CHƯƠNG 1 TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬNHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRÙNG LẶP VÀ TÁI SINH HÌNH TƯỢNG Hình tượng là những hình ảnh về cuộc sống, con người mà người nghệ sĩsáng tạo, thể hiện tro
Trang 1MỤC LỤC
5 Đóng góp của khóa luận 6
CHƯƠNG 1 10
TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ 10
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRÙNG LẶP VÀ TÁI SINH HÌNH TƯỢNG 10
1.3.Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không- thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử 23
1.3.2 Không - thời gian vũ trụ 27
32
CHƯƠNG 2 33
TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ 33
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT, 33
SỰ PHA TRỘN THỂ LOẠI, KÍ ỨC NGÔN NGỮ 33
VÀ SỰ TÁI SINH CỦA CÁC TỪ/CỤM TỪ CỐ ĐỊNH 33
2.1 Tính liên văn bản thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ thủ pháp nghệ thuật 33
2.1.1 Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ bút pháp tượng trưng 33
2.1.2 Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ bút pháp siêu thực 38
2.2 Sự pha trộn các thể loại trong thơ Hàn Mạc Tử 42
2.2.1 Làm mới các thể thơ truyền thống 42
2.2.2 Sự pha trộn giữa thơ và nhạc trong thơ Hàn Mạc Tử 43
2.2.2.1 Sự gặp gỡ giữa thơ và nhạc 43
2.2.2.2 Sự pha trộn giữa thơ và nhạc trong thơ Hàn Mạc Tử 45
2.3 Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ kí ức ngôn ngữ và sự tái sinh của các từ/cụm từ cố định 50
2.3.1 Từ/cụm từ bóng nguyệt 51
2.3.2 Từ/cụm từ vũng máu 53
54
CHƯƠNG 3 55
TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ 55
TỪ GÓC ĐỘ BIỂU TƯỢNG VÀ DẪN DỤ VĂN BẢN 55
QUAN NIỆM TÔN GIÁO 55
Trang 23.1 Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử từ góc nhìn biểu tượng 55
3.1.1 Biểu tượng như là mạng lưới tiền văn bản 55
3.1.2 Biểu tượng nắng 56
3.1.3 Biểu tượng gió 59
3.1.4 Biểu tượng má 62
3.2 Dẫn dụ văn bản và quan niệm tôn giáo trong thơ Hàn Mạc Tử 64
3.2.1 Dẫn dụ Kinh thánh trong thơ Hàn Mạc Tử 64
3.2.2 Dẫn dụ ngôn ngữ, quan niệm Phật giáo trong thơ Hàn Mạc Tử 69
C PHẦN KẾT LUẬN 72
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Tính liên văn bản/liên văn bản (Intertxtuality/Intertext) là một kháiniệm lí luận hiện đại xuất hiện ở phương Tây cuối những năm 1960 và trởthành lý thuyết quan trọng của nghiên cứu văn học những thập kỉ cuối thế kỉ
XX đầu thế kỉ XXI Nó được khởi nguồn từ M.Bakhtin và chính thức đượcJ.Kristeva đặt ra và phát triển Liên văn bản nhanh chóng được nhà giải cấutrúc xiển dương, hình thành phương pháp tiếp cận liên văn bản trong phê bìnhnghiên cứu văn học Sự xuất hiện của lý thuyết liên văn bản đã mở ra nhữngkhả năng khai thác tác phẩm văn học mới, thực sự thú vị Với lí thuyết này,tác phẩm được đặt trong những mối liên hệ có tính tương tác với những vănbản khác để làm bật nổi những ẩn số nằm sâu trong đó Có thể nói việc pháthiện ra liên văn bản đã tạo nên một cuộc cách mạng trong nghiên cứu tácphẩm văn học, làm thay đổi một cách đầy thuyết phục các quan niệm truyềnthống về văn chương
1.2 Hàn Mạc Tử (1912- 1940) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơmới Mặc dù ra đi ở độ tuổi 28 nhưng tên tuổi của anh đã in đậm trên thi đàndân tộc Chế Lan Viên - một người bạn, một nhà thơ cùng thời khi đánh giá về
Hàn Mạc Tử đã cho rằng: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia tan biến đi và còn lại của cái thời kì này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mạc Tử” Còn như nhận xét của Kiều Văn:
“Hơn nửa thế kỷ qua, không thể đếm xuể những con người thuộc mọi tầng lớp, mọi trình độ, đã nghiêng mình kính cẩn trước anh linh Hàn Mạc Tử, không thể đong được những dòng lệ mà người đời đã nhỏ xuống khóc người thi sĩ tài hoa bạc mệnh ấy” Khi đánh giá về thơ Hàn Mạc Tử, Vương Trí Nhàn đã viết: “Trước mắt chúng ta có một giọng thơ độc đáo không chia sẻ
âm hưởng với ai hết Thơ Hàn Mạc Tử đại diện cho một khuynh hướng thơ độc đáo, với nhiều tìm tòi táo bạo” Những nhận định trên đây cho thấy lòng
Trang 4yêu mến, sự đồng cảm của công chúng đối với con người và thơ ca Hàn Mạc
Tử Mặt khác, nó cũng cho ta thấy được sự độc đáo trong các sáng tác thơ HànMạc Tử mà những tác phẩm đó được đánh giá là “có một không hai” tronglàng thơ Việt Nam
Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình, những cuộc hội thảo nghiêncứu, phê bình thơ Hàn Mạc Tử Tuy nhiên, trong phạm vi khảo sát tư liệusách, báo, tạp chí cho đến Bài tập lớn, Tiểu luận, Khóa luận ở trường Đại học
Sư phạm tôi chưa thấy công trình nào nghiên cứu sâu tác phẩm này dưới gócnhìn liên văn bản Việc nghiên cứu thơ Hàn Mạc Tử từ góc nhìn liên văn bản
là một hướng giải mã mới, phù hợp với xu thế nghiên cứu văn học hậu hiênđại, là một phương thức tiếp cận tác phẩm đầy tiềm năng và thích ứng với mọi
văn bản nghệ thuật Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử.
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu lý thuyết liên văn bản
Liên văn bản là một lý thuyết được giới nghiên cứu phê bình phươngTây rất quan tâm và không còn xa lạ gì với họ Đây là thuật ngữ do nhà lýluận hậu cấu trúc người Pháp gốc Bungari, Julia Kristeva đề xuất và xuất hiệnchính thức vào năm 1967 Đã có hàng loạt công trình chính thức xác lập cho
nó vị trí quan trọng trong hệ thống các lý thuyết nghiên cứu văn học như:
Palimpsestes: la litérature au second desgré (1982) của Gérand Genette, Intertextuality - The New critical Idiom (2000) của Graham Allen, Intertextuality in Faulkner của Gresset, Intertextuality: Theories and Praticies ( 1900) do Michael Wrton và Judith Still biên tập; Intertextuality: Debates and Context của Mary Orr (2004); Michael Riffaterre với tác phẩm La Production du texte, Seuil, 1979; Tiphaine Samoyault với tác phẩm L’Intertextualite: Memoire de la literature,… đã khẳng định chổ đứng của lý
thuyết này trong hệ thống các lý thuyết nghiên cứu văn học
Trang 5Ở Việt Nam, người đầu tiên giới thiệu và thể nghiệm đọc thơ theo quan
niệm liên văn bản của Riffaterre là Hoàng Trinh (Từ kí hiệu học đến thi pháp học) Tiếp theo đó các công trình dịch thuật, giới thiệu và phân tích các quan
niệm lí thuyết liên văn bản của các nhà nghiên cứu nước ngoài ở Việt Nam
như: Liên văn bản - sự xuất hiên khái niệm về lịch sử và lí thuyết của vấn đề của tiến sĩ.L.P.Rjanskaya do Ngân Xuyên dịch; Intertextuality của Graham
Allen do Nguyễn Văn Thuấn dịch; Các công trình của Nguyễn Văn Thuấn:
Liên văn bản: từ MiKhail Bakhtin đến Julia kristeva; Dẫn luận lí thuyết liên văn bản, Chương I của đề tài: Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dưới góc nhìn liên văn bản…, đặc biệt là luận án tiến sĩ có tên Liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp.
Về sách báo, tạp chí có đề cập đến lý thuyết liên văn bản: tác giả Dương
Thị Ánh Tuyết trong cuốn Tự sự học (phần2) do Trần Đình Sử chủ biên có bài viết Tính liên văn bản trong tiểu thuyết Mark Twain; Cuốn Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lý thuyết do Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân,
Nguyễn Thị Hoài Thanh tập hợp và biên soạn cũng có bài viết về lý thuyếtnày Đối với chúng tôi, những công trình trên rất có ý nghĩa trong việc cungcấp một bộ khung lí thuyết cần thiết và đúng đắn để chúng tôi triển khai đề tàinày một cách hợp lí
Về tư liệu mạng chúng tôi khảo sát có những bài viết đáng chú ý Tiến sĩ
Phan Huy Dũng có bài Đàn ghi ta của Lor-car của Thanh Thảo dưới góc nhìn liên văn bản (Tạp chí nghiên cứu văn hoc số 12, 2008); Mục Văn bản và liên văn bản (trong Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học của Nguyễn Hưng Quốc); Bài Khoảng trống văn chương và tiếp cận liên văn bản của Nguyễn
Nam đăng trên Tạp chí văn học tháng 4 năm 2004, … Ngoài ra còn có các
công trình khóa luận của trường ĐHSP Huế, ví dụ: Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh nhìn từ lí thuyết liên văn bản (Phạm Thị Thanh Hoa), Liên văn bản trong tiểu thuyết Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương (Hà Thị Lan Hương), Tên của đóa hồng của Umberto từ góc nhìn liên văn bản (Lê Thị
Trang 6Bích Thủy),…Có thể khẳng định, việc giới thiệu, nghiên cứu lí thuyết và vậndụng tiếp cận liên văn bản cho đến nay đã đạt những thành tựu nhất định, gópphần vào đổi mới nghiên cứu phê bình văn học ở nước ta
2.2 Về thơ Hàn Mạc Tử
Về thơ Hàn Mạc Tử, từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên
cứu: Hàn Mạc Tử về tác giả và tác phẩm NXB GD, 2003, Phan Cư Đệ tuyển chọn; Đôi nét về thi pháp Hàn Mạc Tử của Phan Cư Đệ [6, tr.27]; Hàn Mạc
Tử - Một hồn thơ lạ mà rất quen Hà Minh Đức [6, tr.217]; Hàn Mạc Tử một
tư duy thơ độc đáo - Đỗ Lai Thúy [26, tr.217]; Hàn Mạc Tử: trăng và Đào Trường Phúc [6, tr.507]; Đặc trưng của hồn thơ Hàn Mạc Tử - Phùng Quý Nhâm [6, tr.524], Hàn Mạc Tử- một hiện tượng độc đáo của thi ca Việt Nam thế kỉ XX - Bích Thu [6, tr.528]; Đôi điều suy nghĩ về đề tài trăng trong thơ Hàn Mạc Tử - Nguyễn Toàn Thắng [4, tr.580]; Hàn Mạc Tử- sự tích hợp
thơ-kì lạ - Mã Giang Lân [6, tr.307]; Nỗi khắc khoải siêu hình trong thơ Hàn Mạc
Tử - Nguyễn Xuân Hoàng [6, tr.348]; Kinh nghiệm thơ và hành trình tinh thần của Hàn Mạc Tử - Võ Long Tệ [6, tr.377]; Khí chất người miền Trung
và nhà thơ Hàn Mạc Tử - Lại Nguyên Ân [6, tr.543]; Thơ Điên - Hàn Mạc Tử
- thi học của cái tột cùng - Chu Văn Sơn [6, tr.553]; Một số dấu hiệu ảnh hưởng thơ Pháp trong thơ Hàn Mạc Tử - Đào Trọng Thức [6, tr.573]; Cõi mộng - cõi ảo trong quan niệm của Hàn Mạc Tử về thi ca - Cao Xuân Thử [6, tr.596]; Con mắt tâm linh văn hóa phương Đông trong thơ Hàn Mạc Tử - Đoàn Thị Đặng Hương[6, tr.670]; Ảnh hưởng của đạo Phật trong thơ Hàn Mạc Tử - Quách Tấn; Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mạc Tử
và Huy Cận - Nguyễn Thị Yến; Nhịp điệu trong thơ Mới (khảo sát qua thơ Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên) - Hồ Hạnh Ngọc; Hàn Mạc Tử và nhóm thơ Bình Định 1932-1945- Nguyễn Toàn Thắng, Đặc điểm thơ Hàn Mạc Tử từ góc nhìn tín hiệu thẩm mỹ - Lưu Văn Din,…Trong phạm
vi Trường ĐHSP Huế có đề tài Một vài bình diện thi pháp thơ Hàn Mạc Tử, khóa luận tốt nghiệp năm 2009 của Nguyễn Thị Minh, Tiểu luận Nghệ thuật hình tượng hóa âm thanh trong thơ Hàn Mạc Tử của Nguyễn Thị Hằng,…
Trang 7Ngoài ra, từ các trang wed mạng Internet, chúng tôi đã đọc được khánhiều bài viết giới thiệu, nghiên cứu về tác giả Hàn Mạc Tử cũng như tácphẩm thơ của anh Tuy nhiên hầu như các công trình đều tập trung nghiên cứuthơ Hàn Mạc Tử ở phương diện thi pháp và nội dung chứ không có công trìnhnào chính thức tìm hiểu tác phẩm này dưới góc nhìn liên văn bản.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là: tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Các tác phẩm thơ của Hàn Mạc Tử, cụ
thể là: Tập thơ Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Đau thương, Xuân như ý, một số bài thơ trong tập Cẩm châu duyên, tập thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng.
