1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện than uyên tỉnh lai châu

112 163 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH CÔNG VƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGCHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚTRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THAN UYÊN TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH CÔNG VƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGCHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚTRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THAN UYÊN TỈNH LAI CHÂU

Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Th Kim Linh

THÁI NGUYÊN - 2018ị

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kếtquả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đinh Công Vương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nhận và triển khai nghiên cứu đề tài, hoànthành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầycô trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, PhòngĐào tạo, các thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biếtơn sâu sắc đến TS Hà Thị Kim Linh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trongthời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn và có thể áp dụng có hiệu quảtrong quá trình công tác.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Phòng giáo dục vàĐào tạo huyện Than Uyên, Ban giám hiệu các trường phổ thông dân tộc bán trútrung học cơ sở trên địa bàn huyện Than Uyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợicho tôi có được những thông tin bổ ích phục vụ quá trình nghiên cứu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu xong luận vănkhông tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong tiếp tục nhận được ý kiến gópý của các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018

Học viên

Đinh Công Vương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

35 Giả thuyết khoa học 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Ở nước ngoài 6

1.1.2 Ở Việt Nam 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản

111.2.1 Khái niệm quản lý 11

1.2.2 Kỹ năng sống 14

1.2.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống 16

1.2.4 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt độngdạy học 17

1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông quahoạt động dạy học 17

Trang 6

1.3.3 Mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 23

1.3.4 Con đường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 24

1.4 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường PTDT bán trú THCSthông qua hoạt động dạy học 25

1.4.1 Những kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh THCS 25

1.4.2 Ưu thế của giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học 26

1.5 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS 28

1.5.1 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 28

1.5.2 Nội dung quản lý hoạt động GD KNS 28

1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDKNS cho học sinhthông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS

331.6.1 Năng lực của cán bộ quản lý 33

1.6.2 Năng lực của đội ngũ giáo viên 34

1.6.3 Đặc điểm dân tộc, văn hóa, phong tục tập quán địa phương 34

Kết luận chương 1 36

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THAN UYÊN TỈNH LAI CHÂU

372.1 Khái quát về các trường PTDT bán trú THCS huyện Than Uyên, tỉnhLai Châu 37

2.2 Khái quát về mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát 41

2.2.1 Mục đích khảo sát 41

Trang 7

2.2.2 Nội dung khảo sát 41

Trang 8

sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường THCS 42

2.2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt độngdạy học 432.2.3 Thực trạng hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các

trường PTDT bán trú THCS 482.2.4 Những khó khăn của giáo viên trong giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh thông qua hoạt động dạy học 492.3 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua

hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu 512.3.1 Thực trạng lập kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

thông qua hoạt động dạy học 512.3.2 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 552.3.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 562.3.4 Thực trạng kiểm tra kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

thông qua hoạt động dạy học 582.4 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 61

Kết luận chương 2 63

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNGSỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ỞTRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠSỞ HUYỆN THAN UYÊN TỈNH LAI CHÂU 64

Trang 9

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 64

Trang 10

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 64

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 64

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 65

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 65

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 66

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu 66

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường PTDT bán trú THCS 66

3.2.2 Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học để giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh trường PTDTBT cấp THCS 68

3.2.3 Bồi dưỡng cho GV kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học để giáo dục KNScho HS trường PTDTBT THCS

703.2.4 Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học để giáo dụcKNS ở các trường PTDT bán trú THCS 72

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục KNS chohọc sinh trường PTDTBT THCS thông qua hoạt động dạy học 74

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 75

3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 77

3.4.1 Khảo nghiệm tính cần thiết 78

3.4.2 Khảo nghiệm tính khả thi 79

3.4.3 Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 80

Trang 11

7 HĐGDKNS Hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS 37Bảng 2.2 Đội ngũ CBQL trường THCS 39Bảng 2.3 Đội ngũ GV trường THCS 39Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của hoạt động giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 42Bảng 2.5 Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

thông qua hoạt động dạy học 44Bảng 2.6 Thực trạng các phương pháp dạy học được sử dụng để giáo dục

KNS cho học sinh ở các trường có học sinh bán trú cấp THCS 46

Bảng 2.7 Thực trạng về hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinhở các trường PTDT bán trú THCS 48Bảng 2.8 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 50Bảng 2.9 Thực trạng việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 52Bảng 2.10 Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 55Bảng 2.11 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 57Bảng 2.12 Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 59Bảng 2.13 Kết quả khảo sát mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến QL giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 61Bảng 3.1 Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của biện pháp quản

lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông quahoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS huyệnThan Uyên, tỉnh Lai Châu 78

Trang 13

Bảng 3.2 Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của biện pháp quảnlý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông quahoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS huyệnThan Uyên, tỉnh Lai Châu 79Bảng 3.3 Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trúTHCS huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu 80

Trang 14

Huyện Than Uyên, trong năm học 2017-2018 có 48 đơn vị trường học,cấp trung học cơ sở có 13 trường, trong đó có 4 trường phổ thông dân tộc trunghọc cơ sở với 39 lớp, 1228 học sinh Những năm gần đây giáo dục trung học cơsở huyện Than Uyên có nhiều đổi thay, chất lượng giáo dục từng bước đượcnâng cao, chế độ chính sách cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các xã đặcbiệt khó khăn được quan tâm Hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trútrung học cơ sở được đầu tư, phát triển đã góp phần nâng cao chất lượng giáodục chung của toàn huyện.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú là loại hình trường chuyên biệt mangtính chất phổ thông, dân tộc và bán trú, phần đông học sinh là người dân tộcthiểu số sinh hoạt, học tập tại trường đến cuối tuần về với gia đình Học sinhcủa các trường thường cư trú xa trường, điều kiện kinh tế gia đình có nhiều khókhăn; năng lực học và tự học, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạnchế Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT huyện Than Uyên đã có nhiềuchỉ đạo tăng cường hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua

Trang 15

hoạt động dạy học ở THCS đặc biệt học sinh ở các trường PTDT bán trú THCScủa huyện bước đầu đã thu được những kết quả nhất định Tuy nhiên công táctổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt độngdạy học ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Than Uyên tỉnh Lai Châutrong giai đoạn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cả về lý luận vàthực tiễn cần được tháo gỡ.

