0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Từ/cụm từ vũng máu

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 55 -57 )

1.3 .Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử

2.3. Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ kí ức ngơn ngữ và sự tái sinh của các

2.3.2. Từ/cụm từ vũng máu

Vũng máu là từ/cụm từ độc đáo trong thơ Hàn Mạc Tử. Khi tiến hành

khảo sát các tập thơ của Thế Lữ, Chế Lan Viên, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng,… ta thấy các nhà thơ đều viết về hình tượng máu nhưng họ lại có cách sử dụng cụm từ này khác nhau. Thế Lữ trong bài Ác mộng đã sử dụng cụm từ vũng máu để thể hiện nỗi đau đớn. “Tôi mơ thấy đang nằm trên

vũng máu/ Chống tay lên nghe tiếng những hồn kêu/ Khắp bốn phương lòe loẹt lửa trời chiều/ Muôn vật đắm trong một màu đỏ khé”. Ở đây, vũng máu

thể hiện nổi đau mà thi nhân phải ghánh chịu: “Tôi muốn quên đi trong thú mơ màng/ Và gượng cất tiếng cười che tiếng khóc/ Nhưng Số-Mệnh vẫn chưa vừa lòng độc/ Nhất định dùng quyền lực hại tôi chơi/ Bắt tôi hết đau khổ lại ngược xi/ Trên hịn đất, than ôi! Thân kiến muỗi/ Thắt lại rồi buông tha ra mà đuổi/ Không sớm cho tan nát hẳn thân hèn”. Trong tâm thức bản ngữ, vũng gợi độ sâu, sự đọng lại. Các nhà văn, nhà thơ khi viết về nỗi buồn, sự

đau đớn, chết chóc hay kết hợp sử dụng từ “vũng”. Trong thơ Hàn Mạc Tử cũng thường hay bắt gặp như: “vũng trăng êm” (Hồn là ai), “vũng cô liêu” (Cô liêu), “vũng đọng vàng khô” (Say trăng). Sự kết hợp này sẽ làm mở rộng trường nghĩa cho hình tượng, đồng thời tạo được cảm giác va đập mạnh trong tư tưởng người đọc.

Trong bài thơ Trường tương tư, Hàn Mạc Tử sử dụng cụm từ vũng máu rất độc đáo. “Một khối tình nức nở giữa âm u/ Một hồn đau rã lần theo hương

khói/ Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi/ Một lời run hoi hóp giữa khơng trung/ Cả niềm yêu, ý nhớ, cả một vùng/ Hóa vũng máu đào trong ác lặn” [32,

tr104]. Ở đây, cụm từ vũng máu cũng nhằm thể hiện nỗi đau nhưng khác với Thế Lữ, nó cho thấy cấp độ cao hơn. Bởi trong thơ Thế Lữ “Tơi mơ thấy mình

đang nằm trên vũng máu”, đó như một lời kể, trong khi với Hàn “Hóa vũng máu đào trong ác lặn”, nó như tiếng than, tiếng kêu bi thương, tất cả như dồn

đọng, vón cục lại. Nỗi đau tinh thần và thể xác hòa quyện, bám riết lấy nhau. Như vậy, với từ/cụm từ vũng máu, Hàn Mạc Tử đã thể hiện sự độc đáo trong nghệ thuật dùng từ của mình. Thi nhân khơng chỉ khơi gợi những ý nghĩa vốn có của cụm từ này trong thi ca dân tộc mà còn đưa thêm vào những nét nghĩa bổ sung, thể hiện thế giới thơ đầy đau thương độc đáo của chính mình.

Trong chương 2 này, đề tài đã làm rõ tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ bút pháp tượng trưng, siêu thực, sự pha trộn thể loại, kí ức ngôn ngữ và sự tái sinh của các từ/cụm từ cố định. Như vậy, trên cơ sở kế thừa thi liệu của người đi trước Hàn Mạc Tử đã tiếp biến tạo nên các trường nghĩa mới trong các sáng tác của mình. Bởi nói như Barthes, nhà văn khơng phải là người “độc sáng”, anh ta chỉ là “kẻ biên chép” và văn bản chính là khơng gian hội tụ những lối viết, đem một số địch lại một số khác, tất cả những gì nhà thơ viết ra đều “ngờ ngợ như đã đọc, đã viết, đã nói ở đâu đó rồi” và người đọc bằng kinh nghiệm, vốn hiểu biết của mình khi tiếp xúc với tác phẩm anh ta sẽ làm nảy sinh, tạo ra “tính đa bội” về tầng nghĩa trong thế giới thi ca.

CHƯƠNG 3

TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ

TỪ GÓC ĐỘ BIỂU TƯỢNG VÀ DẪN DỤ VĂN BẢN

QUAN NIỆM TÔN GIÁO

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 55 -57 )

×