Từ/cụm từ bóng nguyệt

Một phần của tài liệu tính liên văn bản trong thơ hàn mạc tử (Trang 53 - 55)

1.3 .Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử

2.3.1.Từ/cụm từ bóng nguyệt

2.3. Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ kí ức ngơn ngữ và sự tái sinh của các

2.3.1.Từ/cụm từ bóng nguyệt

Từ/cụm từ bóng nguyệt khơng hề mới lạ trong văn học, nó đã được dùng khá quen thuộc trong thơ văn trung đại, cùng thời với Hàn Mạc Tử, nhà thơ Bích Khê, Lưu Trọng Lư cũng đã sử dụng nó làm thi liêu văn học. Nhưng trong thơ Hàn cụm từ này khơng phải là sự lặp lại đơn thuần mà có Hàn có cách làm mới khá độc đáo, bất ngờ, phá cách.

Trong bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung (Phan Kế Bính dịch) đã viết: “Thù trả chưa xong đầu đã bạc/ Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày”. Rõ ràng, ở câu thơ trên cụm từ bóng nguyệt được dùng nhằm chỉ bóng trăng, cụ thể hơn qua hình tượng mài gươm dưới bóng trăng để thể hiện chí làm trai của bậc trượng phu thời xưa. Cụm từ bóng nguyệt ở câu thơ sau trong tác phẩm Chinh

“Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt/ Khói Cam Tuyền mờ mịt thức

mây”. Trong truyện Kiều Nguyễn Du viết: “Chênh chênh bóng nguyệt xế mành/ Tựa ngồi bên triện, một mình thiu thiu”. Với ánh trăng nghiêng nghiêng

đang khuất dần sau bức mành mành, cảnh vật trở nên huyền ảo, tương ứng với tâm hồn của Kiều cũng đang tì đàn vào cõi mộng. Cụm từ bóng nguyệt nhằm chỉ vẻ huyền ảo của ánh trăng.

Trong bài thơ Gõ bồn của Bích Khê, cụm từ bóng nguyệt cũng mang tầng nghĩa ấy, đều để chỉ bóng trăng: “Mặt ngọc bên trời tàn bóng nguyệt/ Mình ta

trước cửa thưởng hoa xuân”. Trong bài thơ Khi thu rụng lá của Lưu Trọng Lư,

cụm từ bóng nguyệt nhằm thể hiện nỗi buồn, cô liêu của chủ thể trữ tình, mà cụ thể ở đây là nhân vật anh trước tình cảm lạnh nhạt, “hờ hững” của người con gái. “Lòng anh như nước hồ thu lạnh/ Quạnh quẽ đêm soi bóng nguyệt tà/

Ngày tháng anh mong chầm chậm lại/ Hững hờ em mặc tháng ngày qua…”

Trong thơ Hàn Mạc Tử cụm từ bóng nguyệt khơng những chỉ để chỉ bóng trăng, một hình ảnh cụ thể của thiên nhiên: “Chính giờ này anh đang

yêu em tha thiết / Em hãy nhập hồn em trong bóng nguyệt” mà có lúc cịn rất

lơi lả, lần đầu tiên trong thi ca Việt Nam xuất hiện hình ảnh: “Bóng nguyệt

leo song sờ sẫm gối”, “bóng nguyệt trần truồng tắm”, “Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe”. Xưa nay ta chỉ thấy trăng treo, trăng đậu, trăng lấp ló… chưa

từng ai thấy trăng như thế bao giờ. Ở đây, trăng cũng khao khát, đa tình, lả lơi, trần tục như người. Thực ra, Hàn Mặc Tử khơng phải là người đầu tiên nhân cách hố trăng. Nhưng cách nói như thế này thì chỉ có Hàn Mặc Tử. Tử không hề giấu diếm khát vọng trần tục của mình.

Cụm từ bóng nguyệt được tác giả dùng rất độc đáo, mang những tầng nghĩa mới mẻ, qua đó tác giả đã làm cho hình tượng trăng rất người, gẫn gũi, quen thuộc. Trăng như một người con gái, đầy nhục cảm, đẹp đẽ. Hiếm thi sĩ nào trên thế giới từ xưa đến nay nói nhiều đến trăng như Tử. “Người ta lí giải vì trăng liên quan đến căn bệnh mà Tử mắc phải nhưng ít ai thấu hiểu sự cô đơn của Tử. Bị đẩy vào hồn cảnh cơ độc, Tử chỉ cịn biết lấy trăng làm bạn” .

Hình tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử đã góp phần tạo nên một hồn thơ dị biệt, với hình ảnh “bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối…”, “bóng nguyệt trần

truồng tắm…” là một minh chứng cho điều đó.

Như vậy, ta thấy từ/cụm từ bóng nguyệt xuất hiện khá nhiều trong thơ văn nhưng đến với thơ Hàn Mạc Tử thì nó trở thành một hình tượng sáng tạo, đầy sức gợi, khơng cịn mang nghĩa như ban đầu nữa mà đã có những nghĩa bổ sung. Đó là điều độc đáo trong hồn thơ của Hàn, cũng là điều độc đáo thể hiện tài năng của thi nhân, biết biến tấu, làm khác trên cơ sở những cụm từ tưởng chừng rất cũ.

Một phần của tài liệu tính liên văn bản trong thơ hàn mạc tử (Trang 53 - 55)