1.3 .Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử
3.2. Dẫn dụ văn bản và quan niệm tôn giáo trong thơ Hàn Mạc Tử
3.2.1. Dẫn dụ Kinh thánh trong thơ Hàn Mạc Tử
Hàn Mạc Tử từng bảo với Bích Khê: “Sáng tạo là điều cần thiết tối thiểu
của thơ, mà muốn tìm cảm xúc mới lạ, khơng chi bằng đọc sách về tôn giáo cho nhiều, như thế thơ văn mới trở nên trọng vọng, cao q, có một ý nghĩa thần bí”. Hàn Mạc Tử lấy hứng từ thi liệu Kinh thánh để xây dựng tứ thơ của mình.
Trong tựa Đau thương, Hàn đã viết: “Ai nói vườn trăng là nói vườn mơ.
Ai nói bến mộng là bến tình. Người thơ là khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo. Trên đầu người là cao cả, vô biên và vô lượng; chung quanh người là mơn mởn với yêu đương...”. Những dịng mở thi phẩm khơng khỏi làm ta nhớ đến
thiên Sáng Thế mở đầu Cựu Ước. Nhưng vườn, đây không nằm ở hướng đông như vườn Eden (Chương II, đoạn 8, t18, sách Cựu ước), mà chỉ là một vườn mơ, bến mộng, niềm nhớ nhung đằng đẵng về một hạnh phúc nguyên thủy.
Có thể nhận thấy rằng, trong thế giới Đau thương, chất thánh Kinh đẫm đầy trong thơ Hàn. Trong Huyền ảo, Tử viết: “Mới lớn lên trăng đã thẹn thị/
Thơm như tình ái của ni cơ”. Thẹn thị làm ta nhớ đến cảm giác của Adam và
Eva khi lấy lá che thân lánh mặt Đức Chúa Trời sau khi ăn trái cấm (Chương III, đoạn 7-10, trang 20, Cựu ước). Sự thẹn thò của thân thể, con người đã thừa kế từ Adam, Eva. Hàn Mạc Tử nhắc đến tình ái của ni cơ, hay da thịt của nàng dâu để gợi lên cái vô tội của con người trong một thế giới đã hư hỏng vì nguyên tội, mà mình phải gánh chịu. Ngay trong giáo lý, dục tính tự nó khơng phải là tội lỗi: “Đó là một căn bệnh”. Tuy nhiên “căn bệnh đó là hình phạt của tội lỗi”, tác giả muốn nói đó là nguyên tội và “dục tính, bản năng sinh lý như ta thường thấy là tiếng gào phản kháng của một hình hài bị thương tổn”.
Trong Đôi ta với câu thơ: “Nhiều hành tinh tan đi vì đã lỏng/ Ơi mn
năm! Giấc mộng đã đời chưa?”. Hàn đã lấy thi liệu trong Kinh thánh Cựu ước, (Chương I, đoạn 6-10, trang 15-16, thiên Sáng thế), kể lại việc, từ ngày
thứ hai của Sáng thế, khi đức Chúa Trời phân định trời và biển. Với bài thơ
điếng/ Tơi đau vì rùng rợn đến vơ biên”; “Để gào thét một hơi cho rởn ốc/ Cả thiên đường trần gian và địa ngục”. Trong chương 5, đoạn 10, 15; trang
626, thiên Ai ca, Kinh Cựu ước nói về nỗi đau của lồi người phải gánh chịu và thốt lên với Chúa:
Da thịt nóng ran như lị lửa, bụng dạ cồn cào vì cơn đói
Tim chúng con hết rạo rực niềm vui, tang tóc sầu thương thay thế cho vũ điệu.
