1.3 .Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử
2.2. Sự pha trộn các thể loại trong thơ Hàn Mạc Tử
2.2.1. Làm mới các thể thơ truyền thống
Thơ Hàn Mạc Tử cũng nằm trong dòng chảy của các nhà thơ Mới, ở đó khơng chỉ có sự bứt phá về thể loại và còn kế thừa và làm mới các thể loại thơ ca dân tộc. Các thể thơ được sử dụng trong thơ Hàn khá phong phú, đa dạng như thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ…Những thể thơ này đều bắt nguồn từ truyền thống thi ca dân tộc và thi ca thế giới nhưng Hàn Mặc Tử có những biến tấu riêng, thể hiện được điệu hồn độc đáo của thi nhân.
Thể thơ 4 chữ có nguồn gốc từ thể vè trong dân gian. Những bài đồng giao “Vè chim- Vè cá” rất phù hợp cho phương thức truyền miệng, nhịp nhàng, dễ thuộc. Hàn Mạc Tử đã mượn thể vè để viết bài Chuỗi cười: “Lá đổ ào ào/ Trăng vàng xôn xao/ Chuỗi cười ha hả/ Trên cánh đồi cao/ Gió thổi vi vu/ Thành quách hoang vu/ Chủ nhân đi vắng/ Tiếng gươm rừng thu…”. Bài
thơ theo thể 4 chữ, ngắt nhịp cuối câu, cộng hưởng với thể vè khiến nhịp điệu nhanh, gấp, liền mạch như chuỗi cười của một tráng sĩ xông pha trận mạc với tâm hồn rộng mở phóng khống. Đằng sau chuỗi cười thấp thống một nỗi buồn ẩn dấu bàng bạc như “Trăng vàng xôn xao”.
Thể thơ 5 chữ khơng cịn hiếm trong sáng tác của Hàn Mạc Tử. Ta có các bài Anh điên, Em điên, Sáng trăng, Rụng rồi. Đặc biệt thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong thơ Hàn Mạc Tử là thể thơ 7, 8 chữ. Cũng giống như các nhà Thơ mới khác Hàn Mạc Tử sáng tác chủ yếu bằng 2 thể thơ này. Thơ thất ngôn gần với lối cổ phong nhưng khơng hạn định số dịng, thơ 7 chữ trong thơ Hàn mềm mại, uyển chuyển hơn thơ cổ phong bởi nó có nhiều điểm giống với thể thơ của phương Tây.
Thể thơ 8 chữ xuất hiện trong thơ Hàn Mạc Tử nói riêng và Thơ mới nói chung có nguồn gốc từ hát nói. Thể 8 chữ được coi là một sáng tạo thể Thơ mới. Thơ tự do cũng được sử dụng trong thơ Hàn Mạc Tử. Về nguồn gốc thơ tự do có liên quan đến hát nói của thơ dân gian, vắng bóng ở thời kì trung đại và xuất hiện ở thời hiện đại - cùng với sự lớn mạnh không ngừng của chúng…
Các nhà Thơ mới chọn thể thơ tự do bởi nó khơng chịu giới hạn số chữ, vần luật; thi nhân được tự do phát triển mạch cảm xúc. Những bài thơ tự do của Hàn Mạc Tử thường có nhịp điệu hối hả, thể hiện được con sóng thủy triều, khát khao được giải thoát những bế tắc trong tâm hồn. Thể thơ tự do giúp Hàn Mạc Tử chắp nối được nhiều hình ảnh, nhiều màu sắc khác nhau qua đó diễn tả những say mê cuồng loạn, diễn tả hết mạch suy nghĩ đang tuôn trào, phá tung hàng rào về số lượng ngôn từ. Chẳng hạn như: “Miệng giếng hả ra/ Nuốt ực bao la/ Nuốt vì sao rơi rụng/ Loạn rồi! Loạn rồi, ôi giếng loạn/ Hoảng hốt, hoảng vía ta hoảng thiên/ Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên…”
Thơ Hàn Mạc Tử cũng kế thừa những thể thơ truyền thống. Thể thơ lục bát được các thi sĩ chú trọng hơn cả. Nhịp điệu nhẹ nhàng, dịu êm của lục bát phù hợp với tâm trạng muốn cảm thơng, chia sẽ, dễ đi vào lịng người. Chẳng hạn như bài: Say nắng, Mn năm sầu thảm,…Song thất lục bát chỉ có bài Say
chết trong đêm: “Trời Hàn giang đêm nay không sóng/ Lịng cơ liêu đồng vọng làm chi/ Gió đơng đồi gặp tình si/ Ơi chao quấn qt nói gì nhớ thương”. Bên cạnh đó trong thơ Hàn xuất hiện thể thơ tứ tuyệt, như bài: Hãy đón hồn anh, Một nửa trăng.
