MỤC LỤC TrangChương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA 1.2 Những nhân tố tác động và nội dung quản lý quá trình gi
Trang 1BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
DƯƠNG MINH TÙNG
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
Trang 2BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
DƯƠNG MINH TÙNG
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 3MỤC LỤC Trang
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ
QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA
1.2 Những nhân tố tác động và nội dung quản lý quá trình
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sởtrên địa bàn Quận 03 – thành phố Hồ Chí Minh 251.3 Thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03
Chương 2 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03 - THÀNH PHỐ
2.1 Yêu cầu đối với quản lý quá trình giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận
2.2 Biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 - Thành
2.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bất cứ thời đại nào, con người chỉ tồn tại và phát triển khi cónhững kỹ năng sống phù hợp - kỹ năng sống được xem như một năng lựcquan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống hòa nhập vớinhững người xung quanh cũng như toàn xã hội Giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh phổ thông là một trong những nội dung quan trọng nhằm giúp các
em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; hình thành thóiquen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội, thói quen rènluyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân trước các tác động xã hội Quá trìnhgiáo dục kỹ năng sống có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triểnnhân cách của mỗi học sinh
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú ý quan tâm đến nội dunggiáo dục kỹ năng sống cho học sinh các bậc học; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cónhững bước đi đúng đắn trong việc triển khai và nhân rộng nội dung giáo dục kỹnăng sống cho thanh thiếu niên Sự quan tâm, chỉ đạo và tổ chức tích cực của toàn
xã hội về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã góp phần hình thành nhân cáchcon người Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong các trường học, đảm bảo định hướngdạy chữ đi đôi với dạy người; trang bị cho học sinh có kỹ năng cơ bản về đánh giá
và tự đánh giá, về giải quyết các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội;biết định hướng và phấn đấu theo chuẩn chân, thiện, mỹ
Quận 03 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh,
có nền kinh tế tăng trưởng khá, trật tự xã hội ổn định và có một vị trí quan trọngtrong các lĩnh vực hoạt động của thành phố Những năm qua, lãnh đạo, chínhquyền và ngành giáo dục Quận 03 đã chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục đàotạo các bậc học, đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổthông trung học Nhờ đó chất lượng giáo dục hàng năm của Quận được nâng lên.Qua các kỳ thi hết cấp, tỷ lệ học sinh toàn Quận luôn đạt trên 95% Nhiều trườngtrên địa bàn Quận trở thành những trường điểm của thành phố Học sinh phổthông trung học hiện nay cơ bản đã được trang bị kỹ năng sống, có phương pháp
Trang 5đúng khi ứng phó với những tình huống diễn ra trong cuộc sống.Phần lớncác emnăng động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình và thường có mức yêucầu cao đối với bản thân.
Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường trong Quận 03 hiệnnay còn xu hướng trọng việc dạy chữ, mà chưa chú trọng đúng mức khía cạnhdạy người; vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã được quan tâm nhưng chưa đầy
đủ Hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS vẫn còn hạn chế, quátrình tổ chức đã bộc lộ nhiều bất cập Đa số học sinh THCS trên địa bàn Quận
03 vẫn chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện để hình thành kỹ năngsống cần thiết, nhiều học sinh học giỏi, chăm ngoan, nhưng khả năng tự chủ
và kỹ năng giao tiếp lại rất kém Hiện tượng nói tục, đánh nhau, sa đà vào các
tệ nạn xã hội, chạy theo lối sống đua đòi hưởng thụ, vi phạm pháp luật cònxảy ra trong học sinh Một số học sinh hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích matuý, quan hệ tình dục sớm thậm chí là tự sát khi gặp vấn đề vướng mắc trongcuộc sống tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội trong các trường có xuhướng gia tăng Một bộ phận giới trẻ đã có những suy nghĩ kém tích cực,sống chán nản không có mục tiêu, hoài bão phấn đấu vươn lên Đây là nhữngvấn đề gây nhiều nỗi lo cho nhà trường, cho các bậc cha mẹ và cho xã hội
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân sâu
xa là do các em thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống và hòa nhập xã hội Trongkhi sự bùng nổ của công nghệ thông tin nhanh chóng đã góp phần làm thayđổi nhận thức, thái độ và hành vi của giới trẻ thì học sinh THCS lại chưa đượcđịnh hướng, quan tâm đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là còn ít được hưởng giáo dục
kỹ năng sống, chưa được hướng dẫn cách ứng xử, đương đầu với những khókhăn của cuộc sống, vì thế, khi gặp tình huống phức tạp, các em dễ tổnthương và manh động, hành động thiếu suy nghĩ
Tăng cường quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổthông trung học chính là biện pháp phát huy vai trò các chủ thể quá trình giáodục, nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em trởthành con ngoan, trò giỏi, thành công dân có ích cho xã hội, góp phần xây dựngQuận 03 thành trung tâm văn hóa tiêu biểu của Thành phố và cả nước Vì thế,
Trang 6tác giả chọn và thực hiện đề tài: “Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 - Thành phố Hồ Chí Minh”.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đềđang được nhiều nước trên thế giới quan tâm Ở một số quốc gia, giáo dục kỹnăng sống đã được lồng ghép vào các môn học, chủ đề, nội dung có liên quantrực tiếp đến những vấn đề bức xúc trên thực tế Kỹ năng sống và vấn đề giáodục kỹ năng sống cho con người đã xuất hiện từ xa xưa như học ăn, học nói,học gói, học mở, học để đối nhân xử thế, học để đối phó với thiên nhiên, đó lànhững kỹ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với đờisống của xã hội ở những thời điểm khác nhau
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề kỹ năng (Skill) và kỹ năngsống đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu từ khá sớm và theo nhiều hướngtiếp cận khác nhau
Ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, các nhà tâm lý học (đặcbiệt là tâm lý học sư phạm) đã tập trung nghiên cứu về kỹ năng và quá trìnhhình thành các kỹ năng giảng dạy của người giáo viên Có thể kể đến cáccông trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Những cơ sở tâm lý học” của
V.A.Cruchetxki [14], “Ph¬ng ph¸p vµ kü thuËt lªn líp” của M.N.Iacovliev [29],
“Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học” của X.I.Kixegof [30], A.A.bdoullina [1], P.
