Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ bút pháp tượng trưng

Một phần của tài liệu tính liên văn bản trong thơ hàn mạc tử (Trang 35 - 40)

1.3 .Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử

2.1.1.Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ bút pháp tượng trưng

2.1. Tính liên văn bản thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ thủ pháp nghệ thuật

2.1.1.Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ bút pháp tượng trưng

Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu mở đầu Văn học hiện đại thế giới và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn học nghệ thuật tồn cầu, trong đó phải kể đến trào lưu Thơ mới Việt Nam 1932-1945. Thơ tượng trưng đã đạt đến thành tựu xuất sắc với sự xuất hiện vẻ vang của các tên tuổi như: Rimbaud, Mallarme, Verlaine, Lautreamont, Valery, … đặc biệt là Baudelaire - người được xem là ông tổ của trường phái này. Chủ nghĩa tượng trưng thiên về cảm giác, về tính biểu tượng, về sự tương hợp giữa các giác quan nhằm tạo ra một mạng lưới các ý tưởng mơ hồ, bí ẩn ngơn từ, những nhịp thơ siêu tự nhiên, những lặng im tạo âm vang, những câu thơ đứt, nối, không ăn khớp.

Trong thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử về ngơn ngữ, hệ thống hình ảnh, biểu tượng,…có nhiều điểm giống với Baudelaire, Rimbaud, Bích Khê, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư,… nhưng đồng thời nó vẫn thể hiện những điểm riêng biệt, khá độc đáo. Về ngôn ngữ, ngôn ngữ thơ tượng trưng kì ảo, mới lạ và mang đậm tính nhạc. Ngơn ngữ trở thành những thực thể sống động, đầy mới mẻ nhờ vào những biện pháp tu từ đặc sắc mà các nhà thơ sử dụng như: ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, đối lập, so sánh, liên tưởng, …Cảm xúc trong thơ được diễn đạt một cách tinh tế thông qua những kiểu tư duy thơ độc đáo. Bước chân vào địa hạt thơ tượng trưng, chúng ta không thể không rờn rợn, hãi hùng khi bắt gặp những câu thơ kinh dị, với những ngôn từ lạ lùng đầy “ma quái”, “liêu trai”.

Trong thơ Baudelaire đó là hình ảnh của những “nấm mồ”, “sọ người”, những cái “chết dần, chết mòn”. Với Chế Lan Viên là những “não trắng”, “tủy đã cạn”, “khí tanh hôi”, cõi hồn “yêu tinh”, con người với những hành động khủng khiếp: “uống máu lạnh”, “nhai thịt nát”, sống bằng “hơi ma”: “Ta muốn trong, từ mắt mi, máu đỏ/ Từ đầu mi, não trắng, rút nhau tn!”. Trong

thơ Bích Khê là những: “hồn xây mộ”, “sọ người”, “ tủy khơ”, …Với Đinh Hùng ngơn ngữ cũng đầy kì dị: “mặt trời đẫm máu” , “Nắm xương khơ cịn

ân ái/ Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình”.

Trong thơ Hàn Mạc Tử ngôn từ cũng rất lạ, đầy táo bạo: “Và ai ghánh

máu đi trên huyết” rồi “hồn ngắm tử thi hồn tan rã”, “Bốc thành ám khí lỗng nguyệt cầu xa”. Hay như:

Ta khạc hồn ra ngồi cửa miệng Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi

….

Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô Ta nằm trên vũng trăng đêm ấy

Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra [31, tr.117]

Chịu ảnh hưởng của Baudelaire, Hàn Mạc Tử đã đi sâu khai thác biểu hiện những cảm giác, chú ý đến “sự dao động giữa ngữ âm và ngữ nghĩa”, đưa thơ đi về phía tượng trưng. Hàn Mạc Tử đã triệt để vận dụng tương ứng các giác quan khi cảm nhận và thể hiện thế giới với những cảm xúc, cảm hứng dâng lên tột độ. “Sự tương ứng các giác quan đã có từ Xuân Diệu với những tổ hợp từ lạ: “Long lanh tiếng sỏi”, “Một tiếng cười hương”, “Đàn ghê như

nước, lạnh, trời ơi!” [Dẫn theo TS.Hồng Sỹ Ngun, Bước đi của ngơn ngữ

Thơ mới 1932-1945, số156] sang đến Hàn Mạc Tử thì đã đạt đến độ cao. Có thể thấy, Hàn Mạc Tử đã tạo ra những hình ảnh táo bạo, tươi mới, có thể gọi đó là “cuộc cách mạng về ngơn từ”. Viết về gió, Hàn Mạc Tử biến gió thành một chàng trai tinh nghịch, “gió trêu tà áo biếc”, gió cũng biết say “lướt

mướt” rồi “ơm ngang lấy gió”,…Nhờ ngơn ngữ mà vầng trăng trong thơ Hàn

được thăng hoa với mọi sắc thái. Ánh sáng của trăng được biến thành những sợi tơ lóng lánh, mềm mại, kì ảo “Mơ trăng ta lượm tơ trăng rơi”, “Tơ trăng

buông rèm trên muôn cảnh”, trăng có lúc cũng rạo rực, lả lơi: “Trăng nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ”,“Trăng vàng ôm bờ ao”, “Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt”,…

