MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trang 03 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trang 04 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP: Trang 6 1. Giải pháp 1: Cảm thụ tác phẩm văn học từ góc nhìn lịch sử văn hóa – xã hội Trang 06 2. Giải pháp 2: Cảm thụ tác phẩm văn học từ góc nhìn so sánh Trang 10 3. Giải pháp 3: Cảm thụ tác phẩm văn học từ góc nhìn lí luận văn học Trang 16 4. Giải pháp 4: Cảm thụ tác phẩm văn học trong mối tương liên giữa thi ca – nhạc – họa – điện ảnh Trang 19 IV. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI: Trang 23 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Trang 24 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Trang 25 Đề tài: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tính liên văn bản được đưa vào hệ thống phương pháp luận nghiên cứu văn học thế giới từ nửa đầu thế kỉ XX, nhưng với Việt Nam cho đến nay thì vẫn còn mới mẻ. Thực ra thì đã có áp dụng xuyên suốt trong lịch sử nghiên cứu văn học nhưng còn tồn tại dưới hình thức tản mác, vô danh. Đặc biệt trong phương pháp giảng dạy Ngữ Văn bậc THPT và cụ thể hơn là trong công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi rất cần thiết con đường được soi chiếu từ hệ thống phương pháp luận trong tính liên văn bản. Chúng ta đang sống trong một “thế giới phẳng”, ai cũng có điều kiện để vươn đến với những điều kì diệu trong nền văn minh nhân loại. Trong thế giới đó, khi đọc một cuốn tiểu thuyết hay một bài thơ nổi tiếng, chiêm ngưỡng một bức tranh hay một tượng điêu khắc tuyệt tác, xem một bộ phim hay lắng nghe một bản giao hưởng, xem một vở kịch lừng danh…chắc hẳn sẽ luôn có một trường liên tưởng về những bối cảnh mà nó được ra đời. Đó là nền tảng căn bản giúp cho người đọc liên tưởng, so sánh, đối chứng và phản biện. nhờ đó mà ý nghĩa văn bản cứ triển hạn mãi đến vô cùng. Hành động đọc đó gọi là phương pháp liên văn bản. Xuất phát từ tình hình thực tế của ngành giáo dục nước ta trong những năm gần đây là đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức ra đề thi môn Ngữ Văn, đặc biệt ở đề thi học sinh giỏi xưa nay đều đề cao tính tư duy sáng tạo, khả năng hệ thống, đánh giá khái quát, so sánh, đối chiếu, liên hệ để làm rõ một vấn đề Văn học. Vậy nên, việc đưa lý thuyết liên văn bản vào trong phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi là một cần thiết. Hệ thống phương pháp luận này giúp học sinh nâng cao khả năng cảm thụ văn học và cảm thụ văn học từ nhiều góc nhìn khác nhau. Để học sinh có cách tư duy theo chiều sâu dựa trên vốn kiến thức đã của mình. Sự kết hợp các phương pháp trong thuyết liên văn bản cũng mang đến cho những buổi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ, thoải mái. Giáo viên kết hợp thi – ca nhạc – họa – điện ảnh để dẫn dắt học sinh cảm thụ một vấn đề văn học. Vì thế học sinh dễ tiếp thu bài hơn, có cảm hứng sáng tạo nghệ thuật hơn. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Trình bày tóm tắt các quan điểm: Liên văn bản (intertextuality) là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất nhưng đồng thời cũng khó xác định nhất trong lý thuyết văn học nửa sau thế kỉ XX. Theo nghĩa rộng, khái niệm này có thể được xác định như là “sự tương tác giữa các văn bản”. Nhưng tùy thuộc vào các lập trường triết học và nghiên cứu của các nhà khoa học mà nội dung cụ thể của nó có thể biến đổi. Từ giữa thập niên 1960, khái niệm về tính liên văn bản mới bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực ngôn ngữ học, được xem như vụ nổ khai thiên (Big Bang). Nó làm phá vỡ khái niệm văn bản truyền thống