1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông ở quận bình tân, thành phố hồ chí minh hiện nay

94 258 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 679 KB

Nội dung

Trong khi đó, một số nhà trường vẫn chưa thực sự coi trọng giáodục kỹ năng sống và quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; cókhi còn rơi vào bệnh hình thức, chiếu lệ trong

Trang 1

  

NGUYỄN CÔNG THÁI

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ở QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

  

NGUYỄN CÔNG THÁI

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ở QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ

QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.2 Nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh THPT ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí

1.3 Các nhân tố tác động đến quản lý quá trình giáo dục

1.4 Thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh THPT ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh 31

Chương 2 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ

TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 422.1 Yêu cầu xây dựng các biện pháp quản lý quá trình

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Quận Bình

2.2 Biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh THPT Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

BGD& ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 4

EU Liên minh châu Âu

UNESCO Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học

LĐTBXH Lao động – Thương binh Xã hội

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đạihoá, dân chủ hoá, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục Chiến lược phát triểngiáo dục 2011 – 2020 đã chỉ rõ: “Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, phápluật, thể chất, quốc phòng – an ninh và các giá trị văn hóa truyền thống; giáodục kỹ năng sống, giáo dục lao động và hướng nghiệp học sinh phổ thông”

Trên thực tế, một số trường phổ thông trong thời gian vừa qua khôngchỉ là nơi cung cấp cho học sinh những kiến thức văn hóa, mà còn là nơi bồidưỡng nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội Nội dung giáo dụcpháp luật, giáo dục kỹ năng sống và hỗ trợ tâm lý học đường đã được lồngghép với các nội dung giáo dục trong nhà trường và đã thu được một số kếtquả nhất định

Tuy nhiên, ở nhiều nhà trường phổ thông hiện nay trên địa bàn QuậnBình Tân cũng chưa thực sự coi trọng giáo dục kỹ năng sống một cách đồng

bộ và khoa học, hoặc nếu có thì cách thức tổ chức, giáo dục vẫn mờ nhạt vàchưa đạt hiệu quả cao Vấn đề đặt ra là cần phải giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh, thông qua đó để cung cấp cho các em những kỹ năng cần thiết, thíchứng với cuộc sống phong phú, sinh động, phức tạp và chuyển biến khôngngừng; từ đó có thể giúp các em giải quyết được các vấn đề nảy sinh từ cáctình huống, các thách thức Mặt khác, kỹ năng sống là một thành phần quantrọng trong nhân cách con người ở xã hội hiện đại, muốn thành công và sống

có chất lượng trong xã hội hiện đại, con người phải có những kiến thức và kỹnăng sống cần thiết Kỹ năng sống vừa mang tính xã hội vừa mang tính cánhân, do đó để quá trình giáo dục kỹ năng sống đạt chất lượng, hiệu quả caothì nhất thiết phải được định hướng đúng đắn và quản lý quá trình này một

Trang 6

cách chặt chẽ, khoa học Như vậy giáo dục kỹ năng sống cho người học nóichung, cho học sinh phổ thông nói riêng phải được xác định là một nhiệm vụ,nội dung trong giáo dục nhân cách toàn diện.

Nhìn lại thực trạng về kỹ năng sống và việc giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh phổ thông ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh còn nhiều yếu kém,bất cập Không ít học sinh THPT đang trong tình trạng thiếu kỹ năng sốngdẫn đến trở thành nạn nhân, hoặc một số trường hợp khác có hành vi vi phạmpháp luật trở thành phạm tội, điều đó ngày càng có xu hướng gia tăng cả về sốlượng và tính chất, mức độ nghiêm trọng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên, trong đó có nguyên nhân

từ phía gia đình, có nguyên nhân từ cộng đồng xã hội, đặc biệt là nguyên nhân

từ sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng của học sinh và sự thiếu quan tâm giáo dục kỹnăng sống của nhà trường đối với học sinh Có những gia đình, cha mẹ do quábận việc làm ăn nên đã thiếu sự quan tâm đến con, không hiểu con, không kịpthời phát hiện những lỗi lầm, sai trái của con Do đó con cái kết thân với bạn

bè xấu, bị ảnh hưởng từ những điều không tốt nên dẫn đến sai lầm, đi từ sailầm nhỏ đến sai lầm lớn và có những hành vi không chuẩn mực, thậm chíphạm tội Trong khi đó, một số nhà trường vẫn chưa thực sự coi trọng giáodục kỹ năng sống và quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; cókhi còn rơi vào bệnh hình thức, chiếu lệ trong giáo dục kỹ năng sống, hoặcchỉ xem trọng việc trang bị kiến thức mà xem nhẹ thực hành của học sinh,hoặc không chú trọng đúng mức đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạođức, lối sống cho các em

Sự quản lý không tốt của nhà trường cũng là một trong những nguyênnhân quan trọng dẫn đến học sinh thiếu kỹ năng sống và nảy sinh tình trạngbạo lực học đường Khi nhà trường, thầy cô thiếu sự quan tâm rèn luyện đốivới học sinh sẽ dẫn đến xuất hiện tràn lan những hiện tượng như quay cóptrong thi cử, học sinh yêu sớm, hút thuốc, uống rượu, cờ bạc

Trang 7

Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, làngười làm công tác giáo dục tại một trường THPT, tôi mạnh dạn chọn đề tài:

“Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông

ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Vào đầu thập niên 90, thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã xuất hiện trong một

số chương trình của các tổ chức của Liên Hợp Quốc như WHO (tổ chức Y tếthế giới), UNICEF (quỹ cứu trợ nhi đồng), UNESCO (tổ chức giáo dục vănhóa và khoa học) và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục đểtạo ra cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu vàthách thức của cuộc sống hàng ngày Đó là giáo dục kỹ năng sống nhằm giúptrẻ biến nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ em không chỉ hiểu biết màcòn phải làm được điều mình hiểu

Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội và xu thế hội nhập cùngphát triển của các quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nước đã và đangthay đổi theo định hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng của ngườihọc; đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu (nhưnăng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực quan

hệ xã hội) để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội Theo đó,vấn đề quản lý và giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ nói chung, cho họcsinh phổ thông nói riêng được đông đảo các nước quan tâm

Mặc dù, quản lý quá trình và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đãđược nhiều nước quan tâm và cùng xuất phát từ quan niệm về kỹ năng sốngcủa Tổ chức Y tế thế giới hoặc UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáodục kỹ năng ở các nước không giống nhau Ở một số nước, nội hàm của kháiniệm này được mở rộng, trong khi một số nước xác định nội hàm của nó chỉbao gồm khả năng tâm lý xã hội

Trang 8

Thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam bắt đầu biết đến từchương trình của UNESCO (1996) “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ vàphòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”.Thông qua quá trình thực hiện này, nội dung của khái niệm kỹ năng sống vàgiáo dục kỹ năng sống ngày càng được mở rộng Cùng với đó là việc triển khaicác chương trình quản lý quá trình và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đãđược quan tâm nghiên cứu Những nghiên cứu về các vấn đề trên ở giai đoạnnày có xu hướng xác định những kỹ năng cần thiết ở các lĩnh vực mà học sinh,thanh thiếu niên tham gia và để xuất hiện các biện pháp hình thành những kỹnăng hình thành cho thanh thiếu niên (trong đó có học sinh THPT).

Chúng ta đều biết nhiệm vụ lớn lao của giáo dục trên thế giới hiện nay

là phải tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao Và ngay từ những năm đầu củathập kỷ cuối cùng thế kỷ 20, UNESCO đã khuyến cáo về bốn trụ cột của họctập thế kỷ 21 là: “Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống; Học đểlàm người” Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và côngnghệ thông tin, người ta đều thấy người lao động ở thế kỷ 21 không phải chỉhọc để biết, để làm mà quan trọng hơn phải “cùng chung sống và tự khẳngđịnh mình” trong xã hội đầy biến động Năng lực của người lao động thế kỷ

21 không chỉ nằm ở sự biết, sự biết làm mà chủ yếu phải là sự biết làm người,

sự tự khẳng định mình trong sự đóng góp chung cho xã hội

Ở Việt Nam, vài năm gần đây Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường họcphải tiến hành giáo dục kỹ năng sống nhưng mới chỉ dừng lại ở các văn bảnchỉ đạo và một số tài liệu sơ lược để huấn luyện giáo viên còn thực tiễn triểnkhai ở các nhà trường hiện nay như thế nào, Bộ chưa có đánh giá, tổng kết.Tuy nhiên, với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực”, mục đích nhằm mang lại cho học sinh cả nước một “môi trường an toàn,thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu xã

Trang 9

hội” Hưởng ứng phong trào này, Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn

đề xã hội đã phối hợp với Ban dự án Phát triển giáo dục THPT nhanh chóngxây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động nhằm hỗ trợ triển khai đến cơ sở một sốnội dung thiết thực Ở TP Hồ Chí Minh, các trường THPT chuyên Lê HồngPhong, Trần Đại Nghĩa,… chỉ mới lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống vàocác buổi hội thảo, chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ bộ môn Bên cạnh đó, cũng

có một số giáo viên nghiên cứu, vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTHPT một cách đơn lẻ, chưa mang tính hệ thống