Mặc dù vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn mở rộng phạm vi sosánh, đối chiếu với các tác phẩm văn học khác như: thơ ca dân gian, thơ catrung đại và thơ ca hiện đại (Thơ Mới), thơ ca tượng trưng, siêu thực Pháp
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Xem xét toàn bộ thi ca của Hàn Mặc
Tử trong bối cảnh văn học – văn hóa Việt Nam như một hệ thống, ở đó cácyếu tố, bộ phận có mối liên hệ tác động qua lại mật thiết
Phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại: So sánh để thấy sự tương
đồng và khác biệt giữa Hàn Mặc Tử với các thi gia đồng thời và khác thờinhằm làm rõ những độc đáo về tài năng và nghệ thuật thơ của Hàn Mặc Tử
Phương pháp tiếp cận liên văn bản: Xem xét hệ thống hình tượng, thủ
pháp, ngôn ngữ, biểu tượng, ý nghĩa…trong thơ Hàn Mạc Tử từ góc độ quan
hệ trùng lặp, tái sinh, dẫn dụ, trầm tích các văn bản văn hóa và các vết tíchliên văn bản khác
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác phân tích và tổng hợp,thống kê…trong quá trình thực hiện đề tài
Trang 85 Đóng góp của khóa luận
Qua cách tiếp cận liên văn bản giúp người đọc nắm bắt được tư duy nghệ
thuật, phong cách nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử từ các góc độ hình tượng, bútpháp nghệ thuật, ngôn ngữ, thể loại, phương cách dẫn dụ các văn bản tôn giáo,văn hóa Nói cách khác, thông qua việc tiếp cận liên văn bản thơ Hàn Mạc Tửgiúp ta thấy được nội dung tư tưởng xuyên suốt hành trình thơ của anh trongdòng chảy thi ca dân tộc và nhân loại…Đề tài góp phần khẳng định tài năngcủa Hàn Mạc Tử - một tư duy thơ và phong cách nghệ thuật độc đáo - mộtNgười thơ tiêu biểu trong làng thơ Việt Nam
6 Cấu trúc của khóa luận
Đề tài được cấu trúc thành 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận Phần nộidung gồm 3chương:
Chương 1: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ trùnglặp và tái sinh hình tượng
Chương 2: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ thủpháp nghệ thuật, sự pha trộn thể loại, kí ức ngôn ngữ và sự tái sinh của cáccụm từ cố định
Chương 3: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử từ góc độ biểu tượng
và dẫn dụ văn bản, dẫn dụ thuật ngữ, quan niệm tôn giáo
Trang 9B NỘI DUNG GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM LIÊN VĂN BẢN
Liên văn bản (Intertext/ Intertextuality) là một trong những thuật ngữ
mới, được sử dụng khá nhiều, khá phức tạp và ít nhiều có tính chất thờithượng trong nghiên cứu văn học những năm vừa qua
Thuật ngữ tính liên văn bản (intertextuality) xuất hiện đầu tiên trong bài viết Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết (Word, Dialogue and Novel) của Julia
Kristeva Trong bài báo này, Kristeva đã đặt ra thuật ngữ tính liên văn bản đểthay thế cho quan niệm về tính đối thoại/ tính liên chủ thể (subjectivity/intersubjectivity) của Bakhtin Quan điểm về liên văn bản của Julia Kristevanhanh chóng được sự đồng tình của nhiều lí thuyết gia lớn như: A.J Greimas,
R Barthes, M.Foucault, G.Genette, … Họ đã tiếp nhận và phát triển quanđiểm của Kristeva, khai triển khái niệm liên văn bản theo nhiều chiều hướngkhác nhau
Khái niệm liên văn bản được hiểu như là thuộc tính bản thể của mọi vănbản, nghĩa là có sự xóa nhòa ranh giới giữa các văn bản của các tác giả khácnhau, giữa các văn bản thuộc các thể loại và loại hình khác nhau Các văn bảnluôn qua lại tác động với nhau tạo thành một mạng lưới các mối liên hệ.Chúng không bao giờ tồn tại một cách cô lập, tự trị mà là sản phẩm của vô sốnhững mã, những diễn ngôn và văn bản trước đó được chồng xếp, kết nối,chuyển hoán, tương tác Bất cứ văn bản nào cũng có tiềm năng trở thành chấtliệu của một văn bản khác ra đời sau đó Nói như Julia Kristeva: “Bất kì vănbản nào cũng được cấu trúc như bức khảm trích dẫn; bất kì văn bản nào cũng
là sự hấp thụ và biến đổi các văn bản khác” Còn như Barthes, mỗi văn bảnđều là một liên văn bản, mỗi văn bản là “một tấm lụa được dệt từ vô số trungtâm văn hóa khác nhau”, “một không gian đa chiều kích” mà ý nghĩa là không
thể tính đếm” Bakhtin trong công trình nghiên cứu Vấn đề nội dung, chất liệu
và hình thức cũng đã chỉ ra rằng: “Những từ mà chúng ta dùng ngày hôm nay
Trang 10đều chứa đựng tiếng nói của những người khác”, “Bất kì lời nói nào cũngnhằm để được đáp lại và không thể tránh khỏi ảnh hưởng sâu xa của lời đáp
dự kiến sẽ có” “Theo Bakhtin, không phát ngôn nào tồn tại một mình, cô lậpnhư một ốc đảo, mọi lời văn “dường như sống ở biên giới giữa văn cảnh củamình với văn cảnh người” Với tư cách là một kiểu lời nói, tác phẩm văn họctất yếu có quan hệ đối thoại với những tác phẩm khác ra đời trước đó và mờigọi sự đối thoại ở những tác phẩm ra đời sau nó Ông cũng cho rằng: “không
có vật thể nào vô danh, cũng không có từ nào không được sử dụng rồi”, không
từ nào còn “trinh nguyên” khi lần đầu tiên được vang lên, được gán nghĩa.Mỗi từ ngữ, mỗi lời nói đều có quá khứ, kí ức, sức ỳ, vết tích riêng được tạonên bởi những từ ngữ và lời nói khác, bởi những cách dùng trước đó” [dẫn
theo Nguyễn Văn Thuấn, Dẫn luận lí thuyết liên văn bản] Như vậy, liên văn
bản là sự tương tác giữa các văn bản với nhau, một văn bản được dẫn dụ từnhiều ý tưởng của văn bản trước đó Trong một khung cảnh văn bản có nhiềuthông tin được vay mượn “từ những tiền văn bản”, ở đó chúng tự “đối thoại’
và “đáp ứng” lẫn nhau Mối quan hệ liên văn bản của các văn bản nằm trongmạng lưới từ cấp độ vi mô đến vĩ mô: kí ức ngôn ngữ, sự biến tấu và tái sinhcác thủ pháp, mô-tip, hình tượng, sự mô phỏng, giễu nhại, nhại, vay mượn,trích dẫn, chuyển thể, chuyển dịch, biến đổi, ảnh hưởng, đọc sai, ám chỉ, đạovăn, pha trộn thể loại, …
Đồng thời, khi đặt ra tính liên văn bản, các nhà lí luận cũng đã lần lượttuyên cáo “cái chết của chủ thể/ tác giả” Barthes chỉ ra rằng, khi tác giả đượcđẩy lên địa vị “Thượng đế”, nó trở nên có tầm quan trọng đặc biệt, được hưởngvinh quang của người sáng tạo và ngược lại dễ thành nạn nhân, bị quy chụp, kết
án bởi độc giả và nhà phê bình Theo Barthes, việc gán cho văn bản tên tác giả
là “áp đặt cho văn bản ấy một giới hạn, là trang bị cho văn bản một ý nghĩa saucùng, là khép lại sự viết” Ông chống lại vai trò Thượng đế của tác giả và chorằng trong các văn bản hiện đại tác giả vắng mặt “Tác giả chẳng qua chỉ là chủthể của hành động viết”, hệt như “tôi” chẳng qua là kẻ thốt lên “tôi”
Trang 11“Một khi Tác giả - Thượng đế (Author- God) đã chết, văn bản trở thànhmột không gian đa chiều kích, trong đó: “nhiều lối viết khác nhau cùng hòatrộn và đụng độ, không lối viết nào hoàn toàn mới mẻ”, “văn bản được làmnên từ nhiều lối viết, xuất phát từ nhiều nền tảng văn hóa khác biệt; được đưavào đối thoại với nhau, phản kháng nhau” [Dẫn theo Nguyễn Văn Thuấn] Nóitheo Barthes, “văn bản tất yếu mang tính đa bội” (plurality) Và khi “tác giả
đã chết”, vai trò của độc giả được nâng lên, anh ta chính là người “làm nên sựviết” và trở thành “một người không có lịch sử, không có tiểu sử, không cótâm lý” Khi đặt văn bản trong mạng lưới liên văn bản thì tùy vào năng lựccủa bản thân mà mỗi độc giả sẽ có những cách hiểu khác nhau về các tácphẩm mà anh ta tiếp xúc Văn bản phụ thuộc vào chính vai trò tiếp nhận củađộc giả hơn là phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả
Sự ra đời của khái niệm liên văn bản đã làm thay đổi nội hàm khái niệmvăn bản Liên văn bản là một bảo đảm cho sự tồn tại của văn bản, phải đặt vănbản trong mối tương tác liên văn bản nếu muốn hiểu sâu sắc văn bản đó Như vậy, liên văn bản là một trong những lí thuyết quan trọng củanghiên cứu văn học Ở trên, tôi chỉ nói sơ lược đến khái niệm với mục đích
vận dụng để nghiên cứu đề tài: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử.
