1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh

109 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Trần Vân Anh
Người hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lí học lâm sàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,25 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Cơ sở lí luận về mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh, vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông (19)
    • 1.1. Một số khái niệm chính của đề tài (19)
    • 1.2. Lí thuyết tiếp cận (35)
    • 1.3. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước (40)
    • 1.4. Vài nét về giáo dục tại TPHCM (46)
    • 1.5. Câu hỏi và giả thuyết, mô hình nghiên cứu (47)
  • Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu (50)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (50)
    • 2.2. Khách thể nghiên cứu (50)
    • 2.3. Công cụ nghiên cứu (51)
    • 2.4. Quy trình nghiên cứu (58)
    • 2.5. Đạo đức nghiên cứu (59)
    • 2.6. Kế hoạch phân tích dữ liệu (59)
  • Chương 3: Kết quả nghiên cứu mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông (61)
    • 3.1. Kết quả nghiên cứu (61)
      • 3.1.1. Thực trạng về mức độ hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại TPHCM (61)
      • 3.1.2. Mối quan hệ tương quan trong nghiên cứu (62)
      • 3.1.3. Mối quan hệ dự báo trong nghiên cứu (66)
      • 3.1.4. Sự khác biệt về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh THPT tại TPHCM (72)
    • 3.2. Bàn luận (76)
    • 1. Kết luận (79)
    • 2. Kiến nghị (79)
      • 2.1. Với học sinh THPT tại TPHCM (79)
      • 2.2. Với phụ huynh học sinh THPT tại TPHCM (79)
      • 2.3. Với các trường THPT tại TPHCM (80)
      • 2.4. Với các chuyên gia tâm lí học đường ở các trường THPT tại TPHCM (80)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (81)
  • PHỤ LỤC (90)

Nội dung

6 Chương 1: Cơ sở lí luận về mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh, vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông .... 46 Chương 3: Kết

Cơ sở lí luận về mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh, vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông

Một số khái niệm chính của đề tài

1.1.1 Điện thoại thông minh (Smartphone) Điện thoại thông minh hay smartphone là khái niệm để thiết bị tích hợp tính năng của điện thoại phổ thông và các chức năng điện toán di động Chúng được phân biệt với điện thoại phổ thông bởi khả năng phần cứng mạnh hơn và hệ điều hành di động mở rộng, tạo điều kiện cho hoạt động phần mềm rộng hơn, kết nối internet nhanh và tiện lợi hơn (bao gồm duyệt website qua băng thông rộng) và chức năng đa phương tiện (bao gồm âm nhạc, video, máy ảnh và chơi game…), cùng với các chức năng chính của điện thoại như cuộc gọi thoại và nhắn tin văn bản

SIMON Personal Communicator là tên chiếc điện thoại thông minh đầu tiên được sản xuất vào năm 1992, và sau đó được cấp bằng sáng chế vào năm 1999 bởi International Business Machines Corporation (IBM; Budd, Karidis, & McVicker, 1999) SIMON được mô tả là một chiếc điện thoại cầm tay không dây, có màn hình hiển thị hình ảnh ảo, màn hình cảm ứng đơn sắc, máy nhắn tin, máy fax và có một số tính năng hạn chế của máy vi tính (Budd, Karidis và McVicker, 1999; Sager, 2012) Vào năm 2002, RIM đã phát hành Blackberry 5810, một chiếc điện thoại có khả năng kiểm tra email và truy cập vào các trình duyệt web, tuy nhiên vấn đề lớn nhất của Blackberry là phải sử dụng tai nghe trong khi gọi điện thoại (Reed, 2010) Mục đích cho việc ra đời của điện thoại thông minh là để bán cho các chuyên gia về lĩnh vực kinh doanh Dấu mốc đánh dấu tiếng vang của thiết bị điện thoại thông minh là vào thời điểm tháng 1 năm 2007, khi Steve Job giới thiệu chiếc iPhone thế hệ thứ nhất mang tính cách mạng của Apple, thiết bị này đã phát triển đến nay kéo dài hơn 15 năm Điện thoại thông minh sở hữu đa dạng tính năng phục vụ đời sống, chính vì lẽ đó mà nó dần đi vào cuộc sống của con người và giữ một vai trò quan trọng Với sự phổ biến của Internet, các nhà phát triển đã tạo ra các nền tảng truyền thông xã hội, ứng dụng di động và trợ lí ảo thông minh (ví dụ: Siri, Google Assistant, Amazon Alexa, Cortana…), ngoài tính năng nhắn tin văn bản và gọi điện truyền thống Người dùng điện thoại thông minh sẽ luôn có thể kết nối tức thì với bất kì ai hầu như ở bất kì đâu vào bất kì lúc nào, miễn là họ có trang bị đầy đủ 3G/4G hoặc truy cập wifi

Tại Hoa Kì, số người sử dụng điện thoại thông minh gia tăng đáng kể, điện thoại thông minh đứng thứ 4 trong số 5 sản phẩm được mua nhiều nhất trong năm

2010, tỉ lệ sở hữu điện thoại thông minh tăng từ 16,8% lên 27%, tỉ lể đăng ký gói dữ liệu không giới hạn cũng tăng từ 21,3 % đến 29% (Leigh A Mutcheler và cộng sự, 2011) Tương tự như vậy, Hàn Quốc đã có sự tăng trưởng vượt bậc về việc sử dụng điện thoại thông minh với tổng số người dùng là 2,2 triệu người vào tháng 6 năm

2010, nghĩa là đã tăng 300% ở Hàn Quốc (Minhyung, 2010) Điện thoại thông minh cũng đã tạo cơ hội để cung cấp các ứng dụng giúp giải quyết các vấn đề về hành vi Các nhà tâm lí học nhận thức hành vi nhận thấy rằng việc kết hợp công nghệ vào các liệu pháp của họ có thể giúp can thiệp cho những người có ít nguồn lực hơn bằng cách mở rộng phạm vi trị liệu bên ngoài môi trường văn phòng (Lane và cộng sự, 2011) Các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng điện thoại để khắc phục các vấn đề về hành vi như giúp uống thuốc đúng giờ (Dayer và cộng sự, 2013), nhắc nhở không lạm dụng rượu (Dulin, Gonzalez & Campbell, 2014) và các thói quen không lành mạnh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ (Lane và cộng sự, 2011) Các hành vi không tuân thủ gây ra nhiều sự tốn kém và lại là vấn đề phổ biến, trong khi các ứng dụng trên điện thoại thông minh lại cung cấp các giải pháp dễ dàng và rẻ tiền cho người dùng (Dayer và cộng sự, 2013) Các ứng dụng giúp con người có hành vi tuân thủ được đánh giá cao và có nhiều chức năng giúp khắc phục vấn đề hành vi (Dayer và cộng sự, 2013)

1.1.2 Hành vi sử dụng điện thoại thông minh (Smartphone Usage

Ngày nay, việc có hành vi sử dụng điện thoại thông minh đã trở thành một hiện tượng toàn cầu Hàng tỉ người mang theo điện thoại thông minh để kết nối với người khác nhưng cũng để truy cập không gian mạng (Adelhardt, Markus và Eberle, 2019) Tính di động và tính khả dụng của internet cho phép điện thoại thông minh thậm chí còn có khả năng gây mất tập trung hơn so với việc sử dụng internet trên máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay (Kim, Seo và David, 2015)

Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, khái niệm hành vi trong tâm lí – behavior có thể dịch qua tiếng Pháp với hai nghĩa khác nhau là hành vi (conduite) và ứng xử (comportement); qua tiếng Việt cũng được hiểu là gồm cả hành vi và ứng xử Ông đã đưa ra định nghĩa về ứng xử là “chỉ mọi phản ứng của một động vật khi bị một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích; … tiến trình của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh”; đồng thời, để phân biệt hành vi và ứng xử thì “khi nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được, chứ không như tình ý bên trong, thì nói là ứng xử; khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi” (trang 138, Từ điển tâm lí, 1995)

Từ đó, ta có thể hiểu Hành vi sử dụng điện thoại thông minh - Smartphone Usage Behavior – bao hàm cả hành vi và cách ứng xử khi lấy điện thoại thông minh để phục vụ cho nhu cầu hay mục đích nào đó

Người nghiên cứu sử dụng tiểu thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh (Smartphone usage subscale) thuộc Thang đo Thái độ và cách sử dụng phương tiện công nghệ và truyền thông (Media and Technology Usage and Attitudes Scale (MTUAS)) của Rosen và cộng sự (2013) để mô tả về hành vi sử dụng điện thoại thông minh trong nghiên cứu này, bao gồm 09 hành vi thuộc biến quan sát: (1) Đọc email trên điện thoại thông minh; (2) Xem hướng dẫn chỉ đường trên điện thoại thông minh; (3) Lướt web trên điện thoại thông minh; (4) Nghe nhạc trên điện thoại thông minh; (5) Chụp ảnh trên điện thoại thông minh; (6) Xem tin tức trên điện thoại thông minh; (7) Quay video trên điện thoại thông minh; (8) Sử dụng ứng dụng (bất kì) trên điện thoại thông minh; (9) Tìm kiếm thông tin trên điện thoại thông minh;

1.1.3 Rối loạn lo âu (Anxiety Disorder)

Theo Sổ tay Thống kê chẩn đoán các rối loạn tâm thần xuất bản lần thứ 4 - DSM - IV, lo âu là trạng thái lo lắng quá mức và cá nhân rất khó khăn hoặc mất sự kiểm soát đối với những lo âu này Những người trải nghiệm sự lo âu sẽ khó kiểm soát những cảm xúc của bản thân, những xúc cảm tiêu cực được sinh ra tạo sự đảo lộn hay mất năng lực trong phạm vi của bản thân Trong DSM- IV thì lo âu (anxiety) và sợ (fear) đều là những tín hiệu báo động nhưng chúng có những điểm khác nhau: Trong khi lo âu là đáp ứng với một đe doạ chưa biết rõ, từ bên trong, mơ hồ hay có tính chất xung đột và thường mãn tính thì sợ là đáp ứng với một đe dọa đã biết rõ, từ bên ngoài, rõ rệt hay không có tính chất xung đột, thường cấp tính