Do đặc thù của trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, phầnlớn học sinh là người dân tộc thiểu số; Những học sinh ở xa trường học tập vàsinh hoạt tại trường cuối tuần về với gia đình; Những học sinh ở gần trường thìđến trường học tập và hết giờ học trở về gia đình như những học sinh ở cáctrường THCS khác nên công tác tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở khá phức tạpvừa phải đáp ứng những yêu cầu chung của khối trường THCS vừa phải giáodục rèn luyện cho các em kỹ năng sống, sinh hoạt học tập tại trường như trườngPTDT nội trú Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinhthông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS thì công tácquản lý của Hiệu trưởng các trường PTDT bán trú THCS có vai trò đặc biệtquan trọng Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần quan trọng trong công tácduy trì số lượng và nâng cao chất lượng các trường PTDT bán trú THCS nóiriêng và chất lượng giáo dục THCS huyện Than Uyên nói chung.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn “Quản lý hoạt động giáo dục kỹnăng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường Phổthông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu” làm

đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt độnggiáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trườngPhổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu, đề

Trang 16

xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thôngqua hoạt động dạy học ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sởgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châutrong giai đoạn hiện nay.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trútrung học cơ sở.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động dạyhọc ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Than Uyêntỉnh Lai Châu.

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Giới hạn về khách thể nghiên cứu: 20 CBQL, 25 tổ trưởng chuyên

môn, 80 giáo viên các trường PTDT bán trú THCS và các trường THCS có họcsinh ở bán trú.

- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Việc khảo sát thực trạng quản lý giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học được tiến hành ở04 trường Phổ thông dân tộc bán trú (Trường: PTDTBT THCS xã Tà Mung,PTDTBT THCS xã Ta Gia, PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On, PTDTBTTHCS xã Tà Hừa) và 04 trường có học sinh bán trú (THCS xã Phúc Than,THCS xã Mường Cang, THCS số 2 xã Khoen On, TH&THCS xã Pha Mu),thuộc huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạyhọc cho học sinh ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện ThanUyên, tỉnh Lai Châu trong thời gian qua đã được quan tâm đầu tư nhưng chấtlượng còn chưa cao Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhữngnguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý

Trang 17

phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đặc điểm tâm lý của học sinhdân tộc bán trú thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năngsống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học cho học sinh ở các trường Phổthông dân tộc bán trú THCS huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở ý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năngsống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường Phổ thông dân tộcbán trú trung học cơ sở.

6.2 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trunghọc cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

6.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trunghọc cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản, chỉ thị, nghịquyết của Đảng và Nhà nước có liên quan đến quản lý giáo dục, giáo dục kỹnăng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trườngphổ thông dân tộc bán trú THCS để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đây là phương pháp nghiên

cứu chính của đề tài Phương pháp được sử dụng nhằm mục đích khảo sát thựctrạng giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện ThanUyên, tỉnh Lai Châu.

7.2.2 Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức hoạt động giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh của giáo viên và công tác quản lý của hiệu trưởngđối

Trang 18

với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS nhằm thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, trò chuyện với các Hiệu

trưởng, Phó Hiệu trưởng, cán bộ đoàn thể, giáo viên, đại diện Hội Cha mẹ họcsinh, một số học sinh đại diện các khối lớp để thu thập những thông tin cầnthiết xoay quanh vấn đề nghiên cứu.

7.2.4 Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà

quản lý về việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyệnThan Uyên, tỉnh Lai Châu.

7.3 Nhóm phương pháp toán thống kê

Sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứuthực trạng và khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn được trình bày trong ba chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường Phổ thông dân tộc bántrú trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trunghọc cơ sở huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trunghọc cơ sở huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.

Trang 19

việc giáo dục phải bao hàm các nội dung: "Trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ”

và đã có những sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như, ngoài việc học ởlớp và ở nhà, còn có các buổi thăm quan xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc vớicác nhà văn, các nghệ sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ởnông thôn một ngày" (dẫn theo [22]).

Đến thế kỉ XX, A.S.Macarenko (1888-1939), nhà sư phạm nổi tiếng của

Nga đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục ngoài giờ học: "Tôi kiên trì

nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trongcác vấn đề giảng dậy, lại càng không thể để cho các quá trình giáo dục chỉthực hiện trên lớp học mà đáng ra phải trên mỗi mét vuông của đất nước chúngta… Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằngcông tác giáo dục chỉ tiến hành trên lớp Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộcuộc sống của trẻ" [1].

Thực tiễn công tác của mình A.S.Macarenko đã tổ chức các hoạt độngngoại khóa, câu lạc bộ học sinh ở trại M.Gorki và công xã F.E.Dzerjinskinhư: Tổ đồng ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ, xưởng tự do, tổ thử nghiệmkhoa học tự nhiên, tổ vật lí hóa học, thể thao… Việc phân phối các em vàocác tổ ngoại khóa, câu lạc bộ được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện,các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải có kỉ luật trongquá trình hoạt động [2].

Trang 20

Trong những năm 60 - 70, Liên xô đang trên con đường xây dựng Chủnghĩa xã hội, việc giáo dục con người phát triển toàn diện được Đảng cộng sảnvà nhà nước quan tâm Các nghiên cứu về lí luận giáo dục nói chung và cáchoạt động ngoài giờ học nói riêng được đẩy mạnh Trong cuốn: “Giáo dục học”của tác giả T.A.lina (tập 3) đã đề cập tới khái niệm, nội dung và hình thức cơbản của các hoạt động ngoài giờ học Tác giả đã trình bày sự thống nhất củacông tác giáo dục trong và ngoài chương trình, nội dung và hình thức tổ chứchoạt động, vị trí của người hiệu trưởng trong việc chỉ đạo các hoạt động giáodục và các tổ chức trong nhà trường.

Năm 1996 Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỉ XXI của Đại hộiđồng giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) do JaccqueDelor làm chủ tịch đã đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò quan trọng củagiáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại Báocáo này nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn”, đồng thời đưa ra một tầm

nhìn về giáo dục cho thế kỉ XXI dựa trên 4 trụ cột: Học để biết (Learning to

know); Học để làm (Learning to do); Học để cùng chung sống (Learning to livetogether); Học để tự khẳng định mình (Learning to be) Bốn trụ cột này là một

cách tiếp cận kĩ năng sống dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa các nhóm kĩ năng

nhận thức, kĩ năng thực tiễn, kĩ năng xã hội và kĩ năng cá nhân [5]; [10].