Kinh thánh quan niệm, khi chịu đau đớn giày vò, Chúa sẽ bên cạnh giúp con người vượt qua nỗi khổ đau và hướng tới niềm vui, lạc quan. Trong cơn đau mê man ấy, Hàn đã hướng về Chúa. Trong bài tựa tập Xuân như ý, Hàn Mạc Tử viết: “Lạy Chúa Trời ôi! Hãy ban cho tôi hằng hà sa số là ơn lành,
ơn cả. Thơ tôi sẽ rất no, rất ớn, rất nư, trọng vọng như tài hoa, cao sang như nhân đức, chói chang vơ vàn phước lộc…”. Hàn Mạc Tử tự gán cho mình vai
trị làm Thi Nhân đã đổ hết bao nhiêu nguồn máu lệ, đã từng uống mật đắng cay trong khi miệng vẫn tươi cười sốt sắng. Chính Hàn Mạc Tử đã dự phóng sự đau khổ của mình như hình ảnh cứu chuộc của Chúa Giê-su: qua một hiện tượng tự đồng hóa với Chúa Ki-tơ về tuẫn đạo. Chúa Giê- su đã từng nói: “Hãy theo Ta, qua cuộc đau khổ của con, con hãy dự phần vào công cuộc cứu
rỗi thế giới. Dần dần khi cá nhân đó vác lấy thập giá mình, trong tinh thần liên hệ với thập giá Chúa Ki- tô, ý nghĩa cứu độ sẽ hiện ra trước mắt người đó”. Trong bài Nguồn thơm, Hàn Mạc Tử đã nhiệt tình tơn vinh những người
đã vác thập giá theo chân Chúa Giê-su: “Đây thi sĩ của đạo quân Thánh giá/ Nửa đêm nay vùng dậy để tung hơ/ Để sót cho cả xn, xn thiên hạ/ Hương mến yêu là lộc của lời thơ”. Hàn Mạc Tử còn mơ đến một “mùa xuân Thái
Hịa” của “năm mn năm, trời mn trời” cho cả thiên hạ. Thi nhân đã thị kiến một mùa “xuân như ý”:“Vinh quang Chúa cả trên trời, bình an dưới thể
432, sách Thánh Vịnh) này đã khơi nguồn cho Hàn Mạc Tử khi viết như sau:
“Tứ thời xuân! Tứ thời xuân non nước/ Phút thiêng liêng nhuần gội ánh thiều quang/ Thiên hạ mình và trời tn ơn phước/ Như triều thiên vờn lượn khắp không gian” (Nguồn thơm).
Với bài Xuân đầu tiên, Hàn Mạc Tử gợi nhắc về mùa xuân đầu tiên khi Thượng Đế “dựng nên con người giống hình ảnh Ngài” và dạy con người “gọi Người là Cha”( chương I, đoạn 26, trang 17, sách Sáng thế). Trong thơ Hàn Mạc Tử thường hay quay trở về với cội nguồn, với mùa Xuân đầu tiên khi Thượng Đế sáng tạo ra trời đất (phần 1, chương I, trang 15-17, sách Sáng
thế): “Thuở ấy càn khôn mới dựng lên/ Mùa thơ chưa gặt tốt tươi lên/ Người thơ phong vận như thơ ấy/ Nào đã ra đời ngọc biết tên/ Xuân gấm đầu tiên giữa cõi đời/ Mùi thơm ngây dại sóng con người” [31, tr.127].
Hàn Mạc Tử luôn mơ ước khôi phục lại mùa xuân trinh nguyên của ngày sáng thế, đầy thanh sắc, tinh hoa và châu báu, như nhũ hương và bích ngọc. Thơ Hàn nhiều lúc mang niềm hoài vọng về một hạnh phúc sơ khai, một tráng lệ đã phơi pha: “Cịn đâu tráng lệ những thời xanh/ Mùi vị thươm tho một ái
tình/ Đố kiếm cho ra trong lớp bụi/ Ít nhiều hơi hướm của kiên trinh”. Sau khi phạm trái cấm, lồi người khơng mang nguyên tội ra khỏi địa đàng rồi dựng lại một bình an khác. Với tội kiêu căng, lồi người phải chịu bao nhiêu hưng phế: từ Hồng Thủy cho đến cơn thịnh nộ của Thiên Chúa hủy tháp Babel, thành Sodome và Gomorrhe, bao nhiêu lớp bụi phế hưng đã lấp mất cánh đồng xanh lẫn “ ít nhiều hơi hám của kiên trinh”. Dân Do Thái, lưu linh cịn hy vọng có ngày tìm về đất Hứa, cịn con người đã vĩnh viễn đánh mất tất cả tráng lệ của thời xanh. Nhưng thơ Hàn Mạc Tử vẫn là mơ ước, một đón đợi, như Cựu Ước là sự chờ đón đấng Cứu Thế.
Chính Hàn Mạc Tử lại mang cái thị kiến của thánh Yoan trong sách
Khải huyền về Thành Thánh Giê-ru-sa-lem: “… Thành rực sáng tựa đá quý tuyệt vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê…Tường thì xây bằng bích
ngọc, thành thì xây bằng vàng rịng, tợ như thuỷ tinh trong vắt. Mười hai cửa thì làm bằng mười hai hột châu”. (Chương XXI, đoạn 11, 18 và 21, trang
1602- 1603, sách Khải huyền) vào bài Xuân đầu tiên của mình qua câu: “Trái
cây bằng ngọc vỏ bằng gốm/ Còn mặt trời kia tợ khói vàng”.