Trong khi BGD&ĐT và cơ quan chăm lo nguồn nhân lực là BộLĐTBXH chưa chỉ đạo triển khai được bao nhiêu trong các nhà trường từ phổthông đến đại học và các trường dạy nghề, thì các trung tâm dạy kỹ năng mềm

đã nở rộ, tràn lan, phục vụ mọi nhu cầu của học sinh Như vậy sự triển khaigiáo dục kỹ năng mềm còn tự do, lỏng lẻo hiện nay cũng là một nhu cầu cầnrút kinh nghiệm Vừa qua việc Bộ Quốc phòng và Trung ương Đoàn thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh phải chấn chỉnh “Học kỳ quân đội” của các trungtâm, công ty là một minh chứng

Mặt khác hiện nay chúng ta đang phải đối phó với nạn bạo lực họcđường, nạn học sinh phổ thông tự tử, nạn học sinh vi phạm pháp luật…ngàymột gia tăng Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, nhưng cómột nguyên nhân chủ yếu là do học sinh của chúng ta chưa được trang bị đầy

đủ, sâu sắc về giá trị sống và kỹ năng sống Đó cũng là một nhu cầu cấp thiếtcần phải sớm trang bị kỹ năng mềm cho học sinh hiện nay Một số công trìnhnghiên cứu theo hướng nghiên cứu này đã nghiên cứu, hướng đến sự giáo dụcpháp luật, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như đề tài “Thực trạng của họcsinh-sinh viên trong mấy năm gần đây và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhàtrường” của tác giả Vương Thanh Hương và Nguyễn Minh Đức

Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả, nhà khoa học viết về vấn đề này nhưmột số công trình tiêu biểu như: Huỳnh Văn Sơn với “Nhập môn kỹ năng

Trang 10

sống”, NXB Giáo dục 2006; Nguyễn Thanh Bình với “Giáo trình giáo dục kỹnăng sống”; “Cẩm nang tổng hợp kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên”, củatác giả Phạm Văn Nhân (2002); Kỹ năng thanh niên tình nguyện”, tác giảTrần Thời (1998).

Nguyễn Tùng Lâm, Hội Tâm lý – Giáo dục Hà Nội thì cho rằng ở ngườihọc (học sinh – sinh viên) Việt Nam hiện nay còn một số quan niệm sai lệch:

Kỹ năng sống không cần học, cứ sống tốt, bằng trải nghiệm sẽ rút được nhiềubài học Nhưng hiện nay với xã hội hiện đại có nhiều biến động liệu nhữngtrải nghiệm có bị trả giá hay không? Mặt khác trong xã hội cạnh tranh, cầnnhanh chóng khẳng định và vươn tới thành công Do đó người nào càng cónhiều kỹ năng, nhiều năng lực người đó nhanh chóng thành công, tại sao ta lại

bỏ lỡ những con đường ngắn nhất?

Kết quả của hướng nghiên cứu này cho thấy, nghiên cứu về quá trìnhquản lý và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam xuất phát từ yêu cầu xã hội đốivới giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa; từ nhiệm vụ triểnkhai chiến lược và đổi mới giáo dục phổ thông, từ xu thế giáo dục thế giới và

từ sự phát triển nội tại của khoa học giáo dục nói chung và bước đầu đã đạtđược những thành tựu nhất định

Một số học sinh quan niệm “Kỹ năng sống” cứ học là có và đó cũng làmột sai lầm Do chỉ học xong rồi lại để đấy, không sống bằng những trảinghiệm, không lo rèn luyện hàng ngày, lấy phương châm học suốt đời để tíchlũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực thì sẽ khó thành công trong cuộc sống xãhội hiện đại Đây cũng là một cảnh báo để học sinh và các nhà trường, cáctrung tâm dạy Kỹ năng sống phải nhắc nhở hướng dẫn học viên của mình

Tác giả Hoàng Tụy thì cho rằng: “Giáo dục cần đề cao tính nhân văn,rèn luyện nhân cách, phẩm chất trí tuệ, năng lực cảm thụ, ý thức cộng đồng.Nói một cách khác, phải có định hướng lại trong cách dạy cho học sinh Việt

Trang 11

Nam thành người như thế nào chứ không chỉ nhồi nhét kiến thức để chạy theocác kỳ thi, chạy theo bằng cấp để rồi thiếu hụt những kỹ năng cần thiết chocông việc và cho cuộc sống”, TP Hà Nội, 2009.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh phổ thông ở một số trường THPT trên địa bànQuận Bình Tân – TP Hồ Chí Minh nhằm đề xuất biện pháp quản lý quá trìnhgiáo dục kỹ năng sống, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinhTHPT của Quận Bình Tân

Nhiệm vụ nghiên cứu

Xác định cơ sở lý luận của quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh THPT Quận Bình Tân – TP Hồ Chí Minh

Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc quản lý quá trình giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh THPT Quận Bình Tân

Đề xuất biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTHPT Quận Bình Tân trong giai đoạn hiện nay

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Quản lý quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh THPT Quận BìnhTân, TP Hồ Chí Minh

Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPTQuận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu và triển khai quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh THPT trên địa bàn Quận Bình Tân

Trang 12

Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục cho học sinh THPT đượcxác định trong nghiên cứu luận văn là: kỹ năng học tập, kỹ năng xác định giátrị, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kỹ nănggiải quyết mâu thuẫn một cách tích cực.

Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở trường trung học phổ thông trên địabàn Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, đặc biệt tập trung ở các trường: THPT

An Lạc, THPT Nguyễn Hữu Cảnh, THPT Vĩnh Lộc, từ tháng 01 năm 2013

5 Giả thuyết khoa học

Kỹ năng sống của học sinh chỉ có thể hình thành, phát triển thông quacác hoạt động đa dạng của nhà trường gắn với đời sống xã hội Nếu các lựclượng giáo dục trong nhà trường THPT Quận Bình Tân thực hiện tốt việc tổchức giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, đồng thời đưa học sinh vào rènluyện kỹ năng sống thông qua các chủ đề, nội dung phong phú; thông qua cáchình thức đa dạng, thông qua tạo tình huống giáo dục; xây dựng môi trườnggiáo dục; phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng sư phạm và thường xuyên thựchiện kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thì hiệuquả quản lý giáo dục kỹ năng sống sẽ được nâng cao, góp phần vào việc thựchiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT của Quận Bình Tân

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin; quán triệtsâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềgiáo dục và quản lý giáo dục Đề tài còn được thực hiện dựa trên quan điểmtiếp cận hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử – lôgic và quan điểm thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Các phương pháp được sử dụng: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệthống hóa các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài

Trang 13

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu để khái quát việc giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh THPT

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát các hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục kỹnăng sống nói riêng của nhà trường

- Phương pháp phỏng vấn giáo viên, học sinh

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi dùng cho giáo viên, học sinh

- Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

7 Ý nghĩa của luận văn

Xây dựng một số khái niệm công cụ và đề xuất một hệ thống biện phápquản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho sinh THPT Quận Bình Tân, TP

Hồ Chí Minh Qua đó góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục, pháttriển nhân cách cho học sinh, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dụcnước nhà

8 Kết cấu của luận văn

Gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo vàphụ lục

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG Ở QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 1.1 Các khái niệm cơ bản

ra hai phần là kỹ năng tư duy và kỹ năng ứng xử như: tư duy phê phán, tư duysáng tạo, ra quyết định và giải quyết vấn đề, ứng phó với các tình huống, biếtcảm thông, giao tiếp ứng xử hiệu quả, thuyết trình, thương thuyết…

Kỹ năng sống được coi trọng vì nó có tác dụng lớn trong hình thành tưduy, nhân cách của mỗi người Đó là thái độ sống, giá trị sống căn bản, nhưsống trung thực, can đảm đối mặt với sự thật, biết thương yêu và biết cáchvượt lên nghịch cảnh

Với học sinh, khi các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng sống, biết ứngbiến tích cực với mọi tình huống xảy ra, biết cách đối diện và đương đầu,vượt qua được những khó khăn, hạn chế những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực,các em sẽ được rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự tin vào bản thân, tinh

Trang 15

thần trách nhiệm cùng khả năng diễn đạt, thuyết phục, thói quen chia sẻ, giúp

đỡ người khác Đó chính là những yếu tố quan trọng giúp cho các em đạtđược thành công trong giai đoạn nền tảng của cuộc đời

Như vậy, có thể hiểu kỹ năng sống là năng lực ứng xử tích cực của mỗingười đối với các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy của chính mình

Hiện nay người ta quan niệm khác nhau về kỹ năng sống, chưa có mộtkhái niệm duy nhất được tất cả mọi người công nhận Tuy nhiên, có ngườicho rằng kỹ năng sống là khả năng tâm lý xã hội của mỗi người được thể hiện

ở hành vi tích cực trong việc xử lý hiệu quả các đòi hỏi, thử thách của cuộcsống hàng ngày

Theo UNICEF, “Kỹ năng sống là tập hợp nhiều tâm lý xã hội và giaotiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếpmột cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thânnhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả Từ kỹ năng sống

có thể được thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó

sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến nhữnghành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh”

Theo UNESCO, kỹ năng sống được thể hiện ở bốn trụ cột: Học để biết,học để làm việc, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

Từ những quan niệm nêu trên và qua nghiên cứu, xem xét vấn đề này, chúng ta có thể hiểu: Kỹ năng sống là khả năng của cá nhân được thể hiện trong việc giải quyết có hiệu quả những nhu cầu (cuộc sống, học tập, lao động, giải trí…) và những thách thức diễn ra trong cuộc sống.