Trang 12CHƯƠNG 1 TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRÙNG LẶP VÀ TÁI SINH HÌNH TƯỢNG
Hình tượng là những hình ảnh về cuộc sống, con người mà người nghệ sĩsáng tạo, thể hiện trong tác phẩm của mình thông qua liên tưởng, tưởng tượng
để thể hiện tư tưởng tình cảm hay khái quát xã hội
Nói đến thơ ca là nói đến cái tôi cá nhân, nói đến cái riêng độc đáokhông lặp lại Mỗi người nghệ sĩ là một thế giới đặc biệt tạo nên phong cách
cá nhân Ai cũng mong muốn, nỗ lực hết mình để sáng tạo ra những “đứa continh thần” đúng nghĩa Và thực sự thì những nhà văn, nhà thơ chân chính luôn
cố gắng thực hiện điều đó, lẽ đương nhiên Hàn Mạc Tử cũng không là mộtngoại lệ Tuy nhiên, với cách tiếp cận liên văn bản, các nhà nghiên cứu cho
rằng không thể nói về tính độc sáng tuyệt đối, bởi vì mọi sáng tạo của nhà thơ
đều trong quan hệ, liên hệ với những sáng tạo thi ca, với những quan niệm đãtồn tại trong triết học, tôn giáo và văn hóa Bởi lẽ đó, R.Barthes cho rằng,trong bối cảnh ngày nay, “mọi thứ đều ngờ ngợ như đã được đọc/được viết ởđâu đó rồi” Trước đó, các nhà Hình thức luận Nga cũng viết: “Hình tượng hầunhư vẫn cố định; từ thế kỉ này sang thế kỉ khác, từ miền này sang miền khác, từnhà thơ này sang nhà thơ khác, các hình tượng này vẫn thế, không thay đổi Cáchình tượng vừa “không của ai cả”, vừa là của “thần thánh” Bạn càng biết rõ thờiđại mình, thì càng thấy rõ rằng những hình tượng mà bạn coi là của một nhà thơnào đó tạo ra, thật ra anh ta mượn từ những nhà thơ khác và chúng hầu như
không thay đổi” [dẫn theo Nguyễn Văn Thuấn, Liên văn bản trong quan niệm của các nhà hình thức luận Nga, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2012] Từ
những gợi ý này, có thể thấy, thơ Hàn Mạc Tử có hệ thống hình tượng khá độcđáo, đầy nhất quán nhưng hệ thống hình tượng ấy luôn có sự kế thừa, tái sinh,trùng lặp các hình tượng cũ đồng thời có thêm những tầng nghĩa mới dưới
“nhãn quan” riêng của tác giả
Trang 131.1.Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng cái tôi trong thơ Hàn Mạc Tử
1.1.1 Cái tôi khao khát tình yêu
Tình yêu là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của thi nhân Từ xưa tớinay đã có không ít nhà thơ thể hiện cái tôi khao khát tình yêu trong các sángtác của mình
Ta biết đến một Hồ Xuân Hương đầy chất “ngông ngạo” nhưng luôn đauđáu nỗi niềm tình duyên Một con người đã từng nếm trải nỗi đau khổ tột độtrên bước đường kiếm tìm hạnh phúc, luôn hoài vọng về một tình yêu vĩnhviễn, đủ đầy nhưng toàn gặp trắc trở và khổ đau Thơ bà bộc lộ hầu hết những
cung bậc, với những nỗi khát khao về một tình yêu trọn vẹn: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi/ Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi” (Mời trầu) Bài Mời trầu đã thể
hiện khát khao cháy bỏng trong tình yêu của Hồ Xuân Hương Bao giờ, lúcnào, ở đâu và làm gì, bà cũng muốn khẳng định mình, cũng cố vươn lên trênmọi hoàn cảnh sống: dù đã trải qua bao thất bại, bao mất mát, bao đau đớn dữdội trong tình yêu Nhưng càng thất bại, càng mất mát, càng đau đớn baonhiêu bà lại khao khát đi tìm một mối tình trọn vẹn Cái tôi khao khát tình yêutrong thơ Hồ Xuân Hương là cái tôi của một người phụ nữ tài sắc đa đoankhao khát yêu đến mãnh liệt, càng khao khát, càng hy vọng bao nhiêu thì càngđau đớn, bẽ bàng, tủi hổ trước thực tại
Xuân Diệu - “ông hoàng của thơ tình” luôn luôn khao khát tình yêu “Thi
sĩ thấy tình yêu như một nguồn nước mà mình như kẻ qua sa mạc Ông nhưluôn luôn bị một cơn khát siêu hình giày vò Bầu trời trong mắt ông thành
chiếc chén!” [ 27, tr.70] “Trời cao trêu nhử chén xanh êm; / Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm; / Nên lúc môi ta kề miệng thắm, / Trời ơi, ta muốn uống hồn em!” [8, tr.36] Trong thơ Xuân Diệu ta thường bắt gặp một cái tôi kiếm
tìm tình yêu mang nhiều tâm trạng và có lúc kiếm tìm một cách tuyệt vọng sự
hợp nhất tình yêu trong sự hợp nhất thể xác: “Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi
Trang 14ngực!/ Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!/ Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!/ Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!/ Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt/ Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng” [8, tr.22] Thi sĩ Xuân Diệu khát khao đến vô tận tình yêu đôi lứa, có lúc mơ mộng trong tình trường ngang trái: “Họ đi, tay yếu trong tay mạnh/ Nghe hát ân tình giữa gió sương”[8, tr.25] và nỗi nhớ người xa trong tận cùng cô đơn: “Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều/ Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh” [8, tr.46]; tha thiết tiếng gọi tình yêu đếm nhịp thời gian: “Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ!/ Em, em ơi! Tình non đã già rồi [8, tr.82] Với cái tôi khao khát tình yêu,
Xuân Diệu đã làm nên mọi cung bậc và đi đến tận cùng mọi gam độ xúc cảmyêu thương, hy vọng, đợi chờ, ly biệt, tạo nên sự đồng điệu giữa hồn mình vàhồn người, tình mình và tình người, trở thành điệu tâm hồn của một thời Thơmới Cái tôi trong thơ Xuân Diệu là một cái tôi khao khát tình yêu đến tậncùng, khát khao được hòa quyện, hợp nhất nhưng không thành, tự cô đơntrong tình yêu của mình, đau đớn, xót xa
Trong “trường thơ Loạn”, cái tôi thể hiện những đối cực giữa khát khaotình yêu và tuyệt vọng Bích khê bước vào vườn tình ái với tất cả sự thèm muốn
rạo rực: “Anh tính ôm cầm lấy mắt mơ/ Lấy môi lấy má… lấy ngây thơ/ Để anh nút ớn mùi hương ấm/ Của một tình yêu giận hững hờ” (Ảnh ấy- Tinh huyết) Hay “Cho tôi nàng! cho tôi nàng! tất cả?… Tôi miên man uống lại mộng quỳnh dao” (Tranh lõa thể) Khát khao yêu, đam mê đến cuồng vọng nhưng cuối cùng
thi nhân lại rơi vào hố sâu tuyệt vọng, tự tìm đến với nàng “ngọc nữ” trongmộng Với Chế Lan Viên, tình yêu trong thơ anh khi thì như con sóng ngầm có
lúc lại dâng trào mãnh liệt: “Khoan đã em, nép mình vào bóng lá/ Riết lấy anh cho chặt kẻo hồn bay” Thi sĩ bám riết lấy tình yêu để quên đi thực tại đau buồn
và tự ru mình bằng tình yêu mộng ảo cùng nàng Chiêm nương xinh đẹp của đất
nước Chiêm Thành nhưng tình yêu ấy rồi cũng nhanh chóng tuyệt vọng: “Lời chưa dứt bóng đêm đã vụt biến/ Tình chưa nồng đã sắp phải phôi pha” (Đêm
tàn) “Khát khao để mà tuyệt vọng, tha thiết đến cuồng si để mà đớn đau đến rồ
Trang 15dại, thi nhân thơ Loạn đã vượt qua ngưỡng bình thường mà vươn tới tình yêu
tuyệt đích: Hạnh phúc ngoài đời nhiều vẻ đẹp/ Em đừng bận bịu ái ân xưa/ Lòng anh chẳng muốn cho em phải/ Lẻ tẻ chân trời bóng nhạn thưa (Bích
Khê)” [Dẫn theo Nguyễn Thị Quyên- Trường thơ Loạn những cái tôi đầy đỗicực] Với Yến Lan, một thi sĩ cùng “trường Thơ Loạn”, người ta cho
rằng “Thơ Yến Lan không nằm ngoài qui luật đó Nhưng thơ tình Yến Lan
với cái riêng trong phong cách đã cho ra đời nhiều bài thơ tuyệt tác” và nói
như Hoài Thanh “có cái không khí là lạ nhưng nhẹ nhàng dễ khiến người ta
thích” Khác với Bích Khê, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên trong thơ Yến Lan
thể hiện nỗi buồn ngậm ngùi về những cuộc tình dang dở và là nỗi khát khaođược yêu âm thầm mà mãnh liệt, thiết tha: “Em đi bờ bãi cũng theo đi/ Sóng lặng trường giang trải phẳng lì/ Từ ấy lòng anh làm cố độ/ Câu thờ chờ đợi hóa chòm si” (Cố độ) Hay “Em đi, ngày tháng biệt mùi tăm/ Kén đã luân sinh mấy kiếp tằm”/ Một mảnh hồn ta còn đọng mãi/ Trên vành nong úa sắc thời gian” (Mùa xuân này lạnh lắm em ơi) Với “tính cách hiền hòa, kín đáo và tế
nhị thơ tình Yến Lan không thể hiện sự đòi hỏi của nhục dục mãnh liệt như cácnhà thơ Loạn” (Dẫn theo Nguyễn thị Quyên- Trường thơ Loạn những cái tôiđầy đối cực) mà là cái tôi khao khát tình yêu đầy dằn vặt, trăn trở, lỡ làng, âmthầm, khắc khoải khôn nguôi
Như vậy, chúng ta có thể thấy, cái tôi trong thơ Hồ Xuân Hương, XuânDiệu, “trường thơ Loạn” là những cái tôi khao khát tình yêu đến mãnh liệt,cháy bỏng, ít nhiều mang màu sắc nhục cảm (trừ trường hợp Yến Lan) nhưngcàng khao khát, càng đắng lòng, thực tại phũ phàng khiến cho cái tôi ấy chìmtrong cô đơn, uất hận Thơ Hàn Mạc Tử tiếp nối mạch nguồn ấy, cũng thểhiện rõ khao khát tình yêu nhưng cao hơn, có lúc đến điên cuồng, da diết Sựkhác biệt không chỉ ở cường độ, mức độ mà còn từ cội nguồn thơ: cái tôi khaokhát tình yêu mang màu sắc nhục cảm trong thơ Bà chúa thơ Nôm - Hồ XuânHương xuất phát từ tín ngưỡng phồn thực; Xuân Diệu, Bích Khê xuất phát từ
Trang 16nhãn quan đậm chất Tây Âu; riêng với Hàn đó là sự kết hợp giữa chất nhụccảm dân dã, trần tục với chất thánh thiện, siêu thoát.
Trong thơ Hàn Mạc Tử, một cái tôi xưng danh không giấu diếm khátkhao tình ái, thẳng thắn bày tỏ ước ao của mình, sống thật với tâm trạng của
mình: Ta đang khát khao tình yêu thương” [20, tr.19] Cái tôi thi nhân tha
thiết, mạnh mẽ, đầy đam mê:
Em có ngờ đâu trong những đêm Trăng ngà giải bóng, mặt hồ êm Anh đi tha thẩn như ngây dại Hứng lấy hương nồng trong áo em [20, tr.24]
Đúng vậy, tình yêu là một trong những niềm khát khao của Hàn Mặc Tử
Và khát khao ấy đi kèm với nhục cảm đầy chính đáng của một chàng trai trẻ.Tình yêu đã làm cho thi nhân muốn được kề môi say ân ái, muốn ôm, muốnuống Tình yêu ấy khi thì như con sóng ngầm có lúc lại dâng trào mãnh liệt:
Bóng hằng trong chén ngả nghiêng
Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình Sóng xao mặt nước rung rinh Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu Uống đi cho bớt khô hầu
Uống đi cho bớt cái sầu mênh mang [31, tr.71]
Trong Hàn luôn mang một nỗi day dứt: Không yêu làm sao sống! Và nhà thơ nguyện cầu: Đến chết vẫn còn yêu Nhưng có lẽ càng khát khao tình yêu bao nhiêu, thi nhân lại càng chìm trong đau đớn, xót xa “Một khối tình nức
nở giữa âm u/ Một hồn đau rã lần theo hương khói” Trải qua những mối tình
với Mai Đình, Ngọc Sương, Hoàng Cúc, …đặc biệt là Mộng Cầm, Hàn lại
mang thêm những thương tổn: “Nghệ hỡi nghệ, muôn năm sầu thảm/ Nhớ thương còn một nắm xương thôi/ Thân tàn ma dại đi rồi/ Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan” [31, tr.102] Nhưng dẫu cho có lúc tình yêu đã đẩy thi nhân
xuống vực thẳm tuyệt vọng, dẫu cho những đớn đau bệnh tật giày vò Hàn vẫn
Trang 17bám riết lấy sự sống, bám lấy tình yêu, yêu và sống hết mình “Trăm năm vẫn một lòng yêu/ Và còn yêu nữa rất nhiều em ơi”.