Dự án “Improving Students: Teaching Improvisation toHigh School

Students to Increase Creative and Critical Thinking” (Giảng dạy ứng xử chohọc sinh để tăng cường tư duy sáng tạo và khả năng phê bình) của tác giả Beth

D Slazak (2013) Đây là dự án được triển khai bởi Trung tâm nghiên cứu sángtạo quốc tế (International Center for Studies in Creativity) Dự án tập trung vàoviệc dạy học sinh những kỹ năng mang tính ngẫu hứng nhằm nâng cao kỹ năngtư duy sáng tạo và tầm quan trọng của những suy nghĩ tích cực cho học sinh.Nội dung trình bày các công cụ để thực hiện đào tạo các kỹ năng sáng tạo giảiquyết vấn đề, các quy tắc và khái niệm của các hoạt động trải nghiệm ngẫu

Trang 21

hứng và kỹ năng tư duy tình cảm Các dự án đã hoàn thành bao gồm các kếhoạch bài học, một bảng tính, một đoạn video hỗ trợ học sinh và các nhà giáodục trong giảng dạy các kỹ năng này.

Hội nghị Giáo dục Thế giới được họp tại Dakar (Tháng 4/2014) đã thôngqua kế hoạch hành động giáo dục cho mọi người - gọi tắt là Dakar, bao gồm 6

mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 nêu rõ: “Đảm bảo nhu cầu học tập cho tất cả các

thế hệ trẻ và người lớn được đáp ứng thông qua bình đẳng tiếp cận với cácchương trình học tập và chương trình kỹ năng sống thích hợp” [12].

Như vậy, nghiên cứu giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường là xu thếchung của nhiều nước trên thế giới Các công trình nghiên cứu nêu trên đãkhẳng định giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là xu hướng tất yếu của giáodục, đồng thời chỉ ra các thành phần cơ bản của quá trình hình thành kỹ năngsống cho học sinh và những công cụ tương ứng để thực hiện quá trình này.

1.1.2 Ở Việt Nam

Thuật ngữ kĩ năng sống được người Việt Nam bắt đầu biết đến từ

chương trình của UNICEF (1996) “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe

và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”

[9] Thông qua quá trình thực hiện chương trình này, nội dung của khái niệm kĩnăng sống và giáo dục kĩ năng sống ngày càng được mở rộng.

Trong giai đoạn đầu tiên, khái niệm kĩ năng sống được giới thiệu trongchương trình này chỉ bao gồm những kỹ năng sống cốt lõi như: kĩ năng tự nhậnthức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năngkiên định và kĩ năng đạt mục tiêu Ở giai đoạn này, chương trình chỉ tập trungvào các chủ đề giáo dục sức khỏe của thanh thiếu niên Giai đoạn 2 của chươngtrình mang tên “Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống” Trong giai đoạnnày nội dung của khái niệm kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống đã đượcphát triển sâu sắc hơn.

Trang 22

Cùng với việc triển khai chương trình nếu trên, vấn đề kĩ năng sống vàgiáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được quan tâm nghiên cứu Nhữngnghiên cứu về các vấn đề trên ở giai đoạn này có xu hướng xác định những kĩnăng cần thiết ở các lĩnh vực hoạt động mà thanh thiếu niên tham gia và đề xuấtcác biện pháp để hình thành những kĩ năng này cho thanh thiếu niên (trong đócó học sinh THPT) Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu cho hướng nghiêncứu này là: Cẩm nang tổng hợp kĩ năng hoạt động thanh thiếu niên, của tác giảPhạm Văn Nhân (2002) [18]; Kĩ năng thanh niên tình nguyện, tác giả TrầnThời (1998) [21].

Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệthống về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam là tác giả NguyễnThanh Bình Với một loạt các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộvà giáo trình, tài liệu tham khảo [6], [7] tác giả Nguyễn Thanh Bình đã gópphần đáng kể vào việc tạo ra những hướng nghiên cứu về kĩ năng sống và giáodục kĩ năng sống ở Việt Nam Nghiên cứu về KNS và giáo dục KNS ở VIệtNam được thực hiện đã xác định những vấn đề lí luận cốt lõi về kĩ năng sốngvà giáo dục kĩ năng sống.

Trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trườngphổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT), tại khoản 1, khoản 3 Điều 26 xácđịnh: Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạtđộng ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trítuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tínhnăng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bịcho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Chỉ thị số: 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phátđộng phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,“Rèn luyện KNS cho học sinh:

Trang 23

- Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống,thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.

- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chốngtai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.

- Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừabạo lực và các tệ nạn xã hội” [3].

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoávề khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòngchống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướngnghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năngkhiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dụcmôi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặcđiểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh [4].

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác về KNS như: Tác

giả Phan Thanh Vân “Giáo dục KNS cho học sinh THPT qua hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp”, luận án tiến sỹ chuyên ngành lý luận và lịch sử giáo

dục (2010); Tác giả Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Thị Hồng Hạnh nghiên cứugiáo dục kỹ năng sống qua cách tiếp cận môn học chiếm ưu thế và đề xuất đượchệ thống các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học khu vựcmiền núi phía Bắc (đề tài cấp Bộ B2009 - TN 09-14) [21], Tác giả Nguyễn

Trường Nguyên “QL hoạt động GD KNS thông qua hoạt động GD ngoài giờ

lên lớp ở các trường THCS trong bối cảnh hiện nay” chuyên ngành QLGD

trường ĐHQG Hà Nội; Tác giả Ngô Thị Bình Yên “QL hoạt động GD KNS

cho HS dân tộc thiểu số ở trường THPT Chi Lăng - H Chi Lăng - T LạngSơn” chuyên ngành QLGD trường ĐHQG Hà Nội; Tác giả Hà Quang Đỉnh

“Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT huyện Đại Từ, tỉnh

Thái Nguyên”, luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục (2014)…

Trang 24

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là một hiện tượng xã hội được xuất hiện từ rất sớm, đúng như

C.Mác đã nói: “Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà

tiến hành trên một quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sựchỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chungphát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động củanhững khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điềukhiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [14, tr 24].

Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng quản lý trở thành một trong 3nhân tố của sự phát triển xã hội: tri thức, sức lao động và trình độ quản lý Quảnlý là sự tổ chức, điều hành, kết hợp vận dụng tri thức với việc sử dụng sức laođộng để phát triển sản xuất xã hội Việc kết hợp đó tốt thì xã hội phát triển,ngược lại kết hợp không tốt thì xã hội sẽ trì trệ, sự phát triển sẽ bị chậm lại.

Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan điểm khác nhau về quảnlý, theo những cách tiếp cận khác nhau.

Có thể điểm qua một vài quan điểm của các nhà nghiên cứu như sau:- Pall Hersey và Ken Blanc Hard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực”

thì xem xét “Quản lý như là một quá trình làm việc cùng và thông qua các cá

nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích củatổ chức” [19, tr 52].

Theo Harol Koontz trong tác phẩm “Những vấn đề cốt lõi của quản lý”

đã được dịch ra tiếng Việt Nam của nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội

năm 1992 thì: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp

những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức” 11.

Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin: “Quản lý xã hội một cách

khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ haynhững hệ thống xã hội Trên cơ sở vận dụng đúng đắn những quy luật và xu

Trang 25

hướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và pháttriển tối ưu theo mục đích đặt ra” Theo C.Mác: “Quản lý là loại lao động sẽđiều khiển mọi quá trình lao động phát triển xã hội” 14 Theo F.W.Taylor

-người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động trong tổng bộ phận của nó, nêu rahệ thống tổ chức lao động nhằm khai thác tối đa thời gian lao động, sử dụnghợp lý nhất công cụ và phương tiện lao động nhằm tăng năng suất lao động.Ông cho rằng: Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm vàlàm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất.

Theo tác giả Hà Sỹ Hồ thì: “Quản lý là một quá trình hoạt động có

định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể dựa trên cácthông tin về tình trạng của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triểntới mục đích đã định”

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động (khách thể quản lý)nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”

Với cách hiểu quản lý là quản lý tổ chức của con người, hoạt động củacon người thì có thể định nghĩa: Quản lý là quá trình tiến hành những hoạt độngkhai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủthể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gâyảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quảcần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và phát triển của tổ chức trong một môitrường biến động.

Từ những quan niệm trên chúng tôi thấy, ở những góc độ khác nhau cónhiều quan niệm khác nhau về quản lý, quan niệm này phụ thuộc vào cái nhìnchủ quan và tính mục đích hoạt động của hệ thống Nhưng chúng ta có thể hiểu

Trang 26

một cách khái quát là: Quản lý một đơn vị (cơ sở sản xuất, cơ quan, trường học,xí nghiệp…) với tư cách là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác

Trang 27

động vào hệ thống, vào trong thành tố của hệ thống bằng phương pháp thíchhợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra Tuy có các cách tiếp nhận khác nhau nhưngtrong quá trình nghiên cứu tác giả thấy khái niệm quản lý bao hàm một số ýnghĩa chung đó là:

- Quản lý là các hoạt động để đảm bảo mục đích chung là hoàn thànhcông việc qua nỗ lực của các cá thể trong tổ chức Đối tượng tác động của quảnlý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh như một cơ thể sống gồm nhiều yếu tốliên kết hữu cơ theo một quy luật nhất định tồn tại trong thời gian, không giancụ thể.

- Quản lý là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo bằng những quyết địnhđúng quy luật, hợp thời điểm và có hiệu quả của quản lý nhưng cũng phải tuântheo những nguyên tắc nhất định hướng đến mục tiêu đó là đảm bảo sự phốihợp chặt chẽ và ăn ý những nỗ lực của các cá thể nhằm đạt được mục đíchchung của tổ chức hay nói cách khác là nguyên tắc đảm bảo phát huy cao độnăng lực của các cá nhân trong tổ chức để đạt được mục đích chung.

- Hệ thống quản lý bao giờ cũng gồm 2 phân hệ là: Chủ thể quản lý vàkhách thể quản lý (người quản lý và người bị quản lý) Tác động quản lý là tácđộng có định hướng, có tổ chức mang tính tổng hợp bao gồm nhiều giải phápkhác nhau thông qua cơ chế quản lý để sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn lựcsẵn có của tổ chức trong điều kiện nhất định nhằm đảm bảo cho hệ thống ổnđịnh phát triển và đạt được mục tiêu đã định.

- Mục tiêu cuối của quản lý là chất lượng sản phẩm vì lợi ích phục vụcon người Người quản lý tựu trung lại là nghiên cứu khoa học nghệ thuật giảiquyết các mối quan hệ giữa con người với nhau vô cùng phức tạp không chỉgiữa chủ thể và khách thể trong hệ thống mà còn trong mối quan hệ tương tácvới các hệ thống khác nhằm hướng đến mục tiêu chung của tổ chức mình.

Như vậy, bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển laođộng Đó là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thểquản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đặt

Trang 28

ra trong điều kiện biến động của môi trường Xã hội ngày càng phát triển cácloại hình lao động ngày càng phong phú, phức tạp, tinh vi thì hoạt động quản lýcàng có vai trò quan trọng và quyết định để tổ chức hướng tới đích bằng conđường ngắn nhất, hiệu quả nhất Với bản chất là một khoa học và nghệ thuậttrong việc điều khiển và phối hợp sự nỗ lực của con người vì mục tiêu chung.Trong xã hội hiện đại, tính khoa học và nghệ thuật của quản lý được đề cao.

Vì vậy chúng tôi quan niệm: “Quản lý là sự tác động có ý thức, có tổchức, có hướng đích của chủ thể quản lý để lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiểnđối tượng quản lý thực hiện nhằm đạt mục tiêu đã đề ra”.

1.2.2 Kỹ năng sống

Kỹ năng sống (life skills) là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhằm vàomọi lứa tuổi trong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đờisống xã hội Ngay những năm đầu thập kỷ 90, các tổ chức Liên Hiệp Quốc(LHQ) như WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ Nhi đồngLHQ), UNESCO (Tổ chức Văn hóa, khoa học và Giáo dục của LHQ) đã chungsức xây dựng chương trình giáo dục Kỹ năng sống cho thanh thiếu niên Tuynhiên, cho đến nay, khái niệm này vẫn nằm trong tình trạng chưa có một địnhnghĩa rõ ràng và đầy đủ.

Theo WHO (1993): Kĩ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, là khả năngứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh vềmặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác vớingười khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh Năng lực tâm lý xã hộicó vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thểchất, tinh thần và xã hội Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lựctâm lý xã hội này [23].

Theo UNICEF (UNICEF Thái Lan, 1995): Kĩ năng sống là khả năngphân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích cách ứng xử và khả năngtránh được các tình huống Các kĩ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch

Trang 29

kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tintưởng” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất vàmang tính chất xây dựng [25].

UNESCO (2003) quan niệm: Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thựchiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày Đó là khảnăng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tíchcực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và nhữngthách thức trong cuộc sống hàng ngày [24].

Từ các quan niệm về KNS nêu trên, có thể rút ra nhận xét:

- Có nhiều cách biểu đạt khái niệm kĩ năng sống với quan niệm rộng hẹpkhác nhau tùy theo cách tiếp cận vấn đề Khái niệm KNS được hiểu theo nghĩahẹp chỉ bao gồm những năng lực tâm lý xã hội (TLXH) Theo nghĩa rộng, KNSkhông chỉ bao gồm năng lực tâm lý xã hội mà còn bao gồm cả những kĩ năngtâm vận động.

