2- Lý do chọn đề tài: Từ thực trạng nói trên với yêu cầu cấp bách cần thực hiện tốt chỉ thị 40 củaBan Bí thư TW Đảng về công tác nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời đápứng được nhữ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS GIỤC TƯỢNG
************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A PHẦN MỞ ĐẦU 1- Bối cảnh của đề tài:
1.1 Cơ sở lý luận:
Cấp trung học cơ sở là cầu nối giữa bậc tiểu học và bậc trung học của hệ thốnggiáo dục quốc dân Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và pháttriển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở vànhững hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổthông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động Hiện naychúng ta đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, do đó ta phảiđổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với nội dung chương trình mới đó Phươngpháp dạy học mới phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của họcsinh, phù hợp với đặc điểm của từng khối lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tựhọc, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh Thiết bị dạy học là tiền đề quan trọngcủa việc thực hiện phương pháp dạy học Thiết bị dạy học ở các trường rất phongphú, đa dạng và phức tạp Muốn sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả vào mục tiêudạy học cần phải tăng cường công tác quản lý thiết bị dạy học Nó là thành tố quantrọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy học Trong cơ cấu của quá trình dạy họcthì nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau Nó làcầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành Cao hơn của việc “Học đi đôi
Họ và tên : TRẦN QUANG DŨNG
Chức vụ : Giáo viên-CBQL thiết bị
Đơn vị : Trường THCS Giục Tượng
Tên đề tài : Một số biện pháp “Nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy
và học”
Trang 2với hành” là “Học bằng hành”, là một nguyên tắc của một nền giáo dục hiện đại Đây
là một biện pháp quan trọng nhằm trực tiếp tác động tích cực đến chất lượng dạy vàhọc
1.2 Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế công tác ở trường tôi, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
và sử dụng thiết bị dạy học bước đầu đã có sự thành công nhưng còn nhiều bất cập,còn nhiều giáo viên chậm đổi mới, ít sử dụng thiết bị dạy học Để đáp ứng được mụctiêu giáo dục trong giai đoạn mới và trước sự phát triển như vũ bão của khoa họccông nghệ hiện nay, đòi hỏi toàn ngành giáo dục chúng ta phải nâng cao chất lượnggiáo dục hơn nữa, phải đổi mới triệt để phương pháp dạy học, nhất thiết phải sử dụngcác thiết bị dạy học trong các giờ dạy Việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học là rấtcần thiết đòi hỏi các trường phải có biện pháp quản lý, sử dụng, bảo quản phải đạtđược hiệu quả cao
2- Lý do chọn đề tài:
Từ thực trạng nói trên với yêu cầu cấp bách cần thực hiện tốt chỉ thị 40 củaBan Bí thư TW Đảng về công tác nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời đápứng được những đòi hỏi của xã hội trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa,đất nước đi vào nền kinh tế hội nhập và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, đónggóp một phần trong kế hoạch của nhà trường từ nay đến năm 2014 Trường THCSGiục Tượng trở thành trường chuẩn quốc gia, là một giáo viên-cán bộ quản lý thiết
bị chịu trách nhiệm trong công tác thúc đẩy việc đổi mới phương pháp, nâng caochất lượng dạy và học mang tính trực quan đối với tất cả các giáo viên, thúc đẩyviệc đổi mới phương pháp thông qua quản lý đồ dùng thiết bị trong nhà trường
Đó cũng là lí do để tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số
biện pháp “ Nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy và học ”
3- Phạm vi và đối tượng đề tài:
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, với điều kiện và khả năng cho phép tôi đã
quyết tâm nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp “ Nâng cao hiệu quả quản lý
thiết bị dạy và học ” đảm bảo tính khoa học trong công tác quản lý thiết bị: quản
lý về số lượng, chất lượng thiết bị, đồ dùng dạy học, hình thức trưng bày, sắp xếp
Trang 3tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, bảo quản, theo dõi giáo viên mượn, sử dụngmột cách hiệu quả nhất.