Điểm qua các thể thơ như vậy, để ta thấy rằng, trong thơ Hàn Mạc Tử đã sử dụng nhiều thể thơ khác nhau. Trên cơ sở kế thừa những thể thơ truyền thống như vè, lục bát, hát nói,… đồng thời sử dụng những thể thơ hiện đại, chịu ảnh hưởng của thơ ca phương Tây Hàn Mạc Tử đã tạo nên phong cách thơ độc đáo.
2.2.2. Sự pha trộn giữa thơ và nhạc trong thơ Hàn Mạc Tử
2.2.2.1. Sự gặp gỡ giữa thơ và nhạc
Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn từ hàm súc giàu hình ảnh và nhất là có nhạc điệu. Bàn về thơ Sóng Hồng có viết “thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm nồng cháy, mãnh liệt trong lịng. Nhưng thơ là tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và
có nghệ thuật”. Trong thơ nhạc tính rất quan trọng, vì thế Chế Lan Viên và nhiều người khác đã khẳng định: “thơ đi giữa ý và nhạc”. Nguyễn Thái Hồ thì cho rằng: “Thơ là một hình thức cơ đọng của ngơn từ. Nó mang thêm nhạc tính để chuyên chở rung cảm, dễ thấm nhuần vào tiềm thức”… Khác với thơ, nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện để diễn đạt tư tưởng tình cảm. Nhưng khơng phải loại âm thanh nào cũng gọi là âm nhạc. “Những âm thanh có tính nhạc được xác định bởi bốn thuộc tính: độ cao, độ dài, độ mạnh, độ nhẹ và âm sắc”.
Trong bảy loại hình nghệ thuật đơn tính - điêu khắc, hội họa, văn chương, âm nhạc, múa, điện ảnh thì ranh giới giữa thơ và nhạc là gần gũi nhất. Người xưa thường nói “thi trung hữu nhạc”, thi gắn liền với ca từ trong căn nguyên khởi phát. “Trong sách Thượng thư mục Nghiên điểu có ghi rõ: Thi ngơn chí, ca vĩnh ngơn, thanh y tĩnh, luật hịa thanh” (Thơ để bày tỏ chí hướng, được hát lên là để ngâm vịnh tấm lòng, thanh điệu nhờ vào ngâm vịnh mà bổng trầm đứt nối, vần luật khiến cho thanh điệu thống nhất hài hịa) [39]. Ở ta, Phạm Đình Hổ viết: “Nguồn gốc của thơ xuất phát từ ca từ, nguồn gốc của ca từ xuất phát từ thơ, đó là nguyên ủy, hỗ tương của chúng”. Ơng Lê Đình Diên khẳng định: “thơ là sự biểu hiện của nhạc, thanh là sự biểu hiện của thơ. Tình rung động phát ra thành thanh, người ta có thanh rồi sau đó có thơ. Thanh biểu hiện ra lời, nhạc có thơ mà sau đó có thanh. Cho nên biết chỗ giống nhau của chúng cũng nên biết chổ khác nhau của chúng” [38]. Cịn ơng Nguyễn Văn Hạnh thì khẳng định: “trong văn chương thì thơ ca là loại thể gần âm nhạc vì có tính chất trực tiếp nhất, thiên về tự biểu hiện, gắn với cái tôi của người nghệ sĩ nhiều hơn, so với truyện kí văn xi nói chung”. Bloc cũng đã định nghĩa “nhà thơ là người mang tiết tấu”. Roman Jacobson cũng đã thừa nhận công thức của Valery: “Bài thơ là sự phân vân kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa”. Sự phân vân kéo dài giữa âm thanh, ý nghĩa cũng là sự tương tác giữa nội dung và hình thức, giữa cái biểu đạt và cái cần biểu đạt, giữa nhạc tính và các tầng nghĩa. Mặc dù khơng trùng khít nhưng rõ ràng điểm gặp gỡ
