Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ bút pháp siêu thực

Một phần của tài liệu tính liên văn bản trong thơ hàn mạc tử (Trang 40 - 44)

1.3 .Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử

2.1. Tính liên văn bản thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ thủ pháp nghệ thuật

2.1.2. Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ bút pháp siêu thực

Chủ nghĩa siêu thực ra đời ở Pháp vào những thập niên 90 của thế kỉ XIX do Andre Breton khởi xướng và chính thức ra tun ngơn vào năm 1924. Chủ nghĩa siêu thực được xây dựng trên cơ sở dựa vào triết học trực giác của Bergson và phân tâm học của Freud. Thơ siêu thực là thơ của tiềm thức, của giấc mơ, của mê sảng, của lối viết tự động,…

“Khác với chủ nghĩa siêu thực Pháp là sản phẩm trực tiếp từ cơn cuồng nộ Dada, siêu thực Việt do truyền thống dung hịa mọi thái cực, lại khơng trực tiếp hứng chịu hệ lụy từ cuộc Thế chiến I kinh hoàng, cộng thêm với việc tiếp nhận cùng một lúc nhiều trào lưu nghệ thuật nên không thể đẩy lên thành chủ nghĩa” [Dẫn theo Nguyễn Thị Minh Thương, Vài suy nghĩ về khuynh hướng siêu thực trong Thơ mới 1932-1945] mà chỉ là khuynh hướng. Trong các nhà thơ thì sáng tác của Hàn Mạc Tử đậm yếu tố siêu thực nhất. Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ khi nhận xét thơ Hàn Mạc Tử cho rằng: “...Trong những bài

thơ siêu thực của Hàn Mạc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và khơng, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vơ hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lơgic bình thường trong tư duy và ngơn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc”.

“Có thể tìm thấy những điểm gần gũi với tư duy và phương pháp sáng tác thơ siêu thực trong các bài thơ văn xuôi của Hàn Mặc Tử (Quan niệm thơ, Chơi giữa mùa trăng, Chiêm bao và sự thật,…), tựa tập Thơ điên và tựa

ngôn Thơ của Xuân Thu Nhã Tập và Tuyên ngôn tượng trưng của Dạ Đài” [Dẫn theo Nguyễn Thị Minh Thương, Vài suy nghĩ về khuynh hướng siêu thực trong Thơ mới 1932-1945]. Với họ, thơ là địa hạt của huyền diệu, thần bí, cao siêu. Nếu như Chế Lan Viên gọi đó là “Dịng sơng Linh quằn quại”, những “tượng Chàm lở lói rỉ rên than” thì Hàn Mạc Tử gọi đó là “nguồn

trong trẻo”, là cõi giới của “mơ ước”, “huyền diệu”,… Các nhà thơ siêu thực

đề cao trực giác và họ hiện lên như những khách lạ, là người mơ, người say, người điên, … sáng tạo trong trạng thái điên loạn như những “kẻ lên đồng, nhập thần”. Những trạng thái “điên”, “mơ”, “say” được đẩy đến tột cùng – sáng tạo nằm ngoài hành lang kiểm duyệt của ý thức. “Cái mơ của lãng mạn thuộc về lãnh địa của cảm xúc, nó vẫn nằm trong sự điều khiển của ý thức. Cịn cái mơ, say, điên của siêu thực thuộc cõi vô thức, rất gần với quan niệm của Freud về sáng tạo như cách giải phóng những xung năng, những ẩn ức ngủ qn. Đó là khi cõi vơ thức thức dậy và dành lại địa vị làm bá chủ trong tâm linh con người. Đó chính là trạng thái sáng tạo trong quan niệm của thơ siêu thực” [Dẫn theo Nguyễn Thị Minh Thương].

Chủ nghĩa siêu thực tìm đến thế giới của giấc mơ, của những ám ảnh vô thức để tạo nên một thế giới hình tượng và thi ảnh riêng biệt. Điều này, bản thân Hàn Mạc Tử và một số nhà Thơ mới đã gặp gỡ với thơ siêu thực phương Tây khi các tác giả đem vào thơ một thế giới hình tượng dị kì: “thế giới nguyên thủy của Đinh Hùng, thế giới điên loạn trong thơ Chế Lan Viên,…và đặc biệt, là thế giới đầy lạ lẫm, ma quái trong Thơ điên của Hàn Mặc Tử”. Cõi mộng trong thơ siêu thực là thế giới thực tại của chiêm bao. Nó khơng phải sản phẩm của trí tưởng tượng mà là sản phẩm của hoạt động vô thức, là sự lên tiếng của những ẩn ức, ám ảnh bị đè nén bên trong. Nó khơng đối lập với thực tại mà chính là thực tại ở chiều sâu và xa hơn. Nó là một thế giới “đa diện trùng phức” chứ không phải thế giới phẳng như thơ lãng mạn gợi ra.

Trong Mê hồn ca của Đinh Hùng “chập chờn giữa thế giới nguyên thủy tiền kiếp và đô thị hiện đại”. Chế Lan Viên trong “Điêu tàn” đã tạo ra một thế

giới kinh dị với những sọ dừa, xương khơ, bóng ma Hời, ... Nhưng siêu thực trong Thơ mới thể hiện đậm đặc nhất trong thơ Hàn Mặc Tử, đặc biệt là tập Đau thương. Ở Đau thương xuất hiện nhiều hình ảnh hư ảo, chập chờn thực – mộng, đến từ trạng thái vô thức của thi nhân mà trăng đã hiện diện đầy ám ảnh. Hàn Mặc Tử để trăng bao phủ, xâm chiếm, đồng hóa tất cả: “Khơng gian dày đặc tồn trăng cả/ Tơi cũng trăng mà nàng cũng trăng”, “Nước hóa thành trăng trăng ra nước/ Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm”. Trăng

