0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Biểu tượng nắng

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 58 -61 )

1.3 .Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử

3.1. Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử từ góc nhìn biểu tượng

3.1.2. Biểu tượng nắng

Biểu tượng “nắng” xuất hiện khá nhiều trong thơ ca. Từ sự liên tưởng, phát hiện của nhà thơ, “nắng” đã hiện lên với bao sắc màu, âm thanh, dáng vẻ và cả tâm hồn qua các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá...

Trong ca dao, nắng là một biểu tượng thường đi cặp với mưa:

Nắng ba năm ta khơng bỏ bạn Mưa một ngày bạn nỡ bỏ ta

Hình tượng nắng được nhân cách hóa, qua đó bộc lộ tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình. Xét trong ca dao, với những hình tượng được nhân cách hóa, biểu tượng nắng và các biểu tượng thiên nhiên khác khơng chỉ đóng vai trị là những “cơng thức” trong cấu tứ và xây dựng hình tượng mà cịn chứa đựng những quan niệm chung, phổ biến của con người về một hiện tượng nào đó. Trong ca dao có rất nhiều biểu tượng nghệ thuật mang đậm giá trị thẩm mỹ và nắng là một trong những biểu tượng đó.

Trong thơ Lưu Trọng Lư nắng là một biểu tượng lặp đi lặp lại rất độc đáo nhưng cũng đầy ám ảnh: “Mỗi lần nắng mới hắt bên song/ Xao xác gà

trưa gáy não nùng” và “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội/ Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi” (Nắng mới). Ở đây, hình tượng nắng gắn liền với khơng - thời gian của quá khứ và hiện tại, từ đó mở ra chiều sâu tâm trạng của nhà thơ. Từ “nắng mới” mở đầu bài thơ như một sợi dây liên khúc, một nhịp cầu nối về quá khứ xa xưa, nắng ở đây rất buồn, là một hình ảnh quen thuộc, soi rọi vào tiềm thức nhà thơ, gọi về những kỉ niệm xa xưa của một thời tươi đẹp, của khung trời dĩ vãng tưởng như đã nhạt nhòa. Cũng là “nắng mới” nhưng cái nắng của quá khứ không “hắt bên song” buồn bã mà tràn đầy sức sống, niềm vui “reo ngồi nội” vì đó là nắng của những ngày còn mẹ.

Như vậy, trong thơ Lưu Trọng Lư, nắng là một biểu tượng cho cái tôi buồn sầu của nhà thơ. Đúng như Hoài Thanh nhận định: “Thơ Lưu Trọng Lư không phải là một bài thơ, nghĩa là khơng phải là một cơng trình nghệ thuật mà là tiếng lòng thốn thức hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.

Trong thơ Xuân Diệu nắng biểu tượng cho những gì tinh khơi, rạo rực. Nắng thường đi liền với mùa xn, tình u, hạnh phúc: “Ánh sáng ơm trùm

những ngọn cao/ Cây vàng rung nắng, lá xôn xao” hay “Lịng anh rạo rực khơng dun cớ/ Khi nắng chiều tơ giỡn với cành”. Hình tượng nắng với

những màu sắc như: màu nắng nhạt, nắng phai, …trở thành biểu tượng độc đáo trong thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu.

Với thơ Hàn Mạc Tử, nắng là tín hiệu thẩm mĩ khơng chỉ tượng trưng cho những gì thanh khiết, tinh khơi, rạo rực nhất mà cịn biểu tượng cho một cái tơi hư ảo, một cái tôi “điên”, cô đơn, đau đớn.

Chẳng phải vô cớ Hàn Mạc Tử luôn chú ý tới nắng. Nắng trong thơ thi sĩ họ Hàn mang màu sắc riêng biệt, tinh khiết. Đó là hình ảnh “nắng mới” trong