nhau giữa thơ và nhạc đó là nhịp điệu tiết tấu. Bởi thế, từ góc độ tiếp cận liên văn bản, các nhà lí thuyết đã có lí khi khẳng định rằng, tất cả những sáng tạo văn hóa của con người đều trong các liên hệ, quan hệ, đối thoại, pha trộn, tương tác, kế thừa…Thơ Hàn Mặc Tử chính là một biểu hiện nữa của sự pha trộn, gắn bó mật thiết giữa loại hình thơ và nhạc, qua đó sự tương giao giữa thơ và nhạc được phát huy thế mạnh tổng hợp loại hình của mình.
2.2.2.2. Sự pha trộn giữa thơ và nhạc trong thơ Hàn Mạc Tử
Về tính nhạc trong thơ Hàn Mạc Tử chúng tôi đã đề cập một phần ở mục
Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ bút pháp tượng trưng. Về cơ bản, tính nhạc trong thơ Hàn Mạc Tử thể hiện qua nhiều khía cạnh như cách gieo vần, ngắt câu, tạo nhịp điệu. Ở điểm này, Hàn Mạc Tử đã có những biến tấu mới trên cơ sở kế thừa những phương pháp “chế tạo” nhạc tính của thơ Việt truyền thống.
Tính nhạc thể hiện qua luật thơ, trong đó có vần: Vần là một phương tiện tổ chức văn bản thơ dựa trên sự lặp lại khơng trùng khớp hồn tồn của các tiếng ở những vị trí nhất định của dịng thơ. Nó có ba chức năng – tách biệt các dòng thơ và tạo nên sự liên kết giữa chúng với nhau, tạo âm hưởng, tiếng vang trong thơ, tạo tâm thế chờ đợi vần đối với các tiếng xuất hiện sau đó nhằm nổi bật ý nghĩa. Có nhiều loại vần: vần lưng, vần chân, vần chính, ...trong đó vần lưng được xem là hiện tượng đặc sắc của luật vần Việt Nam, tạo nên tính chất giàu nhạc điệu của tiếng Việt.
Vần trên trục ngang: Trong các sáng tác thơ Hàn Mạc Tử đã sử dụng nó như một biện pháp để tạo ra nhạc điệu. Chẳng hạn với bài Biển hồn ta:
Máu tim ta tuôn ra làm bể cả
Mà sóng lịng dồn dập như mây trơi Sóng lịng ta tràn làn ngồi xứ lạ
Dâng cao lên, cao tột tới chân trời [31, tr109]
Khổ thơ đã diễn tả tâm trạng, thiết tha, sâu lắng của cái tơi trữ tình và dội cảm xúc mạnh mẽ trong lòng người. Cách sử dụng vần như trên làm cho câu thơ khơng chỉ giàu tính nhạc mà cịn tăng tính tạo hình.
Hay như:
Tối hơm nay muôn sao bay nhấp nhánh Sông Mê hà đưa đẩy sóng triền miên
Với cách gieo vần trên trục ngang như vậy, cùng với việc hiệp vần ay,
iên làm cho nhạc thơ ngân vang, câu thơ bay bổng thể hiện sự thăng hoa của
thi nhân. Có thể thấy, những trường hợp vần trong câu thường được sắp xếp ở nhiều vị trí khác nhau. Có lúc gieo vần kề, có lúc gieo vần cách. Điều đó góp phần khơng nhỏ trong việc tạo nên sự biến hóa, linh hoạt về âm điệu.
