0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Biểu tượng gió

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 61 -64 )

1.3 .Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử

3.1. Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử từ góc nhìn biểu tượng

3.1.3. Biểu tượng gió

Tương ứng với nắng, gió cũng là một trong những biểu tượng độc đáo trong thơ Hàn Mạc Tử. Nếu như nắng tượng trưng cho những gì tinh khơi, rạo rực nhất, tượng trưng cho cái tơi hư ảo, cơ đơn thì hình tượng gió trong thơ Hàn Mạc Tử tượng trưng cho nỗi buồn, cho hiện thực phũ phàng, sự hoang tàn, chia li, sự vô thường của cuộc sống, những trạng thái tâm lí thăng hoa, những gì tinh nghịch, tươi vui, sự thức tỉnh.

Như chúng ta thấy, ngay trong văn học dân gian, gió đã trở thành biểu tượng độc đáo. Gió là hình tượng chỉ người con gái quê mang vẻ đẹp dung dị, dịu dàng: “Em như ngọn gió qua đồng/ Thơm thanh hương đất thơm nồng

hương cây”. Hay như: “Gió đưa bụi chuối sau hè/ Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ”. Qua hình tượng gió người thi sĩ bình dân muốn gửi gắm triết lý cuộc

sống với bao thói đời, sự biến đổi của lịng dạ con người, cùng với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ ln ln nhận lấy cho mình những thua thiệt, khơng có một chọn lựa nào khác hơn là chấp nhận điều mà họ không mong muốn, cùng lắm chỉ biết than thân trách phận: “Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”.

Như vậy, trong ca dao gió là hình tượng chỉ vẻ đẹp phẩm chất của con người, cũng có thể với đặc điểm, tính chất của mình gió là hình tượng chỉ những thăng trầm, thay đổi của thói đời qua đó gửi gắm nỗi niềm, tâm tư, tình cảm của người lao động xưa.

Trong thơ Đường, gió là hình tượng thể hiện nỗi sầu li biệt. Cao Thích xưa tiễn bạn là thiếu phủ Lý Thẩm mà lòng rượi rượi buồn. Trong buổi đưa tiễn ấy thì: “Hồng điểu phiên phiên dương liễu thùy/ Xuân phong tống khách

sử nhân bi”. (Khóm dương thoăn thoắt oanh vàng/ Gió xn tiễn bạn lịng

càng xót xa). Vơ đề của Lý Thương Ẩn được xem là bài thơ tình rất hay nói về nỗi đau li biệt của hai người yêu nhau. Trong bài thơ, hình ảnh của gió cũng góp phần không nhỏ vào nỗi đau buồn cho sự chia li đau đớn này: “Đơng phong vơ lực bách hoa tàn”. (Gió xuân yếu ớt đành để rụng trăm hoa). Khung

cảnh buồn thương của cuộc chia ly diễn ra vào độ cuối xn khi gió đơng đã yếu, trăm hoa đang tàn. Hình ảnh gió xn càng làm cho tơ đậm nỗi sầu ly biệt. Quả đúng là: “Xuân phong tri biệt khổ” (Gió xuân biết nỗi đau khổ của cảnh biệt li) (Lao Lao đình).

Như vậy, trong thơ Đường gió là biểu tượng cho nỗi sầu ly biệt, là tác nhân gợi niềm thương nỗi nhớ trong lịng người.

Trong thơ Thế Lữ, gió biểu tượng cho cái tơi khát vọng rong ruổi, tự do phiêu lãng: “Năm năm theo tiếng gọi lên đường/ Tóc lộng tơi bời gió bốn

phương”. Gió cịn biểu tượng cho cái tơi lãng mạn, bay bổng. Trong Bông hoa rừng thi sĩ đã viết:

Trèo lên trên đỉnh non cao

Nghe lời chim gọi, gió dào dạt thưa Bỗng đâu gặp gỡ tình cờ

Cơ nàng cao váy ỡm- ờ đứng trơng Tóc cơ gió lẳng lơ chịng

Nắng vàng rỡn cặp má hồng hồng tươi

Ở đây nhắn gió đưa chim

Ở đây thiếu nữ trơng tìm người u

Trong thơ Hàn Mạc Tử gió xuất hiện rất nhiều, theo như nghiên cứu của Th.s. Lưu Văn Din hình tượng này “xuất hiện 82 lần, chỉ sau hình tượng trăng”. Trước hết gió biểu hiện cho sự vui tươi, trạng thái tâm lý thăng hoa của thi sĩ:

