng dâu...

Tóm lại, gia đình ổn định hay không một mặt được đảm bảo bởi các mối quan

hệ ràng buộc lẫn nhau theo chiểu dọc về nghĩa vụ, trách nhiệm giữa cha mẹ, con

cái, ông bà, họ hàng. Mặt khác, nghĩa vợ chẳng gắn với lòng nhân ái, nhân hậu wf nhiên của con người khiến cho đôi vợ chẳng gắn bó với nhau suốt đời. Tuy nhiên, ở nhiều gia đình hiện nay sự chi phối của các mối quan hệ theo chiểu ngang đang chiếm ưu thế và đe doa phá vỡ sự ổn định của hồn nhân gia đình. Hanh phúc gia đình phụ thuộc vào mối quan hệ tình cảm giữa đôi vợ chỗng. Cùng với sự đòi hỏi

của họ về tự do cá nhãn, về hạnh phúc cá nhân, riêng tư. Họ sẵn sàng chia tay nhau khi không còn tinh yêu để đi tìm hạnh phúc mới, hậu quả của sự chia ly ảnh hưởng

không nhỏ đến sự phát triển của con cái. Do vậy, sự rang buộc về các mối quan hệ gia đình theo chiéu dọc và sự gắn bó theo chiéu ngang cẩn phải được điểu chỉnh, kết hợp hài hòa sao cho gia đình ổn định, bén vững và bảo đảm hạnh phúc thật sự

của cá nhần.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý trong gia đình và thành tích học tập của học sinh trường THPT Võ Thị Sáu (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)