1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9

28 2,1K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 246 KB

Nội dung

Trong nhiều năm kết quả học tập của học sinhchưa cao, đây là điều trăn trở của mỗi giáo viên giảng dạy môn học, từ lí do đó tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp về bồi dưỡng học

Trang 1

UBND HUYỆN BÌNH GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9

Năm học: 2013-2014

Trang 2

PHẦN 1

1, Tên sáng kiến: Một số biện pháp về bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9

2, Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Địa lí lớp 9( Mục Bồi dưỡng học sinh giỏi)

3, Tác giả:

Họ và tên: Vũ Trọng Thuấn

Ngày, tháng, năm sinh: 13/12/1978

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Địa lí

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Tân Hồng

Điện thoại: 0972.348.298

4, Đồng tác giả: Không

5, Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

6, Đơn vị áp dụng sáng kiến

7, Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 9

8, Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2010-2011

Trang 3

TÓM TẮT SÁNG KIẾNĐối với mỗi đối tượng học, đặc biệt là học sinh giỏi thì phương pháp haybiện pháp để giảng dạy cần có sự khác biệt so với các đối tượng thông thường,

có nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau song mỗi phương pháp đều cónhững ưu điểm và hạn chế, do vậy tìm ra được phương pháp giảng dạy phù hợpcho đối tượng này là rất cần thiết Trong nhiều năm kết quả học tập của học sinhchưa cao, đây là điều trăn trở của mỗi giáo viên giảng dạy môn học, từ lí do đó

tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp về bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9” với hi vọng rằng sẽ cải thiện một bước đáng kể trong quá trình dạy

học Địa lí và bồi dưỡng cho đối tượng học sinh giỏi trong gian đoạn hiện nay

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Hồ Chí Minh lúc sinh thời thường dạy: “ Vì lợi ích mười năm phải trồngcây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Người luôn nhắc nhở các thế hệngười Việt Nam luôn quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ Việc trồng ngườichính là sự nghiệp giáo dục của đất nước Vì vậy ngay từ buổi khai sinh ra nướcViệt Nam Dân chủ cộng hòa, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc giáodục con người – quan tâm đến sự nghiệp trồng người Bởi vì con người là vốnquý nhất, chăm lo hạnh phúc cho con người là mục tiêu cao cả của chế độ ta

Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục nên trong nhữngnăm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp này Trong Nghịquyết Ban chấp hành trung ương IV khóa VII đã xác định: “ Giáo dục và đào tạo

là quốc sách hàng đầu”

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, phát triển đất nước theohướng xã hội chủ nghĩa với những mục tiêu cụ thể: Xây dựng dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh thì vấn đề giáo dục lại đặt ra vô cùngquan trọng Giáo dục đào tạo ra những con người có ý thức sức khỏe, lao độnggiỏi đáp ứng sự phát triển trong tương lai của đất nước

Để đạt được những mục tiêu đó thì ngay trong mỗi đơn vị giáo dục phải

có mục tiêu phấn đấu, biện pháp rõ ràng để đạt được những mục tiêu cụ thể củatrường mình rộng hơn Ngoài những mục tiêu đạt được chất lượng đại trà thìviệc bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn cũng là một vấn đề quan trọng luôn luônđược đề cập đến trong phương hướng hoạt động các năm học của nhà trường

Đối với trường THCS Tân Hồng trong những năm qua việc bồi dưỡnghọc sinh giỏi luôn được nhà trường quan tâm, tạo mọi điều kiện cho công tác bồidưỡng, kết quả trường đã đạt được nhiều giải cao trong các kì thi học sinh giỏicấp huyện và tỉnh

Tuy nhiên trong giai đoạn mới cùng với việc thay sách giáo khoa, đổi mớinội dung và phương pháp thì việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cũng gặpnhiều khó khăn, là người trực tiếp được phân công giảng dạy đội tuyển tôi luôntrăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ này, đó là vấn đề

có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp về bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Mục đích: Tìm hiểu về một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Địa

lí lớp 9 Qua đó đánh giá được thực trạng của việc giảng dạy, mức độ linh hội

Trang 5

kiến thức của học sinh, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượnggiảng dạy và học tập.