và làm cho hai khái niệm văn bản và liên văn bản trở nên đồng nghĩa. Hơn nữa, nó còn tạo nên phản ứng dây chuyền: sự ra đời của khái niệm liên văn bản và cách hiểu mới về văn bản làm thay đổi hẳn trọng tâm của phê bình và nghiên cứu văn học: trước, trọng tâm nằm trong quan hệ giữa tác phẩm văn học và hiện thực; sau, giữa tác phẩm này với tác phẩm khác. Nó cũng làm thay đổi mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm và độc giả; giữa văn học và các yếu tố phi văn học; giữa tính sáng tạo và sự mô phỏng; giữa truyền thống và cách tân… Nhà lý thuyết tân hậu hiện đại Marxist đã biện luận: “Văn bản đến với chúng ta như những dòng văn học đã được đọc bởi người khác; chúng ta tiếp nhận chúng thông qua những lớp trầm tích của sự diễn dịch trước đấy; hay cứ cho là chúng ta cơ may tiếp xúc với một văn bản hoàn toàn mới đi chăng nữa, cách đọc của chúng ta vẫn mang tính chất liên văn bản. Vì ngay khi chúng ta đọc chúng, chúng ta phải sử dụng những thói quen và những phương pháp đọc để lại từ di sản của truyền thống thu nhận được qua kiến thức của chúng ta.” 1,259 Theo Barthes, “Mọi văn bản đều là liên văn bản với một văn bản khác…văn học là thế giới của các kí hiệu, văn bản tất yếu luôn mang tính đa nguyên, tức là không giới hạn trong một ý nghĩa nhất định, nó luôn gợi ra những điều vô tận ngoài văn bản, vừa hiện hữu, vừa vắng mặt, vừa ở ngoài, vừa ở trong văn bản…Bất kì văn bản nào cũng được hiểu như một không gian đa chiều, nơi có rất nhiều văn bản va đập và xáo trộn vào nhau…” 1,389. Và khi đó người đọc chính là người tái lập mối quan hệ giữa văn bản và liên văn bản. Xưa nay, nói đến bản chất của văn học là nói đến quan hệ giữa vũ trụ và con người. Nói đến chức năng văn học là nói đến quan hệ giữa văn học và đạo đức và chính trị, mà biểu hiện của đạo đức và chính trị lại được tìm thấy trong quan hệ giữa người với người. Chúng ta đã từng quen với những quan niệm từ xưa:“Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ minh đạo”…Vậy nên tính liên văn bản rất cần thiết cho việc tìm hiểu và hiểu đúng giá trị của một tác phẩm văn học và người đọc có thể tiếp nhận được những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua thế giới ngôn từ. Theo PGS.TS. Hồ Thế Hà, giảng viên trường Đại Học Khoa Học Huế cho rằng: “không có một văn bản nào không phải là một liên văn bản và ngược lại…Tính liên văn bản trở thành yếu tính và điều kiện tồn tại của văn bản, chúng ta sẽ không hiểu bất cứ một văn bản nào nếu trong đó không có yếu tố liên văn bản”7,116. Ý kiến trên đã khẳng định tính tất yếu của liên văn bản trong quá trình tìm hiểu bất cứ một tác phẩm văn học nào. Theo TS. Nguyễn Nam trong bài viết được đăng trên tạp chí Văn học số 3 (741) thì: “bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên như một bức tranh khảm chứa cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác”. 8,53 Những quan niệm trên đều cho thấy tính cần thiết trong việc áp dụng tính liên văn bản vào trong quá trình nghiên cứu văn học. 2. Hạn chế:
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
********** *****
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chuyên đề
TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI VĂN THPT
Người thực hiện: VÕ THỊ LÊ
Nghiên cứu: Phương pháp dạy học môn Vật lý
NĂM HỌC 2014 – 2015
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chuyên đề:
TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI VĂN THPT
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác:
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Huy
8 Nhiệm vụ được giao:
- Giảng dạy môn Ngữ Văn, lớp 12A2, 12 A7, 12A12.
