Không thời gian vũ trụ

Một phần của tài liệu tính liên văn bản trong thơ hàn mạc tử (Trang 29 - 35)

1.3 .Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử

1.3.2.Không thời gian vũ trụ

Như ta thấy, trước khi sáng tác Thơ mới, Hàn Mạc Tử đã nổi tiếng là một người làm thơ Đường luật điêu luyện. Ba bài thơ: Thức khuya, Chùa

hoang, Gái ở chùa của Hàn được cụ Phan Bội Châu họa lại và khen ngợi: “Từ về nước đến nay, được xem nhiều thơ văn quốc âm, song chưa gặp được bài thơ nào hay đến thế. Hồng Nam nhạn Bắc, ước ao có ngày gặp gỡ để bắt tay nhau cười to một tiếng, ấy là thỏa hồn thơ tơi đó!” . Bởi thế, chắc chắn nhà

thơ không hề xa lạ với những quan niệm không- thời gian đã thành khuôn mẫu, chuẩn mực truyền thống của luật thơ này. Trong thơ Hàn khơng- thời gian vũ trụ thể hiện rõ nét có sự trùng lặp với thơ cũ, một số nhà Thơ mới nhưng đồng thời mang đậm dấu ấn riêng của tác giả. Điều này xuất phát từ ý thức không - thời gian gắn liền với cảm quan thẩm mỹ của Thơ Mới, với cái tôi cá nhân cá thể ý thức được sự hiện hữu cũng như muốn bày tỏ khát vọng chiếm lĩnh vẻ đẹp, bộc lộ chính mình.

Khơng gian vũ trụ trong thơ Đường là không gian vừa to lớn, vừa vĩ mô của những đất trời, sơn hà, nhật nguyệt, vạn dặm, nam bắc, đông tây,…Và thời gian vũ trụ vời vợi vô tận, vô kỳ, bất biến bao giờ cũng rộng mở, vươn tới thiên nhiên bền vững, trường cửu. Con người là một tiểu vũ trụ trong lòng đại vũ trụ đứng giữa đất trời, đầu đội trời chân đạp đất - nối đất với trời.

Trong bài thơ Hoàng Hạc lâu, không - thời gian vũ trụ thể hiện rất độc đáo, có ý kiến đã cho rằng “bài thơ là một tổng thể của thời gian và không gian”. Thi nhân đã nhìn nhận khơng - thời gian vũ trụ là vơ cùng vô hạn, đem đối lập thời gian con người trong cái hữu hạn của đời người với thời gian vũ trụ, trong cái vĩnh hằng, bất biến để làm nổi bật tính chất phù du, vơ thường của kiếp nhân sinh. Ở đây thời gian là một yếu tố nối kết, tạo nên mạch cảm xúc hết sức cụ thể, thời gian vũ trụ bất biến, một đi không trở lại làm con người nuối tiếc - “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản”, “Bạch vân thiên tải

không du du” chỉ thời gian tuần hoàn. Tràn ngập trong câu thơ là sự hoài

niệm, tiếc nuối, đau đớn một nỗi lòng. Trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống

Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng , hai câu thơ cuối: “Cơ phàm viễn ảnh bích khơng tận/ Duy kiến trường giang thiên tế lưu” thể hiện không gian không

sơng Trường Giang dài rộng miên man. Cùng cái nhìn chung lí tưởng với Lý Bạch, trong bài Đăng cao, Đổ Phủ đã miêu tả: “Phong thấp thiên cao viên

khiếu ai/ Chữ thanh sa bạch điểu phi hồi/ Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ/ Bất tận trường giang cổn cổn lai”. Bài thơ có ba hình ảnh nổi bật: trời cao, rừng

cây bát ngát và dịng sơng bất tận. Đỗ Phủ đã biến cái hữu hạn thành cái vơ hạn bằng cách nhìn chúng trong một khơng gian ba chiều và trong không gian ấy, rừng cây, dịng sơng hịa vào trời cao làm thành vũ trụ mênh mơng chống ngợp. Trong Đăng Châu U đài ca Trần Tử Ngang viết: “Tiền bất kiến cổ

nhân/ Hậu bất kiến lai giả/ Niệm thiên địa chi du du/ Độc thương nhiên nhi thế hạ”. Ở đây thời gian thực tại mà con người sống trở thành tiếp điểm của

thời gian quá khứ và tương lai, thời gian tuần hồn trơi một cách vơ tình và giữa khơng gian “thiên địa chi du du” vô vùng, tác giả nhận ra sự cơ độc của chính mình, sự bất lực trước dịng chảy vơ thường của thời gian mà rơi lệ.