Đây thơn Vỹ Dạ “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Cái “nắng ửng” trong Mùa xn chín: “Trong làn nắng ửng: khói mơ tan”. Nắng ửng có vẻ riêng

trong cái nhìn xn tình của tác giả. Nắng ửng khơng chỉ báo hiệu “bóng xuân sang” mà cịn đánh dấu khoảnh khắc: mùa xn bắt đầu chín. Nắng ửng gắn liền với tâm trạng rạo rực xôn xao ở hồn người. Bài thơ đọng lại cái nắng hắt ra từ cõi nhớ. Nắng trong hoài niệm, thứ nắng hồi vọng chín theo sự chín của mùa xn, tình xn. Nắng “chín” đẹp, nhưng phảng phất buồn, buồn bởi “có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”: “Chị ấy năm nay cịn gánh thóc/ Dọc bờ sơng

trắng nắng chang chang”. “Nắng chang chang” là miền nắng của ký ức, mang

ám ảnh lớn. Trong tác phẩm Ngủ với trăng, nhân vật trữ tình “khao khát trăng

gió” và “đi bắt nắng ngừng, nắng reo, nắng cháy”. Nắng ở đây lại xuất hiện

trong một khơng gian khá đặc biệt: “trên sóng cành, sóng áo cơ gì má đỏ hây

hây”. Ngừng, reo, cháy ứng với ba cung bậc tình cảm khác nhau của con

với ba cảm xúc sáng tạo. Nắng biểu hiện cho thi hứng, thi cảm của nhà thơ. Nắng trong thơ Hàn Mặc Tử có “tuổi” và có tình. Người ta thường nói: trăng sáng, sao sáng, cịn Hàn Mặc Tử lại cảm thấy nắng sáng. Nắng reo đã lạ, nắng sáng, nắng trong đêm thì lại càng kỳ. Có lẽ thứ nắng ấy chỉ xuất hiện trong thế giới thi ca của Hàn Mặc Tử với một tâm thế trữ tình đặc biệt “buồn trong mộng” (Buồn ở đây). Nắng trong thơ Hàn thường phảng phất duyên tình:

“Nắng vàng con mắt thấy duyên đâu”. Nắng gắn với duyên phận, nỗi niềm cô

đơn: “Không duyên hồ dễ mong theo nắng”. Nắng, thứ ánh sáng đặc biệt trong thơ Hàn, biến ảo theo cường độ nỗi đau, nỗi nhớ. Biên độ nắng khơng có giới hạn, rộng mở theo khơng gian xa cách, theo “thế giới ảo huyền”. Nắng ửng làm “khói mơ tan”, nắng dọi làm “bài thơ cháy”: “Một bài thơ cháy tan

trong nắng rọi/ Một lời run hoi hóp giữa khơng trung” [31, tr.103]. Ngay cả

nắng mai cũng “dìu dịu mối sầu vương”. Như vậy, nắng biểu tượng cho cái tôi cơ đơn, đau đớn. Trong thơ Hàn, nắng cịn là một loại ánh sáng đặc biệt, “ánh

sáng của chiêm bao, huyền diệu” (Chơi giữa mùa trăng). Nắng trở thành tín hiệu thẩm mỹ, báo hiệu mùa thơ đang chín (Kêu gọi). Nắng kích thích trí tưởng tượng của nhà thơ bay vào cõi mơ: “Nắng càng cao lòng ta càng hừng

hực/ Thơ lên rồi bay quá giải nhàn vân…Ôi chao thơ ngầm bay theo dải nắng/ Lộng vào xiêm áo mỏng manh sao…”. Sự vận động của nắng tạo ra thi

giới của “cái tột cùng”. Nắng vừa hóa giải đau thương vừa ràng rịt nỗi đau. Nắng được nhìn qua lăng kính của hồn và xác. Nắng hịa quyện với hồn. Nắng trở nên mơng lung, hư ảo hay chính là cái tơi của thi sĩ. Hàn Mặc Tử ít nói đến nắng thu, nắng hè… thi sĩ có ấn tượng nhiều hơn với nắng xuân. Nắng xuân ám ảnh, quay cuồng trong thế giới thơ của Hàn Mạc Tử.

Như vậy, nắng là một hình tượng khơng hề mới, chảy xuyên suốt từ văn học dân gian cho đến hiện đại, nó có sự lặp lại trong các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, trong thế giới nghệ thuật của nhà thơ nó trở thành biểu tượng mang những tầng nghĩa riêng biệt, thể hiện tài năng, phong cách độc đáo của thi nhân.

Một phần của tài liệu TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 58 -61 )

×