Cũng giống như Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu, Bích Khê, Chế Lan Viên,Yến Lan cái tôi trong thơ Hàn cũng khao khát tình yêu đến say đắm, mãnh liệt
và gặp gỡ với một số nhà thơ ở sự pha trộn chất nhục cảm nhưng thơ Hàn cáitôi ấy thể hiện ở cung bậc, trạng thái cao hơn, có lúc đến điên cuồng, mê dại
1.1.2 Cái tôi cô đơn, đau đớn
Con người cô đơn - đau đớn là một mô-tip quen thuộc của thơ lãng mạn
Trong bài Về cái buồn trong Thơ mới, Hoài Chân cho rằng: “Đúng là Thơ mới
buồn, buồn nhiều”, “Cái buồn của Thơ mới không phải là cái buồn ủy mị, bạcnhược mà là cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắcchưa tìm thấy lối ra” Cái tôi trong Thơ mới trốn vào nhiều nẻo đường khácnhau, ở đâu cũng thấy buồn và cô đơn Phải thừa nhận rằng, nỗi buồn cô đơn
là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn Với các nhà Thơ mới, nỗi buồn ấy còn
là cách giải thoát tâm hồn, là niềm mong ước được trải lòng với đời và vớichính mình
Thế Lữ- người bộ hành phiêu lãng cô đơn tìm cách giải thoát trong
những cuộc đi, tự coi mình là “khách chinh phu”: “Dấn bước truân chuyên khắp hải hồ/ Mũ lợt bốn bề sương nắng gội” Có lúc lại tự nhủ: “Đó là kẻ không nơi trú ẩn/ Bốn phương trời xuôi ngược bấy lâu nay” Rồi đau đớn tinh thần: “Tôi chỉ là người mơ ước thôi/ Là người mơ ước hảo! Than ôi! / Bình minh chói lói đâu đâu đấy/ Còn chốn lòng riêng u ám hoài” (Bên sông đưa khách) Và khi cô đơn, đau đớn tinh thần cùng cực, Thế Lữ đã tìm đến với tiên giới như là sự giải phóng cho chính mình
Nếu như Thế Lữ tự coi mình là “khách chinh phu”, tìm đến với thế giớitiên động để giải thoát nỗi cô đơn, sự đau đớn tinh thần thì Xuân Diệu lạichìm vào thế giới tình yêu, sống, chạy đua theo nhịp thời gian, tận hưởng đếntận cùng hương vị cuộc sống Nhưng thi nhân luôn mang ám ảnh về nỗi cô
độc, lạc loài: “Ta là một là riêng là thứ nhất/ Không có chi bè bạn nổi cùng
Trang 18ta” Và tự coi mình: “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới/ Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối” Nỗi cô đơn không cùng, không thể giao cảm cùng ai, con
người đứng bơ vơ, lạc lõng
Với thi sĩ Huy Cận đó là nỗi cô đơn, sầu không gian Mỗi khi đối diệnvới một không gian rộng lớn, mênh mang nỗi ám ảnh trên thường
thăng hoa thành niềm cô đơn, sầu muộn khó hoá giải “Hồn đơn chiếc như đảo rời dặm biển/ Suốt một đời như núi đứng riêng tây/ Lòng chăng xưa chốn nọ với nơi này/ Đây hay đó chỉ dựng chòi cô độc” (Mai sau) Viết về nỗi
sầu của Huy Cận, Đỗ Lai Thúy đã cho rằng, đó là “linh hồn của một cá nhân
cá thể (Linh hồn nhỏ) phải gánh chịu một cái sầu nghìn năm như là một thứ
“tội tổ tông” của con người” [27,tr.95]
Với Nguyễn Bính, cái tôi trong thơ ông là một cái tôi cô đơn chôngchênh giữa hai bờ đô thị - nông thôn Con người đó, thường “tự gọi mình làkhách, khách thơ, khách du”…Và ở đâu cũng “cảm thấy mình là kẻ lỡ làng,
kẻ ngoài lề” Khi thì trong cuộc tình duyên: “Thế rồi trên bến một đêm kia/ Người khách tình duyên đã trở về/ Cô lái đò vui duyên phận mới/ Khách còn trở lại nữa làm chi?” Khi thì trong hiện tại lạc lõng, là kẻ du khách “Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên” (Dẫn theo Đỗ Lai Thúy, Con mắt thơ, tr113) Trong
thơ Nguyễn Bính luôn tồn tại mối sầu đô thị, cô đơn, lạc lõng giữa môi trườngsống Và để giải thoát nỗi cô đơn, làm tan loãng nỗi sầu ấy, nhà thơ “phảiquay về với nông thôn như một đối cực”, tìm đến với những tương tư, mơmộng, chiêm bao Và khi những thứ ấy đã hết, con người lại trở về với thựctại, với buồn khổ và cô đơn đã trở nên đặc quánh và vón cục
Gần với Hàn Mạc Tử nhất có lẽ là nhà thơ Chế Lan Viên - những nhà
thơ của “trường thơ Loạn” cô đơn, đau đớn có lúc đến điên cuồng: “Ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn/ Cho trăng ghì, trăng riết cả làn da” Rồi kêu lên:
“Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta?/ Ý của ai trào lên trong đáy óc/ Để bay đi theo tiếng cười, điệu khóc?” Một nỗi cô đơn, cô độc khôn cùng: “Đường về thu trước xa lăm lắm/ Mà kẻ đi về chỉ một tôi!” Trước thực tại đó thi nhân muốn
Trang 19“trốn đời”, quên đi tất cả: “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh/ Một vì sao trơ trọi cuối trời xa/ Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh/ Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo” Khác với Hàn Mạc Tử - nỗi đau đời được diễn đạt bằng nỗi
đau người, một nỗi đau trải nghiệm của “ thịt da tôi sượng sần và tê điếng”,
“Chế Lan Viên nhức nhối một nỗi đau trí tuệ sâu sắc Đó là cơn vật vã của suytưởng chiêm nghiệm về xác tín, về niềm tin, về sự tồn tại của con người trênmặt đất và về cái Tôi bị vong thân giữa đời”
Như vậy, con người cô đơn, đau đớn là một mô - típ quen thuộc của thơlãng mạn Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính cô đơn vì không tìmthấy sự chia sẻ, cảm thông của ngoại giới, đau đớn tinh thần giày xéo Còn
Hàn Mặc Tử cô đơn vì bị cách ly khỏi thế giới: “Anh nằm ngoài sự thực/ Em nằm trong chiêm bao” Khoảng cách chia ly trong thơ anh không phải là sự
chia cắt trong một không gian giới hạn như: “ bên ấy”, “ bên này”, “ thônĐoài”, “ thôn Đông” mà là sự chia cắt trong hai không gian hoàn toàn cáchbiệt “ngoài sự thực”, “trong chiêm bao”, “ngoài mây nước”, “bên kia trời”, …Chính vì khoảng cách không gian vô cùng như vậy mà nỗi cô liêu của conngười càng trở nên khủng khiếp “một vũng cô liêu cũ vạn đời” Những đauthương thể xác và tinh thần của ông bộc lộ thành tiếng nấc, tiếng khóc, tiếng
cười, tiếng rú Đó là nỗi đau sâu sắc, trần trụi, mang tầm vóc vũ trụ: “Nghệ hỡi Nghệ, muôn năm sầu thảm/ Nhớ thương còn một nắm xương thôi” Nỗi đau được diễn tả bằng nhịp điệu của sự cuồng trí vô vọng: “Anh nuốt phứt hàng chữ/ Anh cắn vỡ lời thơ/ Anh cắn cắn cắn cắn/ Hơi thở đứt làm tư” (Anh điên) Không phải ngẫu nhiên mà trong Đau thương, xuất hiện dày đặc
những tiếng kêu “thất thanh”, những giọt lệ khắc khoải về một kết cục bi thảmđang đến và sẽ đến Hàn Mặc Tử đang sống mà thấy cái chết rờ rẫm, rút tỉa
gặm nhấm thịt da tim óc mình Thậm chí ông thấy hồn lìa khỏi xác: “Ta trút linh hồn giữa lúc đây” Đó là lý do tại sao thơ ông lại xuất nhiều máu huyết đến vậy: “Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy/ Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra” [31, tr117] Nỗi đau đớn tuyệt vọng có lúc như phẫn uất, điên cuồng “làm
Trang 20sao giết được người trong mộng”, “để trả thù duyên kiếp phũ phàng”, có lúcchợt vỡ òa ra thành tiếng khóc não nùng, thê thiết:
Ôi trời ôi! Là Phan Thiết! Phan Thiết!
Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi
Ta đến nơi nương ấy vắng lâu rồi Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ [31, tr.134].
Có thể nhận thấy rằng trong thơ Hàn nỗi đau tinh thần là nguồn cơn Nỗiđau của người mang trong mình một tình yêu quá mãnh liệt, nhưng lại vôvọng và tuyệt vọng, thiết tha sống nhưng luôn phải đối mặt với việc chia lìa sựsống Bên cạnh nỗi đau, nỗi sầu của thế hệ - căn bệnh chung của thời đại, Hàncòn chịu sự đau đớn, giày vò thân xác bởi căn bệnh phong - một trong những
tứ chứng nan y thời đó Và do đó, bản chất của đau thương ở Hàn Mặc Tử là
một sự tuyệt vọng “Sao thơ anh toàn nhuốm màu tuyệt vọng / Khóc không thôi nức nở cả ban đêm” Song càng tuyệt vọng thì khát khao sống lại càng
mãnh liệt Và Hàn đã viện cả đau đớn trong thân xác làm ngôn ngữ để cất lênđau khổ của tinh thần Đau thương trong thơ Hàn Mặc Tử vì thế là đau khổ
tinh thần cùng đau đớn thân xác chuyển hóa lẫn nhau “Trời hỡi bao giờ tôi chết đi / Bao giờ tôi hết được yêu vì / Bao giờ mặt nhật tan thành máu / Và khối lòng tôi cứng tợ si / Tôi đang còn đây hay ở đâu / Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu / Sao bông phượng nở trong màu huyết / Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu”[31,tr.111].