Góp phần nâng cao chất lượng, tạo động lực thúc đẩy việc đổi mới kỹ năng,phương pháp dạy của giáo viên thông qua đồ dùng trục quan và tính tích cực tự giáctrong việc mượn và sử dụng đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy
Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo quản và theo dõi trên chúng ta cần phải
có những biện pháp và cách thức thực hiện sao cho phù hợp với tình hình thực tếcủa nhà trường
4- Mục đích của đề tài:
- Đối với nhà trường: Từ đầu năm học xây dựng kế hoạch tổ chức họat độngthiết bị, trong đó thể hiện từ nội dung hoạt động, dự kiến kinh phí đầu tư, phát triểnthiết bị
- Tham mưu với Ban giám hiệu về việc tổ chức thực hiện để quản lý chặt chẽ,đảm bảo an toàn các thiết bị đồ dùng dạy học; sử dụng tốt các phòng học bộ môn,phòng nghe nhìn, phòng vi tính; huy động và sử dụng kinh phí ngân sách, theo đúngcác nguyên tắc qui định
- Đối với bản thân : Thực hiện nghiêm túc các qui định về nghiệp vụ thiết bị.Quản lý và bảo quản tốt các thiết bị đồ dùng dạy học, quy định về cho mượn các thiết
bị đồ dùng dạy học
- Đối với giáo viên bộ môn: ý thức đựơc tính tích cực, tự giác, sáng tạo trongviệc mượn và sử dụng đồ dùng có hiệu quả, bảo quản tốt, trả kịp thời
5- Sơ lược những điểm mới trong kết quả nghiên cứu :
Trong quá trình thực hiện các năm vừa qua tôi nhận thấy với những biện phápnhư sau:
+ Tham mưu với ban giám hiệu đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu,mang tính cấp thiết đáp ứng nhu cầu dạy và học Tăng cường phòng sắp xếp trangthiết bị khang trang, đầy đủ về không gian trưng bày
Trang 4+ Không ngừng nghiên cứu chuyên môn nghiệp vụ quản lý thiết bị thông quatài liệu tập huấn, sách báo và đặc biệt là tài liệu trên internet Từ đó rút ra một sốkinh nghiệm trong công tác quản lý thiết bị mang lại tính hiệu quả rõ rệt như côngtác sắp xếp đồ dùng dạy học đảm bảo tính khoa học, quản lý hồ sơ sổ sách theo dõicũng phải đảm bảo tính chặt chẽ, thúc đẩy tính tích cực, tự giác trong việc và sửdụng đồ dùng dạy học.
Với những điểm mới trên đã mang lại kết quả cao trong việc quản lý và thúcđẩy đổi mới phương pháp trong quá trình dạy và học
6- Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn vấn đề :
Quản lý thiết bị một cách khoa học sẽ đem lại kết quả như mong muốn, đảm
bảotính khoa học trong quản lý, tăng cường tính tự giác của giáo viên trong việc sử dụng
đồ dùng trực quan phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học
Trang 5B- PHẦN NỘI DUNG 1- Cơ sở lý luận của vấn đề:
Bản thân Tôi là giáo viên vừa giảng dạy, vừa kiêm nhiệm công tác quản líthiết bị Thời gian đầu mới tiếp nhận, cơ sở vật chất còn gặp rất nhiều khó khăn,trang thiết bị còn rất bề bộn, thiếu tính khoa học trong sắp xếp và quản lí Công tácquản lí còn mới mẽ nên còn lúng túng trong việc tham mưu, xây dựng và sắp xếp,quản lý Từ sau năm đó bản thân tôi nhận thấy để tạo điều kiện thuận lợi trong việcquản lý và thuận lợi cho giáo viên đến mượn đồ dùng, tiết kiệm thời gian tìm kiếm
và kiểm soát danh mục đồ dùng hiện có Từ đó tôi đã quyết tâm tìm tòi, nghiên cứu,đưa ra kế hoạch, giải pháp thực hiện từng bước: như kế hoạch thực hiện, thời gianthực hiện, thực hiện cái gì? Vào thời gian nào? Sưu tầm các kiến thức về quản lýthiết bị bằng nhiều hình thức, CNTT, tài liệu sách báo….đến nay kết quả thực hiệnrất khả quan, thực hiện đựơc 92% kế hoạch của để tài đang nghiên cứu
2- Thực trạng
2.1- Giai đoạn trước năm học 2002 - 2003:
Trong giai đoạn này ngành giáo dục đào tạo chưa thực hiện đổi mới chươngtrình sách giáo khoa, chưa đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Giáo viên chủ yếu dạy theo lối thầy chủđộng truyền thụ kiến thức, trò bị động nắm bắt kiến thức, nên việc sử dụng thiết bịdạy học trên lớp là việc làm hiếm thấy, nếu có chỉ xảy ra ở các môn Hóa, Sinh vớicác dụng cụ thí nghiệm hoặc ở các môn Sử, Địa với các bản đồ, lược đồ hoặc chỉ cóbảng phụ mà thôi Cá biệt còn có những giáo viên không biết tên thiết bị dạy học là
