Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV : Nguyễn Huy Bình TÊN ĐỀ TÀI : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY NỘI DUNG BẬT NHẢY LỚP 6 ”. A/ PHẦN MỞ ĐẦU : I/ Lý do chọn đề tài: Giáo dục thể chất là một mặt của GD con người phát triển toàn diện, giáo dục thế hệ trẻ có đủ đức – trí – thể - mỹ, tạo cơ hội cho mọi người phát triển thể chất cường tráng, trí tuệ minh mẫn, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, để bước vào kĩ nguyên mới, kĩ nguyên của tri thức và những thành tựu vượt bậc. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước ( bổ sung năm 2011) có đoạn viết: “ …. Giáo dục đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.” Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức kỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Chính vì thế mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam một thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có đầy đủ tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp; hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chỉ thị số 36- CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác giáo dục thể dục thể thao nêu rõ: “ Mục tiêu cơ bản và lâu dài của công tác giáo dục thể dục thể thao là hình thành nền giáo dục thể dục thể thao tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong hoạt động TDTT quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam Á”. -1- Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV : Nguyễn Huy Bình Giáo dục Thể chất trong nhà trường là một mặt của giáo dục giúp con người phát triển toàn diện, phát triển các tố chất thể lực : mạnh, nhanh, bền , khéo léo . Qua quá trình tập luyện học sinh hình thành kĩ năng động tác, và chuyển dần thành kĩ xảo vận động. Đặc biệt chương trình Thể dục lớp 6 thì có nhiều nội dung, trong đó nội dung Bật nhảy là nội dung quan trọng. Vì thông qua các động tác, các bài tập, các trò chơi sẽ phát triển thể lực, phát triển sức mạnh (sức mạnh tốc độ) của học sinh, là nền tảng sức mạnh cơ bản để tập luyện các môn nhảy ở những lớp trên. Vì vậy muốn giảng dạy tốt môn thể dục lớp 6 thì nhất thiết phải dạy tốt nội dung bật nhảy . Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung bật nhảy lớp 6 ở trường THCS Long Hưng”, nhằm tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục lớp 6 trường THCS LONG HƯNG qua nội dung bật nhảy. II/ Mụcđích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục lớp 6 trường THCSLong Hưng, và những yếu tố cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất .Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả của việc sử dụng các biện pháp này . III/ Đối tượng nghiên cứu : Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung bật nhảy lớp 6 trường THCS Long Hưng. IV/ Khách thể -Phạm vi nghiên cứu: 1/ Khách thể : Là học sinh lớp 6 trường THCS Long Hưng. 2/ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn bật nhảy lớp 6 ở trường THCS Long Hưng hiện nay. V/ Phương pháp nghiên cứu : 1/ Phương pháp quan sát : Quan sát các phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức dạy học môn Thể dục của giáo viên khác, cách học tập của hoc sinh trong các tiết học, tiết dự giờ thao giảng . -2- Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV : Nguyễn Huy Bình 2/ Phương pháp trò chuyện : Với lãnh đạo, tổ chuyên môn, đồng nghiệp và học sinh để bổ sung thêm những thông tin . 3/ Phương pháp tham khảo:Tham khảo tài liệu (Sách giáo khoa , tạp chí và chuyên đề ). 4/ Phương pháp phân tích - tổng hợp: Tổng hợp các ý kiến trên, lựa chọn tìm biện pháp bổ sung cho đề tài. B/ PHẦN NỘI DUNG: I/ Cơ sở lý luận : Luật Giáo dục qui định “ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa , xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động , tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc ….” . Môn thể dục đã góp phần quan trọng để đáp ứng được mục tiêu ấy . Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng lấy việc giữ gìn nâng cao sức khỏe và thể lực học sinh là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình dạy học, phải tổ chức tiết học sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Dạy môn thể dục ở trường phổ thông là dạy cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về hiểu biết kĩ năng, ý thức rèn luyện sức khỏe, chưa đặt ra mục tiêu đào tạo chuyên nghiệp cho những người làm nghề thể thao. Khi giảng dạy các nội dung đòi hỏi giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học phù hợp, tổ chức lớp học cho sinh động, hấp dẫn, học sinh hứng thú. Cần phối hợp hài hòa cách tổ chức tập đồng loạt với lần lượt, với phân nhóm có quay vòng hoặc không quay vòng … . Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người dạy phải nghiên cứu kĩ nội dung và phương pháp để tổ chức dạy học cho phù hợp. Học sinh phải vận động nhiều hơn, thảo luận suy nghĩ nhiều hơn. Nghĩa là học sinh phải có sự cố gắng về trí tuệ, năng lực và nghị lực cao trong quá trình tiếp cận kiến thức mới. Phải thật sự suy nghĩ và vận động một cách -3- Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV : Nguyễn Huy Bình tích cực, đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa thầy với trò và trò với trò trong hoạt động dạy và học. Trong trường THCS việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Thể dục đặc biệt là Thể dục lớp 6 ( Nội dung bật nhảy ) là yêu cầu quan trọng vì nó trang bị cho các em về kiến thức, kĩ năng cần thiết để tập luyện giữ gìn sức khoẻ nâng cao thể lực, đồng thời là nền tảng cơ bản để các em học những môn nhảy ở những lớp trên. Trên cơ sở đó ta thấy rằng việc tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn bật nhảy lớp 6 trường THCS Long Hưng của giáo viên dạy Thể dục lớp 6 là cần thiết và việc sử dụng có hiệu quả những biện pháp ấy khi giảng dạy là một yêu cầu quan trọng để đạt được thành tựu cao nhất . II/ Thực trạng : 1/ Đặc điểm tình hình: - Trường THCS Long Hưng nằm gần trung tâm xã, trường đang xây dựng với đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình trong công tác. - Được BGH tạo điều kiện thuận lợi học tập nâng cao trình độ chuyên môn ( các lớp liên thông đại học, đại học tại chức), thường xuyên quan tâm giúp đỡ anh em giáo viên nâng cao tay nghề, mở chuyên đề sinh hoạt chuyên môn, dự giờ , thao giảng… - Đa số giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. 2/ Thuận lợi - Giáo viên được phân công đúng chuyên môn - Đa số học sinh ngoan ngoãn lễ phép vâng lời thầy cô. - Giáo viên nhiệt tình trong công tác. - Được BGH nhiệt tình giúp đỡ. 3/ Khó khăn - Trường nằm trong địa bàn rộng, học sinh phải qua nhiều tuyến đường để đến trường. - Đa số học sinh con gia đình nông dân nên ít có thời gian quan tâm đến con em mình. -4- Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV : Nguyễn Huy Bình - Sân bãi chưa đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay ( trường mới xây chưa đủ cây xanh bóng mát). - Dụng cụ thiếu thốn không đạt tiêu chuẩn. 3/ Thực trạng vấn đề: Được sự quan tâm của Đảng , nhà nước và các cấp lãnh đạo ngành giáo dục hiện nay đã và đang trên đà phát triển, cụ thể việc thay sách giáo khoa, giảm tải chương trình và khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học nên kết quả giáo dục ngày được nâng cao. Nhưng thực tế giảng dạy nội dung BẬT NHẢY ở trường THCS Long Hưng bản thân nhận thấy những khó khăn sau: - Trường đang trong giai đoạn xây dựng, sân bãi bị ảnh hưởng, nên học sinh chưa chú ý, mất tập trung, lơ là … kết quả học tập chưa cao. - Nội dung bật nhảy kéo dài 12- 14 tiết là những bài tập kĩ thuật, bài tập phát triển sức mạnh chân lặp đi, lặp lại đơn điệu dễ gây nhàm chán nên chưa phát huy khả năng của học sinh dẫn đến chất lượng không cao. Kêt quả kiểm tra bật nhảy khối 6 năm học 2009 – 2010. TSHS dự KT GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM 108 30 31 41 06 0 III/ Giải pháp đề ra : Do đặc thù của môn Thể dục là dạy học động tác, mà môn Thể dục không có SGK để học sinh tham khảo hay ghi nhớ bài, nên việc tiếp thu và rèn luyện động tác trên lớp là sản phẩm chủ yếu của giáo viên. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng môn bật nhảy: 1/ Tổ chức lớp khoa học, hợp lý phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường bằng nhiều hình thức: a/ - Chia nhóm tập luyện, tập luyện có quay vòng hoặc không quay vòng, như vậy học sinh được cơ hội tập luyện cùng nhau, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau nhận xét tạo không khí học tập sinh động sôi nổi, tích cực, quá trình học tập như vậy không những làm tăng lượng vận động cần thiết trong giờ học -5- Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV : Nguyễn Huy Bình mà còn giáo dục học sinh tính tích cực, tinh thần tự học, tự rèn giúp các em tự tin trong cuộc sống. Đồng thời còn khắc phục được tình trạng sân bãi * VD: Dạy nội dung 1 bước giậm nhảy - đá lăng. Bài tập phát triển sức mạnh ( bài tập bật xa vào nệm hoặc hố cát ). Chia lớp thành 2 nhóm: nhóm A tập nội dung 1 bước giậm nhảy – đá lăng, nhóm B tập nội dung bật xa, sau đó quay vòng nội dung tập luyện. Như vậy ngoài việc tận dụng thời gian tập luyện cho học sinh, giáo viên còn khắc phục được tình trạng sân bãi, vì số lượng học sinh tham gia tập luyện cùng một nội dung không quá đông. b/ - Xây dựng tiết học thân thiện, an toàn , sinh động bằng cách sử dụng các thiết bị như tranh, ảnh, nệm … để học sinh dễ nhớ, dễ tiếp thu, gây hứng thú trong tiết học. Sử dụng các tình huống học tập có vấn đề, giao nhiệm vụ cho nhóm …. với mức độ đánh giá vừa sức để kích thích tính tự quản, tính sáng tạo trong học tập. c/ - Sử dụng và phối hợp các phương pháp dạy học như : Thị phạm, giảng giải, vấn đáp , thực hiện đồng loạt kết hợp tập luyện cá nhân, tập từng cặp …vì sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng là chìa khóa đưa đến thành công trong giảng dạy. Điều đó cho ta thấy việc vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học là để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, không đặt nặng vấn đề thành tích, chủ yếu sao cho học sinh hình thành được về kiến thức , kĩ năng nội dung đã học. Đồng thời vận dụng những kiến thức kĩ năng đó học sinh tập luyện thường xuyên và áp dụng trong cuộc sống . 2/ Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 6 rất hiếu động, thích bắt chước, nhưng cũng mau chán nếu động tác cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì vậy tôi cần: a/ - Tổ chức nhiều hình thức tập luyện phù hợp với đối tượng học sinh , để các em phát huy tính sáng tạo, phải kết hợp các phương pháp tập luyện với phương pháp trò chơi, tạo tình huống có “ vấn đề”, thi đua cá nhân , thi đua -6- Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV : Nguyễn Huy Bình theo tổ …. học sinh sẽ thi đua hết mình sẽ phát huy tính tích cực và hiệu quả giờ học được nâng cao. b/ - Việc sử dụng trò chơi vận động dưới dạng động tác bổ trợ sẽ gây được hứng thú và say mê trong học tập, lúc này các em sẽ quên đi cảm giác “ học động tác” mà đang vận dụng động tác đó để thực hiện nhiệm vụ mới là mang chiến thắng cho đội, đồng thời giáo dục được tinh thần đồng đội, tính kỉ luật, trung thực sự cố gắng trong học tập. Ví dụ trong nội dung ôn tập bật xa nếu học sinh thực hiện lặp đi lặp lại một nội dung dễ gây nhàm chán. Lúc này giáo viên sử dụng phương pháp thi đua, trò chơi theo nhóm, tổ … thì học sinh rất hăng hái tham gia, đồng thời những học sinh yếu kém cũng cố gắng thực hiện như vậy kết quả sẽ dần được nâng lên. - Kết quả kiểm tra bật nhảy khối 6 năm học 2010 – 2011. TSHS dự KT GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM 115 39 31 39 06 0 Kết quả trên cho thấy hiệu quả của việc vận dụng các phương pháp giảng dạy linh hoạt, khoa học trong điều kiện khó khăn hiện tại là khả quan. IV/ Kết luận và đề xuất : 1/Kết luận – bài học kinh nghiệm : a/ Kết luận : - Qua thực tế áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy nêu trên thì bản thân tôi đã đạt kết quả rất khả quan - Có sự kết hợp chặt chẽ , hài hoà giữa giáo viên và học sinh . - Học sinh có ý thức tự giác học tập cao và đoàn kết thi đua học tập lẫn nhau cùng tiến bộ . - Số lượng học sinh đạt điểm tốt nhiều hơn. b/ Bài học kinh nghiệm : Để nâng cao chất lượng giáo dục giáo viên cần sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học, dụng cụ trực quan, đồ dùng dạy học phù hợp từng nội dung. -7- Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV : Nguyễn Huy Bình - Phát huy tốt vai trò cán sự lớp trong hoạt động nhóm. 2/ Đề xuất : Qua đề tài tôi xin đề xuất một số vấn đề với các cấp lãnh đạo . Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường THCS nói chung và trường THCS Long Hưng nói riêng : -Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ góp phần cho việc dạy học đạt hiệu qủa tốt hơn . -Tạo điều kiện để giáo viên ở các trường, cụm trường có cơ hội giao lưu, dự giờ, nhận xét và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. - Trang bị thêm dụng cụ học tập (thay thế những dụng cụ đã hư hỏng). Về thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm trong công tác còn hạn chế nên nội dung sáng kiến hẳn không tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô và các cấp lãnh đạo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn . Xin chân thành cảm ơn . Long Hưng ngày 17 tháng 10 năm 2011 Duyệt của BGH Người thực hiện NGUYỄN HUY BÌNH -8- Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV : Nguyễn Huy Bình Tài liệu tham khảo 1/ SGV TD6. 2/ Một số vấn đề về đổi mới PPDH ở trường THCS.( Bộ GD-ĐT) 3/ Lí luận và PP giảng dạy TDTT ( Trường CĐPS TW2 – TP HCM) 4/ Cương lĩnh xây dựng đất nước ( bổ sung 2011) Ban bí thư. -9- Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV : Nguyễn Huy Bình MỤC LỤC - Phần mở đầu trang 1 - Lí do trang 1 - Mục đích trang 2 - Đối tượng trang 2 - Khách thể và phạm vi nghiên cứu trang 2 - Phương pháp nghiên cứu trang 2 - Nội dung trang 3 - Cơ sở lí luận trang 3 - Thực trạng trang 4 - Giải pháp trang 5 - Kết luận – đề xuất trang 7 - Tài liệu tham khảo trang 9 - Mục lục trang 10 -10-