- Nhiệm vụ: Phân tích các phương pháp giảng dạy có thế mạnh và hạn chế

gì trong việc bồi dưỡng, làm thế nào để áp dụng các phương pháp này một cách

có hiệu quả nhất Giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và áp dụng vào học tập mộtcách tốt nhất

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng: Những phương pháp giảng dạy, học tập của thày và trò trongnhà trường THCS qua môn Địa lí 9

- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung trình bày thực trạng, trên cơ sở nghiêncứu các tiết dạy trong chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí lớp 9 và sự lĩnhhội kiến thức của đội tuyển học sinh giỏi

4 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, khái quáthoá điều tra thực tế, so sánh… để thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra

5 Kết cấu đề tài.

Ngoài phần mở đầu, đề tài được kết cấu thành 3 chương

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG Chương I:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG

HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS

1 QUAN NIỆM VỀ GIẢNG DẠY HỌC SINH GIỎI.

Có thể nói, hầu như trên thế giới hiện nay các nước đều coi trọng vấn đềđào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi trong chiến lược phát triển giáo dục phổthông, trong đó nhiều nước ghi riêng thành một mục dành cho học sinh giỏihoặc coi đó là một dạng giáo dục đặc biệt

Trên thế giới việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đã có từ lâu, vínhư thời nhà Đường, những trẻ em có tài đặc biệt được mời đến sân Rồng đểhọc tập và được giáo dục bằng những hình thức đặc biệt Nước Mĩ, nước Anhv.v cũng đều có sự quan tâm đặc biệt đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.Năm 1985 Trung Quốc thừa nhận phải có một chương trình đặc biệt dành chohai loại đối tượng học sinh yếu kém và học sinh giỏi, trong đó học sinh giỏi cóthể học vượt lớp

Một số nước, một số nơi họ định nghĩa về học sinh giỏi như sau: Học sinhgiỏi là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao và có khả năng sáng tạothể hiện động cơ học tập mãnh liệt, đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết, ngườicần một sự giáo dục đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với người đó Hoặc

ở Hoa Kì định nghĩa học sinh giỏi: Đó là những học sinh có khả năng thể hiệnxuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả nănglãnh đạo hoặc các lĩnh vực lý thuyết riêng biệt Những học sinh này thể hiện tàinăng đặc biệt của mình từ tất cả các bình diện xã hội,văn hóa

Theo quan niệm về học sinh giỏi Địa lí ở nước ta thì có thể thông quacách định nghĩa đơn giản hơn: Học sinh giỏi có kiến thức, kĩ năng, có tư duy,linh hoạt hơn những học sinh khác Điểm khác biệt của học sinh giỏi Địa lí vớihọc sinh bình thường là ở chỗ học sinh giỏi nắm kiến thức cơ bản địa lí vữngchắc và toàn diện hơn, có kĩ năng địa lí hoàn thiện hơn và đặc biệt, có tư duy địa

lí linh hoạt và sâu sắc hơn Ở mức độ cao hơn nữa học sinh giỏi là những người

có khả năng sáng tạo, nghĩa là khả năng tìm ra cái mới, giải quyết cái mới

Như vậy để trở thành học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa línói riêng cần phải rèn luyện trên cả ba phương diện: kiến thức, kĩ năng địa lí và

kĩ năng tư duy

Trên cơ sở quan niệm về học sinh giỏi như trên có thể thấy rằng để giáodục học sinh giỏi là công việc khó khăn đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò,

Trang 7

cũng như thời gian bồi dưỡng, phương pháp, nội dung bồi dướng và số tiết giảngdạy v.v…

2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT HIỆN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS.

