0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Dẫn dụ ngôn ngữ, quan niệm Phật giáo trong thơ Hàn Mạc Tử

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 71 -74 )

1.3 .Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử

3.2. Dẫn dụ văn bản và quan niệm tôn giáo trong thơ Hàn Mạc Tử

3.2.2. Dẫn dụ ngôn ngữ, quan niệm Phật giáo trong thơ Hàn Mạc Tử

Một điều dễ nhận thấy, bên cạnh việc dẫn dụ văn bản Kinh thánh Hàn Mạc Tử đã sử dụng những thuật ngữ, quan niệm Phật giáo làm thi liệu trong các sáng tác của mình. Tuy nhiên, tơn giáo đi vào thơ Hàn Mặc Tử bị “chế biến, pha trộn theo quan niệm và sở thích” của anh.

Trong thơ Hàn Mạc Tử hay dùng chữ Từ bi, cụ thể là các bài Cao hứng (Thơ tôi thường huyền diệu/ Mọc lên đạo từ bi), Hãy nhập hồn em (Trời từ bi cảm động ứa sương mờ/ Sai gió lại lay hồn trong kẽ lá), đặc biệt là bài Eva Maria, bài này là những lời Tử dâng lên Đức Maria để ca ngợi “ơn phước cả”,

mà Thánh Nữ đã ban cho Tử trong “cơn lâm lụy” nhưng những chữ “từ bi”, “ba ngàn thế giới”, là chữ của nhà Phật cũng được Tử sử dụng (Lạy Bà là Đấng tinh truyền thánh vẹn/ Giàu nhân đức, giầu mn hộc từ bi/ Tơi ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình minh/ Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới). Tử khơng hề ngần ngại đem những từ ngữ, những hình ảnh của Phật giáo và dùng trong văn thơ mình, dùng cả vào trong những bài có tinh thần Thiên Chúa giáo nhiều nhất. Đó là một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Phật giáo quan niệm từ bi tức là: “quan niệm cảnh đời khổ, tật, bệnh, cô quả và tối tăm của chúng sanh, trong hiện tại và vô số tai nạn xảy ra trong tương lai, sanh tâm thương xót, giúp đỡ và tìm phương để đề phịng che chở” [36, tr.295]. Ở đây, Hàn không chỉ dùng chữ từ bi với ý nghĩa là sự cứu rỗi, che chở, mà cao hơn đó chính là lời nguyện, là tiếng kêu để cho chính mình bám víu. Bên cạnh đó, nhiều từ ngữ khác của Phật giáo, như “hằng hà sa số”, “mười phương” cũng thường gặp trong thơ Hàn Mạc Tử: “Mây vẽ hằng hà sa số lệ/ Là nguồn ly biệt giữa

cô đơn” (Cuối thu), “Đóng cửa mười phương lại/ Dồn ánh sáng vào đây”

(Điềm lạ), “Trời như hớp phải hơi men ngan ngát/ Đắm mn nghìn tinh lạc

xuống mười phương”(Nguồn thơm). Về thuật ngữ “Hằng hà sa số” trong đạo

Phật thì lúc Đức Phật thuyết pháp khi nói đến số lượng nhiều khơng thể tính đếm, nghĩ bàn cho được Ngài bèn dùng hình ảnh số cát sơng Hằng để ví dụ. Từ ý nghĩa đó, Hàn Mạc Tử đã mở rộng trường nghĩa đề khi viết “Hằng hà sa

số lệ” là nói đến nỗi cơ đơn, đau đớn khơng cùng, khơng thể đo đếm được. Còn chữ “Mười phương” trong thơ Hàn dùng để chỉ khơng gian rộng lớn, vơ cùng qua đó thể hiện trạng thái thăng hoa của nhà thơ. Trong thơ Hàn Mặc Tử bài Phan Thiết! Phan Thiết! chịu ảnh hưởng cả hình thức lẫn tinh thần Phật giáo đậm nhất: “Bay từ Đao Lỵ đến trời Đâu Suất/ Và lùa theo không biết

mấy là hương”, “Trở lại trời tu luyện với mn đêm/ Hớp tinh khí lâu năm thành chánh quả”. Theo sách Phật, “Đao Lỵ” và “Đâu Suất” là một trong sáu