1.1.2.Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

Tiếp cận theo quá trình giáo dục, thì quá trình giáo dục kỹ năng sống làmột quá trình có mục đích, có tổ chức; thông qua mối quan hệ thống nhất biện

Trang 16

chứng giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, nhằm đạt tới các mục tiêugiáo dục kỹ năng sống đề ra Việc giáo dục kỹ năng sống phải được tiến hànhtheo phương thức tương tác, thông qua các tình huống, kể cả trải nghiệm thực

tế, không thể là những bài học lý thuyết thông thường Như vậy, đòi hỏi đốivới giáo viên phải được trang bị và thực hành thành thạo các phương phápdạy kỹ năng sống, gần gũi, thân thiện với học sinh và còn cần có vốn sốngphong phú, những trải nghiệm qua thử thách trên đường đời, và trên hết phải

có tấm lòng nhân hậu

Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông baogồm nhiều nhân tố khác nhau, từ mục tiêu GD đến nhà GD, đối tượng GD,nội dung GD, phương pháp GD, hình thức tổ chức GD , phương tiện GD, kếtquả GD Các nhân tố đó quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng, thúc đẩy lẫnnhau, trong đó có hai nhân tố mang tính chủ thể năng động, chính là nhà GD

và đối tượng GD Như vậy, có thể hiểu:

Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT là quá trình có

mục đích, có tổ chức, phối hợp thống nhất giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, thông qua đó tạo điều kiện cho học sinh học tập và trải nghiệm các tình huống khác nhau, nhằm giúp cho cá nhân có được khả năng giải quyết có hiệu quả những thách thức, nhiệm vụ, đáp ứng mục tiêu giáo dục đã xác định.

1.1.3.Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông ở Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

Do đặc điểm của xã hội hiện nay, nên sự hình thành và phát triển kỹnăng sống trở thành một yêu cầu quan trọng đối với cá nhân và đáp ứng tiêuchí về nhân cách con người hiện đại Hội nghị giáo dục thế giới họp tạiSenegan tháng 4 năm 2000 đã thông qua kế hoạch hành động giáo dục chomọi người (Kế hoạch hành động Dakar) gồm sáu mục tiêu lớn Trong đó, ba

Trang 17

mục tiêu đã vạch ra rằng: “Đảm bảo nhu cầu học tập của tất cả các thế hệ trẻ

và người lớn được đáp ứng thông qua bình đẳng tiếp cận với các chương trìnhhọc tập và chương trình kỹ năng sống thích hợp” Song, để tiến hành tốt việcgiáo dục kỹ năng sống cho lớp trẻ hiện nay thì không thể thiếu công tác quản

lý giáo dục nói chung, quản lý giáo dục kỹ năng sống nói riêng

Quản lý giáo dục cũng như quản lý xã hội nói chung, đó là hoạt động

có ý thức của con người nhằm đạt được những mục đích đã xác định Theotác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động cómục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vậnhành theo đường lối nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất củanhà trường xã hội chủ nghĩa mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy, giáo dụcthế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái

về mới về chất” [16, tr.7]

Với ý nghĩa đó, quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhchính là thực hiện tốt các chức năng của quản lý, từ khâu kế hoạch hóa đếncác khâu khác như tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát nhằm tạo ra điềukiện, môi trường thuận lợi nhất cho việc hình thành, phát triển các kỹ năngsống cho học sinh

Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đó chính lànhững tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quyluật của chủ thể quản lý đến tất cả các nhân tố của quá trình giáo dục, nhằmthực hiện có hiệu quả mục tiêu hình thành và phát triển kỹ năng sống cho họ

Từ những vấn đề nêu trên, có thể hiểu: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh THPT là sự tổ chức, điều khiển một cách khoa học của chủ

thể quản lý nhà trường đối với toàn bộ quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhằm đảm bảo cho quá trình này đạt được hiệu quả, đáp ứng mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã xác định.

Trang 18

1.2 Nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

THPT ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh hiện nay

1.2.1 Quản lý chủ thể giáo dục

Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo quản lý quá trình quản lý giáo dục kỹ năngsống cho học sinh là: Ban Giám hiệu Nhà trường, giáo viên, ban cán sự lớp.Trong đó đảng uỷ, ban giám hiệu, giáo viên, ban cán sự lớp là chủ thể trựctiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý quá trình quản lý giáo dục

kỹ năng sống

Chủ thể hướng dẫn chỉ đạo quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho họcsinh gồm các cơ quan chức năng, văn phòng đây là những cơ quan tham mưucho Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường và trực tiếp chỉ đạo các hoạt độngquản lý quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Chủ thể trực tiếp giáo dục kỹ năng sống là đội ngũ giáo viên mà trước hết

là giáo viên chủ nhiệm lớp Do đó họ có vai trò rất lớn đối với quá trình hìnhthành và phát triển nhân cách người học Ngoài ra, còn có các tổ chức quầnchúng như: Đoàn thanh niên, Công đoàn; tham gia giáo dục kỹ năng sống

1.2.2 Quản lý đối tượng giáo dục

Học sinh vừa là đối tượng giáo dục, đối tượng bị quản lý, vừa là chủthể tự giáo dục Quản lý đối tượng giáo dục kỹ năng sống, chính là quản lý quátrình học tập và rèn luyện, hình thành, phát triển kỹ năng sống của học sinh Họcsinh và tập thể học sinh vừa là khách thể tiếp nhận các tác động giáo dục, chịu

sự điều khiển chi phối bởi mục tiêu và sự tác động thông qua các phươngpháp, hình thức và các tác động khác của nhà giáo dục, lại vừa là chủ thể tự tổchức, tự chỉ đạo quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng sống của chính mình.Như vậy, chỉ có thể nâng cao chất lượng quản lý quá trình giáo dục kỹ năngsống khi phát huy được đầy đủ vai trò tự quản lý, tự giáo dục kỹ năng sốngcủa học sinh

Trang 19

1.2.3 Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng sống

Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng sống chính là việc thiết kế mục tiêu,phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện mục tiêu đến toàn bộ các lực lượng giáodục trong Nhà trường Đồng thời, phải tổ chức có hiệu quả quá trình giáo dục

kỹ năng sống và làm cho kết quả cuối cùng đạt được mục tiêu đề ra Mục tiêuquản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một bộ phận của mục tiêu quản

lý giáo dục nói chung, là trạng thái tương lai, là kết quả dự kiến cần đạt tới màcác tổ chức, các lực lượng giáo dục trong toàn trường tập trung sự nỗ lựchướng vào đó Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống đòi hỏi việc xây dựng

và quản lý mục tiêu phải được thực hiện ngay từ đầu, đó là một yếu tố quantrọng, có ý nghĩa quyết định đến việc triển khai và tiến hành kế hoạch hóa

1.2.4 Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng sống

Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kếtquả của quá trình quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống Vấn đề là, giáodục nội dung gì để phù hợp với mục tiêu, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lýhọc sinh; qua đó giúp học sinh có khả năng học tập tốt hơn, có kỹ năng sống,

kỹ năng ứng xử một cách tự tin, đồng thời để hoàn thiện bản thân mình,khẳng định bản thân trước mọi người và cộng đồng, và cuối cùng là đạt đượccác mục tiêu nhà trường đã xác định Về cụ thể, kỹ năng sống của học sinhcần được quản lý một cách khoa học, trong đó bao gồm các nhóm như:

Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình

Kỹ năng tự nhận thức: là kỹ năng mà ở mỗi con người đều cần phải tựnhận biết và hiểu rõ những tiềm năng, tình cảm, cảm xúc cũng như vị trí củamình trước cuộc sống và xã hội Hơn thế nữa, bản thân mỗi cá nhân học sinhcũng hiểu được những mặt mạnh và yếu của bản thân mình

Khi học sinh càng nhận thức được khả năng của mình, các em càng cókhả năng sử dụng các kỹ năng sống khác một cách có hiệu quả và càng có khả

Trang 20

năng lựa chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có với bản thân, với xãhội mà các em sống với khả năng của bản thân mình nữa Các em cũng cần có

sự hiểu biết rõ ràng về bản sắc dân tộc và nền văn hóa mà từ đó các em đãđược sinh ra và cũng chính là nền văn hóa đã tạo nên con con người của các em