- Chủ nhiệm lớp 12A7
9 Đơn vị : Trường THPT Lê Hồng Phong
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn: CỬ NHÂN NGỮ VĂN
THẠC SĨ LÍ LUẬN VĂN HỌC
- Năm nhận bằng : 1998, Cao Học năm 2014
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Ngữ Văn
- Số năm kinh nghiệm: 17 năm
Trang 3văn hóa – xã hội Trang 06
2 Giải pháp 2: Cảm thụ tác phẩm văn học từ góc nhìn so sánh Trang 10
3 Giải pháp 3: Cảm thụ tác phẩm văn học từ góc nhìn lí luận văn học Trang 16
4 Giải pháp 4: Cảm thụ tác phẩm văn học trong mối tương liên giữa
thi ca – nhạc – họa – điện ảnh Trang 19
IV HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI: Trang 23
V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Trang 24
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO: Trang 25
Trang 4Đề tài: “ TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
VĂN THPT”
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tính liên văn bản được đưa vào hệ thống phương pháp luận nghiên cứu vănhọc thế giới từ nửa đầu thế kỉ XX, nhưng với Việt Nam cho đến nay thì vẫn cònmới mẻ Thực ra thì đã có áp dụng xuyên suốt trong lịch sử nghiên cứu văn họcnhưng còn tồn tại dưới hình thức tản mác, vô danh Đặc biệt trong phương phápgiảng dạy Ngữ Văn bậc THPT và cụ thể hơn là trong công tác dạy bồi dưỡnghọc sinh giỏi rất cần thiết con đường được soi chiếu từ hệ thống phương phápluận trong tính liên văn bản
Chúng ta đang sống trong một “thế giới phẳng”, ai cũng có điều kiện để
vươn đến với những điều kì diệu trong nền văn minh nhân loại Trong thế giới
đó, khi đọc một cuốn tiểu thuyết hay một bài thơ nổi tiếng, chiêm ngưỡng mộtbức tranh hay một tượng điêu khắc tuyệt tác, xem một bộ phim hay lắng nghemột bản giao hưởng, xem một vở kịch lừng danh…chắc hẳn sẽ luôn có mộttrường liên tưởng về những bối cảnh mà nó được ra đời Đó là nền tảng căn bảngiúp cho người đọc liên tưởng, so sánh, đối chứng và phản biện nhờ đó mà ýnghĩa văn bản cứ triển hạn mãi đến vô cùng Hành động đọc đó gọi là phươngpháp liên văn bản
Xuất phát từ tình hình thực tế của ngành giáo dục nước ta trong những nămgần đây là đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức ra đềthi môn Ngữ Văn, đặc biệt ở đề thi học sinh giỏi xưa nay đều đề cao tính tư duysáng tạo, khả năng hệ thống, đánh giá khái quát, so sánh, đối chiếu, liên hệ đểlàm rõ một vấn đề Văn học Vậy nên, việc đưa lý thuyết liên văn bản vào trongphương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi là một cần thiết Hệ thống phương phápluận này giúp học sinh nâng cao khả năng cảm thụ văn học và cảm thụ văn học
từ nhiều góc nhìn khác nhau Để học sinh có cách tư duy theo chiều sâu dựa trênvốn kiến thức đã của mình
Sự kết hợp các phương pháp trong thuyết liên văn bản cũng mang đến chonhững buổi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ, thoải mái.Giáo viên kết hợp thi – ca - nhạc – họa – điện ảnh để dẫn dắt học sinh cảm thụmột vấn đề văn học Vì thế học sinh dễ tiếp thu bài hơn, có cảm hứng sáng tạonghệ thuật hơn
Trang 5II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1 Trình bày tóm tắt các quan điểm:
Liên văn bản (intertextuality) là một trong những thuật ngữ được sử dụngnhiều nhất nhưng đồng thời cũng khó xác định nhất trong lý thuyết văn học nửa
sau thế kỉ XX Theo nghĩa rộng, khái niệm này có thể được xác định như là “sự
tương tác giữa các văn bản” Nhưng tùy thuộc vào các lập trường triết học và
nghiên cứu của các nhà khoa học mà nội dung cụ thể của nó có thể biến đổi
Từ giữa thập niên 1960, khái niệm về tính liên văn bản mới bắt đầu xuấthiện trong lĩnh vực ngôn ngữ học, được xem như vụ nổ khai thiên (Big Bang)
Nó làm phá vỡ khái niệm văn bản truyền thống và làm cho hai khái niệm vănbản và liên văn bản trở nên đồng nghĩa Hơn nữa, nó còn tạo nên phản ứng dâychuyền: sự ra đời của khái niệm liên văn bản và cách hiểu mới về văn bản làmthay đổi hẳn trọng tâm của phê bình và nghiên cứu văn học: trước, trọng tâmnằm trong quan hệ giữa tác phẩm văn học và hiện thực; sau, giữa tác phẩm nàyvới tác phẩm khác Nó cũng làm thay đổi mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm vàđộc giả; giữa văn học và các yếu tố phi văn học; giữa tính sáng tạo và sự môphỏng; giữa truyền thống và cách tân…
Nhà lý thuyết tân hậu hiện đại Marxist đã biện luận: “Văn bản đến với
chúng ta như những dòng văn học đã được đọc bởi người khác; chúng ta tiếp nhận chúng thông qua những lớp trầm tích của sự diễn dịch trước đấy; hay cứ cho là chúng ta cơ may tiếp xúc với một văn bản hoàn toàn mới đi chăng nữa, cách đọc của chúng ta vẫn mang tính chất liên văn bản Vì ngay khi chúng ta đọc chúng, chúng ta phải sử dụng những thói quen và những phương pháp đọc
để lại từ di sản của truyền thống thu nhận được qua kiến thức của chúng ta.”