Ia.Ganlperin (1978) [21]
Ở phương Tây các nghiên cứu về kỹ năng chủ yếu theo hướng tâm lýhọc hành vi của J.Watson (1926) và F.Skiner (1963) Tâm lý học chức năngcủa A.Pojoux (1926) Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về hệ thống kỹ
năng của người giáo viên của K.Bary và L.King (1993), “Sự phát triển nhận
thức trong học tập và giảng dạy” của F.E.Weinert (1998) [64], Nghiên cứu
về quá trình hình thành trí tuệ của P.Ia.Ganlperin (1978), [21], về kỹ nănggiáo dục của J Piajet (1980) [65], P.Ia.Galperin (1978), [66] công trìnhnghiên cứu về kỹ năng, nghệ thuật diễn giảng của Swest, Paul.W (1995) [67]
Trang 7Ở trong nước, Công trình nghiên cứu về hệ thống kỹ năng giảng dạytrên lớp của giáo viên Khoa tâm lý giáo dục của tác giả Nguyễn Như An(1992), Trần Anh Tuấn (1996) Ngoài ra còn phải kể đến các công trìnhnghiên cứu về kỹ năng quản lý của Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí[46], nghiên cứu về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong hình thành kỹ năngtâm lý người của nhóm tác giả Đỗ Long, Lê Thanh Hương, Vũ Tùng Hoa,Mai Thanh Thế [41] Một số công trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý nhưcông trình của Đặng Quốc Bảo, (1997) [2], kỹ năng giao tiếp, ứng xử củanhóm tác giả Lê Thị Bừng, Hải Vang (1997) [10]…
Tổng kết các kết quả nghiên cứu về kỹ năng cho thấy có nhiều hướngtiếp cận khác nhau:
Hướng tiếp cận kỹ năng thiên về mặt kỹ thuật như các tác giả:
V.X.Cudin, V.A.Cruchetxki, A.G.Covaliov, Trần Trọng Thủy Theo hướngtiếp cận này, các tác giả quan niệm kỹ năng là phương thức thực hiện hànhđộng mà con người đã nắm vững Người có kỹ năng hoạt động là người nắmđược các tri thức về cách tiến hành hoạt động đó và thực hiện hành động theođúng yêu cầu của nó
Hướng tiếp cận kỹ năng nghiêng về mặt năng lực con người của các tác
giả: N.D.Levitov, X.I.Kixegof, K.K.PlatonovNgô Công Hoàn, Nguyễn QuangUẩn Các tác giả quan niệm kỹ năng thể hiện năng lực thực hiện một hànhđộng có kết quả với chất lượng cần thiết, trong thời gian tương ứng và điềukiện xác định
Các tác giả V.N.Kuzmin, P.N.Gonobolin, J.B.Bigss, R.Tellfer, K.Bary,
Trần Anh Tuấn, Nguyễn Như An nghiên cứu chuyên sâu về thực hành sư phạm
và làm rõ sự khác biệt giữa các nhóm kỹ năng riêng biệt của quá trình giảng dạy,
tìm hiểu cơ sở, khả năng và quá trình hình thành các nhóm kỹ năng chuyên biệt,
từ đó xây dựng quy trình và phương pháp hình thành, rèn luyện kỹ năng sư phạmcho các giáo sinh trong quá trình đào tạo ở các trường sư phạm
Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục kỹ năng sống và quản lý quá trình giáodục kỹ năng sống cho học sinh đã sớm được đề cập trong các nghiên cứu lýluận nhằm chỉ đạo thực tiễn hoạt động giáo dục Từ cuối những năm 80 thế kỷ
Trang 8XX, những nghiên cứu đầu tiên về yêu cầu giáo dục kỹ năng cho học sinh,
tiêu biểu như các công trình: “Người thầy giáo trong sự nghiệp phát triển
giáo dục” của nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Nguyễn
Cương và Dương Xuân Trinh [61] Nghiên cứu về lý luận dạy học của nhómtác giả: Đỗ Long, Lê Thanh Hương, Vũ Tùng Hoa, Mai Thanh Thế (1999)[41] Năm 2003 PGS.TS Nguyễn Thanh Bình và các cộng sự đã triển khainghiên cứu tổng quan về quá trình nhận thức về kỹ năng sống và các chủtrương, chính sách, điều luật phản ánh yêu cầu tiếp cận kỹ năng sống tronggiáo dục và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, đồng thời tìm hiểu thực trạnggiáo dục kỹ năng sống cho người học từ trẻ mầm non đến người lớn thôngqua giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên ở Việt Nam Nhận thứcđược tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niêntrong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập và pháttriển nên đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đềnày của các tác giả: PGS - TS Nguyễn Thị Hường, Bác sỹ Lê Công Phượng,PGS - TS Nguyễn Thanh Bình, ThS Cao Thị Xuân, TS Tâm lý học: HuỳnhVăn Sơn, PGS - TS Nguyễn Dục Quang, TS Lưu Thu Thuỷ, GS - TS NguyễnQuang Uẩn, ThS Giáp Bình Nga
Vấn đề quản lý giáo dục đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
dưới nhiều góc độ Bùi Minh Hiền trong tác phẩm Quản lý giáo dục do Nxb Đại học Hà Nội xuất bản năm 2009 [26]; Vương Thanh Hương, Hệ thống
thông tin quản lý giáo dục (một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Nxb Đại học
Sư phạm xuất bản năm 2007 [32]; Trần Kiểm, Những vấn đề cơ bản của khoa
học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm xuất bản năm 2009 [38]; Đặng
Bá Lãm, Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2005 [39]; Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ
bản về quản lý giáo dục [52]; Phạm Thành Nghị, Quản lý chất lượng giáo dục đại học Nguyễn Thanh Hòa, Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Đại học Đà Nẵng, (Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học
Sư phạm Hà Nội năm 2002…
Trang 9Bàn về quản lý, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) đã đưa ra kháiniệm: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lýđến tập thể những người lao động gọi chung là khách thể quản lý, nhằm thựchiện các hoạt động để đạt được mục tiêu dự kiến”.
Trần Kiểm (1997) trong tác phẩm “Quản lý giáo dục và trường học”Giáo trình dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã quanniệm: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêucủa từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”
Nhìn chung, các tác giả đã tập trung luận giải nhiều vấn đề cơ bản vềquản lý giáo dục như chỉ rõ bản chất của quá trình quản lý giáo dục; nội dung
và hình thức quản lý giáo dục; những yếu tố tác động cũng như những biệnpháp tác động nhằm nâng cao chất lượng quá trình quản lý giáo dục Từ cơ sởluận giải sự cần thiết của nâng cao chất lượng giáo dục trong xã hội hiện nay,các tác giả đã làm rõ vai trò tương tác giữa biện pháp quản lý với chất lượnggiáo dục, từ đó đi đến khẳng định, để nâng cao chất lượng giáo dục tất yếuphải tăng cường các biện pháp quản lý quá trình giáo dục đó
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định các biện pháp cơ bảnquản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS;góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, xây dựng nhân cách cho họcsinh trên địa bàn Quận 03 - TPHCM
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quản lýquá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 -TP.HCM
Đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm của quản
lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM
Trang 10-Xác định các biện pháp cơ bản quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM hiện nay
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận
03 - TPHCM
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địabàn Quận 03 - TPHCM
Phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học quản lý giáo dục, luận văn chỉ tập trung nghiêncứu công tác quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở cáctrường THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM
Các số liệu điều tra, xử lý và tham khảo tính từ năm 2008 đến nay
5 Giả thuyết khoa học
Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung quan trọng trong chương trìnhgiáo dục, xây dựng nhân cách cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 -TP.HCM; quá trình giáo dục kỹ năng sống được cấu thành bởi nhiều nhân tố,nếu nắm chắc và điều khiển tốt các nhân tố như: xác định mục tiêu, nội dung
cụ thể, toàn diện, hiện đại và phù hợp; lựa chọn hình thức, phương pháp sinhđộng, cuốn hút và hiệu quả; phối hợp và phát huy vai trò các tổ chức, lựclượng; bảo đảm tốt cơ sở vật chất cho giáo dục kỹ năng sống …thì có thểnâng cao chất lượng quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trênđịa bàn Quận 03 - TPHCM
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 11dụng các quan điểm lôgic - lịch sử và thực tiễn để phân tích, đánh giá, xemxét các vấn đề liên quan đến luận văn.
Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá một số tác phẩm kinhđiển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng,Nhà nước về giáo dục đào tạo; các tài liệu liên quan đến chuyên ngành khoahọc quản lý, quản lý giáo dục, tâm lý giáo dục, tâm lý học lứa tuổi…
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng Alket: tiến hành với các cán bộ, giáo viên
và học sinh
Phỏng vấn trực tiếp: một số cán bộ, giáo viên và học sinh
Phương pháp quan sát: tập trung quan sát các hoạt động như: xây dựng
kế hoạch, xác định nội dung giáo dục; tổ chức các hình thức giáo dục kỹ năngsống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, khảo nghiệm sư phạm
Phương pháp thống kê toán học: dùng để tính toán, tổng hợp, xử lý các
số liệu liên quan
7 Ý nghĩa của luận văn
Làm rõ khái niệm và các nhân tố cơ bản cấu thành chất lượng quản lýquá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bànQuận 03 – TP.HCM
Xác định các tiêu chí đánh giá và làm rõ thực trạng quản lý quá trìnhgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03-TP.HCM
Đề xuất các biện pháp cơ bản quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM hiện nay
8 Kết cấu của luận văn
Trang 12Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (6 tiết), kết luận và kiến nghị, tài liệutham khảo, phụ lục.
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
Kỹ năng và kỹ năng sống
Kỹ năng, là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một
hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay côngviệc nào đó phát sinh trong cuộc sống
Trong từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989): “Kỹnăng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn” Kỹ năng, theotâm lý học là công cụ để gia tăng giá trị cho kiến thức của bản thân, là khảnăng thực hiện những thao tác được hình thành và củng cố qua trải nghiệmcủa bản thân
Kỹ năng sống, hiện có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống:
Theo Tổ chức y tế thế giới (WTO) kỹ năng sống là những khả năng để
có những hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân
có thể ứng xử trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày
Theo UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hìnhthành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiếnthức, hình thành thái độ và kỹ năng
Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc(UNESCO), kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết(Learning to know) gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, raquyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…Học để làm người(Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểmsoát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…; học để làm (Learning to do) gồm các kĩnăng thực hiện các công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảmnhận trách nhiệm…học để sống với người khác (Learning to live together)
Trang 14gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác,làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông.