Trong thơ Huy Cận không gian vũ trụ trở thành nỗi ám ảnh. Và từ cảm giác không gian ấy, Huy Cận mở ra thành cảm quan vũ trụ, một nguồn mạch cảm hứng lớn trong suốt hành trình sáng tạo thơ ơng. Cái vũ trụ luôn gợi niềm thao thức trong hồn người ấy có khi được thi nhân gọi đích danh: “Hình ảnh lung linh vũ trụ tàn; “Vui chung vũ trụ nguôi sầu nhân gian”;

“Ta gặp hồn ta trong vũ trụ”; “Vũ trụ ơi, nơi ấm của người”…Có khi lại hiện diện qua một hệ thống các hình ảnh: bầu trời, trăng, sao, gió, mặt trời… Đặc biệt là biển, đây là một hình ảnh – biểu tượng tiêu biểu của vũ trụ trong thơ Huy Cận “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”; “Thuyền về nước lại

sầu trăm ngả”; “Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Nỗi buồn ấy chốn hết cả khơng gian, thời gian biến không gian thành một vũ trụ hoang vắng và tĩnh lặng còn thời gian ngưng đọng: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”. Bầu

trời như thể bị đẩy lên cao, sâu thẳm khơng thể nhìn thấy đáy và hoang vu như hồn người, cịn mặt đất thì: “Mênh mơng khơng một chuyến đị ngang/

Thi sĩ Xuân Diệu lại mang ám ảnh thời gian, trong đó phải kể đến thời gian vũ trụ. Vì hơn ai hết chính nhà thơ đã ý thức được sự đối lập của thời gian vũ trụ và thời gian hữu hạn của đời người.

Nếu như, với thơ Đường trong không- thời gian vũ trụ, các nhà thơ ít khi xuất hiện với tư cách là một cái tôi – cá nhân, đó là những con người siêu cá thể và ln ln khát vọng hồ hợp với thiên nhiên, ở giữa đất trời cảm ứng với đất trời, hoà âm với nhịp điệu của vũ trụ thì trong thơ Hàn và các nhà Thơ mới giữa không - thời gian vũ trụ khơng chỉ hịa vào vũ trụ mà có lúc cái tơi lại đào sâu vào bản thể, tìm cái bản thể ấy giữa thiên nhiên, vũ trụ. Mặt khác, trong thơ Hàn Mạc Tử ngồi khơng - thời gian mênh mông, bao la với nhật nguyệt, mây gió,… thì cịn có những khơng- thời gian vũ trụ nhuốm màu siêu thực và không - thời gian ấy lúc huyền diệu, lúc bao la đến rợp ngợp, chống váng.

Khơng - thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử cũng rộng mở, có ánh bình minh “Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới”. Thi sĩ muốn “thốt li ngồi thế

giới” để “bay lên trăng” để “hớp tinh anh của nguyệt cầu” để “lên chơi Cung Quế”, nơi “Vườn tiên sáng láng như lịng người thương”. Trong khơng - thời gian vũ trụ tác giả Hàn Mặc Tử đã nói nhiều đến hình tượng trăng. Hàn Mạc Tử tắm trong ánh trăng, tâm hồn như bay lên, như trẻ lại: “Ta bay lên! Ta bay

lên/ Gió tiễn đưa ta đến nguyệt thiềm/ Ta ở trên cao nhìn trở xuống/ Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm”. Như vậy có thể thấy, thế giới vũ trụ mà thi