gì, không biết cách sử dụng
Các trường không phải là trường chuẩn quốc gia thì không có phòng thiết bị thínghiệm, nhân viên văn phòng làm công tác kiêm nhiệm quản luôn phòng thiết bị thínghiệm Công tác bảo quản thiết bị dạy học bị lơ là, buông lỏng dẫn tới tình trạngthiết bị hư hỏng xuống cấp nếu còn thì cũng không sử dụng được Cán bộ quản lýthực sự không coi trọng việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
2.2- Giai đoạn từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2008 - 2009
Trang 6Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 ngành giáo dục - đào tạo tiến hành đổi mới nộidung và phương pháp dạy học bắt buộc mọi giáo viên lên lớp phải sử dụng thiết bịdạy học, bắt buộc các trường phải xây dựng phòng thiết bị thí nghiệm, phòng bộ môn.Điều đó đã làm cho cán bộ quản lý các trường gặp nhiều lúng túng, chưa có biệnpháp chỉ đạo, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
Khi thiết bị được cấp trên đưa về là chuyển vào phòng không sắp xếp theo thứ
tự, không chia theo môn Khi giáo viên sử dụng là phải tìm rất tốn thời gian , có khitìm cả ngày mới thấy thiết bị mình cần Các thiết bị dạy học không được bảo quản tốtdẫn tới tình trạng bị hỏng, giảm chất lượng Điều đó đã khiến cho nhiều giáo viên chỉghi đăng ký sử dụng thiết bị dạy học trong sổ mà không sử dụng khi giảng dạy Việcquản lý, sử dụng thiết bị dạy học của cán bộ quản lý gặp rất nhiều khó khăn vì chỉđược làm trên lý thuyết Các tổ trưởng khi ký duyệt giáo án của giáo viên lơ là trongviệc kiểm tra sử dụng thiết bị dạy học, chỉ đến khi ban giám hiệu kiểm tra việc sửdụng thiết bị dạy học của giáo viên thì tổ trưởng mới đánh giá nhận xét
Cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm trong vấn đề chỉ đạo quản lý sử dụng thiết
bị dạy học chính vì thế việc sử dụng của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, thao táckhông chính xác hoặc giáo viên thích thì sử dụng, không thích thì không làm Phòngthiết bị thí nghiệm không khác gì một kho chứa, ở trường nhỏ các môn chỉ có một bộthiết bị, đồ dùng còn hạn chế Còn các trường lớn có từ 2 bộ đồ dùng trở lên thì quả làvấn đề đáng bàn!
Thực trạng ở trường tôi trong năm học vừa qua còn một số giáo viên vẫn dạyhọc theo lối cũ như đã trình bày ở trên Giảng dạy chưa thật sự phát huy được tínhtích cực, còn xem nhẹ việc mượn và sử dụng đồ dùng có hiệu quả cho tiết dạy, một
số giáo viên không mượn, mượn nhưng không sử dụng mà thay vào đó là dạy chaytheo phương pháp truyền thống
Việc tạo nền tảng cho giáo viên ý thức, tự giác thấy được tầm quan trọng,thấy được vai trò của mình trong cách truyền thụ kiến thức thông qua đồ dùng trựcquan là một vấn đề rất khó Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc sửdụng đồ dùng, các thao tác lắp ráp, sử dụng hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn, đaphần hay mặc cảm không học hỏi đồng nghiệp, đặc biệt là số giáo viên mới ratrường tay nghề còn yếu, chưa quen với các thiết bị thực hành v v
Trang 72.3- Khó khăn-hạn chế:
Việc bảo quản thiết bị thực hành cũng gặp không ít khó khăn, có những giáoviên thiếu coi trọng trong công tác tự bảo quản nên tình trạng xảy ra hư hỏng vẫncòn nhiều Năm vừa qua, bộ phận thiết bị đã thống kê đồ dùng hỏng với tổng sốdanh mục hỏng lên đến 30 danh mục
Việc giáo viên mượn và sử dụng đồ dùng thiết bị còn hạn chế, mang tính tựgiác chưa cao, kỹ năng sử dụng còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm thực hành
Với 13 môn học, tình trạng giáo viên sử dụng đồ dùng cho các môn học, cán
bộ quản lý thiết bị không chuyên môn như bản thân tôi thì không thể nắm hết tất cảtên đồ dùng phục vụ cho từng tiết của từng phân môn Ví dụ: Môn toán từng tiếtphải sử dụng đồ dùng gì, môn lý mỗi bài phải sử dụng đồ dùng gì? nó có tên là gì?