“Mai sáng mai, trời cao rộng quá/ Gió căng hơi và nhạc lên mây…Mai

này thiên địa mới tinh khơi/ Gió căng hơi và nhạc lên trời” [31, tr.127], “Ta

ném mình đi theo gió trăng/ Lịng ta tản khắp bốn phương trời” [31, tr.90].

Một khơng gian rộng mở, khống đạt hay chính là khơng gian tâm trạng của thi nhân, hình tượng gió làm nổi bật lên niềm vui rạo rực trong tâm hồn nhà thơ. Có lẽ đây là những vần thơ rất hiếm, vì khi nhắc đến hình tượng gió trong

thơ Hàn Mạc Tử thường gợi đến những nỗi buồn, chia ly. Cịn trong bài thơ

Mùa xn chín hình ảnh gió “sột soạt” “trêu tà áo biếc” rất sinh động. Gió

cũng mang linh hồn, biết chịng ghẹo, trêu chọc, đậm đà tình ý.

Hình tượng gió trong thơ Hàn Mạc Tử cịn được nhân cách hóa, rất phong tình, lơi lả: “Gió thu lọt cửa cọ mài chăn”, “gió đơng về để lả lơi”. Gió cũng mang đậm nhục thể, rất người, rất đời. Ở đây, ta thấy hình tượng gió thường đi với trăng, quấn quýt không tách rời và thường được miêu tả với các hành động như: cọ mài chăn, lùa, say, thì thào, ru, … rất tình tứ.

Trong thơ Hàn, gió cịn biểu tượng cho hiện thực phũ phàng, sự hoang tàn, chia ly, sự cô đơn, đau đớn của cái tơi thi nhân. Đây là hình tượng tập trung nhất. “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dịng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Gió, mây bỗng dưng chia tách, tưởng như là sự trớ trêu, vì xưa nay mây - gió có thế bao giờ. Sự chia lìa diễn ra trước mắt, nó chia lìa những thứ vốn khơng thể chia lìa, hay chính tâm hồn nhà thơ đang tan hoang, buồn sầu. Gió cịn thể hiện sự cơ đơn, nỗi đau đớn kiệt cùng đày đọa thân xác lẫn tâm hồn Hàn thi sĩ.

Máu đã khơ rồi, thơ cũng khơ Tình ta chết yểu tự bao giờ Từ nay trong gió- trong mây gió Lời thảm thương rên khắp nẻo mơ.

….

Ta trút linh hồn giữa lúc đây Gió sầu vơ hạn nuối trong cây Cịn em sao chẳng hay gì cả?

Xin để tang anh đến vạn ngày [31, tr.107]

Nỗi đau khơng hề kìm nén, thi nhân thốt lên những tiếng nấc vỡ ịa rồi như hóa thân vào trong gió để tan chảy đi mọi đau đớn, rồi cuối cùng đỉnh điểm là: “Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa/ Vỡ tan thành vũng đọng vàng

khô” [31, tr.118]. Khi nói về nỗi cơ đơn, đau sầu, trong thơ Hàn Mạc Tử biểu

Hàn biểu tượng gió mang tính đa trị, mang nhiều tầng nghĩa, nó thể hiện niềm vui, trạng thái thăng hoa của tâm hồn thi sĩ, gió cịn thể hiện cho một cái tơi phong tình, khao khát tình u và một cái tơi cơ đơn, đau đớn của thi nhân.

Gió là một biểu tượng xun suốt trong dịng chảy văn học, nó mang tính lặp lại nhưng trong thơ Hàn Mạc Tử nó là một hình tượng độc đáo, mang những tầng nghĩa bổ sung, thể hiện phong cách, cá tính sáng tạo của thi nhân - một hồn thơ có một khơng hai trong làng thơ Việt Nam.

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 61 -64 )

×