Có lẽ không có một người thơ nào trong phong trào Thơ mới nói riêng
và thi ca Việt Nam nói chung lại mang trong mình một nỗi đau thương quằnquại về thân xác cũng như về tinh thần, bị dồn ép, tàn phá khốc liệt về mọiphương diện như Hàn Mặc Tử
Nỗi buồn, cô đơn là tâm trạng chung của nhiều thanh niên trí thức thờibấy giờ, người ta gọi đó là “tâm bệnh của thời đại” Nỗi buồn ấy thấm sâu vàocảm quan nghệ thuật trở thành lý tưởng thẩm mỹ, chi phối hoạt động sáng tạocủa các nhà thơ lãng mạn Nhưng khác với các nhà thơ cùng thời khác, Hàn
Trang 21còn bị chi phối bởi căn bệnh của mình, phải cách ly với thế giới người, bị giày
vò về tinh thần và thân xác cho nên nỗi sầu, cô đơn, sự đau đớn trong thơ Hànbiểu lộ đến cùng cực, anh tìm đến với những thế giới siêu nhân, hòa trộn, vùimình vào đấy
1.2.Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng người phụ nữ trong thơ Hàn Mạc Tử
Trong thơ văn dân tộc, hình tượng người phụ nữ đã trở nên quen thuộc,trở thành cảm hứng sáng tạo của biết bao thi sĩ Trong văn học trung đại, có
rất nhiều áng văn viết về những hình tượng này đã trở nên bất hủ như Cung
oán ngâm, Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều, … Đến với Thơ mới hình tượng
người phụ nữ rất thi vị, đầy mới mẻ so với giai đoạn văn học trước đó Cụ thể
là hình tượng người con gái quê duyên dáng và hình tượng người phụ nữ lảlơi Như vậy, chúng ta thấy hình tượng người phụ nữ không hề mới, nó là yếu
tố lặp lại có sự kế thừa nhưng mỗi nhà văn lại có cách sử dụng, tái sinh, tạo ranét riêng không giống ai Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hàn Mạc Tử là
sự minh chứng cho điều đó
1.2.1 Người con gái quê duyên dáng
Không phải đến thơ Hàn Mạc Tử mới xuất hiện hình tượng người congái quê, ngay trong những câu ca dao của người Việt, hình tượng ấy đã hiện
lên rất độc đáo: “Cổ tay em trắng như ngà/ Đôi mắt em sắc như là dao cau/ Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái khăn đội đầu như thể hoa sen” Hay như:
“Tóc em dài em cài hoa lý/ Miệng em cười có ý anh thương” Trong thơ
Nguyễn Bính, hình ảnh những cô gái quê mộc mạc chân thành đã đi vào thơông hết sức tự nhiên Họ là hình ảnh của chân quê, của những vẻ đẹp đồng nội
dân dã Đó là tâm lý e ngại của những cô gái lần đầu tiên làm dáng khi “xin
giấy đỏ đánh môi” mỗi bận “hội chèo dóng trống”, hay hình ảnh những cô congái quê bẽn lẽn theo bà sang làng bên nghe chèo, nghe hát, lần đầu tiên đeođôi khuyên bạc thẹn thùng:
Trang 22Nàng đẹp mà nàng lại có duyên Trai thôn thầm liếc, liếc thầm khen Thấy họ nhìn mình nàng thẹn quá Níu bà để về tháo đôi khuyên
(Đôi khuyên bạc)
Cô gái thôn quê đẹp đẽ đơn sơ, mộc mạc, làm say đắm bao chàng trai.Trong những ngày lễ chùa các cô gái hiện lên qua tứ thơ Nguyễn Bính vớinhững “yếm đỏ”, “khăn thâm” rất sinh động
Thơ Nguyễn Bính rất gần gũi với dòng ca dao trữ tình Nếu như trongthơ ông, hình ảnh những người con gái quê hiện lên rất dân dã, mộc mạc,thuần chất, e ấp, kín đáo thì trong thơ Hàn đó không chỉ là sự duyên dáng,tươi trẻ mà còn pha chút gợi tình, mang yếu tố nhục thể
Trước hết, nằm trong mạch nguồn thơ truyền thống thì hình tượng ngườicon gái quê trong thơ Hàn Mạc Tử hiện lên cũng rất dân giã, đồng nội Thi sĩmiêu tả hình ảnh những cô “thôn nữ hát trên đồi” đầy nhẹ nhàng, thánh thoát:
“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/ Hổn hển như lời của nước mây/ Thầm thì với ai ngồi dưới trúc/ Nghe ra ý vị và thơ ngây [31, tr.85] Tiếng hát cất lên từ
trái tim các cô thôn nữ vang trên đồi giữa thiên nhiên, lan toả vào đất trời,vọng trong không gian tự do, khoáng đạt mang nhiều cung bậc Tiếng hát ấy
là tiếng lòng của tuổi trẻ với nhiều ẩn ý sâu sắc nhưng không giấu được vẻngây thơ, trong sáng Và từ hình ảnh những cô thôn nữ ấy bất giác thi sĩ lại
nhớ về “người chị” của mình “Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” Quả thật, người con gái - người chị thi nhân hiện ra trong khung cảnh lao động vất vả nhưng đầy thi vị Trong tập Gái quê, hình
ảnh những cô gái tuổi niên thiếu được nhà thơ khắc họa rất đẹp, dào dạt tìnhxuân và đầy duyên dáng:
Từ khi đôi má đỏ hây hây
Em tập thêu thùa, tập vá may Chim sáo trước sân bay tới đậu
Em mừng: sắp được lấy chồng đây [31, tr.73]
Trang 23Hay:
Xuân em hơ hớ như đào non Chàng đã thương thương muốn kết hôn
Từ ấy xuân em càng chín ửng Ngày ngày giặt lụa bên sông con [31, tr.72]
Có một sự vận động trong thơ Hàn so với thơ ca truyền thống, hìnhtượng những người con gái quê không chỉ mộc mạc, e ấp, duyên dáng mà còn
mang vẻ đẹp nhục thể của lứa tuổi đang độ căng tròn nhất Trong bài Nụ cười
Tử đã miêu tả đầy tinh tế: “Một nường con gái trông xinh xinh” với “Ống quần vo xắn lên đầu gối”, “Da thịt”, “trắng rợn mình” Những cô gái ấy mang vẻ đẹp ngây thơ nhưng đầy lẳng lơ: “Cô gái ngây thơ nhìn xuống hồ/ Nước trong nổi bật hình dung cô/ Nụ cười dưới ấy và trên ấy/ Không hẹn đồng nhau nở lẳng lơ” [31, tr.63] Những cô gái quê ngây thơ không ý thức được vẻ đẹp của mình - một vẻ đẹp xuân tình, “lẳng lơ tự phát”: “Tôi cũng trông thấy người tôi yêu/ Ngồi cạnh suối trong cởi yếm đào/ Len lén đưa tay vốc nước rửa/ Trong khi cành trúc động và xao” [31, tr.70] Đúng vậy, hình
ảnh một cô gái quê, trong con mắt và dưới ngòi bút của Hàn Mặc Tử thật đúng
là một “kiệt tác của vũ trụ”- nói một cách khác là “kiệt tác của Thượng Đế”
với “Làn môi mong mỏng tươi như máu/ Đã khiến môi tôi mấp máy thèm”.
Có thể thấy rằng, hình tượng người con gái quê trong thơ Hàn là một hìnhtượng đẹp Qua hình tượng ấy, ta thấy được đối tượng trữ tình của bao thi nhânkim cổ nhưng đồng thời với hình tượng ấy, ta vẫn thấy nét riêng mang chấtHàn Đó là khao khát tình yêu, khao khát nhục thể của riêng Hàn Mạc Tử
1.2.2 Người phụ nữ lả lơi
Hàn Mạc Tử từng nói: “Tôi yêu Baudelaire đắm đuối, say sưa Hồ XuânHương sôi nổi…” Không đâu xa xôi, hình tượng người phụ nữ lả lơi trong thơHàn rất gần với Bà chúa thơ Nôm, ông hoàng thơ tượng trưng Pháp và kể cảnhà thơ Bích Khê
Trang 24Trong thơ Hồ Xuân Hương, vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ hiện lên
đầy nhục cảm Bà công khai ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp đó Qua thơ bà hình tượng người phụ nữ hiện lên rất gợi tình: “Lược trúc chải dài trên mái tóc/ Yếm đào trễ xuống dưới lưng ong/ Ðôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm/ Một lạch Ðào nguyên suối chửa thông” (Thiếu nữ ngủ ngày) Với bài thơ này,
hình tượng người thiếu nữ hiện lên rất đẹp, phong tình, lả lơi nhưng thuầnkhiết Trước Hồ Xuân Hương, Đại thi hào Nguyễn Du cũng từng có hai câuthơ gây tốn nhiều bút mực, nơi vẻ đẹp nàng Kiều được miêu tả cụ thể, rất lơi
lả nhưng đầy tinh khiết: “Rõ màu trong ngọc trắng ngà/ Dầy dầy đúc sẵn một tòa thiên nhiên” [5, tr.97]
Trong thơ Bích Khê, người phụ nữ lả lơi nhiều khi được trình bày ở dạng
“lỏa thể” với “cặp đùi non, một vẻ tơ mơ một vẻ ngon”, cặp mắt “xanh tợ ngọc”, “đa tình ngời sắc kiếm”, “kho tàng muôn châu báu” Cặp mắt và bầu
ngực là hai ám ảnh thơ của Bích Khê, xuất phát từ cách nhìn lõa thể thơ củaông Nhiều nhà Thơ mới đã ca ngợi đôi mắt phụ nữ, nhưng nói đến bầu ngực
thì hình như chỉ Bích Khê là một “Vẻ chi mãnh liệt nhưng êm ái/ Trong cặp tuyết lê ướm dậy thì” (Châu); “Những vú nõn: đồi cong thon, nho nhỏ/ Với đôi dòng suối sữa trắng như tinh” (Sắc đẹp) Trong thơ Baudelaire- bậc thầy
thi ca của nhiều nhà Thơ mới, hình tượng người phụ nữ được miêu tả với vẻ
đẹp đầy nhục cảm qua bài Nàng khổng lồ với “thân thể nở hoa”, “Với những dải sương ẩm ướt bơi trong mắt”, “Thoải mái dạo khắp những hình thù mỹ miều của nàng/ Trườn bò trên sườn dốc của hai đầu gối kếch xù”, và đôi khi
“Khiến nàng mệt mỏi nằm xoài trên cánh đồng/ Thì tôi ngủ biếng lười dưới bóng đôi bầu vú” Có thể nói, nhiều góc độ khác nhau trong cảm hứng về cái
đẹp nhục thể của hình tượng người phụ nữ lả lơi đã trở đi trở lại trong thi cadân tộc và nhân loại
Trong thơ Hàn Mạc Tử, những người con gái quê mộc mạc nhưng cũngrất lả lơi, đậm vẻ xuân tình như chúng tôi đã nói ở trên Đó là những người
phụ nữ rất đẹp, rào rạt sức sống: “Tôi hằng muốn thấy người tôi yêu/ Nhơ
Trang 25nhởn đồi thông lúc xế chiều/ Để ngực phập phồng cho gió rỡn/ Đưa tay hứng lấy tình thanh cao” [31, tr.69] Ngoài ra, hình tượng người phụ nữ lả lơi được thể hiện thông qua hình tượng trăng: “Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm/ Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe/ Vô tình để gió hôn lên má/ Em sợ lang quân em biết được/ Nghi ngờ tới cái tiết trinh em” [31, tr.68] “Bóng Hằng trong chén ngả nghiêng/ Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình” [31, tr.71].