sĩ vẽ ra là nơi ơng tắm hồn mình vào trong đó. Nơi ơng chứa đựng một thế giới thần tiên, chứa đựng sự cứu rỗi để siêu thoát về cõi mộng chứ khơng chỉ là hịa mình vào đấy để gửi gắm niềm tâm sự. Tâm tưởng bay cao hịa mình cùng khơng gian - thời gian đằng đẵng, vô cùng tận, thể xác đớn đau, tê liệt, chật hẹp,… điều này giống với cảm hứng “đăng cao” trong thơ Đường, khát khao lên cao để chiếm lĩnh vũ trụ vô tận và với Hàn không - thời gian vũ trụ còn là nơi thi sĩ gửi thác phần thứ hai của mình - phần hồn. Đây cũng là nơi mang lại cho anh những ấn tượng sâu sắc về một thế giới riêng, huyền ảo và nhất là không chứa đựng sự đau thương.

Không thời gian vũ trụ ngồi gắn liền với mơ típ trăng là mơ típ chim Phượng Hồng thể hiện khát vọng vươn tới những gì cao cả, phi thường, cao hơn cuộc sống đau khổ thường ngày: “Nhớ khi xưa ta là chim phượng

hồng/ Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất”; “Phượng Hồng bay trong một tối trăng sao/Mà ánh trăng khơng cịn khiêm nhường nữa”. Tuy nhiên không - thời gian vũ trụ bao la trong thơ Hàn nhiều lúc bị xáo trộn. Bởi tâm tưởng đau thương luôn đeo bám lấy thi sĩ, anh luôn ý thức được sự chết, niềm đau. Thi nhân tìm mọi cách, tìm mọi nơi để cho tâm hồn trú ngụ rồi cuối cùng chấp nhận đau thương, bình tĩnh đón chờ cái chết. Khơng - thời gian vũ trụ cũng từ đó thay đổi. Khơng đơn thuần chỉ là nơi thiêng đàng đẹp đẽ mà nó cịn là khoảng khơng - thời gian của địa ngục đày ải, thậm chí có lúc khơng - thời gian siêu hình trong tưởng tượng, có lúc lại là khơng - thời gian hiện thực trong hồi tưởng và có lúc lại là khơng - thời gian tâm trạng trong cảm xúc. Tất cả đan xen, đồng hiện rất khó tách biệt. Khơng - thời gian vũ trụ được khắc họa là cái không gian nhiều tầng lớp, đa chiều kích. Dường như thi sĩ cảm thấy chống váng trước cái khơng cùng tận của khơng gian vũ trụ và khơng cịn nơi nào để nương tựa: “Đây là tất cả hồn

anh tiêu tán/ Cùng trăng sao bàng bạc xứ say mơ”.

Như vậy, ta thấy trong không - thời gian vũ trụ, Hàn Mạc Tử khơng chỉ hịa mình vào trong đó, gửi gắm tâm sự, niềm khát khao mà đó cịn là thế giới siêu thực để thi sĩ quên đi thực tại, nỗi đau thân xác. Trong khơng - thời gian đó con người hiện hữu từ những điều mơ tưởng, từ một hình thức kí thác mơ tưởng: hồn. Đồng thời ta thấy, trong thơ Hàn thế giới không- thời gian vũ trụ khơng chỉ là trăng sao, gió mây, cỏ cây, sơng núi, … mà cịn chứa chất những hình tượng hư ảo, siêu thực như: chim Phượng hồng, dải Ngân Hà, vũng cơ liêu, …Đó là những nét mới, riêng biệt tạo nên thế giới thơ Hàn Mạc Tử.

Như vậy ở chương 1 đề tài đã đi vào nghiên cứu, làm rõ tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử thông qua sự trùng lặp và tái sinh hình tượng cái tơi,

người phụ nữ và khơng- thời gian. Qua đó, ta thấy được sự gặp gỡ trong hình tượng thơ Hàn Mạc Tử và các nhà thơ khác, đặc biệt là “trường thơ Loạn”. Mặt khác, đề tài đã chỉ rõ nhiều nét nghĩa mới được nảy sinh, đầy sáng tạo trong thơ Mạc Tử. Bằng những hình tượng ấy thi nhân đã trải ra trước mắt người đọc cả một thế giới tâm hồn đa cung bậc và trạng thái.

CHƯƠNG 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ

Một phần của tài liệu tính liên văn bản trong thơ hàn mạc tử (Trang 29 - 35)