Lòng tự trọng: Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng Khi mỗi người tự

nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộngđồng thì lòng tự trọng được mô tả như là “Sự nhận thức những điều tốt đẹpcủa bản thân” Nó còn đề cập đến việc mỗi cá nhân cảm nhận như thế nàonhững khía cạnh mang tính cá nhân như diện mạo, khả năng và hành vi, …

Và mỗi cá nhân các em sẽ phát triển như thế nào trên cơ sở những kinhnghiệm bản thân để trở nên thành thạo và thành công khi làm những điều màcác em dự định Tuy nhiên, lòng tự trọng bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ bởimối quan hệ của một cá nhân học sinh với những cá nhân học sinh khác.Những người lớn tuổi có ảnh hưởng đến các em học sinh như cha mẹ, cácthành viên trong gia đình, thầy cô giáo và cả bạn bè cùng trang lứa có thểhoặc trợ giúp nhằm phát triển hoặc làm mất đi lòng tự trọng của một cá nhânhọc sinh qua những quan hệ, tiếp xúc của họ đối với cá nhân học sinh đó

Sự kiên quyết: Giáo dục các em sự kiên quyết hay tính kiên định có

nghĩa là nhận biết được những gì bản thân mình muốn và tại sao lại muốnđồng thời là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì bảnthân mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể bao gồm một loạt các tìnhhuống khác nhau như: từ chối sự tán tỉnh, cám dỗ; thuyết phục người khácđồng thuận theo mình; sự nêu gương, kêu gọi, hướng dẫn mọi người làmnhững việc có lợi cho cộng đồng,… Tuy nhiên, cách thể hiện tính kiên định

có liên quan đến văn hóa và việc lắng nghe, đánh giá những điều người kháccảm nhận và mong muốn bởi vì kiên định là biết được nhu cầu và quyền của

Trang 21

mình, cũng như điều mình mong muốn và thực hiện những điều đó có xét tớinhu cầu, quyền và mong muốn của người khác.

Đương đầu với cảm xúc: Xúc cảm là sự phản ánh rõ nét bản chất của

mỗi người Những cảm xúc như sợ hãi, yêu thích, e thẹn, phẫn nộ, mongmuốn được thừa nhận, …hoàn toàn mang tính chủ quan và thường có là dođáp ứng một cách tức thời đối với tình huống Vì thế mà chúng không thểđoán trước được và có thể dễ dàng đưa các em đến những hành vi mà sau nàycác em sẽ phải hối tiếc

Do vậy, việc xác định và sau đó là đối phó với những cảm xúc là khảnăng cho thấy rằng con người ta có thể nhận thấy và phải tính đến những xúccảm của mình cùng nguyên nhân cụ thể của chúng để có những quyết địnhchế ngự, không để cho những cảm xúc của bản thân chi phối

Đương đầu với căng thẳng (kỹ năng ứng phó với stress): Căng thẳng là

một phần hiển nhiên của cuộc sống Những vấn đề trắc trở của bản thân, củabạn bè thân thiết, của các thành viên trong gia đình; những mối quan hệ bị đổ

vỡ, …là những minh họa các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống conngười Trong những mức độ hữu hạn, khi một cá nhân có khả năng đương đầuvới sự căng thẳng thì căng thẳng lại có thể là một nhân tố tích cực bởi vìchính những sức ép của sự căng thẳng đó buộc cá nhân phải tập trung vàocông việc của mình và hưởng ứng một cách thích hợp Tuy nhiên, sự căngthẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu sự căng thẳng đóquá lớn và không giải tỏa nổi Do đó, cũng như kỹ năng đối phó với cảm xúc,học sinh cần phải có khả năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậuquả cũng như biết cách khắc phục nó

Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác

Mối quan hệ giữa các cá nhân: Các mối quan hệ là đặc trưng bản chất

của cuộc sống, chúng có hình thái và quy mô khác nhau Khi đứa trẻ lớn lên,

Trang 22

trẻ phải phát triển các mối quan hệ với những người lớn có vai trò quan trọngtrong cuộc sống của các em như cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, nhữngngười xung quanh, những nhà lãnh đạo địa phương,… với bạn bè đồng lứatrong và ngoài trường lớp Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể là bạn bè tốt,thân thiết, ngang hàng được Các em cần phải biết cách đối xử một cách phùhợp trong từng mối quan hệ để chúng có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn cótrong môi trường của chúng.

Kỹ năng thiết lập tình bạn: Một cá nhân cần có nhiều bạn để cùng chia

sẻ hoạt động, niềm hi vọng, sự sợ hãi, chia sẻ cuộc sống và cả tham vọng.Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời Vì vậy,học sinh cần phải nhận biết rằng tình bạn được hình thành như thế nào và phảithiết lập, phát triển tình bạn ra sao để cả hai bên cùng đạt được những lợi íchchân chính Học sinh cần phải có khả năng nhận biết, để khi cần thiết, mạnhdạn khước từ kiểu tình bạn có thể đưa học trò đến những hành vi nguy hiểmhoặc tội phạm như hành vi sử dụng ma túy, trộm cắp,…

Sự cảm thông (kỹ năng thấu cảm): là khả năng tự đặt mình vào vị trí

của người khác khi học sinh phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng

do hoàn cảnh hoặc do những hành động của chính bản thân các em gây ra đểhiểu được tình cảnh của họ và tìm ra cách giảm bớt gánh nặng bằng sự chia sẻchân tình với người đó thay vì lên án, thương hại hoặc coi khinh với bất kỳ lý

do nào Cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể tựquyết định và đứng vững trên đôi chân của mình một cách nhanh chóng nhất

Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè: Đối với các em học sinh, sức

ép để bản thân được giống như các thành viên khác trong nhóm bạn là rất lớn

Vì vậy, đứng trước sự lôi kéo của bạn bè cùng lứa là một kỹ năng rất quantrọng Nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm trái ngượccủa bạn bè cùng lứa khi họ gây ảnh hưởng và thói quen xấu thì bản thân cần

Trang 23

phải dũng cảm khước từ, phản đối, dừng ngay những đề xuất không thể chấpnhận được, kiên quyết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân cho dù

có thể bị chế nhạo, đe dọa hoặc ghẻ lạnh từ nhóm bạn đó

Kỹ năng thương lượng: là một kỹ năng quan trọng trong mối quan hệ

giữa các cá nhân với nhau Kỹ năng này có liên quan đến tính kiên định, sựcảm thông và mối quan hệ giữa cá nhân cũng như khả năng thỏa hiệp nhữngvấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân Kỹ năng thương lượng còn liênquan đến khả năng đương đầu với những áp lực, sự đe dọa của hoàn cảnh,những rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cảsức ép của bạn bè

Cần phải nhận định rõ vị trí của cá nhân và thiết lập kỹ sự hiểu biết lẫnnhau trong các mối quan hệ để có kỹ năng thương lượng tốt

Kỹ năng giải quyết xung đột không dùng bạo lực: là kỹ năng có liên

quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, đến kỹ năng thương lượng

và các kỹ năng đương đầu với cảm xúc, với căng thẳng, lo âu Xung đột làđiều không thể tránh khỏi và đôi khi lại là điều cần thiết song kỹ năng giảiquyết xung đột không dùng bạo lực sẽ giúp cho những xung đột trở nên cótính xây dựng

Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả: Giao tiếp là bản chất của các mối quan

hệ của con người Do vậy, một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất làkhả năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi người Khả năng này baogồm cả kỹ năng lắng nghe và hiểu được người khác thực hiện việc giao tiếpcủa các em như thế nào cũng như nhận biết được nhiều cách giao tiếp của bảnthân học sinh khác nhau ra sao

Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả

Tư duy phê phán: Như đã nêu, giới trẻ lớn lên trong thế giới ngày nay

phải đối đầu với nhiều vấn đề, sự mong đợi, những đòi hỏi đa dạng, phức tạp

Trang 24

và trái ngược của cha mẹ, thầy cô, bạn bè,… phải tiếp nhận, đáp ứng nhiềuthông điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng, của các nhà lãnh đạo,của quảng cáo, của âm nhạc, tôn giáo,… Vì thế học sinh cần phải có khả năngphân tích, gạn lọc, phê phán để có được quyết định đúng và phù hợp.