và các môn khác cũng vậy Không tài nào một giáo viên có thể nắm hết 13 môn học
Vì vậy đòi hỏi cần phải tìm giải pháp sao cho hợp lý, vừa có thể nắm bắt thông tin
về danh mục đồ dùng sử dụng cho từng bài dạy của từng môn
Một khó khăn không nhỏ đó là bản thân tôi là một giáo viên, không phảithuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ quản lý thiết bị, mới tiếp nhận còn nhiều thứcần phải học hỏi, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý
Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, chưa đáp ứng như cầu thật sự chocông tác quản lý, thiếu kho chứa, phòng quản lý thiết bị thiếu quy cách, chưa cóphòng bộ môn…
3- Các biện pháp để tiến hành để giải quyết vấn đề:
3.1- Công tác tham mưu - thực hiện quản lý thiết bị :
Tham mưu với Ban giám hiệu về việc tổ chức thực hiện để quản lý chặt chẽ,đảm bảo an toàn các thiết bị đồ dùng dạy học; sử dụng tốt các phòng học bộ môn,phòng nghe nhìn, phòng vi tính; huy động và sử dụng kinh phí ngân sách, theo đúngcác nguyên tắc qui định
Trang 8- Đối với bản thân : Thực hiện nghiêm túc các qui định về nghiệp vụ thiết bị.Quản lý và bảo quản tốt các thiết bị đồ dùng dạy học, Thực hiện việc cho mượn cácthiết bị đồ dùng dạy học đúng nội quy.
- Đảm bảo đủ số lượng thiết bị đồ dùng dạy học danh mục thiết bị tối thiểu do
Bộ Giáo dục & Đào tạo qui định Đảm bảo bổ sung hợp lý cả số lượng và chất luợngthiết bị đồ dùng dạy học
- Tổ chức phong trào tự làm đồ dùng dạy học với những tiêu chí cụ thể nhằm
có những đồ dùng dạy học có chất luợng tốt, phù hợp với môn dạy
a) Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công tác xây dựng cơ
sở vật chất - thiết bị dạy học
Nâng cao trình độ lý luận nhận thức và hiểu biết về công tác cơ sở vật chất thiết bị dạy học cho cán bộ giáo viên
Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng, bảo quản và
sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
- Có quy định về việc đưa trang thiết bị vào sử dụng trong các giờ học Xâydựng nề nếp dạy và học theo hướng kết hợp học thông qua thực nghiệm
b) Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học
Động viên, khuyến khích, kiểm tra, dự giờ giáo viên nhằm thúc đẩy và phát huyviệc mượn và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên
c) Quản lý về mặt hành chính thiết bị dạy học chặt chẽ , hợp lý và khoa học.Thiết bị dạy học một mặt là phương tiện, là đối tượng của giảng dạy và học tập,mặt khác đó là những đối tượng vật chất cụ thể cho nên có thể tốt, xấu, hư hỏng, mấtmát hoặc giảm chất lượng Do vậy việc bảo quản chặt chẽ, hợp lý và khoa học là rấtcần thiết
d) Việc làm đồ dùng
Coi trọng việc tự làm đồ dùng Động viên mọi thành viên của tập thể sư phạmtham gia làm đồ dùng đầy đủ đúng kế hoạch Xây dựng, quản lý, sử dụng và bảoquản tốt đồ dùng thiết bị dạy học
Trang 93.2- Đề xuất một số giải pháp
3.2.1 Những căn cứ đề xuất các biện pháp
Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Ngay từ Đại hội IXĐảng ta đã đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục “Tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diệntrong phát triển giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; tiếp tục nângcao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, hệthống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục” Thực hiện nghị quyết Trung ương 2khóa VIII và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trong mục tiêu phát triểngiáo dục giai đoạn 2009 - 2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đề ra 7 nhóm giải pháp lớntrong đó “Đổi mới chương trình giáo dục phát triển đội ngũ giáo viên là các giải pháptrọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá”
