0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Biểu tượng như là mạng lưới tiền văn bản

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 57 -58 )

1.3 .Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử

3.1. Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử từ góc nhìn biểu tượng

3.1.1. Biểu tượng như là mạng lưới tiền văn bản

Biểu tượng (symbol) theo nghĩa rộng nhất là một loại tín hiệu mà mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người: cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính có lí do, tính tất yếu. Như vậy, biểu tượng được hiểu là sự quy ước, một dấu hiệu, một tín hiệu…có ý nghĩa biểu trưng.

Trong văn chương biểu tượng theo nghĩa rộng là “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp biểu tượng là phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời” [11,tr. 23].

Biểu tượng trong thơ là hình ảnh cụ thể giàu tính cảm xúc, có nhiều khả năng chứa đựng ý nghĩa sâu, có khả năng kết hợp và biến hóa. Nó là các hình ảnh có sức khái qt nhất định nhưng thường là khởi điểm của các hình ảnh khác phong phú và đa dạng hơn.

Biểu tượng được xem như là mạng lưới tiền văn bản. Trong thơ Hàn Mạc Tử ta bắt gặp những hình ảnh độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc. Hình ảnh “trăng”, “hồn”, “máu”, “nắng”, “gió”, “má”, “mơi”, …là những hình ảnh nổi bật, tiêu biểu trong thơ Hàn Mạc Tử. Những hình ảnh này được nâng lên tầm biểu tượng, qua các biểu tượng này, chúng ta có thể giải mã những tầng sâu nghệ thuật trong thơ Hàn.

Vì biểu tượng “trăng”, “hồn”, “máu” đã được nghiên cứu khá nhiều nên chúng tôi sẽ giải mã các biểu tượng khác khơng kém phần độc đáo như: “nắng”, “gió”, “má”, trong thơ Hàn Mạc Tử trong mối quan hệ liên văn bản.

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 57 -58 )

×