Thời đại hiện nay là thời đại công nghệ thông tin gắn với nền kinh tế tríthức toàn cầu hóa, Việt Nam bước vào sự nghiệp công nghiệp hóa – Hiện đạihóa, nghĩa là phải thực hiện hai cuộc cách mạng cùng một lúc để từ một nền vănminh nông nghiệp tiến nên văn minh công nghiệp và tiến thẳng tới văn minh trítuệ Trong công cuộc hòa nhập và phát triển chúng ta càng thầy rõ hơn vai trò,tàm quan trọng của nền kinh tế tri thức, suy rộng ra đó là dân trí – là nhân lựcđặc biệt và nhân tài phải trở thành một bộ phận chất lượng cao của nhân lực

Trên cơ sở: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Đảng và Nhà nước ta đãchỉ ra phương hướng phát triển nguồn nhân lực, nhân tào cho đất nước trongthời đại mới, phát huy nội lực của người Việt Nam Vì lẽ đó công tác phát hiện

và đào tạo nhân tài là một trong những quốc sách hàng đầu của nước ta

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước sự phát triển của nền công nghiệp hóa

và những lĩnh vực khoa học khác đòi hỏi phái có những cán bộ giỏi Điều đó đòihỏi phải được chuẩn bị ngay trong chương trình học phổ thông, việc phát hiện,bồi dưỡng sẽ ươm mầm cho tương tai

Trường THCS Tân Hồng trong nhiều năm qua bám sát mục tiêu giáo dụccủa ngành trong công tác giảng dạy, giáo dục và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng

đã xác đinh tầm quan trọng của công tác này, vì vậy năm học nhà trường cũnglàm công tác tuyển chọn và có kế hoạch dài hơi cho chương trình bồi dưỡng

Với môn Địa lí và Địa lí lớp 9 trong nhiều năm qua do quan niệm vẫn làmột môn học phụ nên cũng chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù trong các kỳthi chọn học sinh giỏi huyện trường luôn có học sinh đạt giải song chất lượngchưa được cao Đây cũng là vấn đề mà nhà trường và giáo viên trực tiếp giảngdạy phải tiếp tục quan tâm trong thời gian tới và các năm tiếp theo

3, NHỮNG YÊU CẦU TRONG HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ.

Với học sinh giỏi Địa lí do có năng lực hơn những học sinh khác và có tưduy sáng tạo nhưng để hoàn thiện và để trở thành một học sinh giỏi Địa lí thực

sự thì cần phải rèn luyện các yêu cầu như sau:

3.1 Kiến thức.

3.1.1 Kiến thức địa lí phổ thông: Học sinh phải nắm được một số kiếnthức phổ thông, có bản mang tính hệ thống thiết thực về: Trái Đất – môi trường

Trang 8

sống của con người, đặc điểm nền kinh tế đương đại, đặc điểm tự nhiên, tàinguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và những vấn đề cơ bản đặt ra đối với tựnhiên, dân cư kinh tế của đất nước, của các vùng và các địa phương nơi học sinhđang sinh sống.

3.1.2.Trong mỗi lĩnh vực, những kiến thức cơ bản mà hoc sinh cần hiểusâu, nhớ lâu, vận dụng được là các khái niệm, mối liên hệ nhân quả địa lí, quyluật địa lí Những loại kiến thức này làm rõ bản chất tri thức địa lí Các kháiniệm địa lí nhằm phản ánh bản chất của sự vật hiện tượng địa lí và các mối quan

hệ giữa chúng với nhau

Các mối liên hệ nhân quả là loại kiến thức phổ biến trong địa lí Việc giảithích các hiện tượng địa lí phần lớn phải dựa vào các mối liên hệ này Các mốiliên hệ nhân quả có nhiều loại khác nhau, tùy theo các hiện tượng xảy ra mà cóthể có mối liên hệ nhân quả đơn giản hoặc phức tạp

Các quy luật địa lí thường được học tập trung ở chương cuối một phầnhoặc một số phần, có tính khái quát các mối liên hệ nhân quả phổ biến lặp đi, lặplại thường xuyên

Ngoài các kiến thức cớ bản, trong sách giáo khoa còn trình bày nhữnghiện tượng địa lí cụ thể, các kiến thức này đóng vai trò cụ thể hóa các kiến thức

cơ bản nêu trên, hoặc là cơ sở để rút ra các kiến thức khái quát

3.1.3 Kiến thức địa lí phổ thông mà học sinh cần nắm được chi thành 6mức độ

- Biết: Học sinh ghi nhớ các sự kiện, khái niệm, định lí, hệ quả, công thức

và các nguyên lí thực hiện dưới các hình thức đã học

- Hiểu: Sử dụng các thông tin trong các tình huống khác nhau đối chiếuvới các tình huống đã học để khái quát hóa những kiến thức đã biết