Tư duy sáng tạo: Trong cuộc sống, con người thường xuyên bị đặt vào

những hoàn cảnh bất ngờ và bất thường Do vậy, cần phải có tư duy sáng tạonghĩa là có khả năng tiếp cận với sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới,cách sắp xếp và tổ chức mới để có một hoặc nhiều phương cách đáp ứng lạinhững hoàn cảnh đó một cách phù hợp

Kỹ năng ra quyết định: Mỗi ngày, con người đều phải đóng trước

những lựa chọn để ra những quyết định Có những quyết định tương đối đơngiản và có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như cónhững quyết định nghiêm túc liên quan đến các mối quan hệ, đến tương laicuộc đời Do đó, khi không thể đáp ứng liền một lúc những nhu cầu đối lập,người ta cần có khả năng lựa chọn để ra một quyết định có hiệu quả đồng thờiphải ý thức được các tình huống có thể xảy ra, phải lường được những hậuquả trước khi quyết định từ sự lựa chọn của mình

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là khả năng xem xét tình hình một cách cẩn

thận, phân tích những vấn đề gì đang tồn tại và xác định các bước nhằm cảithiện tình hình Đây là kỹ năng có liên quan đến kỹ năng ra quyết định vànhiều kỹ năng khác Chỉ khi trải qua thực hành việc ra quyết định và giảiquyết vấn đề thì học sinh mới có thể xây dựng được những kỹ năng cần thiết

để có thể có những lựa chọn tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà chúngphải đương đầu

Trong thực tế cuộc sống học tập, rèn luyện, sinh hoạt hàng ngày củahọc sinh, các kỹ năng sống thường không tách rời nhau và để đạt được hiệuquả mong muốn thì việc quản lý nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Trang 25

cần phải đảm bảo chặt chẽ, khoa học Một mặt, cần thực hiện tốt kế hoạch hóa

và tổ chức chỉ đạo một cách đúng đắn, sát hợp, kịp thời; mặt khác, cần phảithực hiện tốt khâu kiểm tra để có sự uốn nắn và tiếp tục định hướng cho họcsinh trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống

1.2.5 Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống

Để đạt được mục tiêu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đòihỏi nhà quản lý phải tìm ra các hình thức, phương pháp giáo dục thích hợp

và vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức đó nhằm nâng cao nhậnthức, bồi dưỡng ý thức, động cơ và hình thành kỹ năng sống cho học sinh

và tập thể học sinh Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh bao gồm toàn bộ những cách thức, thủ thuật, thao tác, biệnpháp tác động và cách thức tổ chức điều khiển của chủ thể quản lý đến họcsinh bằng hệ thống công cụ, phương tiện kỹ thuật, nhằm đạt được mục tiêuquản lý đã xác định

Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện giáo dục kỹnăng sống là việc làm thứ hai trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năngsống nhằm đạt hiệu quả cao nhất Lãnh đạo trong nhà trường chỉ đạo giáoviên làm những việc theo trình tự thống nhất để nhằm đem lại thành tựucuối cùng đó là nhận thức xã hội và hành vi tự ứng xử của học sinh

Từ việc lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹnăng sống một cách khoa học, chúng ta có khả năng làm chủ một quá trìnhquản lý quá trình phù hợp với thực tế và chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao.Điều đó được thể hiện ở sự hoạch định chương trình, nội dung và phươngpháp thực hiện tương ứng với đối tượng học sinh trên địa bàn

Để tạo thuận lợi cho việc học tập kỹ năng sống của học sinh bậcTHPT, có thể kể đến các phương pháp giáo dục cụ thể sau: Phương pháp

Trang 26

động não, phương pháp đóng vai, phương pháp học tập trên cơ sở tham gia,phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp xây dựng đề án…

1.2.6 Quản lý phương tiện giáo dục kỹ năng sống

Để góp phần cho sự thành công của quá trình quản lý giáo dục kỹnăng sống đạt kết quả tốt nhất, vấn đề cần đặt ra đó là sự chuẩn bị chu đáo

về phương tiện giáo dục kỹ năng sống Cần phối kết hợp giữa phương tiệntruyền thống với hiện đại; đa dạng hóa các phương tiện giáo dục kỹ năngsống Phương tiện cơ sở vật chất, phương tiện truyền thông sẽ có tác dụngkích thích sự hứng thú, say mê với nội dung giáo dục mới cho các em.Chính vì vậy, nhà trường cần có những đầu tư đúng hướng, không dàn trải.Cùng với việc quản lý các nhân tố khác thì quản lý tốt phương tiện truyềnthông, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, nguồn kinh phí hoạt động sẽlàm cho quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống đạt được thành công

1.2.7 Quản lý kết quả giáo dục kỹ năng sống

Kết quả là mức độ đạt được về sự hình thành, phát triển kỹ năngsống ở học sinh theo thiết kế của mục tiêu, đó là thước đo đánh giá chấtlượng quản lý quá trình giáo dục Đó là thành quả đạt được do công sức vàtrí tuệ của các lực lượng tham gia vào quản lý quá trình giáo dục kỹ năngsống, bao gồm yếu tố lãnh đạo, quản lý, tác động giáo dục đến việc thựchiện các khâu, các bước của quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Quản lý kết quả giáo dục kỹ năng sống là việc làm có ý nghĩa quantrọng đối với quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.Thông qua đó, người lãnh đạo, quản lý có cái nhìn bao quát; là cơ sở đểxem xét về việc thực hiện mục tiêu, đồng thời qua đó có thể rút ra nhữngbài học kinh nghiệm cho việc quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh

Trang 27

1.3 Các nhân tố tác động đến quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

1.3.1 Về truyền thống giáo dục của dân tộc ta

Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc ViệtNam đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được pháthuy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước rất hào hùng, oanh liệt Giátrị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc ta tựu trung lại có nhữngnội dung cơ bản như: sống hoà thuận, đoàn kết, thương yêu đồng bào, đồngloại, “thương người như thể thương thân”, nhất là với những người gặp hoàncảnh khó khăn, hoạn nạn Tình cảm mặn nồng đó thể hiện ở vô vàn hành viứng xử trong quan hệ cộng đồng của người Việt Nam Con người Việt Namluôn yêu nước, sống thuỷ chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anhhùng, nghĩa sĩ có công đức với dân, với nước Người Việt Nam luôn hướng vềtương lai nhưng không bao giờ lãng quên quá khứ, tổ tông, không vong ơn,bội nghĩa Từ ngàn đời nay nhân dân ta luôn ghi nhớ những câu răn dạy như:

“uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “tôn sư trọng đạo”…

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn chúng ta phảibiết phát huy những truyền thống quý báu trên trong đối nhân xử thế Ngườitừng đã từng căn dặn cán bộ: Sống với nhau phải có tình, có nghĩa; nếu thuộcbao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩaMác–Lênin được

Bước vào thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, với những thời cơ, vận hộilớn, song cũng đan xen những thách thức không nhỏ, chúng ta càng phải quantâm đến nguồn lực con người, nhất là đối với học sinh – một nhân tố vô cùngquan trọng, bảo đảm đất nước phát triển nhanh, bền vững trong tương lai.Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiệngiá trị nhân cách con người Việt Nam…bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong

Trang 28

thanh niên, học sinh đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạođức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam” Tuy nhiên, mặt trái của nềnkinh tế thị trường đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt trongđời sống xã hội chúng ta Do đó, hiện nay việc giáo dục, giữ gìn và phát huynhững giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho họcsinh hơn lúc nào hết cần phải được coi trọng.

Cần phải nhận thức rằng, giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng,truyền thống đạo đức và lối sống lành mạnh cho học sinh hiện nay không chỉdừng lại ở các chương, điều trong sách vở mà quan trọng là phải giáo dụcbằng chiều sâu lịch sử, từ truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng và dântộc, bằng những tấm gương yêu nước tiêu biểu, những anh hùng, liệt sĩ hysinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta

Giáo dục nói chung và giáo dục kỹ năng sống nói riêng nhằm hìnhthành hành vi ứng xử văn hoá cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết hiệnnay, nó luôn gắn với việc giáo dục các giá trị, chuẩn mực đạo đức Đó chính

là sự định hướng vào bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam XHCN, vừagiữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện sự thông minh, độclập, năng động, sáng tạo của thế hệ học sinh trong thời đại mới Đây là việclàm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giảntrước những “làn sóng nhiễu” của thời kỳ hội nhập và kinh tế thị trường

1.3.2 Về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt đượcnhững thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, kinh tế - xã hội phát triển,chính trị ổn định, quốc phòng – an ninh được củng cố, tăng cường; uy tín củanước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế; về đời sống vật chất,tinh thần của người dân được cải thiện Trong bối cảnh đất nước đổi mới vàhội nhập quốc tế, con người trở nên chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy, tích cực

Trang 29

trong các mặt hoạt động, luôn hướng vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh.