Barlow (2002) cho rằng “sợ hãi là một báo động nguyên thủy để đối phó với mối nguy hiểm hiện tại, được đặc trưng bởi các xu hướng hành động và kích thích mạnh mẽ”, mặt khác, lo âu được định nghĩa là “một cảm xúc định hướng tương lai, được đặc trưng bởi nhận thức về sự không thể kiểm soát và không thể đoán trước đối với các sự kiện có khả năng gây khó chịu; sự thay đổi nhanh chóng sự chú ý sang trọng tâm của các sự kiện nguy hiểm tiềm tàng hoặc phản ứng cảm xúc của chính một người đối với những sự kiện này”

Theo Sổ tay Thống kê chẩn đoán các rối loạn tâm thần xuất bản lần thứ 5 - DSM – V, lo âu bao gồm các tính năng của sự sợ hãi quá mức, sự lo lắng và rối loạn hành vi liên quan Sợ hãi là phản ứng cảm xúc thực tại để đón nhận mối đe dọa sắp xảy ra, trong khi lo lắng là dự đoán của các mối đe dọa trong tương lai

Hiệp hội tâm thần Hoa Kì (American Psychiatric Association - APA) định nghĩa: Lo lắng là một phản ứng bình thường của con người đối với căng thẳng và có thể có lợi trong một số tình huống; phản ứng này xuất hiện giúp con người cảnh báo với nguy hiểm và có thể chuẩn bị để vượt qua nguy hiểm Lo âu là một cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác căng thẳng, suy nghĩ lo lắng và những thay đổi về thể chất như tăng huyết áp Lo âu không giống như sợ hãi, nhưng chúng thường được sử dụng thay thế cho nhau Lo âu được coi là một phản ứng tác động lâu dài, hướng đến tương lai, tập trung rộng rãi vào một mối đe dọa có khả năng lan tỏa, trong khi đó, sợ hãi là một phản ứng phù hợp, hướng đến hiện tại và tồn tại trong thời gian ngắn đối với một mối đe dọa cụ thể và có thể xác định rõ ràng

Theo PGS TS Nguyễn Văn Thọ, lo âu là ý thức của một người về một tai họa nào đó, không rõ ràng, sắp xảy ra khiến chủ thể có biểu hiện sự sợ hãi mơ hồ kèm theo trạng thái bất an, bồn chồn Trong trường hợp lo âu nặng, chủ thể có thể rơi vào trạng thái hoảng loạn, rã rời trước tai họa họ cho rằng sắp đến đó Thông thường, đi kèm với sự lo âu, chủ thể có biểu hiện kèm theo những rối loạn cơ thể như đánh trống ngực, tim đập nhanh,mạnh, đau hoặc khó chịu ở vùng ngực, ra mồ hôi, run, cảm giác hụt hơi hoặc ngột ngạt

1.1.3.2 Rối loạn lo âu (Anxiety Disorder)

Cần phân biệt giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lí (hay còn gọi là rối loạn lo âu) Theo PGS TS Nguyễn Văn Thọ: Lo âu bình thường là phản ứng tâm lí của một cá thể khi cảm thấy có một sự kiện thực tế sắp xảy ra Lo âu giúp cho chủ thể chuẩn bị các giải pháp đảm bảo cho việc làm chủ sự kiện này nếu nó xảy ra Như vậy, lo âu bình thường được coi như một đáp ứng cảm xúc bình thường để chuẩn bị tư tưởng cho con người trước những đe dọa có thực đang đến và vì thế nó có giá trị sống còn Có thể nói, lo âu bình thường là một cơ chế thích ứng với thế giới bên ngoài Trong khi đó, rối loạn lo âu là trạng thái lo âu xuất hiện mà không có nguyên nhân - lo âu không liên quan tới một mối đe dọa rõ rệt nào, hoặc có nguyên nhân nào đó, nhưng mức độ lo âu của chủ thể nặng nề, không phù hợp, không tương xứng với nguyên nhân gây ra nỗi lo âu đó Trạng thái tâm lí với lo âu bệnh lí thường đi kèm với các rối loạn cơ thể và rối loạn thần kinh thực vật, diễn ra kéo dài, gây trở ngại rõ rệt tới các hoạt động của cá thể đó

Lí thuyết tiếp cận

1.2.1 Tiếp cận phân tâm học (Psychoanalytic Approach)

Sigmund Freud – cha đẻ của phân tâm học – rất quan tâm đến chủ đề về rối loạn lo âu trong suốt cuộc đời làm việc của chính ông Có ba hình thái lo âu: (1) lo âu thực tiễn: là sự sợ hãi, được cái tôi nhận biết và lí giải (ví dụ như sợ đi lạc trong rừng gặp thú dữ, sợ thiên tai, sợ dịch bệnh Covid-19, sợ điểm kém sẽ rớt kì thi Đại học…);

(2) lo âu đạo đức: là những trạng thái con người cảm nhận từ bên trong nội tâm thông qua các cảm xúc xấu hổ, mặc cảm, sợ bị trừng phạt bởi lương tâm, dày vò lương tâm, mặc cảm tội lỗi, là sản phẩm của cái siêu tôi; (3) lo âu thần kinh: là nỗi sợ hãi do bị khuất phục bởi xung lực từ xung động của bản năng, được biểu hiện là một trạng thái sợ hãi không tương xứng với nguyên nhân gây ra nỗi sợ, hoặc một trạng thái sợ hãi xuất hiện mà không có bất kì nguyên nhân rõ rệt bên ngoài, là kết quả từ hoạt động của xung động bản năng (cái ấy) (ví dụ như giận dữ đến nỗi mất khả năng kiểm soát và kiềm chế, quá khích đến độ mất khả năng phán đoán, đau khổ đến nỗi giảm khả năng phân tích và xử lí…) Freud gọi tình trạng rối loạn lo âu là chứng loạn thần kinh, ông cho rằng lo âu phát sinh từ sự biến đổi của việc tích luỹ căng thẳng

Theo mô hình của Freud, các triệu chứng của rối loạn lo âu phản ánh những xung đột vô thức Những xung đột này có thể được diễn giải cụ thể như sau: một bên là những mong muốn biểu hiện xung năng tính dục và hung tính, một bên là sự kìm nén của ý thức Lập luận của Freud là khi con đường dẫn đến sự thoả mãn bị chặn (ví dụ như khi quan hệ tình dục kết thúc trước khi xuất tinh), kết quả của sự ham muốn tình dục tích tụ không được thoả mãn, điều này mang một đặc tính độc hại, phát sinh ra lo âu Mặt khác, lo âu còn là kết quả của sự kìm nén, khi ý thức liên tục đẩy lùi ham muốn tình dục vì xung đột với các chuẩn mực xã hội “văn minh” Nói cách khác, Freud cho rằng quá trình xã hội hoá làm con người phải từ bỏ một số xung động tình dục của mình Từ đó, vấn đề rối loạn lo âu dưới góc nhìn phân tâm là một sự ức chế tâm lí

Vào cuối những năm 1920, Freud thay đổi quan điểm của ông về lo âu Freud phân biệt một cách rõ ràng giữa: sự lo âu tự động cơ bản, được kích hoạt bởi một tình huống đau thương cùng cái tôi bất lực bị lấn át; và tín hiệu lo âu, được kích hoạt trong phản ứng của cái tôi đối với các tình huống nguy hiểm như một kiểu cảnh báo một tình huống đau thương sắp xảy ra, nhằm nhanh chóng có các biện pháp phòng thủ để tránh đi Những tình huống gây nguy hiểm này xoay quanh những mối đe doạ phát sinh từ viễn cảnh trở nên bất lực và phải phó mặt cho người khác, ví dụ như: đe doạ mất người thân, mất đi tình yêu thương của người khác hoặc đe doạ bị tấn công; hay nói một cách khái quát hơn đó chính là mối đe doạ bị thiến Quan điểm của Freud về lo âu được đảo ngược hoàn toàn: nếu trước đây ông cho rằng lo âu là kết quả của sự kìm nén thì giờ ông đưa ra kết luận lo âu là sự kìm nén trước đó – phát sinh ra lo âu

Tình trạng cộng sinh trong lòng mẹ là trạng thái an toàn, lo âu đầu tiên mà một đứa trẻ trải nghiệm là lúc chúng vừa được sinh ra, khi trẻ phải đối mặt với hoàn cảnh tự nhiên Sự lo âu còn có thể được xem là sự mâu thuẫn giữa các thành tố: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi, cụ thể như việc cái ấy phải đối mặt với quá trình xã hội hoá Khi có sự mâu thuẫn gay gắt giữa cái ấy và cái siêu tôi, trạng thái lo lắng sẽ xuất hiện, như một tín hiệu cảnh báo, giúp một cá nhân ý thức rằng sự tồn tại của mình đang bị đe doạ Cơ chế phòng vệ sẽ là cái theo sau khi vấn đề rối loạn lo âu xuất hiện, được xem là những biện pháp vô thức mà con người vận dụng để làm giảm bớt tình trạng lo âu căng thẳng bằng cách che đậy hay nguỵ trang nguyên nhân đích thực của vấn đề đang xảy ra

Khi hành vi sử dụng điện thoại thông minh gia tăng có thể được nhìn nhận là một sự bắt buộc lặp lại, trở thành trở ngại đối với nguyên tắc khoái cảm Lo âu xuất hiện khiến cho những xung năng dồn nén, những xung năng này sẽ không bao giờ ngừng hướng đến sự thoả mãn hoàn toàn, sự thoả mãn ấy chỉ có thể nằm ở việc lặp đi lặp lại một sự thoả mãn sơ cấp Mặt khác, hành vi sử dụng điện thoại thông minh có thể tạo ra một sự thoả mãn sơ cấp tức thời cho người dùng

1.2.2 Tiếp cận nhận thức – hành vi (Cognitive-Behavioral approach)

Tiếp cận nhận thức – hành vi cho rằng cách cá nhân nhìn nhận về một sự vật, sự việc có sự liên kết với việc duy trì hành vi của chính họ; quá trình học tập đóng vai trò trong việc phát triển và duy trì các hành vi gây nghiện Đồng thời, theo tiếp cận này, không có gì là tốt hay xấu mà chỉ có sự nhìn nhận của chúng ta về sự việc là tốt hay xấu

Aaron Beck – cha đẻ của liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT) đã xác định ba cấp độ nhận thức:

(1) Niềm tin cốt lõi (Core Beliefs): được con người học hỏi và chịu ảnh hưởng bởi những trải nghiệm thời thơ ấu, ăn sâu vào hệ thống niềm tin và xác định các quan điểm tiêu cực về:

• Bản thân của một người: “Tôi vô dụng và ghét bản thân mình.”