- Vận dụng: Biết tách tổng thể các đơn vị kiến thức lớn thành các bộ phận

và biết rõ sự liên hệ giữa các bộ phận đó với nhau trong cùng một cấu trúc

- Tổng hợp: Từ các kiến thức đơn lẻ học sinh biết kết hợp thành một tổngthể Cần có khả năng phân tích để đi đến tổng hợp, thể hiện sự sáng tạo của cácnhân trên cơ sở học được các kĩ năng

- Đánh giá: Có sự so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định trên cơ sở cáctiêu chuẩn và tính hợp lí, cần có khả năng tổng hợp để đánh giá một sự vật hiệntượng

3.2 Kĩ năng địa lí

3.2.1 Củng cố và phát triển các kĩ năng

Trang 9

- Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp hoặc so sánh, đánh giá các sự vậthiện tượng, sử dụng bản đồ, biểu đồ…

- Thu thập, xử lý, trình bày các thông tin địa lí

- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và giảiquyết một số vấn đề có liên quan đặc biệt trong cuộc sống

3.2.2 Kĩ năng học địa lí trong nhà trường có thể chia thành 6 mức độ

- Bắt chước: Quan sát và cố gắng lặp lại một kĩ năng nào đó

- Thao tác: Hoàn thành một kĩ năng nào đó theo chỉ dẫn của giáo viên

- Chuẩn hóa: Lặp lại kĩ năng một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn,không phải có sự hướng dẫn

- Phối hợp: Kết hợp nhiều kĩ năng theo một trật tự quy định, ổn định

- Tự động: Hoàn thành một kĩ năng hay nhiều kĩ năng một cách dễ dàng

và trở thành tự động

Đối với học sinh giỏi phải đạt được kĩ năng 4 và 5 nhờ đó mà các em mới

có thể sử dụng các kĩ năng này để tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu tìm ra các kiếnthức cần đạt

3.3 Tư duy

- Tư duy cần thiết của học sinh hiện nay trong quá trình học tập là tư duyloogic, tư duy biện chứng, tư duy hình tượng Học sinh trong quá trình học cầnphải có tư duy để xem xét sự vật hiện tượng dưới góc độ biện chứng, gắn nó vớitình huống cụ thể

- Trong quá trình học tập có các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp,

so sánh, khái quát hóa, nếu sử dụng tư duy này một cách có hiệu quả thì sẽ đưađến các kết quả thích hợp, Do vậy trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi cầnchú trọng đến rèn luyện các tháo tác tư duy này

4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỌC TẬP CÓ HIỆU QUẢ TRONG BỒI DƯỚNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ LỚP 9-THCS

Để học tập có hiệu quả trong quá trình dạy và học cần chú ý đến một sốvấn đề như sau:

4.1 Nhớ kiến thức một cách lôgic.

- Trong môn học Địa lí một trong những yếu điểm của học sinh là tư duykhông tốt do thiếu những kiến thức cần thiết, trong đó đặc biệt là các khái niệmđịa lí, nắm được các kiến thức cơ bản là cơ sở cho tư duy tốt hơn tạo điều kiện

để nắm các kiến thức mới tốt hơn Kiến thức mới lại giúp cho tư duy nhận thứcđược những kiến thức khác mới hơn

Trang 10

- Nắm chắc kiến thức là điều cần thiết, nhớ lâu bền kiến thức địa lí và cóthể vận dụng được vào trong các trường hợp cụ thể, để nhớ lâu bền cần phải cótrí nhớ lôgic Muốn ghi nhớ lôgic trong quá trình ghi nhớ phải hiểu và vận dụngđược các quy luật của trí nhớ.

