0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 74 -77 )

Đi tìm những tầng nghĩa ẩn sâu trong thế giới thi ca luôn là điều lôi cuốn mỗi chúng ta. Bởi thế giới thi ca, nói như Ranxun Gamzatop “thơ sinh ra từ nụ cười trong sáng thay từ giọt nước mắt cay đắng” và “bắt nguồn từ tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ”. Thơ Hàn Mạc Tử cũng khơng là ngoại lệ, nó được đúc rút từ “tinh huyết” và trái tim của con người thơ vĩ đại. Biết bao năm đã đi qua nhưng thơ anh vẫn chiếm được vị trí xứng đáng trong lịng bạn đọc và trở thành đối tượng hấp dẫn nhất của nghiên cứu phê bình thơ hiện đại, đúng như Trần Tái Phùng nhận định: “Nghệ thuật chàng tựa vào một con sông dài đi xuyên qua thế kỉ chúng ta và hai bờ sông dàn bày không biết bao nhiêu cảnh sắc khác nhau, đẹp đẽ đến say ngợp, đến tê liệt cả lịng người”. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu “dài hơi” nhưng thơ Hàn Mạc Tử cịn chứa nhiều khoảng trống gây khơng ít tranh cãi cho người đọc và giới nghiên cứu. Tiếp cận thơ Hàn từ lí thuyết liên văn bản là một hướng đi mới, có tiềm năng, mang lại cái nhìn khá thú vị về tư duy và nghệ thuật thơ anh.

Trước hết, từ góc nhìn liên văn bản khóa luận đã làm sáng rõ sự trùng lặp và tái sinh hình tượng trong thơ Hàn Mạc Tử mà cụ thể ở đây là hình tượng cái tơi, người phụ nữ và khơng - thời gian. Từ đó chỉ ra sự gặp gỡ trong hình tượng thơ giữa Hàn Mạc Tử và các nhà thơ khác. Đồng thời, ta cũng thấy được những biến tấu và sáng tạo mới mẻ trong hồn thơ Hàn Mặc Tử, đó là điều làm nên sự khác biệt và sức hấp dẫn trong thơ anh.

Đề tài cũng đã làm sáng tỏ thủ pháp nghệ thuật, sự pha trộn thể loại, kí ức ngơn ngữ và sự tái sinh của các từ/cụm từ cố định trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ mối tương tác liên văn bản từ đó ta khơng chỉ thấy được tài năng mà còn bước sâu vào “lãnh địa” tâm hồn thi nhân, mà nói như Hồi Thanh “càng đi sâu càng ớn lạnh”. Như chúng ta thấy, Hàn Mạc Tử chịu ảnh hưởng của bút pháp tượng trưng, siêu thực nhưng trên cơ sở anh đã làm mới nó theo tư duy sáng tạo của bản thân và tư duy phương Đông. Sự pha trộn thể loại cũng

là một trong những yếu tố làm nổi bật tính liên văn bản trong thơ Hàn, mà cụ thể ở đây là sự làm mới các thể thơ truyền thống của dân tộc như vè, hát nói, lục bát,…và sự pha trộn giữa thơ và nhạc. Điều này đã góp phần tạo nên nét đẹp, sức hấp dẫn và khẳng định vị trí Hàn trong lịng bạn đọc. Bên cạnh đó, đề tài đã nghiên cứu kí ức ngơn ngữ và sự tái sinh của các từ/cụm từ cố định trong thơ Hàn, từ đó chỉ rõ, bản thân nhà thơ không sáng tạo ra những từ/cụm từ cố định, anh chỉ là người “biên soạn”, “ghi chép lại”, trên cơ sở ý thức phái sinh thêm những tầng nghĩa mới nhằm phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của mình. Và người đọc dựa vào trường liên tưởng, kinh nghiệm đọc sẵn có sẽ mở rộng trường nghĩa đang hiện diện trong văn bản để tạo nên mạng lưới liên ngữ nghĩa bất tận.

Khóa luận cũng đã làm sáng tỏ mối quan hệ liên văn bản của thơ Hàn Mạc Tử qua vấn đề biểu tượng, dẫn dụ văn bản và dẫn dụ thuật ngữ, quan niệm tôn giáo. Biểu tượng trong thơ Hàn rất đa dạng và là một mạng lưới tiền văn bản, thông qua các biểu tượng chúng ta sẽ đi sâu giải mã thế giới thơ của thi nhân mà cụ thể ở đây là các biểu tượng “nắng”, “gió”, “má”. Đồng thời từ các dẫn dụ văn bản, từ ngữ và quan niệm tôn giáo đề tài không chỉ làm nổi bật tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử mà cịn thấy được tính sáng tạo của thi sĩ khi hòa lẫn cả hai đức tin Thiên Chúa giáo và Phật giáo làm thi liệu trong sáng tác thơ của mình.

Hồi Thanh trong Thi nhân Việt Nam từng viết: “Một người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hững hờ bỏ quên, bây giờ mất rồi ta xúm lại kẻ chê người khen. Chê hay khen tơi thấy đều có gì bất nhẫn”. Quả đúng là vậy, nhưng mong rằng với những hình tượng, thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử được lý giải từ góc nhìn liên văn bản trên đây, chúng tơi đã góp phần nào vào việc khám phá chiều sâu tâm hồn và thi giới của Hàn Mạc Tử- một người thơ đặc biệt trong làng thơ Việt Nam. Trong khả năng của người viết và trong giới hạn phạm vi của một đề tài khóa luận, chúng tơi đã dừng lại ở việc khai thác

tất nhiên sẽ còn nhiều vấn đề chưa đề cập đến. Hi vọng rằng, sức hấp dẫn của lối tiếp cận liên văn bản và bản thân tính độc đáo của thơ Hàn Mặc Tử sẽ tiếp tục kích thích những tìm tịi, nghiên cứu mới, bổ sung cho những thiếu khuyết mà khóa luận của chúng tơi khơng thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 74 -77 )

×