• Thế giới hay Môi trường: “Sao không ai quan tâm đến tôi?”

Cảm xúc Thể lí Hành vi

• Tương lai: “Mọi thứ sẽ không bao giờ tốt hơn!”

(2) Giả định rối loạn chức năng (Dysfunctional Assumptions) hay còn gọi là

Sự bóp méo nhận thức (Cognitive Distortions): xảy ra vì con người có xu hướng tập trung vào những điều tiêu cực, gây ra việc nhận thức sai lệch về thực tế và giải thích sai thông tin Sự bóp méo này là những kiểu suy nghĩ phi lí được phóng đại bởi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực

(3) Suy nghĩ tiêu cực tự động (Automatic Negative Thoughts)

Hình 1.1: Mô hình nhận thức của Aaron Beck (1967)

Với mô hình này, Beck định hình sự đau khổ về mặt tinh thần của con người Cách thức lí giải mô hình này như sau: Bắt đầu bởi các tình huống/ tác nhân gây đau khổ, dẫn đến việc hình thành các suy nghĩ tiêu cực, từ đó xuất hiện các cảm xúc tiêu cực và đau khổ về mặt thể chất, và cuối cùng dẫn đến các hành vi tiêu cực Với vấn đề rối loạn lo âu, mô hình của Beck được hình thành như sau:

Bảng 1.2: Phân tích ví dụ rối loạn lo âu theo mô hình Beck

Lo âu Không lo âu

Tình huống Nhận kết quả học tập cuối học kì không như mong đợi

Suy nghĩ Tôi chẳng thể làm được gì ra trò

Tôi đã nỗ lực hết sức, tôi sẽ cố gắng lần sau để gỡ lại điểm

Cảm xúc Lo lắng, sợ hãi Lạc quan, hài lòng

Thể lí Run người, tim đập nhanh Giàu năng lượng

Hành vi Sử dụng điện thoại thông minh nhiều hơn để tránh né

Sử dụng điện thoại thông minh để tìm kiếm thông tin học tập nhằm cải thiện thành tích

Tình huống Suy nghĩ Phản ứng

Từ các suy nghĩ tự động tiêu cực, cảm giác lo âu giúp ta có thể hình dung ra vòng luẩn quẩn trong tâm trí của các cá nhân và biết rằng những suy nghĩ này không có thật, và cần tìm cách để hiểu và thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này

1.2.3 Tiếp cận trị liệu gia đình (Family Therapy Approach)

Rối loạn lo âu là kết quả của những xung đột chưa được giải quyết trong mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình gốc, cụ thể đến từ:

• Ranh giới không lành mạnh giữa các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ quá lỏng lẻo hoặc quá cứng nhắc

• Các mô hình hành vi và giao tiếp có vấn đề lặp đi lặp lại trong suốt quá trình trưởng thành của cá nhân với các thành viên còn lại trong gia đình

• Thiếu kết nối và thấu hiểu giữa các thành viên trong gia đình

• Môi trường gia đình thiếu sự hỗ trợ và lành mạnh, giao tiếp tập trung vào sự phán xét và chỉ trích

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu về thuyết gắn bó (Attachment theory), đứng đầu là John Bowlby đã đưa ra bốn chiến lược gắn bó:

• An toàn (Secure attachment): Những đứa trẻ cảm thấy đau khổ khi chia cắt nhưng lại dễ dàng tìm kiếm được sự an ủi khi cha mẹ qua về

• Lo âu – Kháng cự (Anxious-resistant attachment): Khi bị chia cắt, nhóm trẻ này trải qua sự đau khổ hơn, khi được đoàn tụ với cha mẹ, chúng vừa tìm kiếm được sự an ủi vừa cố gắng “trừng phạt” cha mẹ vì đã bỏ đi

• Tránh né (Avoidant attachment): Trẻ không có biểu hiện căng thẳng hoặc căng thẳng rất ít khi xa cha mẹ và phớt lờ cha mẹ khi đoàn tụ hoặc chủ động né tránh cha mẹ

Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

1.3.1 Những nghiên cứu nước ngoài

Hành vi sử dụng điện thoại thông minh có thể mang đến nhiều lợi ích nhất định cho con người Nghiên cứu năm 2013 của Rosen và cộng sự cho thấy có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa trình độ học vấn và hành vi sử dụng điện thoại thông minh Năm 2015, nghiên cứu của Smith cho thấy hơn một nửa số người sử dụng điện thoại thông minh để tra cứu thông tin về sức khỏe, thanh toán trực tuyến, theo dõi các sự kiện mới, tìm hiểu các hoạt động cộng đồng và định vị GPS Một số ứng dụng trên điện thoại thông minh cũng có thể giúp khắc phục các vấn đề về hành vi

Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại thông minh cũng có thể trở thành một vấn đề về hành vi Cũng trong nghiên cứu năm 2015 của Smith đã cho thấy 46% người dùng điện thoại thông minh cho rằng họ không thể sống thiếu điện thoại, 30% cho rằng điện thoại thông minh là một sợi dây trói buộc hạn chế sự tự do, 19% cảm thấy điện thoại thông minh là gánh nặng tài chính Rosen và cộng sự vào năm 2013 đã tạo ra Thang đo thái độ và cách sử dụng phương tiện công nghệ và truyền thông (Media and Technology Usage and Attitudes Scale (MTUAS)) khảo sát các sinh viên đại học về thói quen và niềm tin công nghệ của họ Kết quả nghiên của của Rosen cho thấy có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa thời gian sử dụng điện thoại thông minh và sự lo âu khi không kiểm tra điện thoại thông minh thường xuyên Pera, A., trong nghiên cứu năm 2020 đã đưa ra những bằng chứng ban đầu cho thấy hành vi sử dụng điện thoại thông minh có thể gây nghiện như các rối loạn sử dụng ma túy và rượu

Sử dụng điện thoại thông minh quá mức kết hợp với thái độ tiêu cực, cảm giác lo lắng và sự phụ thuộc vào các thiết bị điện tử làm gia tăng rối loạn lo âu và trầm cảm (Rosen và cộng sự, 2013, Thomée và cộng sự, 2011) Nghiên cứu của Boumosleh & Jaalouk (2017) trên 668 sinh viên đại học Liban cho thấy trầm cảm và rối loạn lo âu là các yếu tố dự báo tích cực về việc gia tăng hành vi sử dụng điện thoại thông minh, nghiên cứu này cũng cho thấy điểm của yếu tố trầm cảm dự đoán mạnh mẽ hơn điểm của yếu tố rối loạn lo âu Thomée và cộng sự năm 2011 đã chỉ ra rằng tần suất sử dụng điện thoại thông minh cao có nguy cơ gia tăng bệnh tâm thần khi họ theo dõi sinh viên ở lứa tuổi 20 - 24 sau một năm nghiên cứu, kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy hành vi sử dụng điện thoại thông minh quá mức có mối tương quan với tình trạng thiếu ngủ và triệu chứng trầm cảm ở cả nam và nữ

Nghiên cứu của Miloš Stanković và cộng sự (2021) cho thấy có mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề lo âu, sự căng thẳng và chất lượng giấc ngủ trên nhóm đối tượng là sinh viên y khoa Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ tích cực giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề và các triệu chứng tâm lí như trầm cảm và lo âu (Demirci, Akgửnỹl, & Akpinar, 2015; Elhai, Dvorak, Levine, & Hall, 2017; Elhai, Levine, Dvorak, & Hall, 2016; Kim và cộng sự, 2015)

Cha và Seo (2018) với mục đích kiểm tra các yếu tố dự báo về việc gia tăng hành vi sử dụng điện thoại thông minh ở học sinh trung học đã tiến hành một nghiên cứu ở Hàn Quốc, có hai nhóm được chọn, một nhóm nguy cơ và một nhóm bình thường Kết quả cho thấy các yếu tố dự báo cho việc gia tăng hành vi sử dụng điện thoại thông minh là mạng xã hội và việc nhận thức về nghiện trò chơi Năm 2016, Negi và Godiyal đã quan sát các sinh viên đại học HNBUG-SRT khi đi dạo quanh khuôn viên trường, họ sử dụng bảng câu hỏi với sinh viên và nhận thấy 64% sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trong khuôn viên trường (sau khi thu thập ngẫu nhiên 100 mẫu) Cuộc khảo sát cho thấy có nhiều tác động tâm lí tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh đối với thế hệ trẻ – họ cảm thấy chán nản và lo âu khi sử dụng điện thoại thông minh

Thanh thiếu niên sử dụng điện thoại thông minh vào ban đêm, dẫn đến mất ngủ, mất ngủ dẫn đến rối loạn lo âu và trầm cảm và làm cho thành tích học tập đi xuống (Sehar Shoukat, 2019) Reinecke và cộng sự (2017) đã điều tra về những ảnh hưởng lên sức khỏe tâm lí và các tác nhân kích thích gây căng thẳng liên quan yếu tố kĩ thuật số (có thể kể đến điện thoại thông minh) cho thấy kết quả lượng giao tiếp mỗi ngày tương quan tỉ lệ thuận đến cảm giác căng thẳng và tác động gián tiếp đến trầm cảm và rối loạn lo âu Một nghiên cứu khác của Augner và Hacker vào năm

2012 đã cho kết quả rằng mức độ ổn định cảm xúc kém, căng thẳng mãn tính và trầm cảm có mối tương quan với hành vi sử dụng điện thoại thông minh quá mức Sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ thể chất của thanh thiếu niên có liên quan đến hành vi sử dụng điện thoại thông minh quá mức, nhưng không thể nói chính xác 100% rằng hành vi sử dụng điện thoại thông minh là nguyên nhân dẫn đến sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ thể lí kém ở thanh thiếu niên (Sehar Shoukat, 2019) Một nghiên cứu khác của Sarah năm 2018 về tác động của hành vi sử dụng điện thoại thông minh quá mức với các vấn đề lo âu, mối quan hệ liên cá nhân và chất lượng giấc ngủ trên 386 đối tượng là thanh thiếu niên đã cho kết quả có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh quá mức khi phân theo nhóm giới tính, số giờ sử dụng điện thoại thông minh và các hoạt động thực hiện trên điện thoại thông minh Nghiên cứu cũng cho thấy hành vi sử dụng điện thoại thông minh quá mức là yếu tố dự báo đáng kể về mức độ lo âu cao, mối quan hệ giữa các cá nhân kém và chất lượng giấc ngủ kém