- Theo quan niệm trí nhớ là hoạt động phản xạ có điều kiện, phản xạ nàyphải được lặp đi, lặp lại nhiều lần, do vậy trong quá trình ghi nhớ kiến thức phảicho học sinh ôn tập thường xuyên Sau một số bài, mộ số chương hay chuyên đềcần có sự ôn tập lại để tăng cường trí nhớ

- Muốn nhớ lâu phải tạo được ấn tượng mạnh, một kiến thức hay một sựkiện nào đó trong khí được giải quyết cần phải tạo được ấn tượng mạnh dù đó làchuẩn xác hay sai lầm, học sinh sẽ nhận biết được Sai thì sẽ tránh được, đúngthì nhớ lâu bền, do vậy khi giảng dạy cần tạo được ấn tượng mạnh trong mỗiđơn vị kiến thức cần đạt

- Hứng thú học tập của học sinh được tạo lên từ sự nhớ lâu, nếu học sinhđam mê với việc học tập thì sẽ tạo ra hứng thú, điều này giúp học sinh quan tâmnhiều hơn đến các đơn vị kiến thức cần đạt, hứng thú có thể ví như chất menkích thích việc học tập của học sinh

- Tập trung chú ý sẽ làm tăng trí nhớ, trong quá trình học tập học sinhphải tập trung tối đa vào việc học(nghe giảng, trao đổi , thảo luận ) học xongmới tập trung vào việc khác

4.2 Rèn luyện kĩ năng tư duy

Quan niệm tư duy được biểu hiện bằng các thao tác như phân tích, tổnghợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa Để đánh giá một học sinh có tư duytốt hay không tốt thường dựa vào đánh giá khả năng của các thao tác tư duy, dovậy rèn luyện tư duy là rèn luyện các thao tác của nó

- Rèn luyện tư duy một cách thông dụng nhất là dựa vào việc học sinh tựtrả lời các câu hỏi và thực hiện làm các bài tập ở sách giáo khoa, sách bài tập…các câu hỏi dạng phân tích sẽ giúp cho tư duy phát triển tốt

- Trong học tập địa lí hiện nay các tư duy cần được rèn luyện là:

+ Câu hỏi dạng phân tích: Các câu hỏi này nhằm gợi ý tách riêng từngphần của sự vật và hiện tượng địa lí Ví dụ phân tích khả năng để đồng bằngsông Hồng trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước hay đồng bằng sông CửuLong trở thành vùng lương thực, thực phẩm hàng đầu của cả nước

+ Câu hỏi dạng tổng hợp: Các câu hỏi này nhằm là cho học sinh xác lậpđược tính thống nhất và mối liên hệ giữa các thuộc tính và sự vật, câu hỏi tổnghợp không phải là tổng cộng đơn thuần các bộ phận của sự vật, sự tổng hợpđúng sẽ là một hoạt động tư duy mang lại kết quả mới nhất về chất, Ví dụ: Vị trí

Trang 11

địa lí Việt Nam có tác động như thế nào đến tự nhiên và phát triển kinh tế, xãhội, Chứng minh rằng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm côngnghiệp lớn nhất cả nước Phân tích và tổng hợp thường đi liền với nhau khôngthể tách rời nhau, luôn đi kèm với nhau, đôi lúc loại câu hỏi này có thành phầncủa loại câu hỏi kia.

+ Câu hỏi dạng so sánh, liên hệ: Các câu hỏi này nhằm liên hệ các sự vậthiện tượng địa lí lại với nhau trong một mối quan hệ, ví dụ: Hai vùng trồng câycông nghiệp Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên giống nhau và khácnhau như thế nào?

+ Câu hỏi nguyên nhân- kết quả: Các câu hỏi dạng này nêu lên mối liên

hệ nhân, quả trong nhứng dạng liên hệ có tính chất phổ biến trong bài học, Vidụ: Tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành ngànhcông nghiệp trọng điểm của nước ta? Giải thích tại sao Hà Nội và Thành phố HồChí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta?

+ Câu hỏi khái quát hóa: Đây là dạng câu hỏi dùng để khái quát hóa cáckiến thức cụ thể, nêu lên những cái chính, cái chủ chốt hay chủ yếu, căn bảnthường dùng vào cuối chương, cuối bài Ví dụ: Hãy nêu những thế mạnh và hạnchế của Vùng Đồng bằng sông Hồng trong phát triển kinh tế xã hội?