Về phương diện văn hóa, giáo dục, văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ XI của Đảng ta đã chỉ rõ, trong phát triển giáo dục và đào tạo cầnphải: “Đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sửcách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tácphong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [13, tr.216]

Do đó giáo dục ngày nay không chỉ là tích tụ tri thức mà còn thức tỉnhtiềm năng sáng tạo to lớn trong mỗi con người Việc giáo dục đạo đức, kỹnăng cho học sinh là một quá trình dài lâu, xuyên suốt trong quá trình giáodục Nó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của gia đình, nhà trường vàtoàn xã hội Muốn đưa nước ta trở nên giàu mạnh, văn minh thì trước tiênphải xây dựng được những lớp người có đủ đức và tài Những lớp người đókhông ai khác chính là thế hệ trẻ hôm nay, những học sinh, sinh viên đangcòn ngồi trên ghế nhà trường họ phải được hình thành đầy đủ đức và tài để trởthành chủ nhân tương lai của đất nước

Hiện nay, đất nước ta đang phát triển kinh tế thị trường theo địnhhướng XHCN; bên cạnh những thuận lợi cũng nảy sinh không ít những khókhăn Dù muốn hay không thì mặt trái của kinh tế thị trường cũng tác độngđến mỗi học sinh ở những mức độ khác nhau Mặt trái của kinh tế thị trường đãtác động tiêu cực; trên thực tế đã có không ít những tệ nạn xã hội; một bộ phậnhọc sinh chạy theo lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, sống gấp, lai căng, đồitrụy…dẫn tới vi phạm nghiêm trọng những giá trị đạo đức truyền thống của dântộc và chuẩn mực của con người Việt Nam XHCN

1.3.3 Về yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong tình hình mới

Đối với học sinh THPT, đây là giai đoạn các em đã trưởng thành vềmặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn chưa vững chắc, các em bắt đầu

Trang 30

thời kỳ phát triển tương đối ổn định về mặt sinh lý Nhìn chung, lứa tuổi các

em đã phát triển cân đối, khoẻ và đẹp, đa số các em có thể đạt được nhữngkhả năng phát triển về cơ thể như người lớn, đó là yếu tố cơ bản giúp các em

có thể tham gia các hoạt động phong phú, đa dạng, phức tạp của chươngtrình giáo dục THPT

Ở các em, tính chủ định trong nhận thức được phát triển, tri giác cómục đích đã đạt tới mức cao, quan sát trở nên có mục đích, hệ thống và toàndiện hơn, tuy nhiên nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên thì quan sát của các

em cũng khó đạt hiệu quả cao Vì vậy, giáo viên cần quan tâm hướng quan sátcủa các em vào những nhiệm vụ nhất định, không vội kết luận khi chưa tíchluỹ đủ các sự kiện Cũng ở lứa tuổi này ở các em, bước đầu đã có khả năng tưduy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo Tư duy của các emchặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, tính phê phán cũng phát triển Cóthể nói nhận thức của các em chuyển dần từ nhận thức cảm tính sang nhậnthức lý tính, nhờ tư duy trừu tượng dựa trên kiến thức các khoa học và vốnsống thực tế của các em đã tăng dần

Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhâncách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý củacác em Học sinh THPT có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm

lý của mình: quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách vànăng lực riêng, xuất hiện ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng, tình cảm nghĩa vụ

đó là những giá trị nổi trội và bền vững Các em có khả năng đánh giá về mặtmạnh, mặt yếu của bản thân mình và những người xung quanh, có những biệnpháp kiểm tra đánh giá sự tự ý thức bản thân như viết nhật ký, tự kiểm điểmtrong tâm tưởng, biết đối chiếu với các thần tượng, các yêu cầu của xã hội,nhận thức vị trí của mình trong xã hội, hiện tại và tương lai

Tóm lại, sự phát triển nhân cách của học sinh THPT là một giai đoạnrất quan trọng, giai đoạn chuyển đổi từ trẻ em lên người lớn Đây là lứa tuổi

Trang 31

đầu của tuổi thanh niên với những đặc điểm tâm lý đặc thù khác với tuổithiếu niên, các em đã đạt tới sự trưởng thành về thể lực và sự phát triển nhâncách Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT là điều kiện thuận lợi choviệc giáo dục kỹ năng sống cho các em có hiệu quả Các lực lượng giáo dụcphải biết phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế trong sự pháttriển tâm sinh lý lứa tuổi này để lựa chọn nội dung, hình thức tổchức thíchhợp, phát huy được tính tích cực chủ động của các em trong hoạt động giáodục theo định hướng của mục tiêu giáo dục kỹ năng sống.

Từ đặc điểm về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục của QuậnBình Tân, có thể xác định hai đặc điểm chính của giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh THPT như sau: Ở Quận Bình Tân, không chỉ có nhu cầu mà còn có

cả yêu cầu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT được đặt ra Giáodục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở Quận Bình Tân vừa thuận lợi nhưngcũng gặp không ít khó khăn Ở Quận Bình Tân, phần lớn các em cần có sự trợgiúp mới có thể thực hiện tốt những kỹ năng sống cơ bản

Như vậy, có thể hiểu, thực hiện nhiệm vụ này là giúp các em có tri thứchiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những giá trị tốtđẹp của nhân loại; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp (qua các hìnhthức sinh hoạt câu lạc bộ theo môn học, tham quan, sinh hoạt theo chủ đề…);

có ý thức chính trị, đạo đức, pháp luật và lối sống lành mạnh, ý thức về quyền

và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức vềđịnh hướng nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực cá nhân

và yêu cầu phát triển của bản thân

1.3.4 Về đặc điểm của các trường THPT và đặc điểm nhân cách của học sinh trên địa bàn Quận Bình Tân

Sự phát triển nhanh mạnh, với quy mô lớn về các lĩnh vực kinh tế,chính trị, xã hội ở các thành phố lớn đã tạo ra những khác biệt trong phát triển

Trang 32

giáo dục giữa các vùng miền, thậm chí có cả sự khác biệt của các khu vựcngay trong một thành phố như TP Hồ Chí Minh.

Thực tế đã chứng minh, đa số các em học sinh của Quận Bình Tân là dichuyển từ những nơi ở khác đến đây theo gia đình sinh sống và làm việc

Sự đa dạng trong nếp văn hoá, thói quen, phong tục mang theo của các emcũng là một khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho các em.Bên cạnh đó, hầu hết các trường còn chưa có biên chế giáo viên, nhânviên phụ trách mảng giáo dục tâm lý cho học sinh hoặc nếu có thì hoạtđộng này của giáo viên cũng chưa được khai thác có hiệu quả Từ đặcđiểm đó, cũng cho thấy những vấn đề nổi cộm phức tạp trong giới họcsinh mà giáo dục cần kíp phải giải quyết Hiện tượng học sinh nói tục,chửi bậy, bạo lực không phải là chuyện hiếm ở học đường Nhưng đángnói là không ít người trong lớp trẻ hôm nay đang coi đó là điều đươngnhiên ở tuổi học trò Điều ấy đã khiến chính những người trong ngànhgiáo dục ở Quận Bình Tân phải băn khoăn trăn trở

Về phía nhà trường, chính lãnh đạo ngành giáo dục cũng phải thừanhận một điều, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh trong nhàtrường hiện nay gần như còn một khoảng trống Nhà trường chỉ chú trọngđến việc trang bị tri thức mà ít chú ý đến việc dạy học sinh về đạo đứclàm người Nhiều giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyênmôn, không dành thì giờ để uốn nắn, chỉnh sửa những sai trái của họcsinh Nhiều trường xem nhẹ giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng ứng xửhàng ngày, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh Hơnnữa, các trường chỉ đưa ra các nội quy, lấy nội quy soi vào học sinh vànặng về mệnh lệnh Mỗi khi các em phạm lỗi, thầy cô thường dùng hìnhthức kiểm điểm, phê bình hoặc nặng hơn là phạt, chứ không chú ý hướngcho các em cách tiến đến cái đúng, chỉnh sửa cái sai

Trang 33

1.4 Thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

1.4.1 Thực trạng kỹ năng sống của học sinh THPT ở Quận Bình Tân – TP Hồ Chí Minh

Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn đầu của lứa tuổi trưởng thành, một

số em đã dần khẳng định bản thân trước bạn bè, thầy cô và gia đình Các embiết sống tích cực, có niềm tin cũng như mục tiêu để vươn tới nhưng bên cạnh

đó phần nhiều các em khác lại rơi vào tình trạng thiếu tự tin, sống ích kỷ, vôtâm và thiếu trách nhiệm Các em luôn muốn bứt phá khỏi sự kiểm soát củacha mẹ cộng thêm là áp lực học hành, thi cử càng đè nặng lên tâm lý khiếncác em có những hành vi không tích cực Khi có cơ hội được thể hiện mìnhtrước đám đông các em luôn tỏ ra rụt rè, e ngại hoặc không thể xử lý nhữngtình huống gặp phải trong cuộc sống dù là thật đơn giản

Thêm nữa là tình trạng bạo lực, tệ nạn học đường ngày càng gia tăng vàkhi đó kỹ năng tự vệ mà các em sử dụng là lấy “cơ bắp” để giải quyết vấn đề.Nhiều học sinh lại có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thếgiới ảo của game, internet mà quên đi và đánh mất những cơ hội được kếtbạn, được thể hiện khả năng tiềm ẩn của bản thân

Qua khảo sát cho thấy, do thiếu kỹ năng sống nên những hành vi lệchchuẩn của thanh thiếu nhiên có chiều hướng gia tăng với nhiều biểu hiện rất

đa dạng và các em dễ bị tác động như: gặp thầy cô không chào, đánh nhau vớibạn chỉ vì một câu nói khiêu khích quá mức,… Tình trạng thai sản vị thànhniên cũng là một trong những lo ngại hiện nay Theo báo cáo thống kê củaTrung tâm Chăm sóc SKSS, năm 2009, tỷ lệ vị thành niên, mang thai là28,20%, tỷ lệ vị thành niên nhiễm khuẩn đường sinh sản là 22,55%

Không chia sẻ được với chính người thân, với cha mẹ của mình, một số

bộ phận giới trẻ tự tìm đến những phương tiện kết nối như internet, trung tâm

Trang 34

tư vấn Để hạn chế tình trạng tự tử ở lứa tuổi học sinh, thì những người đangđứng trên bục giảng, bên cạnh những kiến thức học đường, cần nắm bắt đượctâm tư, sự phát triển tâm lý của mỗi cá nhân học sinh Từ đó mới có thể giúphọc sinh hiểu được ở lứa tuổi của mình nên và không nên làm những gì Ở lứatuổi học trò, nhất là lứa tuổi dậy thì, học sinh cần phải hiểu rằng nhà trường,gia đình, bè bạn chính là chỗ dựa có thể nương tựa, sẻ chia ở mọi lúc mọi nơi.Như vậy, suy nghĩ “muốn được giải thoát”, “chán sống”, “ghét tất cả”…không còn trong suy nghĩ của các em nữa.