[1,259]
Theo Barthes, “Mọi văn bản đều là liên văn bản với một văn bản khác…
văn học là thế giới của các kí hiệu, văn bản tất yếu luôn mang tính đa nguyên, tức là không giới hạn trong một ý nghĩa nhất định, nó luôn gợi ra những điều vô tận - ngoài văn bản, vừa hiện hữu, vừa vắng mặt, vừa ở ngoài, vừa ở trong văn bản…Bất kì văn bản nào cũng được hiểu như một không gian đa chiều, nơi có rất nhiều văn bản va đập và xáo trộn vào nhau…” [1,389] Và khi đó người đọc
chính là người tái lập mối quan hệ giữa văn bản và liên văn bản Xưa nay, nóiđến bản chất của văn học là nói đến quan hệ giữa vũ trụ và con người Nói đếnchức năng văn học là nói đến quan hệ giữa văn học và đạo đức và chính trị, màbiểu hiện của đạo đức và chính trị lại được tìm thấy trong quan hệ giữa người
Trang 6thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ minh đạo”…Vậy nên tính liên văn bản rất cần thiết cho
việc tìm hiểu và hiểu đúng giá trị của một tác phẩm văn học và người đọc có thểtiếp nhận được những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua thế giới ngôntừ
Theo PGS.TS Hồ Thế Hà, giảng viên trường Đại Học Khoa Học Huế cho
rằng: “không có một văn bản nào không phải là một liên văn bản và ngược
lại…Tính liên văn bản trở thành yếu tính và điều kiện tồn tại của văn bản, chúng ta sẽ không hiểu bất cứ một văn bản nào nếu trong đó không có yếu tố liên văn bản”[7,116] Ý kiến trên đã khẳng định tính tất yếu của liên văn bản
trong quá trình tìm hiểu bất cứ một tác phẩm văn học nào
Theo TS Nguyễn Nam trong bài viết được đăng trên tạp chí Văn học số 3
(741) thì: “bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên như một bức tranh khảm
chứa cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của
Tuy nhiên, mặc dù thuyết liên văn bản đã phổ biến ở phương Tây, nhưngVăn học Việt Nam mới bước đầu sử dụng trong chương trình đại học, nâng caohơn ở chương trình Cao học, trường THPT còn rất hạn chế Với giới hạn củasáng kiến kinh nghiệm, đề tài này chỉ chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ trongviệc áp dụng tính liên văn bản vào việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT,
mà chủ yếu ở lớp 12 Đây chỉ là ý tưởng mang tính chủ quan của cá nhân người
Trang 7viết, chắc hẳn sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành từ các quýđồng nghiệp để đề tài trở nên thiết thực hơn.
