1.3 .Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử
3.1. Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử từ góc nhìn biểu tượng
3.1.4. Biểu tượng má
Má là biểu tượng xuất hiện khá nhiều trong văn học, có thể khẳng định rằng nó là một hình tượng độc đáo được các nhà thơ sử dụng làm thi liệu. Trong văn học trung đại, má là biểu tượng chỉ những người phụ nữ tài sắc. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du từng viết: “Lạ gì bỉ sắc tư phong/ Trời xanh
quen thói má hồng đánh ghen” [5, tr.5]. Má hồng ở đây chỉ những người phụ
nữ hồng nhan bạc mệnh, chịu số phận cay đắng, lỡ làng “Phũ phàng chi
mấy hố cơng!/ Ngày xanh mịn mỏi, má hồng phơi pha” [5, tr.12]. Đó cịn là
hình tượng chỉ Thúy Kiều - nhân vật tài sắc đa đoan, chịu bao sóng gió suốt mười lăm năm đoạn trường. Cũng nằm trong nguồn cảm hứng ấy, chúng ta thấy Chinh Phụ Ngâm (bản dịch của Đồn Thị Điểm) và Cung ốn ngâm
khúc của Ơn Như Hầu cũng lấy má làm biểu tượng chỉ người phụ nữ. “Thuở trời đất nỗi cơn gió bụi/ Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên” [4, tr.7]. Cụ thể hơn, trong bản Chinh phụ ngâm này má hồng chỉ người thiếu phụ mòn mỏi đợi chờ chồng nơi biên tái xa xơi. Cịn trong Cung oán ngâm khúc, chỉ
người cung nữ tài sắc nhưng bị lãng quên, chôn vùi tuổi xuân nơi cung cấm: “Trải vách quế, gió vàng hiu hắt/ Mãnh vũ-y lạnh ngắt như đồng/ Oán chi
những khách tiêu phòng/ Mà xui phận bạc nằm trong má đào” [5, tr.28].
Trong thơ Nguyễn Bính, hình tượng má chỉ vẻ đẹp của những người thiếu nữ đang độ xuân sắc. Điều đặc biệt, vẻ đẹp này thường gắn liền với mùa xn- mùa của tình u đơi lứa: “Đã thấy xuân về với gió đơng/ Với trên màu
vẫn môi son má vẫn hồng? … Cầu mong cho chị vui như tết/ Tóc chị bền xanh, má dậy hồng” [2, tr.28-31].
Trong thơ Hàn Mạc Tử, hình tượng má để chỉ vẻ đẹp người thiếu nữ, qua đó thể hiện cái tơi rạo rực, khao khát tình u của thi sĩ.
Có lần trơng thấy người tơi u Đơi má đỏ bừng, tơi chạy theo Tìm thấy hương thừa trong nếp gió Thờ ơ, làn gió thoảng bay vèo [31, tr.67]
Những người con gái mới lớn với vẻ đẹp chớm nở:
Từ khi đôi má đỏ hây hây Em tập thêu thùa, tập vá may Chim sáo trước sân bay tới đậu
Em mừng: sắp được lấy chồng đây. [31, tr.73]
Hoặc là:
Ta đi bắt nắng ngừng, nắng reo, nắng cháy,
Trên sóng cành, sóng áo cơ gì má đỏ hây hây [31,tr.105]
Như vậy, xuất phát từ tâm thức văn học truyền thống, má là biểu tượng chỉ người phụ nữ, nhưng mỗi nhà văn lại có cách thể hiện riêng tùy vào phong cách của mình. Hàn Mạc Tử cũng vậy, anh ln có những hướng đi mới, khiến cho các hình tượng trong thơ anh quen nhưng hóa ra lạ và đầy độc đáo.
Trong thơ Hàn các biểu tượng tưởng như là sự rời rạc, khơng thống nhất nhưng thực chất chúng có mối liên hệ rất sâu sắc. Lẽ dĩ nhiên ba biểu tượng
nắng, gió, má cũng khơng là ngoại lệ, cùng với những biểu tượng khác chúng
đã làm nổi bật thế giới tâm hồn, thế giới nghệ thuật của thi sĩ. Điều dễ nhận thấy, trong thơ Hàn các biểu tượng thường đi cặp với nhau, chẳng hạn, gió đi kèm với trăng, hoa; má đi kèm với môi, … Các biểu tượng trong thơ Hàn mang tính chất liên văn bản, các biểu tượng ấy khơng phải sản phẩm sáng tạo của thi nhân mà đó là sự kế thừa. Tuy nhiên bằng tài năng của mình Hàn đã tạo nên những tầng nghĩa bổ sung khiến cho các biểu tượng thêm mênh mang về nghĩa, làm thõa mãn trí tuệ người đọc.