Trong thực tế khi đã có tư duy tốt thì học sinh sẽ vận dụng chúng mộtcách linh hoạt vào trả lời các câu hỏi đạt kết quả cao Câu hỏi thi không bao giờđược nêu ra dưới dạng đơn thuần nó đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng cácthao tác tư duy để trả lời dựa trên cơ sở các kiến thức đã được học

4.3 Rèn luyện kĩ năng địa lí:

Để rèn được các kĩ năng địa lí học sinh phải được thường xuyên luyệntập, bởi vì các kĩ năng này do hoạt động thường xuyên mà có, thông qua các bàihọc, đơn vị kiến thức làm việc với bản đồ, Atlat, bảng số liệu thống kê, tínhtoán Thường thì ở Môn địa lí 9 THCS có một số kĩ năng địa lí sau:

4.3.1.Kĩ năng làm việc với bản đồ:

- Đây là kĩ năng có bản của môn học, nếu không nắm vững kĩ năng nàythì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật hiện tượng, tự mình cũng khótìm tòi các kiến thức địa lí khác Do tính chất cơ bản của kĩ năng này lên trongnhiều năm đề thi học sinh giỏi huyện, tỉnh đều thực hiện trên cơ sở đó và chủyếu thông qua Át lát Địa lí Việt Nam Do vậy việc rèn luyện kĩ năng về bản đồkhông thể thiếu trong học địa lý

- Thông thường khi làm việc với bản đồ học sinh phải:

+ Hiểu hệ thống kí hiệu, ước hiệu trên bản đồ

Trang 12

+ Nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ

+ Biết đặc điểm, vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí trong không gian

và mô tả được đặc điểm của các đối tượng đó

- Muốn đọc được bản đồ phải có kiến thức địa lí, nếu không có kiến thứcthì không thể đọc được bản đồ, Ví dụ muốn phân tích được tại sao Hà Nội vàvùng phụ cận lại có công nghiệp tập trung ở mức độ cao, thì ngoài quan sát bản

đồ phải có các kiến thức liên quan về xã hội, tự nhiên…

4.3.2 Kĩ năng làm việc với Át lát Địa lí Việt Nam

Trong các đề thi học sinh giỏi thường các em luôn thấy dạng câu hỏi códựa vào Át lát, ví như: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học emhãy:… Với những câu hỏi loại này học sinh phải dựa vào cả hai cơ sở là kiếnthức đã học và Át lát, việc tách rời hoặc không đảm bảo hai cơ sở sẽ dẫn đến bỏsót kiến thức kể cả Át lát và kiến thức đã học

Ví dụ : Dựa vào kiến thức đã học và Át lát Địa lí Việt Nam hãy: Cho biết

sự phân bố cây công nghiệp và cây lương thực? Giải thích sự phân bố đó?

- Những kiến thức học sinh có thể khai thác được một cách đơn giản nhất

- Những kiến thức mà học sinh phải huy động từ kiến thức đã học

+ Cây công nghiệp được phân bố ở các vùng như Trung du và Miền núiBắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ vì những nới này có địa hình chủ yếu làmiền đồi núi, có đất Feralit, khí hậu cận nhiệt, cận xích đạo… thuận lợi cho pháttriển; Ví dụ: Vùng trung du và Miền núi Bắc Bộ cây chè có diện tích lớn nhất,quan trọng nhất vì nhờ vào các điều kiện tự nhiên như đất Feralit phát triển trên

đá vôi có diện tích lớn, màu mỡ, khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới là điều kiên

tự nhiên thích hợp để phát triển, chè được trồng thành vùng chuyên canh lớn,mặt khác chè là sản phẩm được thị trường ưa chuộng, phân phối rộng khắp nênquy mô và sản lượng ngày càng tăng nhanh

Trang 13

4.3.3 Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê

- Trong các đề thi của tỉnh, huyện các câu hỏi yếu cầu phân tích số liệuthường xuất hiện nhiều, do tính chất khó của loại câu hỏi này, đồng thời loại câuhỏi này còn cho phép đánh giá sự am hiểu, vận dụng kiến thức của hóc sinh vàocác trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác định kiến thức địa lí.Thông qua loại câu hỏi này yêu cầu học sinh phân tích bảng số liệu để rút ra cácnhận xét cần thiết