Có quan niệm cho rằng kỹ năng sống là những khả năng tâm lý xã hộicủa mỗi người cho những hành vi thích hợp và tích cực, giúp cho bản thân đốiphó hiệu quả với những đòi hỏi và thử thách của cuộc sống
Theo Nguyễn Võ Kỳ Anh (Vụ giáo dục thể chất): “Kỹ năng sống là
khả năng có được những hành vi thích nghi và tích cực, cho phép chúng ta xử trí một cách có hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày” Kỹ năng sống khuyến khích thái độ tích cực, phòng ngừa và giảm
thiểu các hành vi nguy cơ Nó giúp con người phát huy sức mạnh nội lực để
có thể làm chủ được cuộc sống của mình, để có cuộc sống khỏe, sống hạnhphúc và sống có ý nghĩa
Như vậy, kỹ năng sống là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều kỹ năng khác nhau:
Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở là khả năng có được những hành vi thích nghi và tích cực, cho phép học sinh xử trí một cách có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong quan hệ cuộc sống thường ngày giữa bản thân với môi trường, gia đình, bạn bè và xã hội.
Trang 15Kỹ năng sống của học sinh THCS chính là khả năng ứng phó tích cực
và thích nghi của học sinh trước các vấn đè nảy sinh trong quan hệ giữa họcsinh với môi trường tự nhiên, trong quan hệ giữa họ sinh với gia đình, bạn bè
và đời sống xã hội Kỹ năng sống giúp cho mỗi học sinh nâng cao năng lựcứng phó trong mọi tình huống mà mỗi học sinh phải gặp hàng ngày
Kỹ năng sống của học sinh THCS vừa mang tính cá nhân, vừa mangtính xã hội Kỹ năng sống của học sinh THCS mang tính cá nhân vì đó là khảnăng của cá nhân Kỹ năng sống mang tính xã hội vì kỹ năng sống của họcsinh THCS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnhhưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc
Kỹ năng sống cần thiết đối với bản thân mỗi học sinh để họ có thể ứngphó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp,giải quyết các vấn đề của cuộc sống với mọi người xung quanh, mang lại chomỗi học sinh cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mốiquan hệ xã hội
Kỹ năng sống của học sinh THCS bao giờ cũng gắn với các nội dunggiáo dục cụ thể của bậc học và phản ánh những đặc trưng tâm lý của lứa tuổi
Ở một số nước, kỹ năng sống của học sinh THCS được gắn với giáo dục vệsinh, dinh dưỡng và phòng bệnh Ở một số nước khác, nó nhằm vào việc giáodục hành vi, cách cư xử, giáo dục an toàn trên đường phố, giáo dục bảo vệmôi trường, hay giáo dục lòng yêu hoà bình
Kỹ năng sống của học sinh THCS không phải tự nhiên mà có, mà đượchình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thântừng học sinh, được hình thành, phát triển và hoàn thiện dần trong quá trìnhhọc tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống Quá trình hình thành kỹ năngsống diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi học sinh Quá trình hình thành kỹnăng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục
1.1.2 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 - Thành phố Hồ Chí Minh
Học sinh THCS là những học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, đang hìnhthành và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa
Trang 16có tính ổn định, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sứckhỏe và về mặt tâm sinh lý, dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóngbuồn Thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ Ở lứa tuổi học sinh, thường xuấthiện ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định bản thântrong gia đình lẫn ngoài xã hội, từ đó nảy sinh những xung đột tâm lý mà các
em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết
Giáo dục kỹ năng sống là quá trình nhà trường, gia đình và xã hội trang
bị kiến thức, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào các sinh hoạt thườngngày, hình thành nên kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống có hiệu quảnhất; giúp học sinh có ý thức và niềm tin để thay đổi hành vi theo hướng tíchcực quá trình học tập, rèn luyện.Trong thực tiễn giáo dục kỹ năng sống đượcxem xét dưới hai khía cạnh khác nhau:
Như là một lĩnh vực học tập: như giáo dục sức khoẻ, HIV/AIDS Ở lĩnh
vực này đã tồn tại cách tiếp cận kỹ năng sống từ khá lâu
Như là một cách tiếp cận giúp chủ thể quản lý tiến hành giáo dục cóchất lượng xuyên suốt các lĩnh vực học tập
UNICEF, UNESCO quan niệm rằng giáo dục kỹ năng sống không phải
là lĩnh vực hay môn học, nhưng nó được áp dụng lồng vào những kiến thức,giá trị và kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân và quátrình học tập suốt đời
Như vậy, giáo dục kỹ năng sống được xem như là một cách tiếp cậngiáo dục nhằm mục đích giúp con người có những khả năng tâm lý xã hội đểtương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống củacuộc sống hàng ngày một cách có hiệu quả Giáo dục kỹ năng sống bao gồmgiáo dục nhận thức, sự hiểu biết, thái độ, cách vận dụng và sau cùng là nhữnghành vi mang tính tích cực Giáo dục kỹ năng sống là không thể thiếu đượctrong giáo dục, cả giáo dục chính qui và không chính qui
Từ những góc độ tiếp cận trên, có thể khái quát:
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Quận 03 TP.HCM là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể giáo dục đến học sinh THCS
Trang 17nhằm trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu, yêu cầu của bậc học.
Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận
03 TP.HCM nhằm trang bị cho học sinh THCS những kỹ năng theo mục tiêucủa nền giáo dục Việt Nam, góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhâncách học sinh theo mục tiêu, yêu cầu bậc học
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM nhằm các mục tiêu cụ thể sau: Trang bị cho học sinh những kiếnthức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho họcsinh những hành vi thói quen tích cực trong các mối quan hệ, các tình huống
-và hoạt động hằng ngày; tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền,bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạođức; chuyển dịch kiến thức (điều đã biết), thái độ và giá trị (điều chúng ta suynghĩ, cảm thấy và tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiện thuầnthục thao tác và hành động đó trong thực tế (cái cần làm và cách thức cần làmnó) theo xu hướng tích cực
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận
03 - TP HCM là trang bị cho học sinh các kỹ năng cụ thể như:
Kỹ năng tự nhận thức:
Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân Kỹ năng tự nhậnthức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình như cơ thể, tưtưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân, biết nhìn nhận, đánh giá đúng vềtìm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu của bản thânmình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bảnthân đang cảm thấy căng thẳng Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bảncủa con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệuquả với người khác cũng như có thể cảm thông với người khác Để tự nhậnthức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là quagiao tiếp với người khác
Kỹ năng xác định giá trị
Trang 18Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối vớibản thân mình, có tác dụng định hướng có suy nghĩ, hành động và lối sốngcủa bản thân trong cuộc sống Giá trị có thể là vật chất hoặc tinh thần Giá trịkhông phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạntrưởng thành của con người Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, vào nền văn hóa,vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân.
Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người tự đánh giá được nhữnggiá trị của bản thân cũng như giá trị của các cá nhân xung quanh mình Kỹnăng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗingười, giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận các giá trị củangười khác Có những giá trị và niềm tin khác
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tìnhhuống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và ngườikhác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc mộtcách phù hợp Kỹ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lýcảm xúc, kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lý cảm xúc
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn
Quận 03 - TP.HCM thông qua quá trình dạy học, các hoạt động ngoại khóa,
bổ trợ, tham quan, đóng vai…
Chủ thể giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03
TP.HCM là ban giám hiệu, tổ chức đảng, các tổ chức xã hội, tập thể lớp học, đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các THCS trên địa bàn Quận 03- TP.HCM
Đối tượng giáo dục là học sinh và tập thể học sinh ở các trường THCS
trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM Học sinh và tập thể học sinh vừa là đốitượng giáo dục vừa là chủ thể của quá trình tự giáo dục kỹ năng sống
Kết quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn
Quận 03 – TP.HCM là quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện kỹ năng
sống của đội ngũ học sinh, sự trưởng thành, phát triển của các tập thể học sinh
Trang 19Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM
Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội:
Kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thứcthành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh (đôi khi có nhận thứcđúng chưa chắc đã có hành vi đúng) Người có kỹ năng sống tốt sẽ luôn vữngvàng trước những khó khăn thử thách, biết ứng xử giải quyết vấn đề một cáchtích cực và phù hợp, họ thường thành công hơn, luôn yêu đời và làm chủ cuộcsống của chính mình Ngược lại, người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp,
dễ bị thất bại trong cuộc sống
Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, góp phần thúc đẩy sự pháttriển của xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người.Thiếu kỹ năng sống là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh nhiều tệnạn xã hội như: Nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc Việc giáodục kỹ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúpnâng cao chất lượng cuộc sống và giảm các vấn đề xã hội
Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ:
Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai, là những người sẽ quyếtđịnh sự phát triển của đất nước Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thànhnhững giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phásong còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bịlôi kéo, kích động Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ thế thịtrường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của nhữngyếu tố tích cực, luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phảiđương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực Nếu khôngđược giáo dục kỹ năng sống, nếu thiếu kỹ năng sống các em dễ bị phát triểnlệch lạc về nhân cách
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộphận học sinh phổ thông như: nghiện hút, bạo lực học đường, nghiện game,
bỏ học chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần thiết Vì vậy, việc
Trang 20giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyệnhành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, tổ quốc và xãhội giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước tình huống trong cuộcsống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sốngtích cực, chủ động, an toàn và lành mạnh.
Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đấtnước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện do vậy cầnphải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng.Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các nghị quyết củaĐảng và Quốc hội, trong Luật giáo dục năm 2005
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáodục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình
độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và pháttriển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp vớinhững người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tìnhhuống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông,nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là
xu thế chung của nhiều nước trên thế giới:
Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kỹnăng sống vào nhà trường trung học cơ sở là rất cần thiết và có tầm quantrọng đặc biệt Ở Trung Quốc: kỹ năng sống được lồng ghép vào các môn họctrong nhà trường về giáo dục đạo đức, giáo dục lao động và xã hội TạiSuđăng: kỹ năng sống được lồng ghép vào giáo dục công dân Tại Myanma:
có các chủ đề giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giảng dạy sức khoẻ
và vệ sinh cá nhân; sự phát triển thể chất; sức khoẻ tâm thần; phòng tránh các
Trang 21bệnh như tiêu chảy, rối loạn do thiếu iốt, lao phổi, sốt rét, ma tuý; HIV/AIDS;
kỹ năng ra quyết định; kỹ năng truyền thông và tự diễn đạt; kỹ năng giao tiếp
và hợp tác; kỹ năng xử lý cảm xúc; khuyến khích lòng tự trọng
1.1.3 Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – Thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ
thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trongmột tổ chức thông qua việc thực hiện một cách sáng tạo các chức năng quản
lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) nhằm làm cho tổ chức vậnhành và đạt được mục đích của tổ chức Quản lý là một loại hoạt động thiếtyếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động của cá nhân nhằm đạt đượccác mục đích của tổ chức Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức đượcquy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn
Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989): “Quản lý là sự tác động có mụcđích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động gọichung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện các hoạt động để đạt được mụctiêu dự kiến”
Trần Kiểm (1997), trong giáo trình “Quản lý giáo dục và trường học”dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã viết: “Quản lý lànhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhânbiến thành những thành tựu của xã hội”
Thuật ngữ quản lý ngày nay đã trở nên phổ biến và có rất nhiều kháiniệm khác nhau:
Quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua
Trang 22Trong thời đại khoa học - kỹ thuật ngày nay, quản lý còn được xem làcông nghệ - công nghệ điều hành, phối hợp sử dụng các nguồn năng lực, vậtlực, tài lực và thông tin của một tổ chức để đạt tới mục tiêu đề ra
Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý nhưng đều thốngnhất về vấn đề cốt lõi của khái niệm quản lý Đó là trả lời các câu hỏi: ai quản
lý ? quản lý ai ? quản lý cái gì ? quản lý như thế nào ? quản lý bằng cái gì ?quản lý để làm gì ?
Quản lý là một khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích về công việc quản lý,các mối quan hệ quản lý trong các tổ chức Nó tổng quát hóa các kinh nghiệm tốtthành các nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức quản lý tương tự,cung cấp khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học vềquản lý
Để quản lý có hiệu quả, nhà quản lý phải linh hoạt vận dụng lý thuyếtvào những tình huống cụ thể, bởi vì chỉ có thông qua thực tế mới đúc kếtđược kinh nghiệm và đạt được mục tiêu đã định
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa
bàn Quận 03 – TP.HCM là những tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lý đến toàn bộ quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM nhằm bảo đảm cho quá trình đó đạt
chất lượng, hiệu quả, góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách học sinh THCS theo mục tiêu, yêu cầu của bậc học.
Mục tiêu quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM là nhằm bảo đảm cho quá trình giáo dục kỹ
năng sống vận hành một cách đồng bộ, đúng kế hoạch, hiệu quả để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Thông qua quá trình quản lý giúpcác lực lượng giáo dục và được giáo dục có nhận thức đúng đắn về tầm quantrọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong xã hội hiện nay,
có thái độ đúng và tự điều chỉnh hành vi của bản thân, biết ứng phó trướcnhững tình huống căng thẳng trong quá trình giao tiếp, tích cực tham gia vào
Trang 23các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội trong quản lý giáo dục kỹ năng sốngcho học sinhTHCS trên địa bàn.
Chủ thể quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM bao gồm: Ban giám hiệu các nhà trường, tổchức Đảng, Đoàn và các tổ chức xã hội là chủ thể hướng dẫn, điều hành hoạtđộng giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCStrên địa bàn Quận 03 – TP.HCM
Chủ thể trực tiếp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM là đội ngũ cán bộ, giáo viên của cáctrường THCS trên địa bàn Quận 03 Các chủ thể quản lý có sự phối hợp chặt chẽtạo thành hệ thống đồng bộ để thực hiện việc quản lý có hiệu quả, chất lượng
Đối tượng quản lý là học sinh, tập thể học sinh, chịu sự tác động, điều
khiển của chủ thể quản lý trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống Học sinh vàtập thể học sinh vừa là khách thể quản lý, vừa là chủ thể tự quản lý, tự tổ chứcthực hiện việc giáo dục kỹ năng sống theo mục tiêu, yêu cầu của bậc học
Phương pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM :
Phương pháp quản lý hành chính: là hệ thống những tác động trực tiếp
và gián tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa trên quan hệ tổchức và quyền lực hành chính, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nộidung, kế hoạch quản lý Phương pháp tổ chức hành chính thường thể hiện quacác nghị quyết của Hội đồng giáo dục nhà trường, hội nghị cán bộ giáo viên,nghị quyết của chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, các quyết định của Hiệutrưởng, các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường mang tính chất bắtbuộc yêu cầu cán bộ giáo viên và học sinh phải thực hiện Đây là phươngpháp cơ bản nhất để xây dựng nền nếp, duy trì kỷ luật trong Nhà trường
Phương pháp giáo dục - tâm lý: là hệ thống những tác động của chủ thể
quản lý lên nhận thức, trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của đối tượngquản lý, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung, kế hoạch quản lý.Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong hoạt động quản lý Nhiệm vụ
Trang 24của phương pháp này là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác và tạo
ra bầu không khí cởi mở, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ.Phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm các phương pháp: giáo dục, thuyếtphục, động viên, tạo dư luận xã hội… Phương pháp này thể hiện tính dân chủtrong hoạt động quản lý, phát huy quyền làm chủ tập thể và mọi tiềm năngcủa mỗi thành viên trong tổ chức Vận dụng thành công phương pháp này sẽmang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức và hoạt động giáo dục kỹnăng sống cho học sinh Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn phụthuộc vào nghệ thuật của người quản lý
Phương pháp kích thích: là hệ thống những tác động của chủ thể quản lý
đến đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế (vật chất) và tinh thần, nhằm tíchcực hóa hoạt động của họ trong thực hiện mục tiêu, nội dung, kế hoạch quản lý.Kích thích hoạt động bằng lợi ích kinh tế có nhiều ý nghĩa thiết thực: phát huy tínhsáng tạo, độc lập, tự giác của mỗi người trong công việc Qua đó, phẩm chất, nănglực và kết quả lao động của mọi người được tập thể thừa nhận và đánh giá Đó là
cơ sở cho việc đánh giá thi đua, khen thưởng Phương pháp kinh tế thường đượckết hợp với phương pháp tổ chức - hành chính Hai phương pháp này luôn bổsung và thúc đẩy lẫn nhau Ngày nay, trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vậndụng phương pháp kinh tế phải thận trọng để một mặt khuyến khích tính tích cựclao động của cán bộ giáo viên, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của giáoviên và tập thể Nhà trường
Phương pháp nêu gương: là phương pháp giáo dục, trong đó nêu lên
những gương điển hình, những mẫu mực cụ thể, sống động của cá nhân hoặctập thể hoặc bằng hành động của chính bản thân mình như là một mẫu mực đểkích thích người dược giáo dục cảm phục, noi theo và làm theo những tấmgương đó nhằm đạt được mục đích đã đề ra Phương pháp này phù hợp vớitâm lý của trẻ là tính hay bắt chước Tuy nhiên, bắt chước không phải là saochép mù quáng, máy móc; mà thông qua bắt chước vẫn phải có những hànhđộng mới mẻ, đúng đắn, phù hợp với phương hướng chung của lý tưởng, lại
Trang 25vừa có hoạt động độc đáo, gần gũi với tư tưởng chủ đạo của tấm gương mà trẻbắt chước.
Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp: quản lý có chức năng tổchức, chỉ đạo, được thể hiện qua việc phát huy sức mạnh của các tổ chức, cácnhà quản lý, các lực lượng tham gia quản lý Phát huy sức mạnh tổng hợp trongquản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn thể hiện ở sử dụngtổng hợp các nội dung, hình thức quản lý
1.2 Những nhân tố tác động và nội dung quản lý quá trình giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1 Những nhân tố tác động đến quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – thành phố Hồ Chí Minh
Tình hình kinh tế - xã hội của Quận 03 - TPHCM
Là một trong những quận trung tâm của TP.HCM, Quận 03 là quận cótruyền thống cách mạng vẻ vang, với nhiều địa danh, chiến công nổi danhtrong cả nước: các anh hùng liệt sỹ: Lê Văn Sỹ, Trần Quốc Thảo, NguyễnVăn Trỗi …được vinh danh trong cả nước; tấm gương "Người mẹ Bàn Cờ"suốt đời hy sinh cho cách mạng đã đi vào thi ca Trong kháng chiến, Quận 03
là nơi đặt Bộ chỉ huy tiền phương trong đợt tổng tiến công và nổi dậy MậuThân 1968 (Phở Bình số 7 Lý Chính Thắng)…Trên địa bàn Quận 03 tập trungnhiều đình, chùa, nhà thờ lớn như: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, Trungtâm Phật giáo Thích Quảng Đức Nhà thờ Tân Định, Dòng Chúa Cứu Thế,Nhà thờ Bùi Phát, Đình Xuân Hoà, Đình Phú Thạnh, Đình Ông Súng… Ngoài
ra còn có tháp tưởng niệm nơi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, có nhàbảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút nhiều khách tham quan…Quận 03cũng là quận có mật độ đường sá dày đặc, có nhiều trục đường giao thôngquan trọng chạy ngang qua như: đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ
22 đi Tây Ninh sang Campuchia, đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1xuyên Việt, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi sân bay Tân Sơn Nhất Ga Sài
Trang 26Gòn nằm trên địa bàn quận 3 là ga đầu mối giao thông của thành phố và cáctỉnh phía Nam đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam - Bắc.
Ngày nay, trên đà phát triển của đất nước, với những bước chuyểnmình Quận 03 đã trở thành một quận có nền kinh tế tăng trưởng khá, trật tự xãhội ổn định và có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của thànhphố Trên địa bàn quận hiện nay có gần 2000 cơ sở công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp sản xuất nhiều ngành hàng với giá trị sản lượng (theo giá cố định1994) là 1.146 tỷ đồng và 19.098 cơ sở kinh doanh thương mại & dịch vụ vớidoanh thu đến 25.860 tỷ đồng Từ nguồn ngân sách và huy động nhân dânđóng góp, Quận 03 đã đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng,nhiều trường học được đầu tư sửa chữa nâng cấp xây mới như: trường ĐôLương, trường Trần Văn Đang, trường Phan Văn Hân, trường Lương ThếVinh trường Trần Quốc Thảo Cải tạo nâng cấp các chợ, mở tuyến đườngNguyễn Thượng Hiền giải tỏa mở rộng đường Trương Định, Bà Huyện ThanhQuan nối dài, Thực hiện xong chương trình giải tỏa cải tạo nhà trên kênh vàven kênh Nhiêu Lộc và giải tỏa mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa HiệnQuận đang tập trung xây dựng 1 số chung cư cao tầng (20 - 25 tầng) để giảiquyết nhu cầu bức xúc về nhà ở của nhân dân
Quận 03 là quận có sự hội tụ của nhiều cơ sở, trung tâm sinh hoạt vănhóa như: Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố, Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam
bộ, Nhà Trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược…Quận cũng đã đầu tư xâydựng một số cơ sở văn hóa như Trung tâm Văn hóa , Trung tâm sinh hoạtthanh thiếu niên Câu lạc bộ Hưu Trí, Câu lạc bộ Lao động,… Câu lạc bộ âmnhạc Cầu Vồng tại 126 Cách Mạng Tháng 8 thuộc Trung tâm Văn hóa Quận
đã trở thành một trong những tụ điểm phục vụ văn nghệ cho đông đảo thanhthiếu niên và nhân dân lao động trong Thành phố
Tình hình kinh tế - xã hội của Quận 03 tạo ra những điều kiện thuận lợi
về môi trường, điều kiện cơ sở vật chất cũng như nề nếp hoạt động cho quátrình giáo dục năng sống cho học sinh; đồng thời cũng đặt ra nhiều đòi hỏi,thách thức cần giải quyết trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM
Trang 27Đặc điểm đội ngũ giáo viên của các trường THCS trên địa bàn Quận 03
Đội ngũ thầy, cô giáo (giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm) đa số lànhững người lớn tuổi, đã qua trường lớp sư phạm đào tạo chính quy dài hạn và
có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, rất tâm huyết với nghề; giáo viên trẻnăng động, tự tin, sáng tạo Đội ngũ này có nhiệm vụ giảng dạy cho học sinhcác tri thức khoa học tự nhiên, xã hội được phân thành các bộ môn như: Toánhọc,Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật Giáo viên chủ nhiệm là các giáo viên bộ môn được phân công thêm các nhiệmvụ: tìm hiểu và nắm vững học sinh trong một lớp được giao về mọi mặt; cộngtác chặt chẽ với gia đình học sinh; nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối
kỳ và cuối năm học; báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp vớihiệu trưởng Giáo viên bộ môn còn được phân công làm tổng phụ trách độithiếu niên tiền phong (được bồi dưỡng về công tác đội thiếu niên)
Đội ngũ giáo viên này luôn thực hiện đúng nội quy, quy chế, điếu lệcủa nhà trường, thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra củaHiệu trường và các cấp quản lý, luôn giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín củanhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu tôn trọng học sinh, đối xửcông bằng với học sinh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh,đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên của các trường THCS trên địa bàn Quận 03luôn được Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và Nhà trường quan tâmnâng chuẩn đào tạo qua những lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn, thườngxuyên nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề, đáp ứng ngày một tốt vớiviệc đổi mới phương pháp dạy học, luôn phối hợp với nhau trong giảng dạy
và quản lý tốt học sinh Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của cáctrường THCS ở Quận 03 trong năm học 2011-2012 (theo Phòng giáo dục vàđào tạo Quận 03) là: Cán bộ quản lý: 41/41 đạt trên chuẩn (100%); Giáo viên:650/780 đạt trên chuẩn (83,3%); 130/780 đạt chuẩn (16,9 %), (Phụ lục 6)
Đặc điểm học sinh THCS trên địa bàn Quận 03
Trang 28Lứa tuổi học sinh THCS là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổitrưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “Thời kỳquá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị” Đây là lứa tuổi cóbước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu
để để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) Ở lứa tuổinày có sự tồn tại song song “ vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều nàyphụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ vào cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống,hoạt động của các em
Tuổi học sinh THCS là thời kỳ phát triển phức tạp nhất và cũng là thời
kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này Trongthời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm
xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, là tiền đề để tiếp tục pháttriển trong lứa tuổi thanh niên
Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cânđối Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên,tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể của trẻ,trong đó có sự thay đổi về chiều cao và sự phát dục Quá trình hưng phấnchiếm ưu thế rõ rệt dẫn đến không làm chủ được cảm xúc của mình khôngkiềm chế được xúc động mạnh, các em dễ bị kích động, bực tức, cáu gắt, mấtbình tĩnh Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thểcủa thiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm
lý mới: Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình, cảm giác về tình cảmgiới tính mới lạ, quan tâm tới những người khác giới
Ở lứa tuổi này các em có khả năng phân tích tổng hợp các sự vật hiệntượng phức tạp hơn, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cáchthức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao Lứa tuổinày xuất hiện một cảm giác hết sức độc đáo đó là “cảm giác mình đã là ngườilớn” Ở lứa tuổi này các em cần được tôn trọng nhân cách cần được phát huytính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc và đối xử tế nhị
Mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục của các trường THCS
Trang 29“Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông ” Hệ thống các trường THCS trên địa bàn Quận 03 là hệ thống nhà
trường thực hiện mục tiêu chung của hệ thống giáo dục quốc dân, được tổchức quản lý chặt chẽ Hiện nay, các nhà trường đều có hệ thống chương trìnhkhoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, các phương tiện hỗ trợgiáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên,giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổchức lớp… đây là những yếu tố có tính chất quyết định chất lượng hoạt độnggiáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Nhiệm vụ giáo dục của các trường THCS là thực hiện nghiêm túc, linhhoạt kế hoạch giáo dục phù hợp điều kiện thực tế địa phương Tiếp tục ràsoát, đánh giá thường xuyên chương trình, sách giáo khoa, đảm bảo nội dungdạy học đạt yêu cầu cơ bản, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của nhàtrường Tích cực chuẩn bị đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt chấtlượng giáo viên trung học cơ sở Tăng cường các giải pháp để tiếp tục giảm tỷ
lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi Tậptrung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học; dạyhọc phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dụcphổ thông Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường THCS đạt Chuẩn quốc gia.Triển khai các dự án, đề án về đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức nhiều
“sân chơi” trí tuệ của học sinh; mở rộng diện học sinh được học 2 buổi/ ngày,nhất là ở tiểu học và THCS
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các trường THCS đangchịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các tác động tích cực và tiêu cực của xã hội Các
tệ nạn xã hội tạo ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giátrị chân, thiện, mỹ trong giáo dục cho học sinh Mối quan hệ gia đình - nhàtrường hiện cũng đang chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế, xã hội vậnhành theo cơ chế thị trường
Trang 301.2.2 Nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở ở Quận 03 - thành phố Hồ Chí Minh
Một là, kế hoạch quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM đảm bảo chặt chẽ, khoa học, khả thi.