Theo nghiên cứu tổng quan tài liệu của Yehuda Wacks và Aviv M Weinstein (2021), sử dụng điện thoại thông minh quá mức có liên quan đến những khó khăn trong việc điều chỉnh nhận thức - cảm xúc, bốc đồng, suy giảm chức năng nhận thức, nghiện mạng xã hội, nhút nhát và tự ti Đồng thời, các vấn đề thể lí cũng bị tác động, bao gồm các vấn đề về giấc ngủ, giảm thể lực, thói quen ăn uống không lành mạnh, chứng đau nửa đầu, giảm khả năng kiểm soát nhận thức và thay đổi khối lượng chất xám của não Kết quả của nghiên cứu này còn cho thấy sử dụng điện thoại thông minh quá mức có liên quan đến những thay đổi về tâm thần, nhận thức, cảm xúc, y tế và não bộ Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại thông minh quá mức có chung cơ chế với các hành vi gây nghiện khác như rối loạn cờ bạc, đặc biệt còn gây suy giảm khả năng kiểm soát nhận thức và suy giảm hoạt động ở vỏ não trước trán, ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và xử lí cảm xúc Việc nghiện ở đối tượng thanh thiếu niên sẽ dẫn đến xu hướng điều tiết cảm xúc kém, bốc đồng, suy giảm nhận thức và giảm khả năng trải nghiệm niềm vui trong cuộc sống hàng ngày

Nghiên cứu của Brian năm 2013 có chủ đề "Hai ngày không có điện thoại" cho kết quả Kenny (khách thể nghiên cứu thứ nhất) thì không bao giờ muốn rời điện thoại thông minh của mình, còn Franchesca (khách thể nghiên cứu thứ hai) rất vui khi không có điện thoại thông minh và cô quyết định không để mình gia tăng hành vi sử dụng điện thoại thông minh

Nghiên cứu của Reem A Ali vào năm 2020 cho kết quả việc sử dụng điện thoại thông minh quá mức liên quan đến hoạt động gia đình không lành mạnh Một mẫu gồm 114 bà mẹ có con được phỏng vấn trực tiếp và hoàn thành bảng hỏi online Khoảng 16% cho biết sử dụng điện thoại thông minh từ 5 đến 14 giờ mỗi ngày; 6,7% tự nhận mình là người nghiện điện thoại thông minh Christiane Eichenberg và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu vào năm 2019 cho kết quả có mối tương quan tích cực giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh quá mức và sự gắn bó không an toàn ở đối tượng là sinh viên

Ana María Ruiz-Ruano và cộng sự năm 2020 đã chứng minh được rằng trải nghiệm né tránh (tức là nỗ lực tránh né những suy nghĩ, cảm xúc, kí ức và cảm giác thể chất) có liên quan đến hành vi sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội quá mức Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy giới tính đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ được quan sát giữa các biến này

Nghiên cứu của Anderson và Smith (2015) cho thấy 68% người Mĩ trưởng thành sở hữu điện thoại thông minh Trong một nghiên cứu khác của Smith về hành vi sử dụng điện thoại thông minh (2015) cho kết quả 100% thanh niên tham gia sở hữu điện thoại thông minh đã sử dụng điện thoại của họ để nhắn tin ít nhất một lần trong một tuần, 97% sử dụng Internet, 93% sử dụng để gọi điện hoặc gọi video, 91% đã gửi email và 91% sử dụng điện thoại thông minh cho mạng xã hội

Nazir Hawi và cộng sự (2017) cho thấy lo âu là biến trung gian cho mối quan hệ giữa chứng nghiện điện thoại thông minh và mối quan hệ gia đình có vấn đề Nghiên cứu này còn cho thấy sinh viên nghiện điện thoại thông minh có tỉ lệ lo âu cao hơn nhóm sinh viên không nghiện điện thoại thông minh, và nhóm sinh viên có tỉ lệ lo âu cao hơn thì mắc các vấn đề lâm sàng nghiêm trọng hơn trong mối quan hệ gia đình

Vấn đề lo âu và trầm cảm có thể có những tác động tiêu cực đến tâm trạng, động lực/ hứng thú (Hiệp hội Tâm thần Hoa Kì, 2013), giấc ngủ (Reynolds và cộng sự, 1983; Tsuno, Besset, & Ritchie, 2005), sức khỏe thể chất (Kawachi, Sparrow, Vokonas, & Weiss, 1994; Keenan-Miller, Hammen, & Brennan, 2007), và lòng tự trọng (Battle, 1978; Sowislo & Orth, 2013) Những triệu chứng này đều có thể tác động tiêu cực đến sự hài lòng trong cuộc sống và thành tích học tập (Andrews & Wilding, 2004; Koivumaa-Honkanen và cộng sự, 2004; Stein & Heimberg, 2004, Van Ameringen, Mancini, & Farvolden 2003)

Trầm cảm và lo âu là những vấn đề tâm thần thường gặp phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lí về tinh thần và thể chất ở lứa tuổi thanh thiếu niên Theo WHO, cứ trong 7 thanh thiếu niên thì sẽ có 1 người đang gặp phải các vấn đề về sức khoẻ tinh thần

1.3.2 Những nghiên cứu trong nước

Vài nét về giáo dục tại TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương, thuộc loại đô thị đặc biệt và cũng là thành phố lớn nhất Việt Nam Năm 2023, thành phố Hồ Chí Minh hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện với tổng diện tích lên đến 2.095 ki-lô-mét vuông Theo số liệu điều tra vào năm 2021, tổng dân số tại thành phố là 9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 4.375 người/km² (cao nhất cả nước)

Về giáo dục, tính đến năm học 2021 – 2022, thành phố Hồ Chí Minh có 2.355 trường học, với 1.347 trường công lập và 1.008 trường ngoài công lập Số lượng học sinh của thành phố là hơn 1,6 triệu học sinh, bao gồm 1,39 triệu học sinh hệ công lập và 226.309 học sinh ngoài công lập

Theo đánh giá từ Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây, nhưng giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại thành và nội thành Tỉ lệ trẻ em người Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em người Kinh Giáo dục đào tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục thành phố còn kém Nhiều trường học sinh phải học 3 ca Thu nhập của giáo viên chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành

Tính đến năm 2023, nói riêng về số lượng trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh được phân bổ như sau: 1 trường chuyên trực thuộc các Trường Đại học, 02 trường chuyên trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, 4 trường THPT có lớp chuyên, 4 trường THPT chuyên thể dục thể thao, 101 trường THPT công lập, 1 trường THPT dân lập, 92 trường THPT tư thục, 11 trường quốc tế và trường phổ thông IVS

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, năm học 2021-2022, toàn thành có 180.293 học sinh THPT Trong năm học này, tỉ lệ học sinh đạt học lực khá là cao nhất, trong đó: Khối 10 là 44,09%; Khối 11 là 43,52% và Khối 12 là 46,46%; xét riêng Khối 12 thì tỉ lệ học sinh khá giỏi lên đến 91,65%, học sinh trung bình là 8,17% và học sinh yếu là 0,17% tương ứng 2 học sinh

Theo nghiên cứu của Thái Thanh Trúc và cộng sự năm 2020 thì tỉ lệ học sinh trung học phổ thông mắc các rối loạn tâm lí tại Thành phố Hồ Chí Minh có các tỉ lệ các rối loạn stress, trầm cảm và lo âu lần lượt là 36,1%, 39,8% và 59,8%.

Câu hỏi và giả thuyết, mô hình nghiên cứu

(1) Mức độ hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại TPHCM?

(2) Liệu hành vi sử dụng điện thoại thông minh có tương quan đáng kể đến vấn đề rối loạn lo âu, thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM?

(3) Liệu hành vi sử dụng điện thoại thông minh có là yếu tố dự báo đáng kể cho vấn đề rối loạn lo âu của học sinh THPT tại TPHCM?

(4) Liệu thành hành vi sử dụng điện thoại thông minh có là yếu tố dự báo đáng kể cho thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM?

(5) Liệu có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh THPT tại TPHCM có biểu hiện rối loạn lo âu và không biểu hiện rối loạn lo âu?

(6) Liệu có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 tại TPHCM?

(7) Liệu có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh THPT tại TPHCM có mức độ quan tâm của gia đình về việc học khác nhau?

Hành vi sử dụng điện thoại thông minh

(MTUAS (Rosen và cộng sự, 2013))

(Zung SAS, William WK Zung,

(1) Hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại TPHCM ở mức cao

(2) Có mối tương quan đáng kể giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và vấn đề rối loạn lo âu của học sinh THPT tại TPHCM; có mối tương quan đáng kể giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM – cụ thể là:

- Hành vi sử dụng điện thoại thông minh càng cao thì vấn đề rối loạn lo âu càng cao;

- Hành vi sử dụng điện thoại thông minh càng cao thì thành tích học tập càng thấp;

(3) Hành vi sử dụng điện thoại thông minh là yếu tố dự báo đáng kể cho vấn đề rối loạn lo âu của học sinh THPT tại TPHCM

(4) Hành vi sử dụng điện thoại thông minh là yếu tố dự báo đáng kể cho thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM

(5) Có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh THPT tại TPHCM có biểu hiện rối loạn lo âu và không biểu hiện rối loạn lo âu

(6) Có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 tại TPHCM

(7) Có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh THPT tại TPHCM có mức độ quan tâm của gia đình về việc học khác nhau

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu của luận văn

Qua chương này, người nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lí luận về mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh, vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh Các khái niệm liên quan đã được thao tác hoá cụ thể, bao gồm: hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh trung học phổ thông; vấn đề rối loạn lo âu của học sinh trung học phổ thông; thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông Các lí thuyết tiếp cận cho nghiên cứu cũng đã được tóm tắt và phân tích tại chương này, bao gồm: tiếp cận phân tâm học; tiếp cận nhận thức – hành vi; tiếp cận trị liệu gia đình Các nghiên cứu liên quan trong nước còn nhiều hạn chế trong khi các nghiên cứu nước ngoài thì đa dạng và tiếp cận trên phong phú các nhóm đối tượng từ trẻ vị thành niên, sinh viên đến người trẻ Việc tiến hành nghiên cứu trên nhóm khách thể học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ là bước đầu làm cơ sở thực hiện các nghiên cứu tương tự trên các nhóm đối tượng khác trong nước, xem xét tác động của hành vi sử dụng điện thoại thông minh lên đời sống tinh thần và thành tích học tập của các em học sinh nói riêng và người trẻ Việt Nam nói chung.

Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu khám phá (Exploratory research): tổng quan và định nghĩa vấn đề; Nghiên cứu xây dựng (Constructive research) – kiểm tra lí thuyết và đề xuất giải pháp cho các vấn đề

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang tại một thời điểm, với mục đích mô tả, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính và chứng minh sự khác biệt giữa hai nhóm độc lập.

Khách thể nghiên cứu

- Đặc điểm mẫu: nghiên cứu tiến hành với nhóm khách thể là học sinh THPT đang theo học tại các trường công lập và dân lập

- Kích cỡ mẫu: Với các hạn chế về mặt thời gian, ngân sách và nguồn lực, dựa trên cách chọn mẫu thuận tiện, với số lượng mẫu 176 học sinh THPT, được tính theo phần mềm G*Power Thực tế nghiên cứu thu được 267 phiếu trả lời hợp lệ

- Tiêu chí chọn mẫu và loại trừ: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cách chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, với các tiêu chí sau:

• Mẫu nghiên cứu là học sinh đang theo học tại các trường THPT tại TPHCM

Bảng 2.1: Tỉ lệ phần trăm (%) các trường THPT trong nghiên cứu

1 Mầm non - TH - THCS - THPT Việt Anh (Q Phú Nhuận - TPHCM) 20.2

2 Mầm non - TH - THCS - THPT Việt Anh (Q Gò Vấp - TPHCM) 12.0

3 THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Q5 - TP.HCM) 9.7

5 THPT Chuyên Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định (Q.8 - TPHCM) 1.9

6 THPT Thủ Đức (TP Thủ Đức - TPHCM) 1.1

7 THPT Giồng Ông Tố (TP Thủ Đức - TPHCM) 0.7

8 THPT Lê Trọng Tấn (Q Tân Phú - TPHCM) 0.4

9 THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6 - TPHCM) 0.4

10 THPT Lê Quý Đôn (Q.3 - TPHCM) 0.4

11 THPT Thủ Thiêm (TP Thủ Đức - TPHCM) 0.4

12 Phổ thông Năng khiếu (Q.5 - TPHCM) 0.4

14 Trung Tâm GDNN - GDTX (Trụ sở chính) (TP Thủ Đức - TPHCM) 0.4

15 Trung Tâm GDNN - GDTX (Q.2 - TPHCM) 0.4

16 THPT Vĩnh Lộc (Q Bình Tân - TP.HCM) 46.8

• Nghiệm thể đảm bảo không có suy giảm về mặt nhận thức, không có sa sút trí tuệ

• Tự nguyện, đồng ý tham gia vào quá trình nghiên cứu

- Mô tả cụ thể về mẫu nghiên cứu: Trong 267 khách thể, 35.6% là học sinh nam, 64.4% là học sinh nữ; 25.5% là học sinh khối 10, 37.1% là học sinh khối 11; 37.5% là học sinh khối 12; 0.4% học sinh trả lời là gia đình không quan tâm về việc học, 23.2% học sinh trả lời là gia đình bình thường với việc học, 62.9% học sinh trả lời gia đình quan tâm và tôn trọng ý kiến của em về việc học; 13.5% học sinh trả lời gia đình quan tâm nhưng mang tính áp đặt em về việc học.

Công cụ nghiên cứu

Người nghiên cứu sử dụng các công cụ nghiên cứu sau để xây dựng bảng hỏi nghiên cứu:

2.3.1 Thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh Để đo lường về hành vi sử dụng điện thoại thông minh, người nghiên cứu sử dụng tiểu thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh (Smartphone usage subscale) trong Thang đo Thái độ và cách sử dụng phương tiện công nghệ và truyền thông (Media and Technology Usage and Attitudes Scale (MTUAS)) của Rosen và cộng sự xây dựng năm 2013 (có độ tin cậy Cronbach’s alpha = 0.93) Tiểu thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh bao gồm 9 mục (item) được chấm dựa trên 10 mức điểm thường xuyên: (1) Không bao giờ; (2) Một lần/ tháng; (3) Nhiều lần/ tháng; (4) Một lần/ tuần; (5) Nhiều lần/ tuần; (6) Một lần/ ngày; (7) Nhiều lần/ ngày; (8) Một lần/ giờ; (9) Nhiều lần/ giờ; (10) Hầu hết thời gian; tiểu thang đo thái độ về thiết bị công nghệ nói chung bao gồm 16 mục, được chấm theo thang điểm Likert: (5) Hoàn toàn đồng ý; (4) Đồng ý; (3) Bình thường; (2) Không đồng ý; (1) Hoàn toàn không đồng ý

Thang đo chưa được chuẩn hoá tại Việt Nam, người nghiên cứu tiến hành chuẩn hoá thang đo theo các bước:

Thang đo MTUAS được chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, sau đó được chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh và cuối cùng 2 bản dịch thuật được đem so sánh, đánh giá tính tương đồng sau khi chuyển ngữ Tất cả 3 quá trình chuyển ngữ, so sánh được thực hiện độc lập bởi 3 chuyên gia ngôn ngữ khác nhau (ít nhất có bằng cử nhân chuyên ngành Anh Văn) Phiên bản tiếng Việt cuối cùng sẽ được kiểm tra bởi 5 học sinh trung học phổ thông bất kì để thử trả lời, kiểm tra tính hợp lí về độ dài và ngôn ngữ trong bảng hỏi có gì khó hiểu hay không

Phiên bản dịch thuật từ Anh sang Việt được thực hiện bởi Cử nhân Trần Ngọc Quỳnh Anh (Chuyên ngành ngôn ngữ Anh, đại học Nguyễn Tất Thành, tốt nghiệp năm 2020) Phiên bản dịch thuật từ Việt sang Anh được thực hiện bởi Cử nhân Hồ Hoàng Bảo Quỳ (Chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh, đại học Sài Gòn, tốt nghiệp năm 2017) Việc so sánh 2 bản dịch thuật được thực hiện bởi Cử nhân Nguyễn Thuỳ Vân (Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, tốt nghiệp năm 2017) Phiên bản tiếng Việt cuối cùng được kiểm tra bởi 5 học sinh THPT bất kì tại TPHCM, thu được kết quả cuối cùng như bảng 2.1

Bảng 2.2: Gán biến để tiến hành nghiên cứu sơ bộ cho thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh

Biến Nội dung biến quan sát về hành vi sử dụng điện thoại thông minh

HV1 Đọc email trên điện thoại thông minh

HV2 Tìm kiếm đường đi/ sử dụng GPS trên điện thoại thông minh

HV3 Lướt web trên điện thoại thông minh

HV4 Nghe nhạc trên điện thoại thông minh

HV5 Chụp hình trên điện thoại thông minh

HV6 Đọc tin tức trên điện thoại thông minh

HV7 Quay video trên điện thoại thông minh

HV8 Sử dụng các ứng dụng (cho nhiều mục đích khác nhau) trên điện thoại thông minh. HV9 Tìm kiếm thông tin trên điện thoại thông minh

Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ

Thực hiện nghiên cứu sơ bộ để kiểm tra độ tin cậy của thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh sau khi đã Việt hóa trên 30 học sinh THPT tại TPHCM Đầu tiên, phát bảng hỏi bao gồm 9 hành vi là biến quan sát đã được Việt hoá (tại bước 1) cho 30 học sinh THPT tại TPHCM đồng ý tham gia nghiên cứu sơ bộ, sau đó thu lại và tiến hành thống kê kiểm tra độ tin cậy bằng phần mềm SPSS 26

Bảng 2.3 Độ tin cậy của thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh

Bảng 2.4 Thống kê tổng số mục của thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh

Phương sai (nếu xoá mục)

Cronbach’s Alpha (nếu xoá mục)

Từ Bảng 2.3 và Bảng 2.4, ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đạt 686 (nhỏ hơn 0.7); có biến quan sát HV8 có giá trị Corrected Item-Total Correlation nhỏ nhất là 022 (nhỏ hơn 0.3) Từ đó, tiến hành loại bỏ biến quan sát HV8, kiểm tra lại độ tin cậy của thang đo một lần nữa, ta có bảng 2.5 và bảng 2.6

Bảng 2.5 Độ tin cậy của thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh (sau khi loại bỏ biến quan sát HV8)

Bảng 2.6 Thống kê tổng số mục của thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh (sau khi loại bỏ biến quan sát HV8)

Phương sai (nếu xoá mục)

Cronbach’s Alpha (nếu xoá mục)

Từ Bảng 2.5 và Bảng 2.6, ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đạt 713 (lớn hơn 0.7); tất cả biến quan sát đều trên 0.3 Vậy người nghiên cứu kết luận thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh là một thang đo tốt với 8 biến quan sát theo bảng 2.7

Bảng 2.7: Các biến quan sát được sử dụng cho thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh để tạo thành một thang đo tốt

Biến Nội dung biến quan sát về hành vi sử dụng điện thoại thông minh

HV1 Đọc email trên điện thoại thông minh

HV2 Tìm kiếm đường đi/ sử dụng GPS trên điện thoại thông minh

HV3 Lướt web trên điện thoại thông minh

HV4 Nghe nhạc trên điện thoại thông minh

HV5 Chụp hình trên điện thoại thông minh

HV6 Đọc tin tức trên điện thoại thông minh

HV7 Quay video trên điện thoại thông minh

HV8 Tìm kiếm thông tin trên điện thoại thông minh

Bảng 2.8: Mô tả điểm tương ứng mức độ hành vi sử dụng điện thoại thông minh Điểm Mức độ

2.3.2 Thang lo âu tự đánh giá của Zung (Zung Self-rated Anxiety Scale

(SAS)) Để đo lường vấn đề rối loạn lo âu, người nghiên cứu sử dụng Thang lo âu tự đánh giá của Zung (Zung Self-rated Anxiety Scale) gồm 20 mục, có Cronbach's alpha vào khoảng từ 0,658 đến 0,81; được Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh thích nghi hoá năm 2012; mỗi mục có 4 mức độ trả lời theo thứ tự: 1 – Không có; 2 – Hiếm khi; 3 – Thường xuyên; 4 – Hầu hết thời gian Cách tính điểm của trắc nghiệm theo thứ tự tăng dần và theo số của câu trả lời, 1 – 1 điểm; 2 – 2 điểm; 3 – 3 điểm; 4 –