- Đọc bảng số liệu về bản chất là so sánh các số liệu theo hàng ngang vàcột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết Học sinh cần phải nắm vững tến bảng, cáctiêu đề của bảng, đơn vị tính, yêu cầu cụ thể của bài tập, hiểu rõ các tiêu chí cầnnhận xét( ví dụ để nhận xét về một loại cây trồng, người ta thường quan tâm đếnsản lượng, cơ cấu, năng suất, để nhận xét về dân cư người ta thường quan tâmđến phân bố, quy mô dân số, kết cấu hoặc nhận xét về đô thị thì quan tâm đếnchức năng, quy mô, phân cấp, sự phân bố) việc phân tích nhìn chung khôngphức tạp nhưng học sinh thường phạm lỗi phân tích thiếu hoặc nêu không đầy

đủ các nhận xét cần thiết Để tránh trường hợp này xảy ra cần lưu ý so sánh các

số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lý, chú ý so sánh cácmốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự,các mốc có tính đột biến

- Trong một số trường hợp cần thiết, cần phải có sự tính toán lại bảng sốliệu trước khi tiến hành nhận xét, ví dụ: Một bảng số liệu tuyệt đối, bài lại yêucầu nhận xét về cơ cấu, hay bảng số liệu chỉ cho giá trị xuất khẩu và dân số củamột năm nào đó của các trung tâm kinh tế lớn ở nước ta nhưng lại yêu cầu nhậnxét về giá trị xuất khẩu bình quân đầu người Trong những trường hợp này cầnphải tính toán trước khi nhận xét( dù bài tập đó có yêu cầu hoặc không có yêucầu) Do vậy khi phân tích một bảng số liệu cần lưu ý một số điểm sau:

+ Phân tích câu hỏi làm rõ yêu cầu và phạm vi cần phân tích, nhận xét,phát hiện những yêu cầu chủ đạo để tập trung làm rõ, nếu như không xác địnhđúng yêu cầu chủ đạo thì rất dễ bị lạc đề

+ Tái hiện lại kiến thức có bản có liên quan đến yêu cầu của câu hỏi vàđến các số liệu đã cho để xác đinh tiêu chí cho phù hợp Ví dụ: Khi câu hỏi yêucầu dựa vào các số liệu cần thiết để nhận xét dân cư, cần phải phác thảo một dàn

ý bao gồm: động lực gia tăng dân số nói chung và qua các thời kỳ nói riêng, quy

mô, kết cấu, phân bố dân cư Đối với một thành phố, dàn ý gồm: Quy mô, chứcnăng, sự phân cấp, phân bố Đối với một ngành kinh tế dàn ý lại khác: đề cậpđến vai trò, nguồn lực, tình hình phát triển, cơ cấu ngành và lãnh thổ, sự phânbố… Tuy nhiên đây chỉ là cái chung, cần dựa vào để trình bày, tránh sót ý Việcphân tích, nhận xét cụ thể còn tùy thuộc vào các số liệu đã cho

Trang 14

Việc phân tích và nhận xét bảng số liệu thông thường được tiến hành nhưsau: Phát hiện các mối liên hệ giữa số liệu theo cột dọc và hàng ngang, chú ýđến các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, những đột biến tăng haygiảm đột ngột, chú ý so sánh đối chiếu cả giá trị tuyệt đối và tương đối; Chú ýphân tích khái quát trước sau đó mới đi sâu vào các thành phần cụ thể; Khi xétnên theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ cao xuống thấpbám sát yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lý số liệu Mỗi nhận xét đều có dẫnchứng cụ thể để tăng sức thuyết phục.

Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:

Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 1994-2005

Ta có bảng qua xử lý như sau:

Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 1994-2005

+ Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu( dẫn chứng)

+ Trong cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu thì giá trị nhập khẩu luôn cao hơngiá trị xuất khẩu

Ngày đăng: 22/01/2015, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w