Chịu ảnh hưởng nghệ thuật thơ tượng trưng, ngơn ngữ thơ Hàn Mạc Tử đầy kì lạ, mới mẻ, táo bạo, có lúc đầy kì dị, ảo ảnh giống như trong thơ Baudelaire, Chế Lan Viên, … Nhưng ngôn từ trong thơ Hàn dễ thâm nhập, dễ cảm hơn, các hình ảnh tượng trưng khi tiếp xúc chúng ta có thể lý giải, trong khi “Điêu tàn” (Chế Lan Viên), “Tinh huyết” (Bích Khê) ngơn ngữ ma mị, thốt hẳn ngơn ngữ đời thực. Ngơn ngữ thơ Baudelaire càng khó lý giải, nắm bắt. Chính trong bức thư gửi Phan Trọng Miên, Hàn Mạc Tử đã bộc lộ rằng thơ của anh “rất khác thường, không giống Baudelaire lắm”, thơ của anh vẫn giữ lại những căn cốt của thơ ca phương Đơng, đó là điều lý giải vì sao trong thơ tượng trưng Hàn ngơn từ vẫn dễ hiểu, dễ cảm hơn.

Trong thế giới thơ tượng trưng, ngơn từ đậm tính nhạc. Thơ tượng trưng đề cao âm nhạc vì trong âm nhạc có sức gợi và khả năng chuyển hồi, tương hỗ cảm giác. “Mỗi bài thơ là một bản giao hưởng, gợi cái lơ lửng không rõ ràng, cái sắc thái mơ hồ mà tinh tế nhất của tâm trạng bởi thế giới vơ hình, trong suốt của âm thanh làm phong phú kinh nghiệm và trí tưởng tượng của nhà thơ, góp phần giúp nhà thơ có linh cảm kỳ diệu về thế giới tâm linh, gợi lên những giấc mơ kì lạ”. Nhạc điệu của thơ tượng trưng đã ảnh hưởng đến thơ Hàn Mạc Tử cũng như các nhà thơ như Lưu Trọng Lư, Bích Khê, Chế Lan Viên, … “Tương tự với kĩ thuật tạo nhạc trong các bài thơ “Giai điệu buổi chiều” (Harmonie du soir) và “Thuận nghịch” (Revesibilite) của Baudelaire hay bài “Cảnh thần tiên” (Feerie) của Valery” [Dẫn theo Trương Mỹ Yến, Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử], Hàn Mạc Tử cũng tạo cho mình những khúc nhạc say đắm trong thế giới thơ. Đọc những bài thơ như “Tình q”,

“Đây thơn Vĩ Dạ”, “Đà Lạt trăng mờ”,…chúng ta không khỏi bị mê đắm

cuốn hút trước hết bởi âm nhạc trong đó.

Để gợi tính nhạc, nhà thơ Bích Khê, Hàn Mạc Tử đã sử dụng thanh bằng trong thơ rất độc đáo: “Ơ hay! Buồn vương cây ngơ đồng Vàng rơi! Vàng rơi!

Thu mênh mông” (Tỳ bà - Bích Khê). Trong Tiêu sầu, Tử viết: “Ơi! Đêm nay trời trong như gương/ Khơng làn mây vương không hơi sương/ Tơ trăng buông rèm trên muôn cành/ Tơ trăng vàng rụng như âm thanh”.

Các nhà thơ dùng nhiều lối điệp âm, điệp vần, điệp từ, điệp câu... tạo sự trùng điệp dồn dập, nhấn mạnh cảm xúc và tạo nên âm vang trong tính nhạc của thơ. Xuân Diệu với Vội vàng: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân

còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Chế Lan Viên với cách gieo vần hỗn hợp đầy

sáng tạo: “Mây chẳng lụa dài vây nước biếc/ Sương xanh mồ bạc dấu trăng

vàng/ Thuyền ai giỡn nước sông Ngân ấy/ Mà để sao sa xuống cõi trần”.