4 điểm; riêng các câu 5; 9; 13; 17; 19 sẽ tính điểm ngược Sau khi có tổng điểm thô, lấy điểm đó chia 80 và nhân 100 để ra số điểm cuối cùng (hoặc tra cứu trong bảng quy đổi điểm) ra các mức:

• Dưới 45 điểm: Không lo âu

• Từ 45 đến 59 điểm: Lo âu nhẹ

• Từ 60 đến 74: Lo âu vừa

Bảng 2.9: Gán tên biến cho từng biến quan sát thang đo SAS

Biến Nội dung Ghi chú

LA1 Tôi cảm thấy bất an và lo âu hơn thường lệ

LA2 Tôi cảm thấy lo sợ vô cớ

LA3 Tôi dễ bối rối và cảm thấy hoảng sợ

LA4 Tôi cảm thấy như bị ngã và vỡ ra từng mảnh

LA5 Tôi cảm thấy mọi thứ đều ổn và không có điều gì xấu sẽ xảy ra Điểm ngược

LA6 Tay và chân tôi run rẩy

LA7 Tôi đang khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng

LA8 Tôi cảm thấy yếu ớt và dễ mệt mỏi

LA9 Tôi cảm thấy bình tĩnh và có thể ngồi yên một cách dễ dàng Điểm ngược LA10 Tôi cảm thấy tim mình đập nhanh

LA11 Tôi đang khó chịu vì cơn hoa mắt, chóng mặt

LA12 Tôi như bị ngất xỉu hoặc cảm thấy gần như thế

LA13 Tôi có thể thở ra, hít vào một cách dễ dàng Điểm ngược LA14 Tôi cảm thấy tê buốt, như có kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân

LA15 Tôi đang khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng

LA16 Tôi luôn cảm thấy cần phải đi tiểu

LA17 Bàn tay tôi thường khô và ấm Điểm ngược

LA18 Tôi thường cảm thấy mặt mình nóng và đỏ

LA19 Tôi ngủ dễ dàng và luôn có một giấc ngủ tốt Điểm ngược

LA20 Tôi thường có ác mộng

Bảng 2.10: Thực trạng vấn đề rối loạn lo âu của học sinh THPT tại TPHCM

Không có vấn đề rối loạn lo âu

Có vấn đề về rối loạn lo âu

Lo âu nhẹ Lo âu vừa Lo âu nặng

Ta thấy có 53.56% học sinh THPT tại TPHCM có vấn đề rối loạn lo âu (từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng) và 46.44% học sinh THPT tại TPHCM không có vấn đề rối loạn lo âu Ta đặt biến định danh NLA phân thành hai nhóm với giá trị 1 là nhóm học sinh THPT không có biểu hiện rối loạn lo âu và giá trị 2 là nhóm học sinh THPT có biểu hiện rối loạn lo âu

2.3.3 Điểm trung bình (Grade Point Average – (GPA)) Để đo thành tích học tập, người nghiên cứu sử dụng điểm trung bình giữa kì 1 (năm học 2022 – 2023), gán biến Diem1 và điểm trung bình cuối năm (năm học 2021 – 2022), gán biến Diem2

Bảng 2.11: Thực trạng thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Ta thấy mẫu nghiên cứu có hơn một nửa số lượng tập trung ở nhóm học sinh giỏi (55% với số liệu giữa kì năm học 2022 – 2023 và 62.17% với số liệu cuối kì năm học 2021 – 2022).

Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Người tham gia nghiên cứu nằm trong số mẫu thuận tiện là các học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trường Mầm non – Tiểu học –

THCS – THPT Việt Anh cơ sở 1, số 269A Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Phú

Nhuận; Trường Mầm non – Tiểu học – THCS – THPT Việt Anh cơ sở 2, số 160/72 Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp; Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, số

235 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5; Trường THPT Vĩnh Lộc, 87 Đường số 3,

Bình Hưng Hoà B, Quận Bình Tân…) Để thu thập dữ liệu, đầu tiên, người nghiên cứu cần liên hệ với Ban giám hiệu các trường THPT tại TPHCM, làm rõ mục đích nghiên cứu và xin phép được chấp thuận việc thực hiện nghiên cứu trên học sinh của nhà trường Kế đến, người nghiên cứu viết Thư mời tham gia nghiên cứu nhằm giới thiệu về nghiên cứu gửi đến học sinh để làm rõ mục đích nghiên cứu Học sinh tham gia nghiên cứu khi đồng thuận với các nội dung được đề cập trong nghiên cứu

Bước 2: Hình thành bảng khảo sát, gồm các câu hỏi về nhân khẩu; thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh (là tiểu thang đo của thang MTUAS); thang đo rối loạn lo âu ZUNG (SAS); điểm trung bình theo học kì Riêng với tiểu thang đo thuộc thang MTUAS sẽ được người nghiên cứu sẽ tiến hành chuẩn hoá thang đo thông qua các bước:

- Email liên hệ với nhóm tác giả nghiên cứu (giáo sư L.D Rosen) thang đo để xin phép chuẩn hoá tiểu thang đo sang tiếng Việt nhằm mục đích nghiên cứu

- Tiến hành chuẩn hoá tiểu thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh thuộc thang MTUAS

- Tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của tiểu thang đo thuộc thang MTUAS sau khi chuẩn hoá trên 30 mẫu là học sinh THPT tại TPHCM

Bước 3: Tiến hành phát bảng hỏi thu thập dữ liệu đối với học sinh THPT tại

TPHCM đã đồng thuận tham gia nghiên cứu theo hai hình thức: bằng bảng hỏi giấy và bảng hỏi trực tuyến

Bước 4: Tiến hành nhập dữ liệu và mã hóa vào phần mềm thống kê SPSS 26 để xử lí và phân tích dữ liệu.

Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu tuân thủ đúng 3 nội dung chính theo Nancy Walton (2010):

- Bảo vệ người tham gia nghiên cứu;

- Đảm bảo nghiên cứu thu hút sự quan tâm thực sự của cá nhân hay nhóm xã hội;

- Quản lí rủi ro, bảo vệ bí mật và nhận được sự đồng ý của người tham gia nghiên cứu.

Kế hoạch phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng Microsoft Excel (Microsoft 365) và phần mềm SPSS 26 để phân tích dữ liệu

Bảng 2.12: Kế hoạch phân tích dữ liệu

Giả thuyết Test thống kê

(1) Hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại TPHCM ở mức cao

(2) Có một mối tương quan đáng kể giữa rối loạn lo âu và hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại

TPHCM; có một mối tương quan đáng kể giữa thành tích học tập và hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại

- Hành vi sử dụng điện thoại thông minh càng cao thì rối loạn lo âu càng cao;

- Hành vi sử dụng điện thoại thông minh càng cao thì thành tích học tập càng thấp;

Phân tích tương quan Pearson r

(3) Hành vi sử dụng điện thoại thông minh là yếu tố dự báo đáng kể cho vấn đề rối loạn lo âu của học sinh THPT tại TPHCM

Phân tích hồi quy tuyến tính Linear regression

(4) Hành vi sử dụng điện thoại thông minh là yếu tố dự báo đáng kể cho thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM

Phân tích hồi quy tuyến tính Linear regression

(5) Có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh THPT tại TPHCM có biểu hiện rối loạn lo âu và không biểu hiện rối loạn lo âu

Phân tích t-test khác nhóm

Independent samples t-test (6) Có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 tại

Phân tích One- Way Anova

(7) Có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh có mức độ quan tâm của gia đình về việc học khác nhau

Phân tích One- Way Anova

Qua chương này, người nghiên cứu đã làm rõ cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện nghiên cứu Nghiên cứu định lượng với thiết kế nghiên cứu cắt ngang tại một thời điểm Số lượng khách thể nghiên cứu được tính toán cụ thể bằng phần mềm G*Power cùng với các đặc điểm của khách thể được mô tả cụ thể Công cụ nghiên cứu được giới thiệu đầy đủ, bao gồm: thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh; thang lo âu tự đánh giá; điểm trung bình Trong đó, thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh đã được người nghiên cứu tiến hành chuẩn hoá với hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.713 Ngoài ra, trong chương này, nội dung về quy trình nghiên cứu, đạo đức nghiên cứu và kế hoạch phân tích dữ liệu đã được nêu ra rõ ràng.

Kết quả nghiên cứu mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông

Kết quả nghiên cứu

3.1.1 Thực trạng về mức độ hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại TPHCM

Bảng 3.1: Điểm trung bình và tần suất phổ biến nhất của các biến quan sát về hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại TPHCM

Biến quan sát về hành vi sử dụng điện thoại thông minh Điểm trung bình

Tần suất có tỉ lệ phần trăm cao nhất Đọc email trên điện thoại thông minh 3.59 1 lần/ tháng (22.8%) Tìm kiếm đường đi/ sử dụng GPS trên điện thoại thông minh

Lướt web trên điện thoại thông minh 7.61 nhiều lần/ ngày (31.5%) Nghe nhạc trên điện thoại thông minh 6.69 nhiều lần/ ngày (23.6%) Chụp hình trên điện thoại thông minh 5.66 nhiều lần/ ngày (21.7%) Đọc tin tức trên điện thoại thông minh 5.04 nhiều lần/ tuần (17.6%) Quay video trên điện thoại thông minh 4.61 nhiều lần/ tuần (21%) Tìm kiếm thông tin trên điện thoại thông minh.