Hình tượng người phụ nữ lả lơi trong thơ Hàn Mạc Tử có sự kế thừa từ
Hồ Xuân Hương, rất gần với Bích Khê, Baudelaire nhưng thi sĩ vẫn có sự sángtạo riêng, tái sinh thêm những nét nghĩa mới cho hình tượng này tạo nên sự độcđáo trong thế giới nghệ thuật thi ca Cụ thể, nét mới trong thơ Hàn Mạc Tử tathấy hình tượng người phụ nữ lả lơi nổi bật ở đây là những cô nàng thiếu nữtuổi vừa lớn ngây thơ, trong sáng, đầy thuần khiết, phải chăng qua đó thể hiện
sự khao khát tình yêu đầy thanh cao, trong trẻo của thi sĩ, đặc biệt hình tượngngười phụ nữ lả lơi còn được miêu tả qua các khách thể như trăng, gió
1.3.Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không- thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử
Trong thơ Hàn, có một sự kết hợp rất độc đáo quan niệm không - thờigian của thơ lãng mạn, thơ tượng trưng và thơ ca cổ điển Trung Hoa Hệthống không gian, thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử là một nét đặc trưng làmnên phong cách thơ anh, nó được nhìn nhận như một đặc trưng thi pháp.Trong thơ Hàn Mặc Tử yếu tố không- thời gian có sự trùng lặp với thơĐường, thơ Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Đinh Hùng, HuyCận,… nhưng đồng thời nó cũng phát sinh, mang những tầng nghĩa mới Điềuđặc biệt, “trong thơ Hàn chúng ta khó có thể tách yếu tố không gian ra khỏiyếu tố thời gian Bởi trong thế giới thơ của anh, không gian nằm trong dòngthời gian và thời gian dịch chuyển trong chiều kích của không gian Nghĩa làhai yếu tố ấy cùng đồng hiện” [Dẫn theo Nguyễn Thị Minh, Khóa luận tốtnghiệp trường ĐHSP Huế] Trên bình diện của đề tài, người viết xin nghiêncứu tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ hệ thống: không- thờigian hiện thực- đời sống và không- thời gian vũ trụ
Trang 261.3.1 Không - Thời gian hiện thực - đời sống
Đây là môi trường tồn tại của con người, sự vật, sự việc nhưng nhà thơkhông bê nó vào tác phẩm một cách nguyên xi mà có sự biến đổi, cách điệu đầysáng tạo Để rồi qua sự cách điệu đó người đọc vẫn nhận ra mọi dạng thức củacuộc sống với đầy đủ đường nét, sắc màu Lăng kính nhà thơ soi rọi khắp nơi,mọi chốn trong thế giới đời sống hiện thực để thu lượm cái hay, cái đẹp… mỗichốn mà đôi mắt thi nhân chạm đến bỗng trở nên sống động nhiều thái cực
Ở thơ Hàn Mạc Tử hệ thống hình ảnh biểu tượng không - thời gian hiệnthực - đời sống có sự trùng lặp với các nhà thơ khác, cụ thể ở đây là không -thời gian vườn và không - thời gian chùa Tuy nhiên, nó có sự phái sinh thêmnhững tầng nghĩa mới
Như ta thấy, vườn là nơi gắn bó với người dân lao động, là biểu tượngtiêu biểu cho nông thôn Việt Nam Vườn chứa đựng không gian sinh hoạt vănhóa với ngôi nhà Không - thời gian vườn trong các tác phẩm nó cũng phảnánh sâu sắc tâm hồn nhà thơ Không - thời gian vườn không phải chỉ trong thơHàn Mạc Tử mới có, ngay trong những câu ca dao dân gian ta đã thấy xuất
hiện, phản ánh đời sống tình cảm, sinh hoạt của người dân lao động: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/ Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/ Nụ tầm xuân nở
ra xanh biếc/ Em có chồng anh tiếc lắm thay”.
Trong thơ Mới không - thời gian vườn xuất hiện khá nhiều Với NguyễnBính không - thời gian vườn là sự cứu cánh đưa ông về với cội nguồn dân tộc,
về với những gì “chân quê”, ấm áp nhất Không- thời gian vườn đồng nghĩa
với nhà, với quê hương, kỉ niệm tuổi thơ, với hạnh phúc: “Em ơi, em ở lại nhà/ Vườn dâu em đốn mẹ già em thương”; “Đem thân về chốn vườn dâu cũ/ Buồn cũng như khi chị lấy chồng”; “Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng/ Gặp lại nhau chi muộn mất rồi!”,… Trong thơ Xuân Diệu không - thời gian vườn gắn liền với cung bậc tình yêu, hạnh phúc: “Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi/ Trong vườn thơm mãi ngát hồn tôi”
Trang 27Cùng nguồn cội thơ Mới, thơ Hàn Mạc Tử ít nhiều kế thừa và thi triểnthi liệu không – thời gian vườn Xuất phát từ tâm thức văn hóa dân gian,
không- thời gian vườn cũng là nơi đợi chờ, hò hẹn: “Mấy độ trong vườn, cam chửa chín/ Mỗi lần em nhớ người trai tơ/ Năm ngoái trong vườn cam chín cả…” Nhưng: “Chàng chẳng sang đâu, cam hết mùa” [31, tr.77] Không chỉ
vậy, trong thơ Hàn, không- thời gian vườn còn biểu trưng cho cuộc sống hàihòa, thanh bình của con người, cụ thể ở đây là xứ Huế:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền [31, tr.99]
Có thể nhận thấy đây là không- thời gian giàu sức sống, thanh bình và
đẹp nhất trong các kiểu không - thời gian trong tập Đau thương (Hương thơm)
của Hàn Mạc Tử và có lẽ của cả các tập thơ Từ điểm nhìn thời gian hiện tại,dõi về qúa khứ cả một không gian mở ra trước mắt người đọc với: nắng hàngcau, lá xanh mướt, … một khu vườn đầy sức sống, có sự giao hòa giữa thiênnhiên và con người, nhưng đồng thời mở ra chiều sâu không - thời gian tâmtrạng của thi sĩ
Như vậy, không- thời gian vườn trong ca dao, trong thơ Nguyễn Bính,Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử đều chỉ nơi sinh hoạt, cuộc sống lao động của conngười, đó là nơi gửi gắm niềm tâm sự, ước mơ hạnh phúc,… Chúng ta có thểnhận thấy, nếu như không - thời gian vườn trong thơ Nguyễn Bính là không -thời gian chủ đạo, mang đầy ám ảnh, là sự cứu rỗi cho “nỗi sầu đô thị” thì vớithơ Hàn, xét một cách khách quan, đây không phải là không - thời gian tiêubiểu trong thơ anh, nhưng không - thời gian vườn thể hiện đậm nét tâm trạngtỉnh táo, gắn bó với thực tại của nhà thơ và hơn hết từ sâu thẳm tâm hồn, quakhông – thời gian vườn, anh gửi gắm nỗi niềm về tình yêu trai gái – một tìnhyêu mà ta biết, luôn dang dở, lỡ làng
Trang 28Không- thời gian chùa không chỉ nó tồn tại trong thơ Hàn mà ngay từ thơvăn Lý- Trần, không- thời gian chùa chiền đã xuất hiện rất nhiều Điều nàyxuất phát từ tín ngưỡng, tâm thức văn hóa của người Việt chúng ta Hơn nữa,vào thời Lý đạo Phật rất phát triển nên văn học cũng chịu sự chi phối lớn.Trong thơ Hồ Xuân Hương không - thời gian chùa là nơi thể hiện cái tôi trào
lộng của bà, thể hiện sự giễu cợt: “Quán sứ sao mà cảnh vắng teo”, “Chày kinh tiểu đế xuông không đấm/ Tràng hạt vải lần đếm lại đeo”, “Một sư đầu trọc ngồi khua mỏ/ Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am”, sư thì là những sư hổ
mang, sư bị ong đốt,…
Trong thơ Mới, không - thời gian chùa có nhiều trong thơ Hàn Mạc Tử,Chế Lan Viên nhưng mỗi người lại có những cách thể hiện khác nhau Với
Chế Lan Viên không - thời gian chùa chiền trong tập Điêu tàn gắn với hình ảnh đất nước Chiêm Thành đã “vang bóng một thời” với những “điện các huy hoàng trong ánh nắng”, “Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh” (Trên đường về) Không- thời gian chùa chiền ở đây là ánh hồi quang của một giấc
mơ hư ảo thuộc về quá vãng Nó thoáng hiện và không băng bó được vết
thương lòng cho con người Mà dường như nó lại còn khơi sâu thêm cho nỗi đau hiện tại: “Vẻ rực rỡ đã tàn bao năm trước/ Bao năm sau còn dội tiếng kêu thương” Bởi giờ đây chỉ là những thành quách đổ nát với những “tháp gầy mòn vì mong đợi”, “Những đền xưa đổ nát dưới thời gian”, “Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than” (Trên đường về) Cùng với không - thời gian chùa
chiền, với những thành quách đổ nát tàn lụi đó là một cõi âm giới với xương
sọ đầu lâu, với mồ không huyệt lạnh, với tha ma pháp trường Đó là một dòngsông Linh hư ảo được dựng lên dưới tà dương nắng xế hay trong đêm mờsương tàn lạnh, với những hồn ma vất vưởng kinh dị Trong không- thời gian
ấy thi sĩ cô đơn, đau đớn và câm lặng, mặc tưởng u uất và bật lên những tiếngkêu khắc khoải Như vậy, trong thế giới thơ Chế Lan Viên, xây dựng không-
thời gian chùa chiền là để ông khắc sâu nỗi “điêu tàn” của một đất nước huy
hoàng trong quá khứ và để thể hiện tâm hồn vong nô của chính tác giả
Trang 29Trong thơ Hàn Mạc Tử không - thời gian chùa không chỉ gợi cho ngườiđọc thế giới nội tâm u uất, một tâm sự thầm kín khó giải bày mà ta còn nhậnthấy rằng không - thời gian ấy có phần trào lộng, gần giống với thơ Hồ Xuân
Hương Ở bài Chùa hoang gây cho người đọc nhiều nghi vấn, chùa nhưng lại chùa hoang: “Chùa không sư tụng cảnh buồn teo”, giọng điệu trong bài pha chút ngang tàng “Cốt phật còn đây, chuỗi phật đâu?” Không - thời gian chùa
chiền ở đây khác lạ Từ cái cảm nhận, nói đúng hơn là cái sửng sốt vì ngạcnhiên của Tử về những khung cảnh, cảnh vật, con người nơi đây, nhà thơchuyển sang tâm trạng bất bình: không gian vốn đã không sinh động nay lạicàng tĩnh mịch hơn với không bóng người, bóng Phật, lập lòe đom đóm thayhương khói, ánh trăng, tiếng chim,… có thể nói là bất động “Không - thờigian ấy cho thấy một cái gì đó tù đọng, không vận động, không liên hệ gì vớithế giới bên ngoài Cũng có thể đó là thế giới nội tâm của thi nhân?” [Dẫn
theo Nguyễn Thị Minh, Khóa luận trường ĐHSP Huế] Với bài Gái ở chùa không gian chùa chiền hiện lên qua sự đối lập với không gian thế tục: “Nhạt mùi son phấn say mùi đạo/ Chán cảnh phiền ba mến cảnh chùa” [31, tr.61].