Bút pháp tượng trưng còn thể hiện qua nghệ thuật sử dụng biểu tượng. Trong thơ tượng trưng, các nhà Thơ mới xây dựng nên những hệ thống biểu tượng đặc sắc. Nổi bật lên đó là ba biểu tượng trăng, hồn, máu. Hồn chính là cái tơi phân thân của thi sĩ. Với Chế Lan Viên: “Thốt hồn anh ngồi xác

thịt/ Để chập chờn trong ánh sáng mông lung”, để “Hồn say sưa vào khắp cõi Trời Mơ”. Hồn cũng có lúc đau khổ: “Ta vẫn thấy hồn ta buồn ủ rủ…Hồn yêu tinh chợt thấy động tơ lòng”. Với Hàn Mạc Tử một cuộc giao tranh diễn ra

quyết liệt trong con người thi nhân: Thân xác hữu hạn đang băng hoại, linh hồn càng muốn sống vô biên. Hồn và xác cùng rượt đuổi nhau, cùng ngả nghiêng lăn lộn: “Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi! / Hồn đã cấu đã cào đã

nhai ngấu nghiến… Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay”. Hàn Mạc Tử cũng đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

viết nhiều bài thơ về sự giao tiếp huyền ảo, kinh hãi giữa hồn và tôi: Hồn là ai? Hồn tơi lìa khỏi xác, Trút linh hồn, Biển hồn ta, Hãy nhập hồn em, Hồn qua đêm.

Còn máu là biểu tượng của sự sống, cũng như cái chết. Nó kết tinh hội tụ nỗi đau đớn khủng khiếp của Hàn Mạc Tử: “Gió rít tầng cao trăng ngã ngữa/

Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô/ Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy/ Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra”. Đó là những giọt máu điên cuồng, phẫn uất đau

thương. Còn Chế Lan Viên: “Ta sẽ uống máu lan cùng tủy chảy/ Ta sẽ nhai

thịt này với xương khô”. Cái tôi của thi nhân đã phân thành “Máu Chàm ri rỉ chảy” trong “ngày tháng nặng ưu phiền”, “Tiếng máu kêu rung chuyển cỏ non xanh” cho đến khi “Thi nhân sầu nhìn theo dịng huyết cuốn/ Tâm hồn trôi theo giải máu bơ vơ”. Cái tôi đau thương, khủng khiếp ấy đã tan ra thành

một biển máu ngập lụt cả đất trời, với Hàn Mạc Tử: “Máu tim ta tuôn ra làm

biển cả… Trong lịng và đang tắm máu sơng ta” cịn Chế Lan Viên thì: “Khí ồ ạt như mn năm khơng dữ/ Ồ ạt trôi nguồn máu chiến trường xa”.

Biểu tượng trăng cũng xuất hiện nhiều trong thơ Hàn Mạc Tử và các nhà thơ khác, điển hình như Chế Lan Viên, Bích Khê. Nó trở thành một biểu tượng độc đáo, được nhìn nhận với nhiều sắc thái, tuy nhiên mỗi nhà thơ lại có cách xây dựng biểu tượng khác nhau. Ánh trăng trong thơ Chế Lan Viên là ánh trăng lạnh lẽo, rờn rợn, ma quái, nhợt nhạt. Trăng đồng lõa với thần chết, với yêu ma “Sương xây mồ bạc dấu trăng vàng”. Trong thơ Bích Khê, trăng có lúc sang trọng, tinh khiết, trăng biến thành ngọc: “Ngọc trăng xây vàng

trên mn cành”, có lúc được miêu tả đầy nhục cảm, lả lơi “Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc/ Vài chút trăng say đọng ở làn mơi”. Cịn trăng trong thơ Hàn Mạc Tử rất phong tình, lả lơi nhưng có lúc lại kì dị, điên loạn, ảo ảnh. Và một điều dễ nhận thấy, trăng trong thơ Hàn Mạc Tử là biểu tượng có sự vận động lớn. Ở Lệ thanh thi tập là vầng trăng mang dáng dấp cổ điển, ở Gái quê là vầng trăng - cái tơi trữ tình với những hình ảnh chi tiết rất đời thường, rất gợi tình cịn ở những tập thơ sau, đặc biệt là tập Đau thương, trăng là biểu tượng cho những đau đớn, quằn quại, mất mát. Chẳng hạn ở những bài như:

Sáng trăng, Một miệng trăng, Ngủ với trăng, Hồn là ai,…

Như vậy, ba biểu tượng trăng, hồn, máu là những biểu tượng mang tính tượng trưng cao, nó như là những mã kí hiệu mà người đọc cần phải khám phá, giải mã mới hiểu hết được thế giới thơ của thi nhân.

Bút pháp tượng trưng trong thơ Hàn Mạc Tử rất đặc sắc, bởi ơng đã làm mới nó trên cơ sở chịu ảnh hưởng của các nhà thơ tượng trưng. Ông kết hợp bút pháp tượng trưng với kinh lịch đặc biệt của một hồn thơ điên loạn, đau thương, tạo ra sự tái sinh mới, đầy sức sống cho thơ Việt hiện đại.

Một phần của tài liệu tính liên văn bản trong thơ hàn mạc tử (Trang 35 - 40)