Vần trên trục dọc: Như đã nói ở ban đầu, để tạo nên tính nhạc trên trục dọc của thơ thì hầu hết là vần chân và vần lưng. Ở các bài thơ của mình Hàn Mạc Tử đã gieo vần một cách dày dặc, tạo nên nhạc điệu, âm hưởng rất lớn cho bài thơ. Cụ thể ở bài Cửa sổ đêm khuya:
Hoa cười nguyệt rọi cửa lồng gương Lạ cảnh buồn thêm nỗi vấn vương Tha thướt liễu in hồ gợn sóng
Hững hờ mai thoảng gió đưa hương [31,tr62]
Tác giả đã gieo liên tiếp các vần chân - vần bằng tạo nên âm điệu nhẹ nhàng nhưng vẫn man mác, bâng khuâng, ta thấy được cõi lịng xao động cái tơi chủ thể trữ tình. Hoặc khổ thơ:
Hơm nay có một nửa trăng thơi Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi Tơi nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tơi buổi chia phơi [31, tr139]
Việc gieo vần chân, lưng kết hợp hiệp vần ôi, mở, vang tạo nên sắc thái mạnh trong tâm trạng và cấp độ tăng tiến về cảm xúc trong lòng thi nhân.
Nhịp: nhịp tức là “cách lặp lại đều dặn một đơn vị thời gian, một số âm tiết trong dòng thơ, câu thơ hoặc bài thơ. Yếu tố tạo nhịp quan trọng nhất trong bài thơ là dòng thơ. Cuối mỗi dòng thơ là chổ nghỉ ngơi kéo dài chấm dứt một nhịp để bắt đầu một nhịp mới”. Nhịp điệu là linh hồn của thơ, nó
được xem như là một biện pháp tu từ đem lại tính nhạc cao cho thơ. Các nhà cấu trúc luận xem nhịp là một cấu trúc, “có nghĩa là một hình thức tổ chức và là tổ chức của một hình thức, cố định hay khơng cố định” [1]. Nhịp gồm hai loại nhịp: nhịp “đo lường được” (nhịp thơ lặp lại trên cơ sở cân bằng, đối xứng), nhịp “phản đề” (nhịp thơ không cân bằng, phi đối xứng). Hàn Mạc Tử tạo nên nhịp “đo lường được” bằng cách luân phiên đều đặn cách ngắt nhịp trong từng câu thơ. Nhịp thơ chẵn/ lẻ được xây dựng một cách cân xứng nhằm gia tăng tính trữ tình, sâu lắng, điển hình là nhịp 4/4, chẳng hạn như:
Anh đứng bên cạnh/ Coi em thêu thùa/ Em thêu con phụng/
Đậu trên cành ngô/ [31, tr.81]
Tuy nhiên, trong thơ Hàn Mạc Tử nhịp “đo lường được” không được sử dụng nhiều mà chủ yếu là nhịp thơ phi đối xứng, có sự trật khớp”, đứt gãy, qua đó cho thấy thế giới tâm trạng đầy xáo trộn, đầy bấn loạn của thi nhân. Nhịp thơ chẵn/ lẻ không cân bằng như vậy làm cho nhạc tính của thơ dài ngắn, tiết tấu nhanh, chậm khác nhau. Cụ thể là các nhịp như: 2/5, 2/2/3, 3/4, 4/3, 2/3, 3/2, … Những nhịp này phổ biến ở hầu hết các bài thơ của Hàn Mạc Tử: Vịnh hoa cúc,
Hồn cúc, Đàn nguyệt, Buồn thu, Tình q, Đêm khơng ngủ, Bẽn lẽn, Mùa xn chín, Đà Lạt trăng mờ, Huyền ảo, Xuân đầu tiên, Mơ duyên, …
Với cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt, khơng gị bó bởi vần, thanh điệu, dấu câu, cách ngắt nhịp theo tâm trạng, qua đó ta thấy được chủ âm trong thơ Hàn Mạc Tử. Đồng thời, cách ngắt nhịp luôn thay đổi, biến chuyển như vậy tạo nên vẻ đẹp chỉnh thể cho từng bài thơ. Nếu như, cách ngắt nhịp cân xứng đem đến cho thơ những lặp lại đầy tính nhạc êm dịu, nhẹ nhàng thì sự tương phản đem đến những con sóng lạ, đầy ám ảnh. Hay nói cách khác, nhạc thơ không chỉ đưa đến cho người đọc những giai điệu thuận, êm dịu, nhẹ nhàng mà còn đưa đến những giai điệu nghịch, day dứt, réo rắt, …Trong các bài thơ Hàn Mạc Tử đã kết hợp một cách hài hịa nhịp điệu của thể thơ cổ điển và có sự biến nhịp tinh tế theo thể Thơ mới làm cho câu thơ giàu tính nhạc.