biết quì, sấp mặt, cúi mình, ngã ngửa, biết ghen, biết rụng,…Vượt lên thủ pháp nhân hóa quen thuộc những hình ảnh thơ Hàn Mặc Tử được tạo ra từ vơ thức tính dục và đời sống tâm lí cuồng loạn. Vì thế, vẫn là thủ pháp nhân hóa, nhưng bản thân thủ pháp đã chuyển hóa tự nhiên thành vấn đề cái nhìn, cảm quan thế giới và sự thăng hoa của những ẩn ức từ đời sống vơ thức cá nhân. Chính “đời sống vơ thức kết hợp với những kĩ thuật của bút pháp tượng trưng đã tạo ra những câu thơ trùng phức siêu thực – tượng trưng đến mức không thể tách bạch” trong thơ Hàn [Dẫn theo Nguyễn Thị Minh Thương].

Trong thơ siêu thực, cái tơi trữ tình là cái tơi trong trạng thái vô thức, điên loạn, mê sảng, cái tôi với sự “nguyên phiến” bị phá vỡ thành những thực thể li hợp bất định. Các thi sĩ làm thơ như một khoảnh khắc lên đồng. Khoảnh khắc ấy thi sĩ là một kẻ khác nhưng lại là một kẻ khác thể hiện vẹn nguyên con người thi sĩ nhất. Trạng thái ấy được Đinh Hùng, Chế Lan Viên và đặc biệt là Hàn Mặc Tử nói đến nhiều trong sáng tác: “Mê em, ta thốt thân hình/

Nhập hồn cây cỏ, đa tình mỗi đêm” (Đinh Hùng),… “Điên! Điên! Điên! Và say nữa xin say/ Điên đến chết và say cho đến khóc” (Chế Lan Viên), “Anh điên anh nói như người dại/ Van lạy khơng gian xóa những ngày” (Hàn Mặc Tử)… “Nếu cái tơi ý thức là cái tơi ngun phiến, thì cái tơi vơ thức là cái tơi bị chia lìa, phân rã, bất định, li tan”. Cái tôi của Hàn Mặc Tử mang cấu trúc đa tầng phức hợp, có sự phân thân giữa thân xác với linh hồn. Con người tự hình thành “tha nhân” ngay trong chính bản thân mình. Trong một cái tơi có nhiều “kẻ khác”. Kẻ khác ấy đến từ đời sống vô thức, đầy lạ lẫm: “Ai đi lẳng lặng

trên làn nước/ Với lại ai ngồi khít cạnh tơi”. Cái tơi trữ tình trong thơ Hàn

Mặc Tử vừa phân rã vừa bất định. Phân rã trong cấu trúc cái tơi và bất định trong động thái trữ tình. Nhưng đó khơng phải là những mảnh thể rời rạc mà đan xen nhau, tranh chấp, tương phản nhau tạo thành một trạng thái chập chờn bất định. Đây là nét đặc trưng của cái tơi trữ tình trong thơ siêu thực.

Phương thức tạo hình đặc trưng của chủ nghĩa siêu thực là đặt những hình ảnh vốn rất xa nhau lại cạnh nhau để tạo nên những “va đập chói lịa của hình ảnh” nhằm tạo ra những chiều kích mới lạ cho ngơn ngữ. Điều này thấy rõ trong thơ Hàn Mạc Tử và các nhà thơ khác. Với “Buồn xưa” Nguyễn Xuân Sanh đã có những kết hợp hình ảnh theo lối siêu thực trên nhiều cấp độ, không dễ cảm nhận, chẳng hạn cách tạo tác “nhạc trầm mi”, “hồn xanh ngát”, “trái xuân sa”, “vai suối tươi”, “ngàn mây tràng giang”, “vây tóc mưa”,… “Xuân Thu Nhã Tập đã chớm chạm đến “ngôi đền” siêu thực bằng cách cắt dán lắp ghép để tạo nên những hình ảnh lạ lẫm . Trong thơ Hàn Mạc Tử cũng vậy, với bài Say trăng, các hình ảnh lạ như: “trăng thơm”, “trăng rơi”, “trăng tan ra

bọt”, “ trăng ngã ngửa”, “vũng đọng vàng khô”, “vũng trăng”, … được kết

hợp lại với nhau theo kiểu thức siêu thực như vậy.

Các nhà Thơ mới đã chạm đến nghệ thuật siêu thực với việc đề cao lối viết tự động như một cách thức sáng tạo trong khi đang mơ từ đó tạo ra những câu thơ vừa phi lơ-gíc, vừa phá vỡ cú pháp thông thường dựa trên những liên tưởng bất ngờ. Tuy nhiên bút pháp tự động – kĩ thuật viết đặc trưng của chủ nghĩa siêu thực ở các nhà thơ vẫn cịn mờ nhạt và đánh giá một cách khách quan thì Hàn Mặc Tử là đại diện tiêu biểu nhất. Trong bài “Đôi nét về Hàn Mạc Tử”, Quách Tấn, bạn tâm giao với thi sĩ sớm nhận thấy: “Ngay từ tập

Thơ điên, Hàn Mạc Tử đã “đi từ lãng mạn đến tượng trưng”. “Từ Xuân Như ý đến Thượng thanh khí, thơ Tử lần lần từ địa hạt tượng trưng đến địa hạt siêu

thực”. “Thật hiếm có trường hợp nào, chỉ trong vài năm, đã làm ba cuộc cách mạng thơ ca như Hàn Mạc Tử”. Với bút pháp siêu thực độc đáo Hàn Mạc Tử đã tạo nên một thế giới thơ đầy ấn tượng, riêng biệt.

Một phần của tài liệu tính liên văn bản trong thơ hàn mạc tử (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w