Qua thực tiễn công tác ở cơ sở chúng tôi thấy rằng ngoại trừ các trường chuẩnquốc gia thì vấn đề quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường còn lại là vấn đềnan giải Đặc biệt là với những trường lớn thì vấn đề này càng nan giải hơn vì sốlượng giáo viên đông, số thiết bị dạy học nhiều gấp 2 lần các trường nhỏ Từ bức xúc
đó chúng tôi đã đề ra các biện pháp quản lý, sử dụng thiết bị dạy học một cách thiếtthực để đạt hiệu quả cao nhất
3.2.2 Các biện pháp
a) Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học:
- Ban giám hiệu yêu cầu tất cả các giáo viên dạy phải biết sử dụng thiết bị dạyhọc phải ghi rõ tên thiết bị dạy học vào giáo án ở phần chuẩn bị Việc sử dụng thiết
bị dạy học là thực hiện quy chế chuyên môn, nếu giáo viên nào cố tình vi phạm sẽ bị
xử lý kỷ luật Các đồng chí tổ trưởng khi ký duyệt giáo án phải kiểm tra khâu chuẩn
bị của giáo viên đồng thời phải ký duyệt vào sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học trongtuần
- Chúng tôi cũng lên lịch cho tất cả các giáo viên mượn thiết bị dạy học vàochiều ngày thứ 6 hàng tuần Gắn việc sinh hoạt chuyên môn với việc sử dụng thiết bịdạy học
- Bộ phận thiết bị kết hợp với ban giám hiệu đề ra kế hoạch thi làm đồ dùng dạyhọc ở các tổ chuyên môn và thi sử dụng thiết bị dạy học, phát động sâu rộng tronggiáo viên việc sử dụng thường xuyên thiết bị dạy học Chúng tôi đề ra các mức
Trang 10thưởng thích đáng để kịp thời động viên khen thưởng các giáo viên có sáng kiến hay
và có thành tích trong việc làm và dự thi ở các cấp
- Kết hợp với Ban giám hiệu tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp để kiểm traviệc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên
b) Giải pháp thực hiện cho việc quản lí kho thiết bị:
Vào đầu năm học 2009 – 2010 sau khi cơ sở vật chất đã được ổn định, tôi đãtham mưu với ban giám hiệu nhà trường Mạnh dạng xin hai phòng phục vụ chocông tác quản lý, một kho chứa thiết bị, một phòng trưng bày Kết hợp với giáo viênsắp xếp lau chùi ngăn nắp Dự giờ thăm lớp, tăng cường công tác quản lý hồ sơ sổsách với các biện pháp cụ thể như sau:
* Tham mưu ban giám hiệu – kết hợp với giáo viên bộ môn xây dựng phòngtrưng bày kho thiết bị một cách hợp lý:
Tôi xác định được vai trò của bộ phận quản lý thiết bị trong việc dạy và học.
Vì vậy tôi đã tham mưu với ban giám hiệu dành riêng 02 phòng cho việc quản lýthiết bị Một phòng làm kho chứa, một phòng làm phòng trưng bày
+ Kho chứa thiết bị: do đặc thù trường gặp nhiều khó khăn nên kho chứa thiết
bị rất nhỏ với diện tích 3x4 m2 nhưng tôi đã cố gắng tìm cách sắp xếp sao cho đồdùng dễ thấy, dễ lấy, dễ quản lý, cụ thể: Mạnh dạng tham mưu Ban giám hiệu đầu tưmua một cây xào dài 5m để làm giá treo, nẹp, đinh, dây… Tất cả các loại tranh, ảnhtôi kết hợp với giáo viên bộ môn đóng nẹp treo, phân công giáo viên từng phân mônlên sắp xếp tranh ảnh một cách khoa học Tranh của từng bộ môn đều được sắp xếptreo riêng theo phân môn, mỗi phân môn tôi chia ra theo khối, các khối được treocạnh nhau theo phân môn để tiện cho việc tìm kiếm
Ví dụ: môn Vật Lý khối 6 treo cạnh khối 7, khối 7 treo cạnh khối 8, khối 8treo cạnh khối 9 Khi nói đến tranh môn Vật Lý ở khối nào là tôi chỉ cần đến nơitreo tranh bộ môn Vật Lý, vào ngay khối đó tìm, trong năm học qua tôi thấy việcsắp xếp theo mô hình này rất có hiệu quả vừa quản lý được đồ dùng, vừa dễ tìmkiếm, tiết kiệm được thời gian trong công tác quản lý
Trang 11+ Phòng trưng bày: phòng trưng bày có được tất cả là 10 kệ loại kệ có 04tầng, 02 bàn dài, tôi xếp các kệ theo mô hình chữ U, ở giữa hình chữ U tôi đặt 02bàn dài.