Theo số liệu điều tra, ở các trường THPT tại Quận Bình Tân hiện naythì có tới 37% các em thiếu hụt kỹ năng sống, 63% học sinh bị đánh giá làkhông có kỹ năng sống chuẩn mực; trong đó có tới hơn 86% học sinh chưabao giờ được tập huấn, trang bị kỹ năng sống Nhiều ý kiến của các em chorằng để hình thành kỹ năng sống thực sự, đòi hỏi vai trò và bản thân học sinhcùng sự tác động, hỗ trợ của gia đình, nhà trường, các cơ sở đào tạo xã hội Vìvậy, việc tiến hành trau dồi kỹ năng sống góp phần tăng cường, nâng cao kỹnăng sống cho học sinh, giúp cho các em đạt được yêu cầu của học tập, giaotiếp và định hướng hành động Kỹ năng là tổ hợp những thao tác, cử chỉ, phốihợp hài hòa, hợp lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đạt kết quả cao Tuy nhiên,

có nhiều điều các em biết, các em nói mà không làm được

Đối với kỹ năng xác định mục tiêu cuộc sống: Hiện nay vẫn còn có tới

46% học sinh chưa xác định cho bản thân các em một mục tiêu của cuộcsống Thực tế là một trong những lý do là khả năng tiếp cận thông tin chuẩnmực của học sinh chúng ta còn kém Khi học phổ thông, các em học sinh đãphải mang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia đình, người thân là phải vào Đạihọc Nhưng bản thân họ chưa hoặc không nhận thức được vào Đại học để làmgì? Và chuyên ngành mình chọn có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính cáchnăng lực của bản thân hay không?

Trang 35

Đối với kỹ năng tự học và tự nhận thức: có 65% các em có ý thức học

tập, tuy nhiên kỹ năng học và tự học đạt đến tiêu chuẩn tốt nhất thì rất khó

Đó là kỹ năng cần phát huy và nó sẽ là động lực để làm hoàn thiện kiến thức,

kỹ năng học tập cho bản thân của các em Với kỹ năng tự nhận thức, các em

có xu hướng tự khẳng định bản thân mình một cách thiếu đúng đắn, các emquá tự tin để thể hiện mình, yêu thích điều gì, ghét điều gì, điểm mạnh, điểmyếu của mình ra sao, các em đều có thái độ thiếu sự chín chắn Thực tế, có60% các em học sinh có khát vọng học tập và rèn luyện để phát triển bảnthân Tuy nhiên, các em không chỉ học những kiến thức trong trường học màcòn có nhu cầu hiểu rõ về bản thân mình: đặc điểm, tính cách, thói quen, thái

độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ

xã hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân 38% các emhiểu tự nhận thức là cơ sở quan trọng giúp cho việc giao tiếp hiệu quả và cótinh thần trách nhiệm, dễ thông cảm với bạn bè và những người thân Tự nhậnthức cũng liên quan đến kỹ năng xác định giá trị, tức là thái độ, niềm tin củabản thân và điều mình cho là quan trọng hay cần thiết Nhận thức rõ về bảnthân giúp các em thể hiện sự tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn

đề và ra quyết định hiệu quả Tuy nhiên, tự nhận thức cũng giúp bản thân các

em đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế

Đối với kỹ năng giao tiếp: là khả năng nhận thức nhanh chóng những

biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của đối tượng và bảnthân, đồng thời biết sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngônngữ, biết cách tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạtmục đích nhất định Hiện nay, các em học sinh có điều kiện giao tiếp và tiếpxúc với môi trường thực tế còn quá ít Tại các trường học, việc giáo dục kỹnăng cơ bản như giao tiếp còn rất hạn chế, hoặc trên góc độ lý thuyết là chính

mà thiếu đi quá trình luyện tập, kỹ năng cần luyện tập, kỹ năng cần luyện tập

Trang 36

mới trở nên thành thạo Trong hoàn cảnh đó không nhiều em học sinh ý thứcđược tầm quan trọng của giao tiếp, và chủ động tiếp cận với môi trường thực

tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho mình.Ngày nay, giao tiếp được mở rộng ra vượt qua rào cản cả về thế hệ văn hóa vànền tảng giáo dục Theo phiếu điều tra khảo sát, có 41% các em học sinh cónhu cầu cần được kèm cặp về kỹ năng giao tiếp để thích ứng; 58% các em họcsinh THPT được đánh giá là thiếu kỹ năng mềm, không làm chủ được kỹnăng giao tiếp chuẩn mực

Đánh giá về thực trạng kỹ năng sống cho học sinh THPT Quận BìnhTân còn nhiều hạn chế Phần lớn các em chưa cần phải có sự trợ giúp mới cóthể thực hiện những kỹ năng sống cơ bản Có những kỹ năng sống cơ bản họcsinh đã được tiếp nhận thông tin ở mức độ thường xuyên (kỹ năng gián tiếp)nhưng không có học sinh nào được giáo viên đánh giá kỹ năng này một cáchthuần thục Những kỹ năng cơ bản như: giải quyết mâu thuẫn một cách tíchcực; ứng phó với cảm xúc, căng thẳng; xác định giá trị là những kỹ năng màhọc sinh còn rất lúng túng khi thực hiện

1.4.2 Thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở Quận Bình Tân – TP Hồ Chí Minh

Một là, tổ chức quá trình giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Qua trao đổi, thảo luận, toạ đàm với giáo viên, cán bộ quản lý và họcsinh của Nhà trường, chúng tôi nhận thấy, chủ thể giáo dục đã nhận thức kháđầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống và quản lýquá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Trả lời câu hỏi về tầm quan trọng của quản lý quá trình giáo dục kỹnăng sống với thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường có 85,0%cán bộ, giáo viên cho rằng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống là rất quantrọng, 15,0% cho rằng quan trọng; cùng câu hỏi này có 50,0% học sinh cho

Trang 37

rằng rất quan trọng, 45,0% học sinh cho rằng quan trọng, 5% học sinh chorằng bình thường.

Trong các Nghị quyết của Chi bộ, Hội đồng Sư phạm nhà trường, tất cảđều nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết phải tăng cường nâng cao nhận thứccho học sinh về nhiệm vụ, nội dung giáo dục kỹ năng sống, qua đó cho thấycán bộ, giáo viên, học sinh đã có nhận thức đúng và xác định rõ kỹ năng sống

là một thành tố quan trọng cấu thành phẩm chất nhân cách là nội dung khôngthể thiếu trong quá trình giáo dục

Như vậy, có thể khẳng định rằng, phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên vàhọc sinh đã có nhận thức đúng đắn và trách nhiệm cao đối với việc quản lýquá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; coi đây là cơ sở, nền tảng đểnâng cao chất lượng giáo dục toàn thiện, phù hợp với mục tiêu của ngành giáodục “trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục đã đề ra

Tuy nhiên, trên thực tế việc lãnh đạo, tổ chức tiến hành giáo dục, nhàtrường có lúc cũng chưa thực sự coi trọng đúng mức giáo dục nâng cao nhậnthức cho học sinh về vai trò của giáo dục kỹ năng sống; việc tổ chức giáo dục,quán triệt một số điểm trong quy chế và trong các quy định chưa thực sự sâusắc Năng lực thực tế của một số giáo viên, báo cáo viên, tuyên truyền viênchưa cao, chưa cập nhật kịp thời các thông tin thực tiễn, nhất là các vấn đềchính trị- xã hội phức tạp để kịp thời định hướng nhận thức, hành động chohọc sinh Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít giáo viên chưa nắm chắc các nộidung, quy trình, các khâu, các bước của quản lý quá trình giáo dục Kết quả

xử lý phiếu điều tra cho thấy có tới 35,0% cán bộ, giáo viên cho rằng nhậnthức về nhiệm vụ, nội dung giáo dục kỹ năng sống ở mức bình thường và23,0% cho là chưa tốt Từ hạn chế trên về nhận thức dẫn đến trong quản lýquá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở một số bộ phận, một số cánhân còn mang tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học, không tuân theo tuần tựcác khâu, các bước, sử dụng tùy tiện các phương pháp quản lý nên hiệu quảcủa vấn đề chưa thật sự như mong muốn