Ta thấy không - thời gian chùa là một hình tượng không hề mới, trongthơ văn Lý- Trần nó xuất hiện nhiều, qua đó các nhà thơ - nhà sư thể hiện triết
lý của mình Trong thơ Hồ Xuân Hương lại mang tính chất trào lộng, châmbiếm, với Chế Lan Viên đó là thế giới, những trầm tích của đất nước ChiêmThành mà giờ chỉ là hoang tàn đổ nát còn Hàn Mạc Tử không - thời gian chùagợi lên sự trầm tịch, u uẩn đồng thời có chút giọng pha cợt
Như vậy, với hình tượng không- thời gian hiện thực đời sống, cụ thể ởđây là không - thời gian vườn, không - thời gian chùa cho thấy được nhữngnét mới, sự sáng tạo trong thơ Hàn Mạc Tử, qua đó thể hiện thế giới nghệthuật độc đáo của thi nhân
1.3.2 Không - thời gian vũ trụ
Như ta thấy, trước khi sáng tác Thơ mới, Hàn Mạc Tử đã nổi tiếng là
một người làm thơ Đường luật điêu luyện Ba bài thơ: Thức khuya, Chùa
Trang 30hoang, Gái ở chùa của Hàn được cụ Phan Bội Châu họa lại và khen ngợi: “Từ
về nước đến nay, được xem nhiều thơ văn quốc âm, song chưa gặp được bài thơ nào hay đến thế Hồng Nam nhạn Bắc, ước ao có ngày gặp gỡ để bắt tay nhau cười to một tiếng, ấy là thỏa hồn thơ tôi đó!” Bởi thế, chắc chắn nhà
thơ không hề xa lạ với những quan niệm không- thời gian đã thành khuônmẫu, chuẩn mực truyền thống của luật thơ này Trong thơ Hàn không- thờigian vũ trụ thể hiện rõ nét có sự trùng lặp với thơ cũ, một số nhà Thơ mớinhưng đồng thời mang đậm dấu ấn riêng của tác giả Điều này xuất phát từ ýthức không - thời gian gắn liền với cảm quan thẩm mỹ của Thơ Mới, với cáitôi cá nhân cá thể ý thức được sự hiện hữu cũng như muốn bày tỏ khát vọngchiếm lĩnh vẻ đẹp, bộc lộ chính mình
Không gian vũ trụ trong thơ Đường là không gian vừa to lớn, vừa vĩ môcủa những đất trời, sơn hà, nhật nguyệt, vạn dặm, nam bắc, đông tây,…Và
thời gian vũ trụ vời vợi vô tận, vô kỳ, bất biến bao giờ cũng rộng mở, vươn tới
thiên nhiên bền vững, trường cửu Con người là một tiểu vũ trụ trong lòng đại
vũ trụ đứng giữa đất trời, đầu đội trời chân đạp đất - nối đất với trời
Trong bài thơ Hoàng Hạc lâu, không - thời gian vũ trụ thể hiện rất độc
đáo, có ý kiến đã cho rằng “bài thơ là một tổng thể của thời gian và khônggian” Thi nhân đã nhìn nhận không - thời gian vũ trụ là vô cùng vô hạn, đemđối lập thời gian con người trong cái hữu hạn của đời người với thời gian vũtrụ, trong cái vĩnh hằng, bất biến để làm nổi bật tính chất phù du, vô thườngcủa kiếp nhân sinh Ở đây thời gian là một yếu tố nối kết, tạo nên mạch cảmxúc hết sức cụ thể, thời gian vũ trụ bất biến, một đi không trở lại làm con
người nuối tiếc - “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản”, “Bạch vân thiên tải không du du” chỉ thời gian tuần hoàn Tràn ngập trong câu thơ là sự hoài niệm, tiếc nuối, đau đớn một nỗi lòng Trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng , hai câu thơ cuối: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận/ Duy kiến trường giang thiên tế lưu” thể hiện không gian không
cùng, một cánh buồm đơn độc xa xăm lẩn vào khoảng trời xanh vô tận và con
Trang 31sông Trường Giang dài rộng miên man Cùng cái nhìn chung lí tưởng với Lý
Bạch, trong bài Đăng cao, Đổ Phủ đã miêu tả: “Phong thấp thiên cao viên khiếu ai/ Chữ thanh sa bạch điểu phi hồi/ Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ/ Bất tận trường giang cổn cổn lai” Bài thơ có ba hình ảnh nổi bật: trời cao, rừng
cây bát ngát và dòng sông bất tận Đỗ Phủ đã biến cái hữu hạn thành cái vôhạn bằng cách nhìn chúng trong một không gian ba chiều và trong không gian
ấy, rừng cây, dòng sông hòa vào trời cao làm thành vũ trụ mênh mông choáng
ngợp Trong Đăng Châu U đài ca Trần Tử Ngang viết: “Tiền bất kiến cổ nhân/ Hậu bất kiến lai giả/ Niệm thiên địa chi du du/ Độc thương nhiên nhi thế hạ” Ở đây thời gian thực tại mà con người sống trở thành tiếp điểm của
thời gian quá khứ và tương lai, thời gian tuần hoàn trôi một cách vô tình vàgiữa không gian “thiên địa chi du du” vô vùng, tác giả nhận ra sự cô độc củachính mình, sự bất lực trước dòng chảy vô thường của thời gian mà rơi lệ Trong thơ Huy Cận không gian vũ trụ trở thành nỗi ám ảnh Và từ cảmgiác không gian ấy, Huy Cận mở ra thành cảm quan vũ trụ, một nguồn mạchcảm hứng lớn trong suốt hành trình sáng tạo thơ ông Cái vũ trụ luôn gợiniềm thao thức trong hồn người ấy có khi được thi nhân gọi đích danh:
“Hình ảnh lung linh vũ trụ tàn; “Vui chung vũ trụ nguôi sầu nhân gian”;
“Ta gặp hồn ta trong vũ trụ”; “Vũ trụ ơi, nôi ấm của người”…Có khi lại
hiện diện qua một hệ thống các hình ảnh: bầu trời, trăng, sao, gió, mặt trời…Đặc biệt là biển, đây là một hình ảnh – biểu tượng tiêu biểu của vũ trụ trong
thơ Huy Cận “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”; “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”; “Sông dài trời rộng bến cô liêu” Nỗi buồn ấy choán hết cả
không gian, thời gian biến không gian thành một vũ trụ hoang vắng và tĩnh
lặng còn thời gian ngưng đọng: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót” Bầu
trời như thể bị đẩy lên cao, sâu thẳm không thể nhìn thấy đáy và hoang vu
như hồn người, còn mặt đất thì: “Mênh mông không một chuyến đò ngang/ Không cầu gợi chút niềm thân mật”.
Trang 32Thi sĩ Xuân Diệu lại mang ám ảnh thời gian, trong đó phải kể đến thờigian vũ trụ Vì hơn ai hết chính nhà thơ đã ý thức được sự đối lập của thờigian vũ trụ và thời gian hữu hạn của đời người.
Nếu như, với thơ Đường trong không- thời gian vũ trụ, các nhà thơ ít khixuất hiện với tư cách là một cái tôi – cá nhân, đó là những con người siêu cá thể
và luôn luôn khát vọng hoà hợp với thiên nhiên, ở giữa đất trời cảm ứng với đấttrời, hoà âm với nhịp điệu của vũ trụ thì trong thơ Hàn và các nhà Thơ mới giữakhông - thời gian vũ trụ không chỉ hòa vào vũ trụ mà có lúc cái tôi lại đào sâuvào bản thể, tìm cái bản thể ấy giữa thiên nhiên, vũ trụ Mặt khác, trong thơHàn Mạc Tử ngoài không - thời gian mênh mông, bao la với nhật nguyệt, mâygió,… thì còn có những không- thời gian vũ trụ nhuốm màu siêu thực và không
- thời gian ấy lúc huyền diệu, lúc bao la đến rợp ngợp, choáng váng
Không - thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử cũng rộng mở, có ánh bình
minh “Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới” Thi sĩ muốn “thoát li ngoài thế giới” để “bay lên trăng” để “hớp tinh anh của nguyệt cầu” để “lên chơi Cung Quế”, nơi “Vườn tiên sáng láng như lòng người thương” Trong không - thời
gian vũ trụ tác giả Hàn Mặc Tử đã nói nhiều đến hình tượng trăng Hàn Mạc
Tử tắm trong ánh trăng, tâm hồn như bay lên, như trẻ lại: “Ta bay lên! Ta bay lên/ Gió tiễn đưa ta đến nguyệt thiềm/ Ta ở trên cao nhìn trở xuống/ Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm” Như vậy có thể thấy, thế giới vũ trụ mà thi
sĩ vẽ ra là nơi ông tắm hồn mình vào trong đó Nơi ông chứa đựng một thếgiới thần tiên, chứa đựng sự cứu rỗi để siêu thoát về cõi mộng chứ không chỉ
là hòa mình vào đấy để gửi gắm niềm tâm sự Tâm tưởng bay cao hòa mìnhcùng không gian - thời gian đằng đẵng, vô cùng tận, thể xác đớn đau, tê liệt,chật hẹp,… điều này giống với cảm hứng “đăng cao” trong thơ Đường, khátkhao lên cao để chiếm lĩnh vũ trụ vô tận và với Hàn không - thời gian vũ trụcòn là nơi thi sĩ gửi thác phần thứ hai của mình - phần hồn Đây cũng là nơimang lại cho anh những ấn tượng sâu sắc về một thế giới riêng, huyền ảo vànhất là không chứa đựng sự đau thương
Trang 33Không thời gian vũ trụ ngoài gắn liền với mô típ trăng là mô típ chimPhượng Hoàng thể hiện khát vọng vươn tới những gì cao cả, phi thường,
cao hơn cuộc sống đau khổ thường ngày: “Nhớ khi xưa ta là chim phượng hoàng/ Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất”; “Phượng Hoàng bay trong một tối trăng sao/Mà ánh trăng không còn khiêm nhường nữa” Tuy nhiên
không - thời gian vũ trụ bao la trong thơ Hàn nhiều lúc bị xáo trộn Bởi tâmtưởng đau thương luôn đeo bám lấy thi sĩ, anh luôn ý thức được sự chết,niềm đau Thi nhân tìm mọi cách, tìm mọi nơi để cho tâm hồn trú ngụ rồicuối cùng chấp nhận đau thương, bình tĩnh đón chờ cái chết Không - thờigian vũ trụ cũng từ đó thay đổi Không đơn thuần chỉ là nơi thiêng đàngđẹp đẽ mà nó còn là khoảng không - thời gian của địa ngục đày ải, thậm chí
có lúc không thời gian siêu hình trong tưởng tượng, có lúc lại là không thời gian hiện thực trong hồi tưởng và có lúc lại là không - thời gian tâmtrạng trong cảm xúc Tất cả đan xen, đồng hiện rất khó tách biệt Không -thời gian vũ trụ được khắc họa là cái không gian nhiều tầng lớp, đa chiềukích Dường như thi sĩ cảm thấy choáng váng trước cái không cùng tận của
-không gian vũ trụ và -không còn nơi nào để nương tựa: “Đây là tất cả hồn anh tiêu tán/ Cùng trăng sao bàng bạc xứ say mơ”.
Như vậy, ta thấy trong không - thời gian vũ trụ, Hàn Mạc Tử không chỉhòa mình vào trong đó, gửi gắm tâm sự, niềm khát khao mà đó còn là thế giớisiêu thực để thi sĩ quên đi thực tại, nỗi đau thân xác Trong không - thời gian
đó con người hiện hữu từ những điều mơ tưởng, từ một hình thức kí thác mơtưởng: hồn Đồng thời ta thấy, trong thơ Hàn thế giới không- thời gian vũ trụkhông chỉ là trăng sao, gió mây, cỏ cây, sông núi, … mà còn chứa chất nhữnghình tượng hư ảo, siêu thực như: chim Phượng hoàng, dải Ngân Hà, vũng côliêu, …Đó là những nét mới, riêng biệt tạo nên thế giới thơ Hàn Mạc Tử.Như vậy ở chương 1 đề tài đã đi vào nghiên cứu, làm rõ tính liên văn bảntrong thơ Hàn Mạc Tử thông qua sự trùng lặp và tái sinh hình tượng cái tôi,
Trang 34người phụ nữ và không- thời gian Qua đó, ta thấy được sự gặp gỡ trong hìnhtượng thơ Hàn Mạc Tử và các nhà thơ khác, đặc biệt là “trường thơ Loạn”.Mặt khác, đề tài đã chỉ rõ nhiều nét nghĩa mới được nảy sinh, đầy sáng tạotrong thơ Mạc Tử Bằng những hình tượng ấy thi nhân đã trải ra trước mắtngười đọc cả một thế giới tâm hồn đa cung bậc và trạng thái.