Luật bằng trắc và các hình thức điệp: Cách gieo vần-bằng, trắc, hình thức điệp âm, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp cũng tạo nên tính nhạc cho bài thơ. Trong tiếng Việt thanh bằng - trắc làm cho âm tiết tiếng Việt lúc trầm lúc bổng, lúc ngắn lúc dài dàn trải, lúc mềm mại lúc nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ dứt khoát tạo hiệu quả về âm thanh khi sử dụng. Trong văn chương, thanh điệu làm nên tính nhạc, nhất là đối với thơ. Tính nhạc và âm hưởng tạo ra từ việc phối thanh mang lại cảm xúc về nhận thức và cảm xúc lớn. Trong thơ Hàn Mạc Tử luật bằng trắc được gieo rất đa dạng. Thanh bằng thường diễn tả sự bằng phẳng, nhẹ nhàng, dàn trải, …Thanh trắc thường diễn tả sự chênh lệch, trúc trắc, thống thiết,… Khi Hàn Mạc Tử viết:
Trước sân anh thơ thẩn Đăm đăm trông nhạn về Mây chiều còn phiêu bạt Lang thanh trên đồi quê
…
Với ngày xuân hờ hững Cố qn tình phu thê Trong khi nhìn mây nước
Lịng xn cũng não nề [31, tr.66, 67]
Trong bài Tình quê này, thanh bằng chiếm đa số tạo nên giọng điệu nhẹ nhàng, man mác, sự trải dài của nỗi buồn trong lòng thi nhân. Toàn bài là một bản nhạc, âm thanh bay bổng trong khơng gian mênh mơng, trời nước giao hồ, hình ảnh nối tiếp nhau trong thế liên hoàn, khiến những câu thơ khơng dứt nhau ra được. Có thể nhận thấy, thanh bằng chiếm thế chủ đạo trong thơ Hàn Mạc Tử, như bài: Gái quê, Mất duyên, Duyên muộn, Đời phiêu lãng, Đà
Lạt trăng mờ, Đây thôn Vỹ Dạ, Muôn năm sầu thảm, Trường tương tư, Những giọt lệ, … Bên cạnh thanh bằng Hàn Mạc Tử cũng chú trọng xây dựng thanh
trắc. Trong câu thơ “Thịt da tôi sượng sần và tê điếng”, phụ âm vang ng đặt ở cuối câu và sự cộng hưởng của thanh trắc ở từ cuối- điếng, làm cho câu thơ
gấp khúc, dồn lại. Nếu Jakobson xem “vai trị của chủ âm thuộc về âm nhạc” thì ở đây nó là âm chủ, tạo nên một nốt nhạc trầm lắng về nỗi đau đớn của thể xác cũng như tâm hồn mà thi nhân đang phải hứng chịu. Sự đan xen, bố trí các thanh bằng/ trắc trong từng câu thơ, bài thơ không chỉ bổ sung ý nghĩa mà còn