Ta thấy hai biến quan sát về hành vi sử dụng điện thoại thông minh có điểm trung bình cao nhất đạt 7.61 (tương ứng mức độ từ nhiều lần/ngày đến 1 lần/giờ):

- Lướt web trên điện thoại thông minh (HV3)

- Tìm kiếm thông tin trên điện thoại thông minh (HV8)

Hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại TPHCM ở mức cao, với mức cao được mô tả là các khách thể có trung bình cộng 8 biến quan sát từ mức 5 trở lên Quan sát cụ thể tại bảng 3.2

Bảng 3.2: Thống kê mức độ sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT

N = 267 học sinh Mức cao Mức thấp

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có 63.3% học sinh THPT tại TPHCM có hành vi sử dụng điện thoại thông minh ở mức cao

Hình 3.1: Phân phối chuẩn thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh

3.1.2 Mối quan hệ tương quan trong nghiên cứu

3.1.2.1 Hành vi sử dụng điện thoại thông minh và vấn đề rối loạn lo âu

Tạo biến đại diện cho hành vi sử dụng điện thoại thông minh là HV0 bằng cách lấy giá trị trung bình của HV1, HV2, HV3, HV4, HV5, HV6, HV7, HV8 Tạo biến đại diện của biến lo âu là LA0 sau khi đã xử lí số liệu thang SAS Sau đó tiến hành chạy tương quan tuyến tính pearson:

Bảng 3.3 Tương quan giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và vấn đề rối loạn lo âu ở học sinh THPT tại TPHCM

Ta thấy giá trị sig < 0.05, kết luận ủng hộ giả thuyết Vậy có mối quan hệ tương quan giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và vấn đề rối loạn lo âu ở học sinh THPT tại TPHCM (r = 0.174 => mối tương quan yếu)

Tiến hành chạy tương quan giữa các biến quan sát của hành vi sử dụng điện thoại thông minh với biến đại diện vấn đề rối loạn lo âu LA0, ta có bảng 3.4:

Bảng 3.4 Tương quan giữa các biến quan sát về hành vi sử dụng điện thoại thông minh và vấn đề rối loạn lo âu ở học sinh THPT tại TPHCM.

Biến LA0 HV1 HV2 HV3 HV4 HV5 HV6 HV7 HV8

Từ bảng 3.4, ta thấy HV2, HV5, HV7 có sig < 0.05, vậy kết luận các hành vi tìm kiếm đường đi/ sử dụng GPS trên điện thoại thông minh, chụp hình trên điện thoại thông minh, quay video trên điện thoại thông minh có tương quan với vấn đề rối loạn lo âu ở học sinh THPT tại TPHCM với các hệ số tương quan r lần lượt là 0.188; 0.133; 0.132 (thể hiện mối tương quan yếu)

Kết luận: Giả thuyết được ủng hộ, có mối tương quan giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và vấn đề rối loạn lo âu ở đối tượng học sinh THPT tại TPHCM

3.1.2.2 Hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học tập

Bảng 3.5 Tương quan giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học tập (Diem1) của học sinh THPT tại TPHCM

Ta thấy giá trị sig > 0.05, ta kết luận không có mối tương quan giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học tập (biến Diem1)

Bảng 3.6 Tương quan giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học tập (Diem2) của học sinh THPT tại TPHCM

Ta thấy giá trị sig > 0.05, ta kết luận không có mối tương quan giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học tập (biến Diem2)

Từ kết quả bảng 3.5 và bảng 3.6, ta kết luận không có mối tương quan giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học tập ở học sinh THPT tại TPHCM

Nghiên cứu tiến hành tìm hiểu mối tương quan giữa các biến quan sát của hành vi sử dụng điện thoại thông minh với thành tích học tập (Diem1):

Bảng 3.7 Tương quan giữa các biến quan sát của hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM

Biến Diem1 HV1 HV2 HV3 HV4 HV5 HV6 HV7 HV8

Ta thấy hành vi Lướt web trên điện thoại thông minh có tương quan với thành tích học tập, hệ số sig < 0.05 và r = -.139; hành vi Tìm kiếm thông tin trên điện thoại thông minh có tương quan với thành tích học tập, hệ số sig < 0.05 và r = -.130

Kết luận: Giả thuyết có mối tương quan đáng kể giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM không được ủng hộ hoàn toàn, chỉ được ủng hộ một phần: có sự tương quan nghịch chiều giữa biến quan sát lướt web trên điện thoại thông minh và tìm kiếm thông tin trên điện thoại thông minh với thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM

3.1.3 Mối quan hệ dự báo trong nghiên cứu

3.1.3.1 Mối quan hệ dự báo giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và vấn đề rối loạn lo âu

Nghiên cứu tiến hành xem xét mối quan hệ dự báo giữa HV0 và LA0 vì đã kết luận được mối quan hệ tương quan giữa hai biến này

Bảng 3.8 Kết quả hồi quy của hành vi sử dụng điện thoại thông minh và vấn đề rối loạn lo âu của học sinh THPT tại TPHCM

Hành vi sử dụng điện thoại thông minh

Giá trị sig < 0.05 và R 2 hiệu chỉnh = 027, vậy biến HV0 đưa vào phân tích hồi quy đơn biến giải thích được 2,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc LA0 Vậy kết luận HV0 có tác động đến LA0, cụ thể hành vi sử dụng điện thoại thông minh có tác động đến vấn đề rối loạn lo âu Ta cũng đọc được hệ số hồi quy chuẩn hoá

Beta = 174 mang dấu dương, vậy đây là tác động thuận chiều Ta có phương trình hồi quy:

Hình 3.2: Đồ thị Histogram của HV0 và LA0 Đồ thị Histogram có dạng hình chuông, các cột dữ liệu tập trung chủ yếu trong vùng -2 đến 2 đối xứng qua trục 0 Giá trị trung bình phần dư là -9.67E-16 gần bằng 0, Std Dev = 0.998 gần bằng 1, các cột giá trị phần dư phân bố theo dạng hình chuông, ta có thể khẳng định phân phối xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm

Bàn luận

Từ kết quả phân tích dữ liệu, ta tiến hành kết luận các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết 1: Hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại TPHCM ở mức cao

Giả thuyết 2: Có một mối tương quan đáng kể giữa rối loạn lo âu và hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại TPHCM, hành vi sử dụng điện thoại thông minh càng cao thì rối loạn lo âu càng cao Không có một mối tương quan đáng kể giữa thành tích học tập và hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại TPHCM Tuy nhiên, có mối tương quan giữa hành vi lướt web trên điện thoại thông minh và tìm kiếm thông tin trên điện thoại thông minh với thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM (hành vi lướt web trên điện thoại thông minh càng cao thì thành tích học tập càng thấp; hành vi tìm kiếm thông tin trên điện thoại thông minh càng cao thì thành tích học tập càng thấp)

Giả thuyết 3: Hành vi sử dụng điện thoại thông minh là yếu tố dự báo đáng kể cho vấn đề rối loạn lo âu của học sinh THPT tại TPHCM

Giả thuyết 4: Hành vi sử dụng điện thoại thông minh không phải là yếu tố dự báo đáng kể cho thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM Tuy nhiên, hành vi lướt web trên điện thoại thông minh và tìm kiếm thông tin trên điện thoại thông minh là các yếu tố dự báo đáng kể cho thành tích học tập của học sinh THPT tại

Giả thuyết 5: Có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh THPT tại TPHCM có biểu hiện rối loạn lo âu và không biểu hiện rối loạn lo âu

Giả thuyết 6: Có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 tại TPHCM

Giả thuyết 7: Có sự khác biệt đáng kể về hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa các nhóm học sinh có mức độ quan tâm của gia đình về việc học khác nhau

So với các nghiên cứu của Baert và cộng sự (2018), Lepp và cộng sự (2015), Boumosleh và Jaalouk (2018) cho kết quả hành vi sử dụng điện thoại thông minh có mối tương quan tiêu cực với thành tích học tập, thì ở nghiên cứu này, giả thuyết tương tự không được ủng hộ hoàn toàn mà chỉ được ủng hộ một phần với các hành vi lướt web và tìm thông tin Nhóm hành vi còn lại gồm: đọc email, nghe nhạc, chụp hình, quay video, đọc tin tức, tìm kiếm đường đi cho kết quả không có mối quan hệ tương quan và dự báo với thành tích học tập Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối mối quan hệ tương quan và dự báo giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và vấn đề rối loạn lo âu ở học sinh THPT tại TPHCM Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Andrew Lepp, Jacob E Barkley và Aryn C Karpinski (2013) trên đối tượng là sinh viên Ngoài ra, nghiên cứu đã chứng minh được có sự khác biệt về hành vi sử dụng điện thoại thông minh ở các nhóm học sinh THPT tại TPHCM khác nhau: (1) nhóm có và không có vấn đề rối loạn lo âu; (2) nhóm học sinh lớp 10, 11 và 12; (3) nhóm học sinh có mức độ quan tâm của gia đình về việc học khác nhau Từ kết quả, ta thấy việc sử dụng điện thoại thông minh nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn lo âu ở học sinh THPT tại TPHCM, chính vì thế, học sinh THPT cần được trang bị đầy đủ kiến thức về việc sử dụng điện thoại thông minh ở mức độ phù hợp để giảm nguy cơ rối loạn lo âu

Nghiên cứu được thực hiện sau khi Bộ giáo dục Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về “Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học” – cho phép học sinh THCS, THPT được sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập khi được giáo viên cho phép – trở thành một cơ sở để quý thầy/cô tại các trường THCS/THPT lưu tâm đến mức độ cho phép việc học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học Từ kết quả thu được của nghiên cứu này, các đề tài nghiên cứu sau có thể mở rộng nghiên cứu với nhóm học sinh THPT không chỉ ở TPHCM mà còn có thể mở rộng ra toàn quốc Mặt khác, có thể chuyển đổi nhóm khách thể là học sinh Trung học cơ sở hay thậm chí là học sinh tiểu học Đối với nhóm học sinh có mức độ hành vi sử dụng điện thoại thông minh cao, cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến hành vi này, vì các vấn đề rối loạn lo âu chỉ là một yếu tố tác động trong rất nhiều tác động khác Đối với nhóm học sinh có mức độ hành vi sử dụng điện thoại thông minh chưa cao, người nghiên cứu đề xuất các nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân để loại trừ các biến nhiễu mà trong giới hạn nghiên cứu này chưa kiểm soát, như là: điều kiện kinh tế không cho phép học sinh sở hữu một chiếc điện thoại thông minh nên các em ít có cơ hội tiếp cận và sử dụng điện thoại thông minh Đối với nhóm học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu, cần tiến hành thêm các nghiên cứu kiểm soát biến để xem xét có những nguyên nhân nào tác động đến việc các em có biểu hiện này, không đơn thuần là hạn chế học sinh sử dụng điện thoại thông minh thì có thể giúp các em giảm các biểu hiện rối loạn lo âu, mà cần tìm hiểu sâu hơn Việc thành tích học tập không tương quan với hành vi sử dụng điện thoại thông minh cũng đã tạo ra một cái nhìn mới so với các nghiên cứu trước đây, việc sử dụng điện thoại thông minh ở mức cao không hề có tương quan nghịch với thành tích học tập Điều này cũng giúp chúng ta thấy việc cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh có thể hữu ích trong việc học tập, không làm cho kết quả học tập của các em tệ đi Chỉ có các biến lướt website, tìm kiếm thông tin cho ra kết quả nếu hành vi này quá nhiều thì thành tích học tập sẽ đi xuống Vậy cần nghiên cứu làm rõ hơn ý nghĩa đằng sau việc lướt website, tìm kiếm thông tin trên điện thoại thông minh vì sao lại làm cho kết quả học tập đi xuống, cụ thể là lướt website trong thời gian bao lâu, tìm kiếm thông tin trong thời gian bao lâu thì làm cho kết quả học tập tệ đi và vì sao lại như vậy