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
III.1 Giải pháp 1: Cảm thụ tác phẩm văn học từ góc nhìn lịch sử văn hóa – xã hội
-3.1.1.Khái luận chung:
Xưa nay, giới nghiên cứu văn học vẫn thường quan niệm:“Văn
-Sử - Triết, bất phân” Tức là ba lĩnh vực này luôn có một mối liên hệ
chặt chẽ với nhau Còn nhà văn Tô Hoài thì cho rằng: “Mỗi trang văn
soi bóng thời đại mà nó ra đời” Thật vậy, văn học và nghệ thuật luôn
vận động phát triển không ngừng theo dòng chảy của lịch sử Ở mỗithời đại, người đọc sẽ có những con đường riêng để khám phá giá trịcủa tác phẩm văn học Trong chương trình Ngữ Văn THPT, trước khihọc một giai đoạn văn học mới luôn có một bài học Văn học sử Đó làbài khái quát về tình hình lịch sử, văn hóa, xã hội của giai đoạn đó Bởinhững tình hình đó luôn tác động và dẫn đến sự thay đổi trong văn học.Mỗi bước ngoặt lịch sử luôn tạo nên một mốc son cho một giai đoạnvăn học mới Vậy nên, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm vănhọc ở giai đoạn văn học nào rất cần thiết việc đặt tác phẩm đó trở vềđúng hoàn cảnh mà nó ra đời để hiểu đúng giá trị của tác phẩm
Văn học thời chiến thì nhiệm vụ hàng đầu phải là tiếng nói ngợi ca
về tinh thần cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước Văn học phảiphục vụ cho cách mạng và tất cả vì nhiệm vụ hàng đầu là đấu tranh bảo
vệ đất nước, là khát vọng tự do, hòa bình, là niềm tin chiến thắng…Vănhọc thời hậu chiến, thì mang âm hưởng từ chiến tranh, vẫn ngợi cachiến tranh, ngợi ca những tấm gương anh dũng đã hi sinh vì độc lập tự
do của dân tộc Nhưng bên cạnh đó vẫn viết về những mất mát, đauthương, những vết thương vẫn còn âm ĩ, những nhọc nhằn của conngười khi đối mặt với những khó khăn khi đất nước vừa hòa bình độclập…Ngôn ngữ văn chương sẽ mang những phép nhiệm màu, xoa dịunhững nỗi đau từ chiến tranh và vực con người đứng dậy Văn học thờibình với cảm hứng thế sự đời tư thì đi sâu vào cuộc sống của con ngườivới những lo toan thường nhật trong xã hội mới với dòng chảy của đanền văn hóa …Mỗi thời đại sẽ in dấu rõ nét trong những trang văn Văn
chương cũng vì thời đại mà lên tiếng, vì thời đại mà thực hiện “thiên
chức” muôn thuở của mình.
Trang 8Cụ thể, trước khi đọc hiểu một văn bản văn học, bao giờ giáo viêncũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác Trong đó cóhoàn cảnh rộng (lịch sử, văn hóa, xã hội…) và cả hoàn cảnh hẹp (tácgiả, gia đình, sự nghiệp…) Đối với học sinh trên lớp bình thường, giáoviên có thể chỉ cần hướng dẫn học sinh nắm sơ nét về hoàn cảnh sángtác Nhưng đối với học sinh giỏi đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng hơn
về lịch sử, văn hóa, xã hội có tác động trực tiếp đến sự ra đời của tácphẩm văn học, sự ra đời của một quan điểm nghệ thuật… Hơn nữa, các
đề thi học sinh giỏi đều đề cập đến những vấn đề này
3.1.2.Ví dụ minh họa:
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, trước khi học Văn học dângian đã có bài khái quát Văn học dân gian Trước khi học Văn họctrung đại thì có bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X – hết thế kỉXIX
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 11, có bài khái quát Văn học ViệtNam từ đầu thế kỉ XX – cách mạng tháng tám 1945
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 12, bài đầu tiên là khái quát Vănhọc Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 – hết thế kỉ XX Với đối tượng học sinh giỏi, giáo viên bồi dưỡng cần yêu cầu họcsinh đọc kĩ những bài khái quát này Bởi đây là nền tảng kiến thức quantrọng giúp các em có phương pháp cảm thụ tác phẩm văn học từ gócnhìn lịch sử- văn hó - xã hội Đây cũng là kiến thức quan trọng giúp các
em có thể giải quyết những đề thi học sinh giỏi
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm 2010-2011, câu 12 điểmnhư sau:
“…Được giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước
lệ của văn học trung đại, mỗi nhà thơ bằng giác quan của chính mình, như lần đầu tiên khám phá ra thế giới: thế giới muôn màu sắc của ngoại cảnh và thế giới phong phú, tinh vi của nội tâm con người.” Hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.