- Mặc dù cách biểu đạt khái niệm KNS có khác nhau (việc xác định nộihàm của khái niệm nông, sâu khác nhau dẫn đến phạm vi phản ánh của kháiniệm rộng, hẹp khác nhau) nhưng điểm thống nhất trong các quan niệm vềKNS là: khẳng định KNS thuộc về phạm trù năng lực (hiểu kĩ năng theo nghĩarộng) chứ không thuộc phạm trù kĩ thuật của hành động, hành vi (hiểu kĩ năngtheo nghĩa hẹp).

- Do tính chất phức tạp của KNS nên trong thực tế, các tài liệu về kĩ năngsống đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động từ học tập để chuẩn bị vào nghề, cáchhọc ngoại ngữ, kỹ năng làm cha mẹ đến tổ chức trại hè Tuy nhiên cần phânbiệt giữa những kỹ năng để sống còn (livelihood skills, survival skills) như họcchữ, học nghề, làm toán, tới bơi lội, với khái niệm KNS đã được đề cập ởcác định nghĩa nêu trên.

Từ sự phân tích các quan niệm ở trên chúng tôi hiểu: KNS là năng lựccủa cá nhân tham gia vào các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, giải quyếtcó hiệu quả các vấn đề, các tình huống của cuộc sống hàng ngày.

Trang 30

1.2.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Khái niệm giáo dục cũng được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau ởcấp độ xã hội và cấp độ nhà trường [15] Ở cấp độ nhà trường, khái niệm giáodục chỉ quá trình giáo dục tổng thể (dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp) đượcthực hiện thông qua các hoạt động giáo dục Hoạt động giáo dục là những hoạtđộng do các cơ sở giáo dục (trường học và các cơ sở khác) tổ chức thực hiệntheo kế hoạch, chương tình giáo dục, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm vềchúng Trong các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học là nền tảng và chủ đạokhông chỉ trong các môn học, mà ở tất cả các hoạt động giáo dục khác trongnhà trường Nó là hoạt động giáo dục cơ bản nhất, có vị trí nền tảng và chứcnăng chủ đạo trong hệ thống các hoạt động giáo dục Hoạt động giáo dục đượctổ chức có định hướng về mặt giá trị nhằm tạo ra những môi trường hoạt độngvà giao tiếp có định hướng của người học Khi tham gia các hoạt động giáodục, người học tiến hành các hoạt động của mình theo những nguyên tắc chung,những mục tiêu chung, những chuẩn mực giá trị chung và những biện phápchung, nhờ vậy họ được giáo dục theo những tiêu chí chung (tuy hoạt động củamỗi người luôn diễn ra ở cấp độ cá nhân).

Kĩ năng sống được hình thành thông qua quá trình xây dựng những hànhvi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúpngười học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp Do vậy, kỹnăng sống phải được hình thành cho học sinh thông qua con đường đặc trưng -hoạt động giáo dục Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản làsự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằnggiữa kiến thức, thái độ, hành vi [25].

Từ sự phân tích trên chúng tôi hiểu rằng: Hoạt động giáo dục KNS là quá

trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp học sinh cónhững kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mựctrong các mối quan hệ xã hội.

Trang 31

1.2.4 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt độngdạy học

Từ các khái niệm về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống thì hoạt

động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học đượchiểu là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển nhữngthói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tìnhhuống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiệnnhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giátrị sống Dạy học là một quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của người giáo

viên nhằm giúp học sinh tự tổ chức hoạt động nhận thức hình thành tri thức, kỹnăng, thái độ thực hiện có hiệu quả mục đích, nhiệm vụ dạy học đề ra Thôngqua hoạt động dạy học có thể tiến hành các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục toàndiện nhân cách học sinh trong đó có việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dụckỹ năng sống.

Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học là một quá trìnhđược tiến hành bằng việc thực hiện lồng ghép mục tiêu, nội dung giáo dục kỹnăng sống với nội dung dạy học môn học và vận dụng phối hợp các phươngpháp dạy học tích cực, giúp học sinh hình thành hành vi mới hoặc thay đổihành vi thói quen theo chiều hướng tích cực và thực hiện có hiệu quả mục tiêu,nhiệm vụ dạy học đề ra.

Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thứckhoa học cơ bản và có hệ thống, còn phải luôn luôn mang lại hiệu quả giáo dụcnhân cách, kỹ năng sống cho các em đó chính là hình thành cho học sinh ý thứcvà niềm tin, thái độ ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày,hành vi và các kỹ năng hoạt động, các giá trị sống cơ bản cho học sinh.

1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạtđộng dạy học

Quản lý GDKNS là quá trình tác động của chủ thể quản lý (CBQL) đếngiáo viên và học sinh được tiến hành theo chương trình kế hoạch, nhằm đạt

Trang 32

mục tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện Quản lý giáo dục kỹ năng sốngtrong trường THCS cũng không tách rời các chức năng của quản lý, quản lýnhà trường và quản lý giáo dục Nó là một hoạt động nhằm tiến hành khai thác,lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của nhà quản lý, củatập thể sư phạm, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo kếhoạch chủ động và chương trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức hay tạo rahiệu quả giáo dục cần thiết.

Như vậy có thể hiểu: Quản lí hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường

được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướngđích của chủ thể quản lý nhằm tập hợp mọi nỗ lực của tập thể giáo viên, huyđộng và phối hợp sức lực, trí tuệ của các lực lượng xã hội khác vào mọi mặthoạt động giáo dục KNS trong nhà trường.

Mục tiêu của quản lý giáo dục KNS cho học sinh THCS là nhằm nângcao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp học sinh sống thành công, hiệu quảtrong cuộc sống tương lai.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được tiến hànhtrong mối quan hệ mật thiết với quản lý giáo dục toàn diện nhân cách học sinh,quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động giáo dục khác.

Như vậy, khái niệm quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thông

qua hoạt động dạy học được hiểu là quá trình tác động có mục đích, có kế

hoạch của Hiệu trưởng nhằm tác động tới quá trình giáo dục KNS cho học sinhvà các lực lượng tham gia vào quá trình đó, đặc biệt là giáo viên, học sinh vàmối quan hệ qua lại giữa họ thông qua quá trình dạy học để vận hành có hiệuquả mối quan hệ tương tác giữa các thành tố cấu trúc trong quá trình giáo dụcKNS cho học sinh, hướng tới giúp người học hình thành hành vi thói quen phùhợp hoặc thay đổi hành vi thói quen theo hướng tích cực để sống an toàn, khỏemạnh, thành công, hiệu quả.

Trang 33

1.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường PTDT

bán trú THCS

1.3.1 Vài nét về trường PTDTBT THCS

Trường PTDTBT là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập chocon em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tạivùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồnđào tạo cán bộ cho các vùng này Trường PTDTBT có số lượng học sinh bántrú theo quy định.