Các kệ này được sắp xếp đồ dùng theo từng phân môn theo mô hình sau:
đồ dùng Vật Lý khối 7
+ Kệ 2 : tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Vật Lý khối 8, tầng 3 tầng 4để
đồ dùng Vật Lý khối 9
* Kệ 3 và 4: sắp xếp đồ dùng bộ môn Toán, có 08 tầng
+ Kệ 3: tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Toán khối 6, tầng 3 tầng 4 đểđồ
dùng Toán khối 7
+ Kệ 4 : tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Toán khối 8, tầng 3 tầng 4 đểđồ
Trang 12+ Kệ 5: tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Hóa khối 6, tầng 3 tầng 4 đểđồ
dùng Hóa khối 7
+ Kệ 6 : tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Hóa khối 8, tầng 3 tầng 4 đểđồ
dùng Sinh khối 9
* Kệ 9 và 10: sắp xếp đồ dùng bộ môn Công Nghệ, có 08 tầng
+ Kệ 9: tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Công Nghệ khối 6, tầng 3tầng 4
để đồ dùng Công Nghệ khối 7
+ Kệ 10 : tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Công Nghệ khối 8, tầng 3tầng
4 để đồ dùng Công Nghệ khối 9
Mỗi khối tôi phân loại đồ dùng theo chương, ví dụ khối 6, chương 1 gồm cóthước đo chiều dài, dụng cụ đo thể tích, đo khối lượng, lực, đòn bẩy… chương 2gồm có nhóm: nhiệt kế, dụng cụ thí nghiệm sự nở vì nhiệt…Môn hóa học tôi phânloại theo tính chất của thiết bị như ống nghiệm, các thiết bị thủy tinh, dễ vở tôi đặtvào một hộp riêng Giá thí nghiệm, giá ống nghiệm và các thiết bị khác mỗi thứkhác nhau, tôi phân loại và đặt mỗi chỗ riêng biệt Môn công nghệ cũng tương tựnhư vậy Đối với các mô hình có kích thước lớn tôi trưng bày trên 02 bàn ở giữa các
Trang 13kệ hình chữ U như: mô hình cơ thể người, bộ não người, con Heo, con Châu Chấu,
mô hình con Gà, con Bồ Câu, con Tôm…
Trong quá trình sử dụng trong năm bộ phận quản lý thiết bị thường xuyên tổchức lau chùi đồ dùng thiết bị bằng cách phân công giáo viên và học sinh tiếp tay đểthiết bị luôn được vệ sinh, mặt khác giúp cho giáo viên và học sinh được tiếp cậnvới đồ dùng hiện có Trong lúc trả đồ dùng bộ phận thiết bị quy định, kiểm tra đồdùng trả phải tốt, sạch đẹp, phải vệ sinh sạch sẽ trước khi trả.Việc làm trên giúp đồdùng thiết bị luôn luôn sạch đẹp
* Phân loại thiết bị dạy học theo môn:
- Sắp xếp các loại thiết bị dạy học, tranh ảnh, bản đồ theo khối, theo môn
- Phân công các giáo viên trực tiếp dạy môn sắp xếp theo thứ tự các tiết dạy
- Đánh số ở ngoài hộp và đánh số lên vị trí để các thiết bị đó
- Dùng các ký tự chữ cái để đánh lên các giá để thiết bị hoặc tủ đựng thiết bị.Khi phân loại các thiết bị và đánh số vị trí giúp giáo viên dễ tìm khi sử dụng Vàcông tác kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên rất dễ dàng vì nó bịkhuyết ở vị trí nào đó trên giá mà ta không cần theo dõi sổ mượn của phòng thiết bịthí nghiệm
* Lập sổ ghi tên các thiết bị theo môn và khối lớp
Ghi rõ vị trí của thiết bị đó ở giá (hoặc tủ) nào, ở vị trí số mấy, đồng thời ghi têncác tiết dạy (theo phân phối chương trình) sử dụng thiết bị đó theo mẫu
SỔ GHI TÊN THIẾT BỊ DẠY HỌCMôn:………
SỔ GHI TÊN THIẾT BỊ DẠY HỌC