Với bài Eva Maria trứ danh, Hàn Mạc Tử đã diễn đạt lại ý tứ của Kinh kính Mừng (Lu-ca, Chương I, đoạn 26-38, trang 1354, Kinh thánh Tân Ước) quen thuộc của người Công giáo với một giọng vô cùng thành khẩn :
Lạy Bà là Đấng tinh truyền thánh vẹn Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi
…
Tấu lạy Bà, Bà rất nhiều phép lạ Ngọc Như Ý vô tri cịn biết cả Huống chi tơi là Thánh thể kết tinh
….
Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Ga-bri-en Khi Người xuống truyền tin cho Thánh nữ
…
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
Cho tình tơi ngun vẹn tựa trăng rằm. [31, tr.130]
Chính ơng Nguyễn Bá Tín đã cho biết rõ hơn: “Bài thơ này Hàn lấy ý trong kinh Kính mừng, một bài kinh mà suốt mấy năm trường, ngày đêm anh đọc không biết bao nhiêu lần, khi lần tràng hạt Mân Côi. Cho nên ý nghĩa bài kinh anh đã thuộc nhập tâm, không có thể định nghĩa trái đi được. Anh nói đây là kinh Kính mừng của riêng anh”. Ave Maria là lời chào mừng Bà Maria, khi sứ thần Gabriel đến báo tin Bà được Thiên Chúa cho làm mẹ Ngôi Hai ra đời. Ở hai câu cuối: “Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu/ Trên triều thiên ngời
chói vạn hào quang”. Những hình ảnh trong hai câu thơ là gợi nhắc đến hình
ảnh Đức Mẹ trích từ phần II, chương 12, đoạn 1, 2, trang 1592, sách Khải huyền: 1 Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Nữ, mình khốc mặt
trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên mười hai ngơi sao. 2 Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Đoạn Kinh Thánh trên
cho thấy Đức tin của Hàn Mạc Tử đặt dưới chân Đức Mẹ cũng như làm sáng nghĩa hai chữ nguồn trăng và nguồn đau trong thơ Hàn. Theo đoạn Kinh thánh trích dẫn, “nguồn trăng phải chăng là vầng trăng ở dưới gót Đức Mẹ? Nguồn đau phải chăng là cơn đau của Đức Mẹ lúc sinh Chúa Hài Đồng? Chiếc “triều thiên” ngời sáng “vạn hào quang” phải chăng là triều thiên của Đức Mẹ?”.
Trong thi ca của Hàn Mạc Tử, người ta còn bắt gặp một ý thơ khác lấy từ
Kinh thánh Cựu ước như: “Ơi hồn thiêng khơng hề chết đặng/ Làm sao hồn chẳng hiểu nghĩa vô biên/ Ngày tận thế là ngày tán loạn/ Xác của hồn, hồn của xác y nguyên”. Hay: Lụt hồng thủy trời không cho tái lại/ Khiến bồ câu bay bổng quá không gian/ Ra không gian là vượt hẳn thượng tầng/ Tấp tới đến ở ngồi kia vũ trụ” (Hồn lìa khỏi xác). Trong Kinh Thánh Cựu ước phần
1, chương 7, đoạn 1-24, trang 24,25, sách Sáng thế có nói đến trận lụt Hồng Thủy do Chúa Jêsus làm ra để tiêu diệt loài người quá gian ác nhằm tạo một thế giới khác tốt đẹp hơn. Trận Hồng Thủy đó Chúa Jêsus đã tẩy luyện nhân loại trong 150 ngày để tiêu diệt hết lồi người tội lỗi cùng mng chim cầm thú. Ngài chỉ để lại mỗi loại một cặp cùng với gia đình Nơ-ê để sinh sơi nảy nở giống nòi sau này. Lúc đó, Chúa sẽ phán xét người nào được lên Thiên Đàng, người nào phải xuống địa ngục.
Cuối cùng Xuân Như Ý là một thái hoà tuyệt đối, trong không gian và thời gian thái hồ của “năm mn năm”, “trời mn trời”. Ở đây, sầu đau chìm trong qn lãng. Đất Mới khơng cịn cảnh “chết chóc, than khóc, kêu ca hay đau đớn nữa”, ý thơ này lấy từ sách Sáng thế, nói về trật tự mới của thế giới sau đại nạn Hồng thủy (Sách Sáng thế, đoạn 1-11, trang33).
Chính tư duy tơn giáo đã làm cho sáng tác của Hàn Mạc Tử có một cấu trúc nội tại trong tồn tác phẩm, là cơng cụ hữu hiệu để nâng nghệ thuật tuyệt vời của thi nhân. Với thi liệu Kinh thánh Hàn Mạc Tử đã tạo ra một thế giới thơ độc đáo, đẫm đầy đức tin.