Học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần,do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trườngphổ thông và các nhiệm vụ sau:

- Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinhbán trú.

- Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

- Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao vàtổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.

Trường PTDTBT ngoài tổ chức hoạt động dạy và học theo quy định tạiĐiều lệ trường phổ thông Hoạt động dạy và học phải phù hợp với đặc điểmtâm, sinh lý học sinh dân tộc còn tổ chức hoạt động giáo dục, lao động, văn hóathể thao và tổ chức nuôi dưỡng như sau:

- Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, kỹ năng sống, giữ gìn vệsinh, bảo vệ môi trường cho học sinh.

- Giáo dục lao động của trường PTDTBT bao gồm: lao động công ích vàlao động sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh.

- Hoạt động văn hóa, thể thao bao gồm: sinh hoạt văn nghệ, thể dục thểthao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa khác nhằm góp phần bảotồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, xoá bỏ các tập tục lạc hậu.

Trang 34

- Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú đảm bảo vệ sinh, an toànthực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú.

1.3.2 Đặc điểm môi trường sống và tâm lý của học sinh THCS người dân tộcthiểu số

Đặc trưng tâm lý dân tộc là những sắc thái dân tộc độc đáo thể hiện trongcách suy nghĩ, cách hành động của một cộng đồng dân cư Những nét tâm lý xãhội, những thói quen sống, kinh nghiệm sản xuất, truyền thống văn hóa đượchình thành dưới ảnh hưởng những điều kiện sống trải dài theo dòng lịch sử vàđược thể hiện trong nếp sống văn hoá và sinh hoạt của các dân tộc.

Mỗi dân tộc có một đặc điểm tâm lý riêng, mang tính chất xã hội - lịchsử, do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình giáo dục đối vớiHS các DTTS là lưu giữ, bảo tồn, làm phát triển những giá trị văn hóa tốt đẹpcủa các dân tộc và đồng thời khắc phục những hạn chế, nhằm phát triển conngười, đáp ứng trước những đòi hỏi của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Hiện nay nền kinh tế thị trường tuy đã khởi sắc ít nhiều ở miền núi, songmới chỉ tập trung ở những vùng đất màu mỡ, các thị trấn, thị xã, ven đườngquốc lộ kinh tế miền núi nói chung vẫn mang tính chất tự cung tự cấp, quảngcanh trên nương rẫy, thu nhập thấp, nạn đói vẫn là nỗi lo của nhiều đồng bàoDTTS, chất lượng cuộc sống của nhiều DTTS vẫn còn ở mức rất thấp.

Do vậy nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh DTTS là mộtnhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục ở miền núi Học sinh DTTS cónhững đặc trưng tâm lý sau đây:

* Về nhận thức

Học sinh các dân tộc thiểu số còn gặp những khó khăn nhất định về ngônngữ phổ thông, phát âm không chuẩn xác, diễn đạt chưa lưu loát Khả năngnhận thức chậm, dễ thừa nhận những điều người khác nói, ít đi sâu tìm hiểunguyên nhân, ý nghĩa, diễn biến hoặc hệ quả của sự việc, hiện tượng Khả năngđộc lập tư duy, óc phân tích còn hạn chế, thường suy nghĩ một chiều, thoả mãn

Trang 35

với cái gì đã có sẵn, ít tìm tòi, ngại đổi mới Thiếu mềm dẻo trong tư duy, ít cókhả năng thay đổi phương pháp suy nghĩ và hành động cho phù hợp với hoàncảnh mới, đôi khi tư duy còn máy móc rập khuôn Năng lực phân tích tổnghợp, khái quát hoá ở học sinh dân tộc còn hạn chế, thiếu tính toàn diện Họcsinh DTTS thường hay nhầm lẫn giữa thuộc tính bản chất và thuộc tính khôngbản chất của sự vật, hiện tượng Học sinh DTTS thường tư duy theo sự vật,hình ảnh cụ thể gần gũi với đời sống, không biết lật lại vấn đề, không biết pháthiện các sai sót của bạn hoặc không dám đưa ra những thắc mắc, ngại đi sâuvào những vấn đề phức tạp [13].

* Về học tập

Ý chí rèn luyện, tính kiên trì trong học tập của học sinh DTTS chưa cao.Việc học chưa được coi trọng vì thiếu động cơ thúc đẩy, chưa biết chuyển hoánhiệm vụ học tập của nhà trường thành các yêu cầu của bản thân, hoặc cóchuyển hóa nhưng diễn ra chậm chạp Nhiều học sinh ngại suy nghĩ nên kết quảhọc tập còn thấp Học sinh dân tộc thiểu số từ nhỏ sống ở miền núi trong mộtkhông gian rộng, đối tượng tri giác là các sự vật, hiện tượng thiên nhiên, do vậynhận thức cảm tính của các em phát triển khá tốt Quá trình tri giác thường gắnvới hành động trực tiếp như sờ mó, nắm, nếm, ngửi, gắn với màu sắc của sựvật, nên tạo ra xúc cảm riêng Quá trình chú ý thường hướng đến sự vật đốitượng gần, trạng thái chú không bền Có những biểu hiện của chú ý hình thức,trong lớp phải tuân theo kỷ luật học tập, ngồi ngay ngắn nhưng lại không tậptrung tư tưởng [13].

* Về nếp sống, sinh hoạt và thói quen:

Học sinh dân tộc thiểu số sống ở miền núi, phụ thuộc nhiều vào thiênnhiên, nên tính chất cộng đồng rất mạnh mẽ Gia đình, dòng họ sống khép kín,đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm lý của học sinh, các em như ngại đi xa,sẵn sàng bỏ học vì những lý do, điều kiện khách quan Chưa xác định rõ độngcơ học tập, học đến đâu hay đến đó, dễ nản lòng… sự hiểu biết về xã hội còn ít.

Trang 36

Lối sống tự do, phóng khoáng, không thích gò bó Học sinh DTTS hăng hái,nhiệt tình, thích được khen, muốn chiếm được uy tín trước bạn bè, thầy, côgiáo Thích được vui chơi tập thể, thích hoạt động ngoại khoá, giao lưu xã hội,văn nghệ, thể thao thích lao động chân tay hơn lao động trí óc, thích sống tựdo phóng khoáng Trong giao tiếp bạn bè các em vẫn thường xuyên sử dụngtiếng dân tộc Khi nói chuyện với người lớn tuổi, cũng như với bạn ít sử dụngchủ ngữ, hay nói trống không, chưa biết cách thưa, gửi [13].