Vậy để giải quyết đề thi này, đòi hỏi học sinh giỏi phải có kiến thức
về văn học trung đại và văn học hiện đại, đặc điểm lịch sử - văn hóa –
xã hội của mỗi giai đoạn văn học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiếng nóicủa văn học và dẫn đến quan niệm thẩm mĩ của người cầm bút cũngkhác nhau Văn học trung đại là nền văn học ra đời trong xã hội phong
kiến, nền văn học chủ yếu của vua, quan, tướng, các tao nhân mặc
Trang 9khách…Nền văn học là tiếng nói mang tính giai cấp, chịu ảnh hưởng
sâu sắc bởi tư tưởng, lễ giáo phong kiến Văn học giai đoạn này vì thếmang tính quy phạm chặt chẽ, mang tính ước lệ tượng trưng…Cuối thế
kỉ XVIII, nhà nước phong kiến suy yếu, nội bộ mâu thuẫn và mất dầnvai trò lịch sử Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp sang xâm lược nước
ta, bước sang xã hội thực dân nửa phong kiến Tình hình đó dẫn đếnvăn học hiện đại ảnh hưởng văn hóa phương Tây mà cụ thể là văn hóa
Pháp Phong trào thơ mới ra đời là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy “Giải
phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ ” để tạo nên thế
giới muôn màu của văn học hiện đại
Đến với bài thơ Đàn ghita của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo, giáo
viên phải hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu kỹ hơn về tình hình lịch sửTây Ban Nha những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, dưới chế độphản động cực quyền thân phát xít, với chế độ độc tài của bè lũPhrăngco Đó là hoàn cảnh xã hội đã sản sinh ra một người con thiên tàicủa đất nước Tây Ban Nha – Phê-đê-ri-co Gaxia Lorca với tài năngsáng chói Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã có sức lan tỏa không chỉTây Ban Nha, Tây Âu mà cả nền văn minh nhân loại Đồng thời họcsinh cũng phải nắm vững về văn hóa Tây Ban Nha để hiểu đúng ýnghĩa của những hình ảnh thơ tượng trưng siêu thực trong những câu
thơ: “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt…chàng ném lá bùa cô gái Di gan
vào xoáy nước…”
Tất cả các dữ liệu trên đều được soi sáng từ thuyết liên văn bản, sựnối kết giữa lịch sử - văn hóa – xã hội và văn học
Cảm nhận thơ Tố Hữu không thể không biết gì về lịch sử dân tộctrong hai cuộc kháng chiến trường kì, chống Pháp và chống Mĩ Bởi cácchặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật nhữngchặng đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắnglợi vinh quang của dân tộc Đồng thời cũng là những chặng đường vậnđộng trong tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ Học sinhgiỏi cần nắm vững kiến thức lịch sử - văn hóa – xã hội tác động đến sự
chuyển biến đáng kể trong hồn thơ Tố Hữu từ Từ ấy đến Việt Bắc, Gió
Trang 10Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương nắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời…
(Nhớ đồng – Tố Hữu)
Phải chăng, sự khác nhau trong hai tâm trạng ấy, hai hình ảnh củacái tôi nhân vật trữ tình ấy được phân định rõ ràng bởi mốc thời gian:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim…” Đó là
mốc thời gian đánh dấu bước trưởng thành của chàng thanh niên trẻtuổi khi vừa giác ngộ được lí tưởng cộng sản và đã tìm ra hướng điđúng cho cuộc đời khi hòa mình cùng vào cuộc sống vĩ đại của nhândân:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải đến trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời Tôi đã là con của vạn nhà.
Là em của vạn kiếp phôi pha.
Là anh của vạn đầu em nhỏ.
Không áo cơm cù bất, cù bơ…”
3.1.3 Kết luận:
Từ các ví dụ trên đã cho chúng ta thấy rằng, tính liên văn bản sẽgiúp người giáo viên có những hướng tiếp cận mới trong văn học màban đầu đó là từ góc nhìn lịch sử - văn hóa – xã hội Chúng ta khôngthể phân tích một tác phẩm văn học đúng hướng nếu thoát li hoàn toànvới hoàn cảnh mà nó đã ra đời
Tác phẩm văn học có thể được tạo nên từ nhiều nguyên tắc khácnhau ở phạm vi ngữ cảnh rộng lớn, trong đó, lịch sử - văn hóa – xã hộitrở thành những nguồn cung cấp chất liệu Văn học thời kì nào sẽ mãi
là tiếng nói xuất phát từ thời đại ấy và bàn đến những vấn đề của con
Trang 11người ở mọi thời Có như vậy thì tác phẩm văn học mới trở nên bất tử,vượt qua sự rào cản của cả không gian và thời gian để lưu lại mãi trongtrái tim bạn đọc.