Trang 35
CHƯƠNG 2 TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT,
SỰ PHA TRỘN THỂ LOẠI, KÍ ỨC NGÔN NGỮ
VÀ SỰ TÁI SINH CỦA CÁC TỪ/CỤM TỪ CỐ ĐỊNH
2.1 Tính liên văn bản thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ thủ pháp nghệ thuật
2.1.1 Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ bút pháp tượng trưng
Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu mở đầu Văn học hiện đại thế giới
và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn học nghệ thuật toàn cầu, trong đóphải kể đến trào lưu Thơ mới Việt Nam 1932-1945 Thơ tượng trưng đã đạtđến thành tựu xuất sắc với sự xuất hiện vẻ vang của các tên tuổi như:Rimbaud, Mallarme, Verlaine, Lautreamont, Valery, … đặc biệt là Baudelaire
- người được xem là ông tổ của trường phái này Chủ nghĩa tượng trưng thiên
về cảm giác, về tính biểu tượng, về sự tương hợp giữa các giác quan nhằm tạo
ra một mạng lưới các ý tưởng mơ hồ, bí ẩn ngôn từ, những nhịp thơ siêu tựnhiên, những lặng im tạo âm vang, những câu thơ đứt, nối, không ăn khớp.Trong thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử về ngôn ngữ, hệ thống hìnhảnh, biểu tượng,…có nhiều điểm giống với Baudelaire, Rimbaud, Bích Khê,Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư,… nhưng đồng thời nó vẫn thể hiệnnhững điểm riêng biệt, khá độc đáo Về ngôn ngữ, ngôn ngữ thơ tượng trưng
kì ảo, mới lạ và mang đậm tính nhạc Ngôn ngữ trở thành những thực thể sốngđộng, đầy mới mẻ nhờ vào những biện pháp tu từ đặc sắc mà các nhà thơ sửdụng như: ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, đối lập, so sánh, liên tưởng, …Cảmxúc trong thơ được diễn đạt một cách tinh tế thông qua những kiểu tư duy thơđộc đáo Bước chân vào địa hạt thơ tượng trưng, chúng ta không thể khôngrờn rợn, hãi hùng khi bắt gặp những câu thơ kinh dị, với những ngôn từ lạlùng đầy “ma quái”, “liêu trai”
Trang 36Trong thơ Baudelaire đó là hình ảnh của những “nấm mồ”, “sọ người”,những cái “chết dần, chết mòn” Với Chế Lan Viên là những “não trắng”, “tủy
đã cạn”, “khí tanh hôi”, cõi hồn “yêu tinh”, con người với những hành động
khủng khiếp: “uống máu lạnh”, “nhai thịt nát”, sống bằng “hơi ma”: “Ta muốn trong, từ mắt mi, máu đỏ/ Từ đầu mi, não trắng, rút nhau tuôn!” Trong
thơ Bích Khê là những: “hồn xây mộ”, “sọ người”, “ tủy khô”, …Với Đinh
Hùng ngôn ngữ cũng đầy kì dị: “mặt trời đẫm máu” , “Nắm xương khô còn
ân ái/ Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình”.
Trong thơ Hàn Mạc Tử ngôn từ cũng rất lạ, đầy táo bạo: “Và ai ghánh máu đi trên huyết” rồi “hồn ngắm tử thi hồn tan rã”, “Bốc thành ám khí loãng nguyệt cầu xa” Hay như:
Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi
tổ hợp từ lạ: “Long lanh tiếng sỏi”, “Một tiếng cười hương”, “Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!” [Dẫn theo TS.Hoàng Sỹ Nguyên, Bước đi của ngôn ngữ
Thơ mới 1932-1945, số156] sang đến Hàn Mạc Tử thì đã đạt đến độ cao Cóthể thấy, Hàn Mạc Tử đã tạo ra những hình ảnh táo bạo, tươi mới, có thể gọi
đó là “cuộc cách mạng về ngôn từ” Viết về gió, Hàn Mạc Tử biến gió thành
một chàng trai tinh nghịch, “gió trêu tà áo biếc”, gió cũng biết say “lướt
Trang 37mướt” rồi “ôm ngang lấy gió”,…Nhờ ngôn ngữ mà vầng trăng trong thơ Hàn
được thăng hoa với mọi sắc thái Ánh sáng của trăng được biến thành những
sợi tơ lóng lánh, mềm mại, kì ảo “Mơ trăng ta lượm tơ trăng rơi”, “Tơ trăng buông rèm trên muôn cảnh”, trăng có lúc cũng rạo rực, lả lơi: “Trăng nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ”,“Trăng vàng ôm bờ ao”, “Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt”,…
Chịu ảnh hưởng nghệ thuật thơ tượng trưng, ngôn ngữ thơ Hàn Mạc Tửđầy kì lạ, mới mẻ, táo bạo, có lúc đầy kì dị, ảo ảnh giống như trong thơBaudelaire, Chế Lan Viên, … Nhưng ngôn từ trong thơ Hàn dễ thâm nhập, dễcảm hơn, các hình ảnh tượng trưng khi tiếp xúc chúng ta có thể lý giải, trong
khi “Điêu tàn” (Chế Lan Viên), “Tinh huyết” (Bích Khê) ngôn ngữ ma mị,
thoát hẳn ngôn ngữ đời thực Ngôn ngữ thơ Baudelaire càng khó lý giải, nắmbắt Chính trong bức thư gửi Phan Trọng Miên, Hàn Mạc Tử đã bộc lộ rằngthơ của anh “rất khác thường, không giống Baudelaire lắm”, thơ của anh vẫngiữ lại những căn cốt của thơ ca phương Đông, đó là điều lý giải vì sao trongthơ tượng trưng Hàn ngôn từ vẫn dễ hiểu, dễ cảm hơn
Trong thế giới thơ tượng trưng, ngôn từ đậm tính nhạc Thơ tượng trưng
đề cao âm nhạc vì trong âm nhạc có sức gợi và khả năng chuyển hồi, tương hỗcảm giác “Mỗi bài thơ là một bản giao hưởng, gợi cái lơ lửng không rõ ràng,cái sắc thái mơ hồ mà tinh tế nhất của tâm trạng bởi thế giới vô hình, trongsuốt của âm thanh làm phong phú kinh nghiệm và trí tưởng tượng của nhà thơ,góp phần giúp nhà thơ có linh cảm kỳ diệu về thế giới tâm linh, gợi lên nhữnggiấc mơ kì lạ” Nhạc điệu của thơ tượng trưng đã ảnh hưởng đến thơ Hàn Mạc
Tử cũng như các nhà thơ như Lưu Trọng Lư, Bích Khê, Chế Lan Viên, …
“Tương tự với kĩ thuật tạo nhạc trong các bài thơ “Giai điệu buổi chiều” (Harmonie du soir) và “Thuận nghịch” (Revesibilite) của Baudelaire hay bài
“Cảnh thần tiên” (Feerie) của Valery” [Dẫn theo Trương Mỹ Yến, Thế giới
nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử], Hàn Mạc Tử cũng tạo cho mình những
khúc nhạc say đắm trong thế giới thơ Đọc những bài thơ như “Tình quê”,
Trang 38“Đây thôn Vĩ Dạ”, “Đà Lạt trăng mờ”,…chúng ta không khỏi bị mê đắm
cuốn hút trước hết bởi âm nhạc trong đó
Để gợi tính nhạc, nhà thơ Bích Khê, Hàn Mạc Tử đã sử dụng thanh bằng
trong thơ rất độc đáo: “Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông” (Tỳ bà - Bích Khê) Trong Tiêu sầu, Tử viết: “Ôi! Đêm nay trời trong như gương/ Không làn mây vương không hơi sương/ Tơ trăng buông rèm trên muôn cành/ Tơ trăng vàng rụng như âm thanh”
Các nhà thơ dùng nhiều lối điệp âm, điệp vần, điệp từ, điệp câu tạo sựtrùng điệp dồn dập, nhấn mạnh cảm xúc và tạo nên âm vang trong tính nhạc của
thơ Xuân Diệu với Vội vàng: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” Chế Lan Viên với cách gieo vần hỗn hợp đầy sáng tạo: “Mây chẳng lụa dài vây nước biếc/ Sương xanh mồ bạc dấu trăng vàng/ Thuyền ai giỡn nước sông Ngân ấy/ Mà để sao sa xuống cõi trần”.
Bút pháp tượng trưng còn thể hiện qua nghệ thuật sử dụng biểu tượng.Trong thơ tượng trưng, các nhà Thơ mới xây dựng nên những hệ thống biểutượng đặc sắc Nổi bật lên đó là ba biểu tượng trăng, hồn, máu Hồn chính là
cái tôi phân thân của thi sĩ Với Chế Lan Viên: “Thoát hồn anh ngoài xác thịt/ Để chập chờn trong ánh sáng mông lung”, để “Hồn say sưa vào khắp cõi Trời Mơ” Hồn cũng có lúc đau khổ: “Ta vẫn thấy hồn ta buồn ủ rủ…Hồn yêu tinh chợt thấy động tơ lòng” Với Hàn Mạc Tử một cuộc giao tranh diễn ra
quyết liệt trong con người thi nhân: Thân xác hữu hạn đang băng hoại, linhhồn càng muốn sống vô biên Hồn và xác cùng rượt đuổi nhau, cùng ngả
nghiêng lăn lộn: “Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi! / Hồn đã cấu đã cào đã nhai ngấu nghiến… Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay” Hàn Mạc Tử cũng đã viết nhiều bài thơ về sự giao tiếp huyền ảo, kinh hãi giữa hồn và tôi: Hồn là ai? Hồn tôi lìa khỏi xác, Trút linh hồn, Biển hồn ta, Hãy nhập hồn em, Hồn qua đêm
Còn máu là biểu tượng của sự sống, cũng như cái chết Nó kết tinh hội tụ
nỗi đau đớn khủng khiếp của Hàn Mạc Tử: “Gió rít tầng cao trăng ngã ngữa/
Trang 39Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô/ Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy/ Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra” Đó là những giọt máu điên cuồng, phẫn uất đau thương Còn Chế Lan Viên: “Ta sẽ uống máu lan cùng tủy chảy/ Ta sẽ nhai thịt này với xương khô” Cái tôi của thi nhân đã phân thành “Máu Chàm ri rỉ chảy” trong “ngày tháng nặng ưu phiền”, “Tiếng máu kêu rung chuyển cỏ non xanh” cho đến khi “Thi nhân sầu nhìn theo dòng huyết cuốn/ Tâm hồn trôi theo giải máu bơ vơ” Cái tôi đau thương, khủng khiếp ấy đã tan ra thành một biển máu ngập lụt cả đất trời, với Hàn Mạc Tử: “Máu tim ta tuôn ra làm biển cả… Trong lòng và đang tắm máu sông ta” còn Chế Lan Viên thì: “Khí
ồ ạt như muôn năm không dữ/ Ồ ạt trôi nguồn máu chiến trường xa”.
Biểu tượng trăng cũng xuất hiện nhiều trong thơ Hàn Mạc Tử và các nhàthơ khác, điển hình như Chế Lan Viên, Bích Khê Nó trở thành một biểutượng độc đáo, được nhìn nhận với nhiều sắc thái, tuy nhiên mỗi nhà thơ lại
có cách xây dựng biểu tượng khác nhau Ánh trăng trong thơ Chế Lan Viên làánh trăng lạnh lẽo, rờn rợn, ma quái, nhợt nhạt Trăng đồng lõa với thần chết,
với yêu ma “Sương xây mồ bạc dấu trăng vàng” Trong thơ Bích Khê, trăng
có lúc sang trọng, tinh khiết, trăng biến thành ngọc: “Ngọc trăng xây vàng
trên muôn cành”, có lúc được miêu tả đầy nhục cảm, lả lơi “Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc/ Vài chút trăng say đọng ở làn môi” Còn trăng trong thơ
Hàn Mạc Tử rất phong tình, lả lơi nhưng có lúc lại kì dị, điên loạn, ảo ảnh Vàmột điều dễ nhận thấy, trăng trong thơ Hàn Mạc Tử là biểu tượng có sự vận
động lớn Ở Lệ thanh thi tập là vầng trăng mang dáng dấp cổ điển, ở Gái quê
là vầng trăng - cái tôi trữ tình với những hình ảnh chi tiết rất đời thường, rất
gợi tình còn ở những tập thơ sau, đặc biệt là tập Đau thương, trăng là biểu
tượng cho những đau đớn, quằn quại, mất mát Chẳng hạn ở những bài như:
Sáng trăng, Một miệng trăng, Ngủ với trăng, Hồn là ai,…
Như vậy, ba biểu tượng trăng, hồn, máu là những biểu tượng mang tínhtượng trưng cao, nó như là những mã kí hiệu mà người đọc cần phải khámphá, giải mã mới hiểu hết được thế giới thơ của thi nhân