* Về tình cảm

Học sinh các dân tộc có tinh thần đoàn kết, đặc biệt với những ngườicùng một dân tộc hoặc với những người cùng là dân tộc thiểu số Họ gắn bóvới bản làng, yêu quê hương, gia đình, người thân, bạn bè Có lòng vị tha đốivới cộng đồng, sẵn sàng đem lợi ích, năng lực cá nhân để phục vụ cộng đồng.Học sinh dễ hình thành niềm tin đối với cá nhân có uy tín hoặc giữ vai trò thủlĩnh, dễ làm theo số đông, theo người thủ lĩnh mà chưa suy nghĩ kỹ Cuộcsống chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng song biểu hiện tình cảm rất thầmkín, ít bộc lộ Học sinh DTTS hiếu khách, tôn trọng người lạ nhưng dễ phảnứng tiêu cực khi bị đối xử không công bằng Hồn nhiên, giản dị, chất phác,thật thà, trung thực với mọi người và mong muốn có quan hệ chân thành,muốn được tôn trọng trong mọi trường hợp Học sinh dân tộc thiểu số có tínhtự trọng cao, nhưng đôi khi bảo thủ, tự ti, mặc cảm mình yếu kém không thểhọc giỏi được Khó thích nghi với hoàn cảnh mới, môi trường mới, ít hoàmình với đời sống tập thể nhưng có trách nhiệm với công việc được giao Họcsinh luôn coi tình cảm bạn bè là thiêng liêng, được tạo lập bởi sự tương đồngvề tính tình, phong tục, tập quán nên phát triển bền vững, họ muốn giải quyếtmọi xung đột bằng tình cảm [13].

Như vậy, cùng với những đặc điểm tâm lý chung của HS cấp THCS, họcsinh DTTS còn có những nét riêng về tâm lý, đòi hỏi CBQL, GV ở các nhàtrường THCS miền núi sẽ phải có các biện pháp giáo dục phù hợp.

Trang 37

1.3.3 Mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

1.3.3.1 Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh ở trường PTDTBT THCS

- Học sinh hiểu được sự cần thiết của các kỹ năng sống giúp cho ban thâncó thể sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được ác nguy cơ gây ảnh hưởng xấuđến sự phát triển thể chất, tinh thân và đạo đức của các em; hiểu tác hại củanhững hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống cần loại bỏ.

- Có kỹ năng làm chủ bản thân, biết xử lí linh hoạt trong các tình huốnggiáo tiếp hàng ngày thể hiện lối sống có đạo đức, có văn hóa, có kỹ năng tự bảovệ mình trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống ántoàn và lành mạnh của bản thân; rèn luyện lối sống có trách nhiệm với bảnthân, bạn bè, gia đình và cộng đồng.

- Học sinh có nhu cầu rèn luyện kỹ năng sống trong cuộc sống hàng ngày;ưu thích lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếulành mạnh; tích cực, tự tin tham gia vào các hoạt động để rèn luyện kỹ năngsống và thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình.

1.3.3.2 Nội dung giáo dục KNS cho học sinh ở trường PTDT bán trú THCS

Chỉ thị số 40/2008/CT - BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởngBGD&ĐT xác định ba nội dung rèn luyện KNS cho HS:

“Rèn luyện KN ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thóiquen và KN làm việc, sinh hoạt theo nhóm.

Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, KN phòng chống tai nạngiao thông, đuối nước và các tai nạn khác.

Rèn luyện KN ứng xử văn hoá, chung sống thân thiện, phòng ngừa bạolực và tệ nạn xã hội.”

Theo UNESCO các kỹ năng cần GD cho học sinh bao gồm: Học để biết,học để làm, học để tồn tại, học để chung sống.

Theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xãhội và kỹ năng cá nhân với 10 kỹ năng cụ thê như: tự nhận thức, tư duy sáng

Trang 38

tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tìnhhuống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán,cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.

Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của HS Trung học cơ sở, một số kỹnăng sống cần giáo dục cho học sinh ở các trường PTDT bán trú THCS baogồm những nội dung sau:

- Kỹ năng nhận thức- Kỹ năng giáo tiếp

- Kỹ năng lắng nghe tích cực- Kỹ năng xác định giá trị- Kỹ năng kiên định- Kỹ năng ra quyết định- Kỹ năng hợp tác

- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ- Kỹ năng thể hiện sự tự tin- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông

- Kỹ năng sống tự lập trong môi trường bán trú tại trường.

1.3.4 Con đường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Trong thực tiễn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS có nhiều hìnhthức, phương pháp giáo dục, mỗi hình thức, phương pháp giáo dục có ưu điểmvà hạn chế của nó, để tiến hành hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh như mục tiêu đề ra cần phối hợp đồng bộ tất cả các hình thức và biệnpháp giáo dục, bao gồm:

- Giáo dục thông qua hoạt động dạy học các môn học, đặc biệt thông quamôn học xã hội, có thể dạy tiến hành lồng ghép hoặc dạy học tích hợp, điều đóphụ thuộc vào thực tế kế hoạch giảng dạy và công tác giảng dạy của giáo viên.Với hình thức này, thông qua giảng dạy các môn học, GV hình thành cho HS

Trang 39

những KNS cần thiết như: kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng đưa ra ý kiến chiasẻ trong nhóm

- Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa Đây là một hìnhthức giáo dục mở, học sinh có thể chủ động thông qua đó tích cực tiếp thu kiếnthức và vận dụng vào thực tiễn Các hoạt động ngoại khóa của nhà trường baogồm nhiều hoạt động được Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên, Hộicha mẹ học sinh …phối hợp thực hiện Các hoạt động này khá đa dạng phongphú như: các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hội trại hè; các hoạt động thămquan du lịch; văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao…v.v Tất cả các hoạt độngnày đều giúp phát triển các KNS cần thiết cho các em học sinh.

- Giáo dục KNS thông qua tự giáo dục: Thông qua quá trình học tập, sinhhoạt và tự rèn luyện ở các trường bán trú, HS biến những tri thức, kinh nghiệmthành kỹ năng sống riêng cho bản thân Để thực hiện được điều nà, đòi hỏi phảicó sự tích cực, chủ động, tự giác của mỗi cá nhân học sinh; sự quan tâm, đônđốc, kiểm tra của các CBQL và GV tại các trường PTDT bán trú THCS.