Xây dựng kế hoạch là hành động đầu tiên của chủ thể quản lý trong cáctrường nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh Mọi hoạt động quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống thườngđược khởi nguồn từ việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xácđịnh bước đi, điều kiện, phương tiện cần thiết đối với hoạt động của chủ thểcũng như đối tượng quản lý Kế hoạch thể hiện tính khoa học và chủ độngtrong quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Xây dựng kế hoạch quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM phải được xây dựng cụ thể chotừng khóa học, năm học cụ thể Kế hoạch có thể được xây dựng độc lập hoặcxây dựng chung trong kế hoạch tổng thể của mỗi trường, nhưng dù ở dạngnào, kế hoạch vẫn phải thể hiện được mục tiêu, nội dung, yêu cầu giáo dục kỹnăng sống cho học sinh; phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo chung; địnhhướng được hoạt động cho các chủ thể và đối tượng vào việc giải quyếtnhững vấn đề trọng tâm, cấp thiết về kỹ năng sống của học sinh; huy động vàphát huy được khả năng tổng hợp của nhà trường, xã hội vào quá trình giáodục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM
Hai là, tổ chức và phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03- TP.HCM
Quản lý chính là quá trình đánh giá, sử dụng, phát huy có hiệu quả cácthành phần, lực lượng tham gia quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,
vì thế, một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý quá trình giáodục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM chính
là việc tổ chức, phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng trong quá trình giáodục kỹ năng sống cho học sinh Điều đó được thể hiện trên các khía cạnh:
Trang 31Tổ chức lực lượng giáo dục và quản lý theo đúng biên chế do Bộ Giáodục và Đào tạo quy định Các tổ chức, lực lượng phải đủ về số lượng, hợp lý
về cơ cấu và bảo đảm chuẩn hóa về chất lượng theo quy định
Sự phối, kết hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, lực lượng trong quá trìnhthực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 -TP.HCM Không có sự chồng chéo, trùng lặp hoặc đùn đẩy trách nhiệm vànhững “khoảng trống” về lực lượng cũng như về nội dung chương trình
Các chủ thể của quá trình giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, phát huy tốt vai trò trách nhiệm theocương vị được giao Các lực lượng quản lý thường xuyên được bồi dưỡng kiến thứckhoa học quản lý, có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Ba là, mục tiêu, nội dung, phương thức, điều kiện bảo đảm trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TPHCM
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địabàn Quận 03 - TPHCM được tiến hành thông qua các quyết định, cơ chế,chính sách và điều kiện bảo đảm cho quá trình giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM đạt mục tiêu đề ra Cụ thể là:
Thực hiện đúng mục tiêu, chương trình, kế hoạch và nội dung giáo dục
kỹ năng sống đã được xác định Đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc, quyluật giáo dục; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức giáodục kỹ năng sống phù hợp với đối tượng và điều kiện, hoàn cảnh địa bàn
Thường xuyên chỉ đạo việc cập nhật kịp thời các nội dung, phương pháp
và hình thức giáo dục kỹ năng sống tiên tiến, hiệu quả và hiện đại Đổi mới cách
sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục và lồng ghép giáo dục kỹ năngsống với các hoạt động giáo dục cũng như hoạt động xã hội của nhà trường Tổchức tốt các hoạt động bổ trợ, thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia cáchoạt động xã hội thiết thực nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho các em
Bảo đảm đầy đủ sách giáo khoa, giáo trình và trang thiết bị vật chất choquá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03TP.HCM
Trang 32Bốn là, kiểm tra, đánh giá trong quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTHCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM
Kiểm tra nhằm đánh giá chính xác kết quả thực hiện các mục tiêu quản
lý đã đề ra Cần căn cứ vào các tiêu chí cụ thể để đánh giá được kết quả thựchiện mục tiêu, chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Phải tiếnhành đo đạc, so sánh và đưa ra những đánh giá chính xác, phát hiện đượcnhững sai lệch, nguyên nhân của những sai lệch đó Ra các quyết định điềukhiển, điều chỉnh để khắc phục các sai lệch, hạn chế Phát huy các nhân tốđiển hình Để kiểm tra đạt kết quả tốt, cần chú ý những yêu cầu sau:
Xây dựng được những tiêu chí đánh giá cụ thể, sát thực về kỹ năng sống
và kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Quá trình kiểm tra, các chủ thể cần nắm vững quy trình, nguyên tắc củacông tác kiểm tra
Duy trì kiểm tra theo nề nếp, sau kiểm tra có rút kinh nghiệm cụ thể Đánh giá khách quan, trung thực Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết, rút kinhnghiệm kịp thời, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra
Năm là, kết quả quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM.
Chất lượng của quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTHCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM được biểu hiện thông qua kết quả thựchiện mục tiêu quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Được biểu hiện:
Học sinh được trang bị những kiến thức về kỹ năng sống cần thiết theomục tiêu yêu cầu bậc học
Sự chuyển biến trong hành vi, ứng xử, giải quyết các mối quan hệ củahọc sinh với thầy, cô, với bạn bè, gia đình và xã hội
Sự trưởng thành về nhân cách toàn diện của học sinh
Kết quả đạt được trong học tập, rèn luyện và xây dựng trường của độingũ học sinh
1.3 Thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 - Thành phố Hồ Chí Minh
Ưu điểm
Trang 33Một là, các chủ thể quản lý có nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, chương trình, kế hoạch giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM được xây
dựng ngày càng chặt chẽ, khoa học và khả thi.