Vậy khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, trong các chuyên đề dạy, giáoviên phải có riêng một chuyên đề về văn học sử, một bảng phân chiatác phẩm, tác giả theo giai đoạn để học sinh nắm vững và định hướngđúng khi phân tích một tác phẩm văn học và vận dụng để giải quyếtnhững đề thi học sinh giỏi
III.2 Giải pháp 2: Cảm thụ tác phẩm văn học từ góc nhìn so sánh 3.2.1 Khái luận chung:
Tính liên văn bản cũng đem đến cho việc tìm hiểu tác phẩm văn
học từ góc nhìn so sánh Bởi vì như R Barthes đã cho rằng: “Mọi văn
bản đều là liên văn bản với một văn bản khác, nhưng không nên hiểu theo kiểu là văn bản có một nguồn gốc nào đó, mọi sự tìm kiếm cội nguồn và ảnh hưởng là phù hợp với huyền thoại về quan hệ huyết thống của tác phẩm, văn bản thì được tạo nên từ những trích đoạn vô danh, không nắm bắt được, nhưng thực sự đã từng được đọc…”
Bất kỳ một văn bản nào cũng được hiểu như một không gian đachiều, nơi có rất nhiều văn bản va đập và xáo trộn vào nhau mà khôngmột cái nào là gốc cả Chính vì vậy mà khi đọc một văn bản văn học,khi nghiên cứu về một vấn đề văn học nào đó, chúng ta hay có sự liêntưởng đến những tác phẩm khác, tác giả khác, hay cũng có thể tác phẩm
đó gợi nhớ về một cuốn phim, một bức họa…Và tất nhiên, trong miềnliên tưởng đó sẽ có sự so sánh để tìm ra những nét tương đồng hay khácbiệt, để tìm ra sự sáng tạo độc đáo của người đến sau và khẳng định sựđóng góp của họ cho nền văn học dân tộc
Trong một bài văn của học sinh giỏi, rất cần thiết có sự liên hệ mởrộng giữa tác phẩm này với tác phẩm khác, giữa tác giả này với tác giảkhác, giữa nhân vật này với nhân vật khác… Có thể mở rộng sự so sánhgiữa hai giai đoạn văn học, so sánh để làm rõ sự ảnh hưởng của nền vănhọc giữa các nước… Có như vậy thì bài viết của học sinh giỏi mới thểhiện được kiến thức sâu rộng của mình và còn tạo nên sự thuyết phụccao đối với người đọc
Đề thi học sinh giỏi đã từ lâu đều có dạng so sánh, có khi ở dạng
ẩn, nhưng có khi thao tác so sánh được nêu ra trong đề một cách rõ nét.Trong bốn, năm năm trở lại đây, đề thi tốt nghiệp, đại học cũng xuất
Trang 12hiện nhiều dạng đề so sánh Và đặc biệt, trong đề thi THPT Quốc Gianăm nay (2015-2016), rất chú trọng về dạng đề so sánh ở câu nghị luậnvăn học Điều đó cho ta thấy sự cần thiết của việc áp dụng tính liên vănbản từ góc nhìn so sánh trong giảng dạy Ngữ Văn nói chung, trongcông tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
3.2.2 Ví dụ minh họa:
Đề thi học sinh giỏi tỉnh năm 2008-2009 lớp 12, câu 12 điểm như sau:
“Sự gặp gỡ tuyệt đẹp của tâm hồn và khí phách Việt Nam giữa Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) và bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)”.