Trang 38

Hai là, về tính kế hoạch trong quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu, văn bản về công tác giáo dục

kỹ năng sống, các tài liệu và các kế hoạch trong quá trình quản lý giáo dục kỹnăng sống cho học sinh của nhà trường, tác giả đưa ra câu hỏi thăm dò, khảosát mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh như: kế hoạch giáo dục kỹ năng sống có 80% cán bộ, giáo viêncho là tốt; nội dung giáo dục kỹ năng sống có 85,0% cán bộ, giáo viên cho làtốt; đối tượng giáo dục kỹ năng sống có 42,0% cán bộ, giáo viên cho là tốt;hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục kỹ năng sống có 75,0% cán bộ,giáo viên cho là tốt; kết quả giáo dục kỹ năng sống có 86,0% cán bộ, giáoviên cho là tốt

Qua trao đổi với cán bộ, giáo viên về yêu cầu đạt được của việc xâydựng và thực hiện kế hoạch quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, khả thi cao, phù hợp với mục tiêuyêu cầu của đào tạo của nhà trường, có tới 72,0% cán bộ, giáo viên cho rằngrất quan trọng và 28,0% cho rằng quan trọng

Như vậy, có thể khẳng định việc kế hoạch hóa trong quá trình giáo dục – đào tạo được nhà trường quan tâm, điều đó được thể hiện thông quaviệc xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, giai đoạn, từ cấp lớp đến cấptrường Đặc biệt, việc thể hiện tính kế hoạch về quản lý quá trình giáo dục kỹnăng sống cho học sinh được cụ thể hóa trong quá trình giảng dạy chính khóa,ngoại khóa của học sinh

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện kế hoạch trong quản lý quá trình giáodục kỹ năng sống cho học sinh vẫn còn bộc lộ những hạn chế; công tác quản

lý, thực hiện kế hoạch giáo dục có nội dung chưa hợp lý Tổng hợp kết quảthăm dò ý kiến qua tọa đàm có 45,0% cán bộ, giáo viên, học sinh cho rằngcông tác xây dựng kế hoạch học tập ngoại khóa cho học sinh chưa được quantâm đúng mức, tính kế hoạch chưa cao, trong đánh giá kết quả biến chuyển,

Trang 39

thay đổi để có hành vi và nhận thức đúng còn chưa cao, mang nặng tính hìnhthức.

Theo kết quả tìm hiểu của chúng tôi, việc xác định nội dung, hình thức,biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của lãnh đạo, giáo viên có lúcchưa thật sự khoa học, chưa có sự phối kết hợp, lồng ghép nội dung giáo dụcnhận thức chính trị, xây dựng tình cảm, thói quen, hành vi với các mặt côngtác khác nhịp nhàng, chặt chẽ Việc vận dụng các hình thức, phương phápgiáo dục kỹ năng sống còn thiếu sự đa dạng, sinh động, thiếu cập nhật cái mớicủa tình hình thực tế

Ba là, về sự phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường đã có sự quan tâm chỉ đạo các tổ bộmôn, giáo viên, đoàn thể và học sinh trong việc giáo dục nâng cao nhận thức,

tổ chức duy trì và thực hiện các nề nếp, quy định về công tác quản lý, gópphần nâng cao chất lượng giáo dục

Các bộ phận quản lý học sinh, thực hiện tương đối tốt việc giáo dục họcsinh xây dựng động cơ, trách nhiệm học tập và ý thức chấp hành nội quy củaquá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; có biện pháp tổ chức, quản lý,thúc đẩy và duy trì chế độ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Tuy nhiên, có lúc có nơi, các tổ chức, các lực lượng trong nhà trườngchưa được phát huy đầy đủ về vai trò, trách nhiệm; chưa thường xuyên có sựthống nhất, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong nhà trường Việc quántriệt, giáo dục ý thức trách nhiệm trong quản lý quá trình giáo dục kỹ năngsống cho học sinh ở một số giáo viên còn chưa thật sự rõ ràng Một số giáoviên trẻ chưa có thói quen kết hợp giảng dạy với quá trình quản lý quá trìnhgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh, hoặc khả năng sử dụng các biện pháp sưphạm trong giảng dạy kỹ năng sống còn hạn chế

Bốn là, xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống

Trang 40

Môi trường giáo dục kỹ năng sống trong đó chứa đựng sự đa dạng; vềquan điểm sống, truyền thống gia đình, tập tục của các học sinh có sự khácnhau, nhưng đã được sự dày công xây dựng Phương châm giáo dục của nhàtrường là hết lòng hết sức vì học sinh thân yêu, chính điều đó đã làm cho họcsinh có thói quen sống đẹp, sống có ích và hạn chế được những tác động tiêucực, tệ nạn xã hội đến học sinh Đồng thời nhà trường triển khai thi công cáccông trình xây dựng trong điều kiện cho phép, nâng cấp phòng chức năng, cơ

sở vật chất; trang bị, kỹ thuật dạy học được tăng cường, hệ thống biển bảngđược làm mới thống nhất, chính quy, vệ sinh và cảnh quan môi trường cónhiều chuyển biến tốt

Tuy nhiên, việc xây dựng môi trường giáo dục chưa đồng bộ, toàn diện;xây dựng các mối quan hệ nhiều chiều giữa cá nhân – cá nhân, cá nhân – tậpthể chưa được thường xuyên chú ý; chưa quan tâm đúng mức tới nơi sinh hoạttập thể, hoạt động ngoại khóa của học sinh

Năm là, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Thực tế đã cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá về tổ chức giáo dục, rènluyện kỹ năng sống cho học sinh tuy có được quan tâm chỉ đạo nhưng chưathường xuyên, chưa sâu sát, chưa cụ thể, thậm chí còn qua loa, mang tính

“hình thức”

Thực trạng đã chứng minh, một bộ phận học sinh đã có những biểuhiện tùy tiện, ham chơi, lười học, có trường hợp vi phạm nội quy, kỷ luật củanhà trường Số liệu khảo sát đã chứng minh, có 5,50% học sinh vi phạm nộiquy, 7,5% học sinh lười học, chưa thật sự tự giác trong học tập và rèn luyện

Từ những hạn chế trên cho thấy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục kỹnăng sống cho học sinh thì việc quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống đòihỏi phải rất chặt chẽ Trên cơ sở chủ trương, kế hoạch thì phải tăng cường

Ngày đăng: 21/06/2018, 17:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Võ Kỳ Anh (1998), Giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe cho học sinh, Cục Xuất bản Bộ văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sứckhỏe cho học sinh
Tác giả: Nguyễn Võ Kỳ Anh
Năm: 1998
2. Đặng Quốc Bảo (2001), Một số vấn đề lý luận - thực tiễn và những ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận - thực tiễn và những ứngdụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2001
3. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2009
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
5. Đỗ Minh Cương, Phường Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các học thuyết quản lý
Tác giả: Đỗ Minh Cương, Phường Kỳ Sơn
Nhà XB: NXBChính trị Quốc gia
Năm: 1996
8. Lê Thanh Dũng, Đỗ Phương Linh (2008), Phương pháp ghi nhận siêu tốc – Bobbi DePorter – Mike Hernacki, NXB Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp ghi nhận siêu tốc –Bobbi DePorter – Mike Hernacki
Tác giả: Lê Thanh Dũng, Đỗ Phương Linh
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2008
9. Vũ Cao Đàm (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoahọc và Kỹ thuật
Năm: 2004
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấphành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấphành Trung ương khoá XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
15.Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO – TQM, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhânlực theo ISO – TQM
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2004
16. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
18. Bùi Minh Hiền (2008), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giáo dục Việt Nam
Tác giả: Bùi Minh Hiền
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
19. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đăng Quốc Bảo (2009), Quản lýgiáo dục, NXB Đại học Sư phạm,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý"giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đăng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2009
20. Học viện Chính trị Quân sự (2000), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đạo đức học
Tác giả: Học viện Chính trị Quân sự
Nhà XB: Nxb Chínhtrị Quốc gia
Năm: 2000
21. Nguyễn Bá Hùng (2010), Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường quân sự hiện nay, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Học viện Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sưphạm trong nhà trường quân sự hiện nay
Tác giả: Nguyễn Bá Hùng
Năm: 2010
22. Trần Thị Lan Hương (biên dịch) (2008), Tìm hiểu thế giới tâm lý của lứa tuổi vị thành niên, NXB Phụ nữ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thế giới tâm lý của lứatuổi vị thành niên
Tác giả: Trần Thị Lan Hương (biên dịch)
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 2008
23. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w