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa
bàn Quận 03 – TP.HCM diễn ra trên nhiều mặt, nhiều khâu, nhưng yếu tố đầu
tiên tác động tới chất lượng quản lý chính là nhận thức của chủ thể quản lý vàviệc xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý chặt chẽ, khoa học và khả thi Quanghiên cứu, khảo sát tại các trường THCS cho thấy, các cấp quản lý, các đồngchí hiệu trưởng, cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm cáctrường TTHCS trên địa bàn Quận 03 đã có nhận thức đúng về vai trò, sự cầnthiết của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 –TP.HCM Cán bộ lãnh đạo các cấp và lãnh đạo các nhà trường THCS trên địabàn Quận 03 đã phát huy tốt vai trò chủ thể quản lý, quán triệt và thực hiện tốtcác chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, làm tốt công tác quản lý quá trình giáodục kỹ năng sống, nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu giáo dục kỹ năngsống cho các giáo viên và cán bộ quản lý Chỉ đạo các ban chức năng nghiêncứu đề xuất, xây dựng các chương trình, kế hoạch giáo dục Tăng cường côngtác kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các nhàtrường nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định
Cấp ủy, chính quyền Quận 03 đã hỗ trợ kinh phí cho cán bộ giáo viên
đi học để nâng cao trình độ lý luận, quản lý, các lớp trung cấp chính trị, quản
lý nhà nuớc và các lớp sau đại học… để nâng cao trình độ Ban Giám hiệucác trường trong Quận luôn thực hiện đổi mới nội dung, chương trình,phương pháp giảng dạy, tăng cường đầu tư trang thiết bị và đồ dùng dạy học.Nhiều môn học đã được thực hiện bằng giáo án điện tử, dạy theo dự án, lịchdạy được thực hiện đúng theo phân phối chương trình Các bộ môn thườngxuyên sinh hoạt chuyên môn, thảo luận, rút kinh nghiệm, đưa ra những vấn đềtrọng tâm từng bài dạy, thống nhất giáo án, giáo trình Các trường THCS đều
có các phòng thực hành thí nghiệm Lý - Hoá - Sinh theo qui định và tổ chức
Trang 34đầy đủ các tiết thực hành theo phân phối chương trình Thư viện các trường
có nhiều đầu sách, tài liệu nhằm góp phần nâng cao kiến thức giáo dục vănhóa cho học sinh Kinh phí đầu tư cho giáo dục ngày càng cao cũng đã gópphần từng bước ổn định đời sống, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụcho giáo viên
Các lực lượng quản lý đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ củamình trong xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch giáo dục và quản lýquá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu,nhiệm vụ giáo dục hàng năn, khả năng và điều kiện của từng trường, cáctrường đã xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định hướng đi,thời gian thực hiện, quan tâm bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết choquá trình giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS đạthiệu quả cao
Qua khảo sát đối với 120 cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, giáo viên ở cáctrường THCS trên địa bàn Quận 03 về nhận thức với giáo dục và quản lý quátrình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS cho thấy có 65 người (chiếm
tỉ lệ 54,2%) cho là rất quan trọng, và có 55 người (chiếm tỉ lệ 45,8%) cho làquan trọng (Số thứ tự 33 ở Phụ lục 7) Như vậy 100% những người được điềutra đều trả lởi rằng công tác quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh ở các trường THCS Quận 03 là quan trọng, điều đó chứng tỏ rằng cán bộquản lý, cán bộ đoàn và giáo viên ở các trường trên địa bàn đã nhận thức đượctầm quan trọng của quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhàtrường của mình Đánh giá về mức độ thực hiện quản lý quá trình giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 - TP.HCM có 38 người
(chiếm tỉ lệ 31,7%) cho rằng việc quản lý quá trình giáo dục KNS cho họcsinh được thực hiện tốt; 28 người (chiếm tỉ lệ 25%) cho là thực hiện tương đốitốt, còn 54 người (chiếm tỉ lệ 45%) cho rằng thực hiện chưa tốt (Số thứ tự 34Phụ lục 7)
Các trường THCS trên địa bàn Quận 03 –TP.HCM đã coi trọng và duytrì khá tốt việc xây dựng kế hoạch cụ thể cho quá trình giáo dục kỹ năng sống
Trang 35cho học sinh, kế hoạc đã bám sát nội dung, chương trình giáo dục đào tạo củabậc học, phân định cụ thể mục tiêu, nội dung, thời gian thực hiện giáo dục kỹnăng sống cho học sinh, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống với cácnội dung giáo dục kiến thức chung Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu và điềukiện, khả năng cho phép, các trường đã chủ động xây dựng nhiều loại kếhoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trong đó, xây dựng kế hoạch giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh vào các đợt thi đua theo chủ điểm được chú
trọng nhất (chiếm tỉ lệ 96,7%), kế hoạch giáo dục kỹ năng sống trong cả nămhọc ( tỉ lệ 86,7 %); kế hoạch giáo dục kỹ năng sống trong từng học kì ( tỉ lệ83,3%) Các loại kế hoạch khác chiếm tỷ lệ ít hơn: như kế hoạch giáo dục kỹnăng sống trong từng tháng (tỉ lệ 50,7%) và kế hoạch giáo dục kỹ năng sốngtrong từng tuần (13,3%) Việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cụthể, sát thực đã tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm và các lớp có phươnghướng, mục tiêu phấn đấu cụ thể (Số thứ tự tứ 56 đến 60 ở phụ lục 7)
Hai là, đã tổ chức huy động và phát huy khá tốt vai trò các tổ chức, lực lượng trong quá trình tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM.
Xác định quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địabàn Quận 03 – TP.HCM chỉ có thể đạt hiệu quả thực sự khi huy động được sựtham gia tổng lực của nhà trường, xã hội và gia đình vào quá trình giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh Thời gian qua, các trường THCS trên trên địa bànQuận 03 – TP.HCM đã thường xuyên quan tâm tổ chức tốt việc phối, kết hợpcác tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường trong quá trình giáo dục kỹnăng sống cho học sinh Các chủ thể quản lý đã làm tốt công tác xã hội hóagiáo dục, huy động được các ban ngành đoàn thể, các công ty, doanh nghiệp,các nhà hảo tâm trong địa phương, đặc biệt là vai trò của ban đại diện cha mẹhọc sinh các trường trên địa bàn cùng tham gia, đóng góp tích cực cho cáccông trình trường học xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp phục vụ công tácdạy và học, hỗ trợ kinh phí chăm lo đời sống tinh thần cho giáo viên, khenthưởng học sinh giỏi, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó,…
Trang 36Trong các dịp họp mặt tập thể phụ huynh học sinh, các nhà trường đềutiến hành phổ biến mục tiêu, yêu cầu, trao đổi về nội dung, yêu cầu giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh Trên cơ sở phân tích vai trò, tầm quan trọng của
kỹ năng sống, các trường chỉ rõ những tác động tích cực và tiêu cực của xãhội, gia đình trong quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đềnghị các gia đình tham gia thường xuyên và tích cực vào quá trình giáo dục
kỹ năng sống cho con em mình Các Nhà trường còn chỉ đạo các hình thứchoạt động của Hội Phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên…tăng cường tuyên truyền và phổ biến yêu cầu, nội dung giáo dục kỹ năng sống
để tạo được sự quan tâm, cộng tác đầy đủ của gia đình học sinh trong quátrình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Nhờ những cố gắng toàn diện và bền bỉ, những năm qua, sự phối hợpgiữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong tham gia quản lý quá trìnhgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03như: giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên, Đội thiếuniên tiền phong là khá tốt Các tổ chức quần chúng đã cùng với gia đình họcsinh tạo nên môi trường đồng bộ, tích cực ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả rènluyện kỹ năng sống của học sinh Khảo sát 150 cán bộ quản lý, giáo viên, cán
bộ đoàn và đại diện các tổ chức tại 04 trường THCS trên địa bàn Quận 3 về sựcần thiết phải phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong côngtác quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCStrên địa bàn Quận 03, kết quả cho thấy: 100% giáo viên chủ nhiệm có ý kiếnđồng ý; 96,7% ý kiến Hội cha mẹ học sinh đồng ý; Đoàn thanh niên, độithiếu niên tiền phong có 93,3% ý kiến nhất trí; 86,7% ý kiến khẳng định vaitrò cần thiết của các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường; 73,3 % ýkiến nhất trí vai trò phụ huynh học sinh ở gia đình; 60% ý kiến nhất trí về vaitrò đội ngũ giáo viên bộ môn; 56,7% ý kiến nhất trí về vai trò tập thể học sinhtrong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS (Số thứ tự từ 61 đến 67 ởPhụ lục 7)
Ba là, mục tiêu, nội dung, phương thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bước đầu thể hiện được sự linh hoạt, sinh động; điều kiện bảo đảm cho
Trang 37quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TPHCM đã có sự cải thiện đáng kể
-Những năm qua, các trường THCS trên địa bàn Quận 03 đã có nhiềuhình thức để thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Một sốhình thức đã được các nhà trường thực hiện nhiều như: lồng ghép giáo dục kỹnăng sống qua các môn học (chiếm tỉ lệ 96,7%); giáo dục kỹ năng sống quasinh hoạt lớp, Đoàn, Đội (chiếm tỉ lệ 86,7%); giáo dục kỹ năng sống qua việc
tổ chức cho học sinh đi tham quan dã ngoại (chiếm tỉ lệ 85,3%); giáo dục kỹnăng sống qua hoạt động văn hóa, văn nghệ (chiếm tỉ lệ 73,3%); giáo dục kỹnăng sống qua câu lạc bộ học tốt (chiếm tỉ lệ 66,7%) Ngoài ra còn một sốhình thức hoạt động giáo dục kỹ năng sống khác đã được thực hiện nhưngchưa thật phổ biến như: giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động xã hội từ thiện(chiếm tỉ lệ 49,3%), giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động thể dục thể thao(chiếm tỉ lệ 50%), (Số thứ tự từ 45 đến 54 Phụ lục 7) Qua quá trình tổ chứcgiáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bànQuận 03 – TP.HCM cho thấy, bản thân kỹ năng sống đã mang trong nó sựsinh động, linh hoạt, vì thế không thể chuyển tải hiệu quả kỹ năng sống bằngcác con đường, phương pháp giáo điều, kinh viện và sơ cứng, sự sinh độngcủa các hình thức giáo dục kỹ năng sống sẽ đem lại khả năng cuốn hút, sinhđộng cho nội dung giáo dục kỹ năng sống, tạo cho các em học sinh cảm hứngthích thú, tập trung để chất lượng quá trình giáo dục kỹ năng sống được nângcao Tại các trường THCS, quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chủyếu thông qua các hoạt động giảng dạy, học tập, sinh hoạt đoàn thể, đặc biệt,vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng Bên cạnh đó, các hìnhthức hoạt động tập thể như hội thi, cắm trại, diễn đàn theo chủ đề, hoạt độngĐoàn, Đội…là những môi trường giáo dục kỹ năng sống rất hiệu quả, các nhàtrường cần có sự chỉ đạo và đầu tư thích đáng, tạo ra các hình thức giáo dục
phong phú hơn để lôi cuốn, hấp dẫn học sinh tham gia
Bốn là, kết quả quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từng năm
có sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các trường THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM.