Ở đề trên yêu cầu so sánh thể hiện rõ nét Nhưng ở đây, chủ yếu
làm rõ “sự gặp gỡ tuyệt đẹp”, nói ít về nét khác nhau Để giải quyết đề
này, ngoài kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội khi ra đời hai tác phẩm;kiến thức cơn bản về hai tác phẩm được yêu cầu, học sinh phải đượcbồi dưỡng kĩ năng so sánh, tổng hợp cả một chiều dài tiến trình lịch sửvăn học dân tộc
Cùng là những sáng tác ra đời trong thời kì kháng chiến chống thực
dân Pháp, nhưng hai bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861 - Nguyễn
Đình Chiểu) và bài thơ Tây Tiến (1948 - Quang Dũng) cách nhau gần
cả thế kỉ Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho, nhà thơ yêu nước Sáng táccủa ông ngợi ca cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọnxâm lược phương Tây ngay buổi đầu lúc chúng vừa đặt chân lên đất
nước Câu thơ trong bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu đã cho ta thông điệp này : “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế
phút sa tay…” Còn bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) được viết từ tâm
hồn của một người lính hào hoa, lãng mạn với hồn thơ phóng khoáng,đậm chất lính Bài thơ được viết vào giai đoạn cuối của cuộc khángchiến chống Pháp, khi đang tiến gần đến chiến thắng Điện Biên Phủ,khép lại thời kì chống Pháp oanh liệt của dân tộc Dù cả hai nhà thơ đềukhắc họa hình tượng người lính với xuất thân lai lịch khác nhau, nhưngđều đã thành công khi vẽ nên nét đẹp tâm hồn và khí phách Việt Nam,một vẻ đẹp vượt thời gian làm nên tầm vóc một dân tộc Vẻ đẹp đó gặp
nhau ở lí tưởng sống cao đẹp: “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”,
““một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất mà tiếng vang như mõ…chẳng qua là dân ấp, dân lân vì mến nghĩa làm dân chiêu mộ…”; ở tấm lòng
vì nghĩa lớn; ở tinh thần hiên ngang, kiên cường trên trận tuyến, xem
Trang 13cái chết nhẹ tựa lông hồng, ở vẻ đẹp bi tráng, kiêu hùng vượt lên cảnhững khó khăn, hiểm nguy luôn đe dọa…
Đề thi học sinh giỏi tỉnh năm 2002-2003 lớp 12 chỉ một câu như sau:
“Phân tích sự trùng hợp tuyệt đẹp trong cảm hứng về hình tượng đất nước và những sắc thái riêng biệt của mỗi hồn thơ qua hai tác phẩm “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm và “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi.”
Với đề này thì thao tác so sánh đã được nêu ra một cách rõ ràng:
“sự trùng hợp tuyệt đẹp” và “ những sắc thái riêng biệt” Để giải
quyết đề này yêu cầu học sinh phải có kiến thức về thơ ca yêu nướcthời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) Bởi cả hai tác giả, tácphẩm được nêu trong đề cùng một thời kì sáng tác Kiến thức về hai tácgiả, hai bài thơ và một số bài thơ khác cùng thời Quan trọng là họcsinh làm rõ được sự giống nhau trong cảm hứng viết về hình tượng ĐấtNước và khác nhau của mỗi hồn thơ trong cách cảm nhận về đất nước.Đồng thời phải lí giải một cách thuyết phục Vậy, ngoài kiến thức cănbản về hai nhà thơ, hai tác phẩm, thời kì văn học, học sinh phải có nănglực tư duy, năng lực tổng hợp kiến thức để so sánh và rút ra những nhậnđịnh đúng đắn
Khi dạy bồi dưỡng cho học sinh, giáo viên cần cung cấp các emnhững kiến thức về các tác phẩm khác trước và sau Hoàng Cầm vàNguyễn Đình Thi cùng viết về đề tài đất nước Văn học trung đại thì có
bài Nam Quốc Sơn Hà (Lí Thường Kiệt), Vận nước ( Nguyễn Trường Tộ), Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi), Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)… Văn học hiện đại thời kì sau thì có Đất nước ( Nguyễn Khoa Điềm), Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? (Chế Lan
Viên)… Sau đó đi vào so sánh trọng tâm hai tác phẩm mà đề yêu cầu
Sự trùng hợp ở đây phải chăng là các nhà thơ đều ấp ủ một đề tài rộnglớn, cùng xuất phát từ tình cảm yêu nước, từ tinh thần tự hào, tự cườngdân tộc… Nhưng sắc thái riêng biệt của mỗi hồn thơ là hình tượng đấtnước hiện lên trong thơ ca xưa vừa hùng vĩ, tráng lệ, vừa thiêng liêng,nhưng xa vời, trừu tượng Còn trong thơ ca sau này hình tượng đấtnước hiện lên thật gần gũi, bình dị nó như hơi thở hàng ngày mang lại
sự sống cho mỗi cuộc đời riêng, nó là “gốc lúa, bờ tre hồn hậu”, là
“lúa nếp thơm nồng”, là đàn con thơ kinh hoàng bởi tiếng súng ùa về