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Về lí luận: Mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh, vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của các em học sinh THPT vẫn là một mối liên hệ đáng lưu tâm, vì các vấn đề về hành vi gia tăng (dẫn đến nghiện) đều có khả năng cao xuất phát từ một khó khăn về mặt tâm trí, cụ thể ở đây nhắc đến vấn đề rối loạn lo âu

Về thực tiễn: Hiểu rõ mối liên hệ này giúp cho các chuyên gia tâm lí học đường có cơ sở để hỗ trợ các vấn đề rối loạn lo âu ở học sinh THPT có liên quan đến hành vi sử dụng điện thoại thông minh Đồng thời, có cơ sở để trao đổi với phụ huynh nâng cao việc quan tâm đến vấn đề học tập của học sinh THPT và tôn trọng ý kiến của các em.

Kiến nghị

2.1 Với học sinh THPT tại TPHCM

Học sinh THPT cần hiểu bản thân, xác định rõ định hướng phát triển tương lai để từ đó đặt ra các mục tiêu theo đuổi một cách tích cực, chính từ đó, các em sẽ có thể kiểm soát tốt hành vi sử dụng điện thoại thông minh sao cho phù hợp với mục tiêu của mình, không sa vào việc sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều làm gia tăng nguy cơ rối nhiễu lo âu

Học sinh THPT cần có sự chia sẻ với gia đình về các khó khăn của bản thân thay vì tìm kiếm đến điện thoại thông minh như là một cứu cánh, rèn luyện kĩ năng giao tiếp để có thể giúp những người xung quanh hiểu được và thông cảm cũng như có cách thức hỗ trợ khi các em gặp khó khăn Những hiểu nhầm trong quá trình giao tiếp sẽ dễ dẫn đến việc tương tác giữa các em với mọi người xung quanh dần ít đi, khi không thể giải bày, học sinh có thể gia tăng các hành vi không lành mạnh và không thể kiểm soát

2.2 Với phụ huynh học sinh THPT tại TPHCM

Phụ huynh học sinh THPT nên có sự quan tâm và tôn trọng ý kiến của các em trong vấn đề học tập, chính điều này giúp hành vi sử dụng điện thoại thông minh của các em được kiểm soát ở mức độ phù hợp và hạn chế được vấn đề rối loạn lo âu ở các em Phụ huynh nên tránh trường hợp không quan tâm hay có ý áp đặt học sinh THPT theo mong muốn của mình

Ngoài ra, phụ huynh cần dành thời gian để trao đổi, khuyến khích, động viên học sinh tin tưởng vào năng lực của bản thân, cũng như phụ huynh cần có lòng tin vào năng lực của các em, giúp các em mạnh dạn thể hiện năng lực của mình mà không sợ phán xét Phụ huynh cần trở thành nguồn lực để các em học sinh tìm về khi các em gặp phải khó khăn Cũng chính từ đó, kĩ năng giao tiếp hiệu quả giữa phụ huynh và học sinh cũng là một điều cần rèn luyện Phụ huynh cũng là nhóm đối tượng cần hiểu rõ bản thân và những kì vọng của chính mình, để không gây áp lực lên bản thân hay lên học sinh trong quá trình các em trưởng thành

2.3 Với các trường THPT tại TPHCM

Các trường THPT nên có các phòng tham vấn học đường để học sinh có thể tìm đến khi có các khó khăn về mặt tâm trí hoặc hành vi Nên có sự làm việc sát sao giữa ban giám hiệu các trường THPT cùng chuyên gia tâm lí học đường và giáo viên chủ nhiệm, cũng như giáo viên bộ môn để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh ở các em học sinh

2.4 Với các chuyên gia tâm lí học đường ở các trường THPT tại TPHCM

Các chuyên gia tâm lí học đường nên xây dựng các chuyên đề liên quan đến hành vi sử dụng điện thoại thông minh, các vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập để trao đổi cùng ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh cũng như các em học sinh để truyền thông những thông tin chính xác đến các nhóm đối tượng, nhằm hỗ trợ các em học sinh THPT phòng ngừa các khó khăn liên quan đến tâm lí và hành vi.

Ngày đăng: 13/09/2024, 09:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Triệu chứng của lo âu học đường - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 1.1 Triệu chứng của lo âu học đường (Trang 30)
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu của luận văn - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu của luận văn (Trang 48)
Bảng 2.1: Tỉ lệ phần trăm (%) các trường THPT trong nghiên cứu - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 2.1 Tỉ lệ phần trăm (%) các trường THPT trong nghiên cứu (Trang 50)
Bảng 2.4. Thống kê tổng số mục của thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh. - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 2.4. Thống kê tổng số mục của thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh (Trang 53)
Bảng 2.3. Độ tin cậy của thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh. - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 2.3. Độ tin cậy của thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh (Trang 53)
Bảng 2.8: Mô tả điểm tương ứng mức độ hành vi sử dụng điện thoại thông minh - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 2.8 Mô tả điểm tương ứng mức độ hành vi sử dụng điện thoại thông minh (Trang 55)
Bảng 2.9: Gán tên biến cho từng biến quan sát thang đo SAS - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 2.9 Gán tên biến cho từng biến quan sát thang đo SAS (Trang 56)
Bảng 2.10: Thực trạng vấn đề rối loạn lo âu của học sinh THPT tại TPHCM - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 2.10 Thực trạng vấn đề rối loạn lo âu của học sinh THPT tại TPHCM (Trang 57)
Bảng 2.11: Thực trạng thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 2.11 Thực trạng thành tích học tập của học sinh THPT tại TPHCM (Trang 57)
Bảng 2.12: Kế hoạch phân tích dữ liệu - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 2.12 Kế hoạch phân tích dữ liệu (Trang 59)
Bảng 3.1: Điểm trung bình và tần suất phổ biến nhất của các biến quan sát về  hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại TPHCM - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 3.1 Điểm trung bình và tần suất phổ biến nhất của các biến quan sát về hành vi sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT tại TPHCM (Trang 61)
Hình 3.1: Phân phối chuẩn thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.1 Phân phối chuẩn thang đo hành vi sử dụng điện thoại thông minh (Trang 62)
Bảng 3.2: Thống kê mức độ sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 3.2 Thống kê mức độ sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT (Trang 62)
Bảng 3.4. Tương quan giữa các biến quan sát về hành vi sử dụng điện thoại thông - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 3.4. Tương quan giữa các biến quan sát về hành vi sử dụng điện thoại thông (Trang 63)
Bảng 3.6. Tương quan giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 3.6. Tương quan giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học (Trang 64)
Bảng 3.5. Tương quan giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 3.5. Tương quan giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh và thành tích học (Trang 64)
Bảng 3.7. Tương quan giữa các biến quan sát của hành vi sử dụng điện thoại thông - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 3.7. Tương quan giữa các biến quan sát của hành vi sử dụng điện thoại thông (Trang 65)
Hình 3.2: Đồ thị Histogram của HV0 và LA0 - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.2 Đồ thị Histogram của HV0 và LA0 (Trang 67)
Đồ thị Normal P-P Plot cũng cho kết quả tương tự, các điểm dữ liệu phân bổ  tập trung quanh đường chéo, không có sự sai lệch lớn khỏi đường chéo, do đó phần - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
th ị Normal P-P Plot cũng cho kết quả tương tự, các điểm dữ liệu phân bổ tập trung quanh đường chéo, không có sự sai lệch lớn khỏi đường chéo, do đó phần (Trang 68)
Bảng 3.9. Kết quả hồi quy của hành vi lướt web trên điện thoại thông minh và thành - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Bảng 3.9. Kết quả hồi quy của hành vi lướt web trên điện thoại thông minh và thành (Trang 69)
Hình 3.6: Đồ thị Scatter Plot của HV3 và Diem1 - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.6 Đồ thị Scatter Plot của HV3 và Diem1 (Trang 70)
Đồ thị Scatter Plot cho thấy các điểm dữ liệu phân bố tập trung xung quanh  đường tung độ 0 và có xu hướng tạo thành một đường thẳng, như vậy, giả định liên - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
th ị Scatter Plot cho thấy các điểm dữ liệu phân bố tập trung xung quanh đường tung độ 0 và có xu hướng tạo thành một đường thẳng, như vậy, giả định liên (Trang 70)
Hình 3.8: Đồ thị Scatter Plot của HV8 và Diem1 - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.8 Đồ thị Scatter Plot của HV8 và Diem1 (Trang 72)
Hình 3.9: Đường biểu diễn điểm trung bình hành vi sử dụng điện thoại thông - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.9 Đường biểu diễn điểm trung bình hành vi sử dụng điện thoại thông (Trang 74)
Hình 3.10: Đường biểu diễn điểm trung bình hành vi sử dụng điện thoại thông  minh của và 4 nhóm học sinh THPT tại TPHCM có sự quan tâm từ gia đình về - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.10 Đường biểu diễn điểm trung bình hành vi sử dụng điện thoại thông minh của và 4 nhóm học sinh THPT tại TPHCM có sự quan tâm từ gia đình về (Trang 75)
Bảng  3.13.  So  sánh  hành  vi  sử  dụng  điện  thoại  thông  minh  giữa  4  nhóm  học  sinh - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
ng 3.13. So sánh hành vi sử dụng điện thoại thông minh giữa 4 nhóm học sinh (Trang 75)
Phụ lục 3: Bảng số liệu thống kê - mối liên hệ giữa hành vi sử dụng điện thoại thông minh với vấn đề rối loạn lo âu và thành tích học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh
h ụ lục 3: Bảng số liệu thống kê (Trang 96)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w