1.4 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường PTDT bán trú THCSthông qua hoạt động dạy học

1.4.1 Những kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh THCS

Nội dung giáo dục kỹ năng sống phải căn cứ vào đặc điểm của đối tượnggiáo dục (học sinh) Nhóm đối tượng học sinh THCS người DTTS có đặc điểmchung là còn thiếu và yếu về kỹ năng sống Các em thường nhút nhát, khôngmạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể, giao tiếp hạn chế, kỹ năng hợp tác,kỹ năng quyết đoán hay kiềm chế - giải quyết mâu thuẫn lại càng hạn chế hơn

Vì vậy, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS ngườiDTTS được xác định bao gồm các nhóm kỹ năng cơ bản như sau:

- Nhóm kỹ năng hợp tác:

Đó là những hành vi giúp người khác, chia sẻ tài liệu, tuân thủ cam kếthoặc cùng chung sức hoàn thành một công việc, cùng phối hợp hành độngtrong một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung.

Trang 40

- Nhóm kỹ năng quyết đoán, tự khẳng định:

Đó là những hành vi chủ động đề nghị người khác cung cấp thông tin, tựgiới thiệu về mình, kiên định khi bị người khác gây sức ép, bảo vệ một cáchtích cực chủ kiến, quan điểm của mình trước mọi người.

- Nhóm kỹ năng đồng cảm:

Đó là sự quan tâm, trân trọng tình cảm, ý kiến của người khác, mongmuốn được chia sẻ với họ, đồng thời thấu hiểu những khó khăn riêng và biếtcách chia sẻ tâm tư, tình cảm với người khác.

- Nhóm kỹ năng kiềm chế, tự kiểm soát:

Đó là hành vi biết kiềm chế trong các tình huống xung đột, biết cáchkiềm chế xúc cảm hoặc biết tự làm chủ tình cảm của mình, không để nhữngnhu cầu, mong muốn, hoàn cảnh hoặc người khác chi phối [Nguyễn Công

Khanh (2005), Xúc cảm, tình cảm và các kỹ năng xã hội ở học sinh THPT, Tạp

chí Tâm lý học số 6 (75), tr.41-47].

Giáo dục trung học cơ sở chú trọng giáo dục các kĩ năng sống cơ bản chohọc sinh như: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử, nănglực tự học suốt đời; định hướng để học sinh học để biết, học để làm, học đểchung sống và học để tự khẳng định.

Với các bậc học trên, việc giáo dục kĩ năng sống được thực hiện chủ yếuthông qua chương trình các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trườngcùng với một số chương trình dự án do nước ngoài tài trợ Ví dụ: với trung họccơ sở, những môn học được khai thác nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinhlà: môn Giáo dục công dân, môn công nghệ.

1.4.2 Ưu thế của giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đặc biệt học sinh ở các trườngPTDT bán trú THCS là hoạt động thường xuyên, liên tục, đ ược thực hiện cảtrong hoạt động giảng dạy, học tập các môn học cơ bản trên lớp cũng như tổchức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động sinh hoạt và học tập bán trútại trường.

Ngày đăng: 15/03/2019, 10:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.S.Macarenko (1984), Giáo dục người công dân, NXB giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục người công dân
Tác giả: A.S.Macarenko
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội
Năm: 1984
2. A.S.Macarenko (1984), Tuyển tập các tác phẩm sư phạm tập 1, NXB giáo 3. Đặng Quốc Bảo (2004), Vấn đề quản lí từ một số góc nhìn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các tác phẩm sư phạm tập 1, "NXB giáo3. Đặng Quốc Bảo (2004), "Vấn đề quản lí từ một số góc nhìn
Tác giả: A.S.Macarenko (1984), Tuyển tập các tác phẩm sư phạm tập 1, NXB giáo 3. Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB giáo3. Đặng Quốc Bảo (2004)
Năm: 2004
4. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn (2003), Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam, Viện chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sốngở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn
Năm: 2003
5. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo dục kĩ năng sống, Giáo trình dành cho sinh viên Cao đẳng sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2007
6. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo dục kỹ năng sống, Giáo trình dành cho sinh viên Cao đẳng sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo d"ụ"c k"ỹ "n"ă"ng s"ố"ng
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2007
7. Nguyễn Thanh Bình (2008), Xây dựng và thực nghiệm một số chủ đề giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho học sinh Trung học phổ thông, Đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số B 2007-17-57, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây d"ự"ng và th"ự"c nghi"ệ"m m"ộ"t s"ố "ch"ủ đề "giáod"ụ"c k"ỹ "n"ă"ng s"ố"ng c"ơ "b"ả"n cho h"ọ"c sinh Trung h"ọ"c ph"ổ "thông
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2008
8. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2010
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp 10, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài li"ệ"u ho"ạ"t "độ"ng giáo d"ụ"c ngoài gi"ờ"i lênl"ớ"p 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
10. Lê Minh Châu (2003), UNICEF Việt Nam và giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên, Báo cáo tại Hội thảo “Chất lượng giáo dục kĩ năng sống”từ 23-25/102003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: UNICEF Việt Nam và giáo dục kĩ năng sống chothanh thiếu niên, "Báo cáo tại Hội thảo “Chất lượng giáo dục kĩ năng sống
Tác giả: Lê Minh Châu
Năm: 2003
11. Harold.Koontz, Cyril odonell vaf Heiz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt lõi của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốtlõi của quản lý
Tác giả: Harold.Koontz, Cyril odonell vaf Heiz Weihrich
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1992
12. Hà Sỹ Hồ (1995), Những bài giảng về quản lý trường học, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về quản lý trường học
Tác giả: Hà Sỹ Hồ
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 1995
13. Nguyễn Đình Hùng (2014), Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sỹ QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống chohọc sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Đình Hùng
Năm: 2014
14. K.Marx (1960), Tư bản, Quyển I, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư bản
Tác giả: K.Marx
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1960
15. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy (2000), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo d"ụ"c h"ọ"c "đạ"i c"ươ"ng
Tác giả: Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2000
17. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1990
18. Phạm Văn Nhân (1999), Cẩm nang tổng hợp kĩ năng hoạt động thanh thiếu niên, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C"ẩ"m nang t"ổ"ng h"ợ"p k"ĩ "n"ă"ng ho"ạ"t "độ"ng thanhthi"ế"u niên
Tác giả: Phạm Văn Nhân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
19. Pall Hersey và Ken Blanc Hard (1995), Quản lý nguồn nhân lực, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nguồn nhân lực
Tác giả: Pall Hersey và Ken Blanc Hard
Nhà XB: NXBChính trị Quốc gia
Năm: 1995
20. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Viện Quản lý giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lýgiáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
21. Trần Thời (1998), Kĩ năng thanh niên tình nguyện, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: K"ĩ "n"ă"ng thanh niên tình nguy"ệ"n
Tác giả: Trần Thời
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1998
22. Trần Trọng Thủy (2006), Sinh lý học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học trẻ em
Tác giả: Trần Trọng Thủy
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.Tiếng Anh
Năm: 2006

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w