cõi Lục Thiên: Tứ Vương Thiên, Đao Lị Thiên, Dạ Ma Thiên, Đâu Suất Thiên, Lạc Biến Hố Thiên và Tha Hố Tự Tại Thiên. Ngồi những ngôn ngữ phổ thông của nhà Phật khác như “thành chánh quả”, “sông Hằng”, chúng ta nhận thấy trong bài Phan Thiết, “thuyết nghiệp báo và thuyết luân hồi được thi vị hóa một cách tài tình: con chim Phụng Hồng vì Sân Si mà phải đoạn, và khi trở lại trời tu luyện thành chánh quả rồi, mà vì tập khí chưa tiêu trừ trọn vẹn, nên phải trở xuống trần gian “nơi đã khóc đã u đương da diết” để mà “chơn hận nghìn thu” và “sầu muộn ngất ngư” (Dẫn theo Quách Tấn, Ảnh hưởng đạo Phật trong thơ Hàn Mạc Tử). Trong bài Phan Thiết, chúng ta còn

nhận thấy rằng Hàn Mặc Tử đã nhìn đời bằng con mắt giác ngộ: những hiện tượng trong cõi đời này đều là những tuồng ảo hóa: “Sao tan tành rơi xuống vũng chiêm bao/ Trăng tan tành rơi xuống một cù lao/ Hóa đại điện đã rất nên tráng lệ”. Và cõi đời này - mà Phan Thiết là tượng trưng - là nơi đau khổ

và vì nhận biết được vậy Tử đi tìm nơi giải thốt và đã tìm thấy Cực Lạc Quốc Độ của Phật A Di Đà. “Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc/ Rất trọng vọng,

rất thơm tho, man mác/ Rất phương phi trên hết cả anh hoa” [31, tr.125].

Những “ánh sáng vô cùng”, “sáng láng cả mọi miền”, những tiếng “nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh”, những điệu nhạc “rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác” những “cây bằng gấm và lịng sơng bằng ngọc”, ở trong Tử là vang bóng của “vơ lượng quang” của “thiên nhạc”, của “hoa sen đủ màu sắc và đủ hào quang mọc trong ao Thất bảo” trên thế giới Cực Lạc mà Tử đã nhìn qua kinh A Di Đà” (Dẫn theo Quách Tấn) và hơn nữa nó gợi chúng ta liên

tưởng đến sự ra đời của Đức Phật, khi hoàng hậu Maya sinh hạ thái tử (tức Đức Phật), khắp trời nổi lên từng điệu nhạc, tỏa ra từng ánh sáng, mn hoa khoe sắc để chào đón. Với những thi liệu Phật giáo Tử đã “nhào nặn, sáng tạo làm nên sự đa dạng, trong thế giới thi ca, qua đó thể hiện chiều sâu tâm hồn và làm nên phong cách độc đáo mang tên Hàn Mạc Tử không hề trộn lẫn.

Như vậy ở chương 3 này, đề tài đã chỉ ra tính liên bản trong thơ Hàn Mạc Tử qua các biểu tượng nắng, gió, má qua đó thể hiện thế giới tâm hồn của thi sĩ. Các biểu tượng này từ lâu đã tồn tại trong tâm thức cộng đồng khi vào thơ Tử đã mở rộng trường nghĩa. Đồng thời, đề tài đã chỉ ra dẫn dụ văn bản và dẫn dụ từ ngữ, quan niệm tơn giáo từ đó thấy được dấu ấn Thiên Chúa giáo và Phật giáo trong thơ anh. Tuy nhiên, tất cả những gì thâu nhập được một khi đã vào thơ Tử thì khơng cịn giữ ngun chất, vì Tử đã biến thể, pha trộn theo quan niệm và sở thích của mình. Tử thường nói cùng bạn rằng: “Tôi lợi dụng văn chương và triết lý nhà Phật để làm thơ mà thơi. Tơi dung hịa cả hai thể văn và tơn giáo: Thiên Chúa và nhà Phật. Đó chính là muốn làm giầu cho nền văn chương chung”. Bởi vậy, khi đọc Hàn Mặc Tử, chúng ta nên mở tấm lịng cho rộng rãi thì mới dễ cảm động cùng con người thơ phức tạp, mới tận hưởng được tất cả những gì sâu kín ẩn khuất dưới những tầng thơ kia.

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 71 -74 )

×