Trang 38Những năm qua các trường THCS trên địa bàn Quận 3 đã triển khai
thực hiện có hiệu quả chủ trương “dạy chữ đi đôi với dạy người”, xây dựng
trường học thân thiện… Môn học giáo dục công dân đã được quan tâm đúngmức, nội dung định hướng về cái đẹp, về văn hóa ứng xử, về tình bạn, tìnhthầy trò, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “chữ hiếu”, “lòng trắc ẩn”, “truyềnthống tương thân, tương ái”… luôn được lồng ghép vào các buổi chào cờ,sinh hoạt lớp, diễn đàn…và có hiệu quả thiết thực Giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh THCS đã góp phần giúp các em có kiến thức về đời sống tình cảmtrong tình bạn, tình yêu trong sáng, đúng mực; giáo dục cho các em tính tựgiác, dũng cảm, trung thực, tính khiêm tốn học hỏi biết nhận khuyết điểm đểtiến bộ và biết thẳng thắn phê bình và tự phê bình, giúp cho các em biết cáchđịnh hướng và xử lý tốt các tình huống xảy ra, biết hợp tác và chia sẽ với thầy
cô, các bạn những điều mà các em đã tiếp thu được từ bài học và cuộc sống
Đa số học sinh các trường THCS Quận 03 đều có nhận thức đúng đắn
và hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống đối với bản thânmình Các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sốngthông qua các hoạt động do nhà trường tổ chức để nhằm trang bị cho mìnhnhững kiến thức, sự hiểu biết và rèn luyện khả năng ứng xử, giao tiếp, raquyết định Khảo sát mức độ nhận thức và hiểu biết về kỹ năng sống của họcsinh trên địa bàn Quận 03, trong 300 học sinh được hỏi đã có 195 em cho làrất cần thiết, 82 em cho là cần thiết (chiếm tỉ lệ 92,3%), ( Số thứ tự 10 ở phụlục 7), điều đó chứng tỏ các em học sinh đã nhận thức được sự cần thiết củagiáo dục kỹ năng sống và mong muốn được hưởng nội dung giáo dục này đểtrang bị thêm cho mình những kỹ năng sống hoàn thiện nhân cách của mình
Học sinh THCS đã từng bước nhận diện được những biểu hiện và táchại của thiếu kỹ năng sống như: học sinh thường sống khép kín, có biểu hiệnngại giao tiếp; thiếu niềm tin trong quan hệ với mọi người, ngay cả với ngườithân, ngại tâm sự chuyện riêng tư, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược.Học sinh thiếu kỹ năng sống thường tỏ ra kém ý chí, không tự kiềm chế đượchành vi của mình, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ; dễ bi quan, giao động trước nhữngcông việc có khó khăn, phức tạp Đa số học sinh THCS trong trao đổi đã có
Trang 39thái độ và nhu cầu tích cực đối với giáo dục kỹ năng sống, do đó các em trởnên tích cực, tự giác hơn trong học hỏi, tiếp thu và tự tìm hiểu, nâng cao về kỹnăng sống của bản thân
Học sinh các trường THCS trên địa bàn Quận 3 những năm qua đã cónhiều chuyển biến tích cực cả về kết quả học tập cũng như kết quả rèn luyện,đạo đức, nhiều học sinh đã có nỗ lực khắc phục hoàn cảnh gia đình, điều kiệnsức khỏe của bản thân để vươn lên học giỏi, chăm ngoan Về chất lượng giáodục toàn diện của học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM (tỷ lệ %hạnh kiểm và học lực) đã đạt kết quả tốt hơn những năm học trước, trong nămhọc 2011- 2012 :
Về hạnh kiểm: Tốt: 60%, Khá: 35,3%, TB: 3,5%, Yếu:1,2% (phụ lục 6)
Về học lực: Giỏi: 15,5%, Khá: 55,5%, TB: 26%, Yếu: 3% (phụ lục 6)
Nguyên nhân ưu điểm
Cán bộ lãnh đạo các cấp và lãnh đạo các nhà trường THCS trên địa bànQuận 03 phát huy tốt vai trò chủ thể quản lý, quán triệt và thực hiện tốt cácchỉ thị, nghị quyết của cấp trên, làm tốt công tác quản lý quá trình giáo dục,nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho các giáoviên và cán bộ quản lý Chỉ đạo các ban chức năng nghiên cứu đề xuất, xâydựng các chương trình, kế hoạch giáo dục Tăng cường công tác kiểm tra,giám sát các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các nhà trường nhằm bảođảm thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định
Các chủ thể quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTHCS đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được các ban ngànhđoàn thể, các công ty, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong địa phương, đặcbiệt là vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh các trường trên địa bàn cùngtham gia, đóng góp tích cực cho các công trình trường học xây dựng cơ sở vậtchất, trường lớp phục vụ công tác dạy và học, hỗ trợ kinh phí chăm lo đờisống tinh thần cho giáo viên, khen thưởng học sinh giỏi, học bổng cho họcsinh nghèo vượt khó,…
Trang 40Các nhà trường đã quan tâm tổ chức học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ,phương pháp giảng dạy nâng cao trình độ, kiến thức về kỹ năng sống đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ đề ra; thường xuyên hoàn thiện mục tiêu, đổi mới nội dung,chương trình, phương pháp giảng dạy và tăng cường các điều kiện bảo đảmcho quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Khuyết điểm
Một là, một số cán bộ quản lý chưa nhận thức đúng đắn về vai trò quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống tại một số trường THCS trên địa bàn Quận 03
- TP.HCM còn nhiều bất cập.
Trên địa bàn Quận 03 hiện nay, nhiều Nhà trường mới chỉ chú trọng việcdạy chữ mà xem nhẹ việc giáo dục kỹ năng sống, một số ban giám hiệu nhàtrường còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức, nặng về giáo dục văn hoá, vì thế,trong chỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch thường chủ yếu quan tâm về chuyênmôn, khối lượng kiến thức quá nhiều, mà ít quan tâm đầu tư cho nội dung giáodục kỹ năng sống cho học sinh Qua khảo sát thực tế cho thấy 132 giáo viên chủnhiệm, giáo viên và cán bộ Đoàn (chiếm tỉ lệ 88%) cho rằng giáo dục kỹ năngsống vẫn còn là vấn đề mới mẻ trong chương trình giáo dục chung của các nhàtrường THCS trên địa bàn Quận 3, (Số thứ tự 18 ở phụ lục 7)
Do các nhà trường chưa quan tâm đúng mức tới giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh THCS, chưa giành thời gian, lực lượng thích đáng cho nội dunggiáo dục kỹ năng sống cho học sinh nên học sinh không có điều kiện, môitrường tiếp cận, học tập và phát triển kỹ năng sống của bản thân Trong 300học sinh được khảo sát, có 210 học sinh (chiếm tỉ lệ 70%) trả lời rằng: muốntham gia vào các gia hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng sống nhưngkhông có thời gian, (Số thứ tự 12 ở phụ lục 7) Khảo sát về việc thiết kế nộidung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, 87 giáo viên và cán bộ quản lý(chiếm 58%) cho rằng nội dung chưa thiết thực, chưa phù hợp với thực tếcuộc sống, “Số thứ tự 21 ở phụ lục 7) Trong khi có 100% ý kiến giáo viêncho rằng việc quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS làquan trọng và rất quan trọng, (Số thứ tự 33 ở phụ lục 7) nhưng mức độ thực