Tất cả các chỉ thị, nghị quyết, pháp lệnh nêu trên đều thể hiện nhất quán một số quan điểm và chính sách sau đây: - Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
Trang 1ĐộCcỘNG hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
lập - Tự do - Hạnh phúc
U Minh, ngày 19 tháng 1 năm 2014
BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo
_
- Tên sáng kiến: Một số giải pháp Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
- Người chủ trì sáng kiến: Trần Quốc Khởi.
- Đơn vị công tác : Phòng Nội vụ huyện U Minh.
- Chức vụ: Cán bộ.
- Thời gian đã triển khai thực hiện: Từ ngày 01/ 01/2010 đến 31/12/2013
1- Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay,
những điều kiện tồn tại của tôn giáo vẫn còn; vì vậy, sự tồn tại của nó vẫn là một tất yếu khách quan Những điều kiện đó là: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học - kỹ thuật còn thấp nên khả năng cải tạo thế giới chưa cao; trình
độ nhận thức còn hạn chế nên chưa cho phép giải thích đầy đủ, khoa học những hiện tượng tự nhiên, xã hội; trình độ phát triển kinh tế còn thấp nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn; thời kỳ quá độ với những quan hệ sản xuất cũ
và mới đan xen nhau nên chưa thể xoá bỏ những hiện tượng bóc lột, bất bình đẳng trong xã hội… Thêm vào đó, chiến tranh, đặc biệt là thiên tai, vẫn xảy ra khiến cho con người cảm thấy không yên tâm và vì vậy, một bộ phận người dân vẫn sẽ có nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo như một tất yếu Vấn đề là ở chỗ, chúng ta cần có thái
độ như thế nào đối với tôn giáo
Trang 2Cần phải nhận thức rõ rằng, đối tượng đấu tranh trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo không phải là mọi tôn giáo và những sinh hoạt tôn giáo hay tất cả những tín đồ tôn giáo nói chung, mà chỉ là những bộ phận người lợi dụng tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan hoặc chống phá cách mạng, gây rối trật tự trị an, đi ngược lại với lợi ích của quốc gia dân tộc.
Để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, không thể dùng mệnh lệnh hành chính hay tuyên truyền giáo dục đơn thuần mà phải chú trọng đến việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Xoá bỏ dần phương thức sản xuất tiểu nông lạc hậu, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, kết hợp với tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức, trình độ văn hoá để người dân
tự nhận thức được vai trò thực sự của tôn giáo trong đời sống hiện thực của họ và chính họ, chứ không phải ai khác, tự quyết định theo hay không theo một tôn giáo nào đó
Quan điểm của Đảng ta về giải quyết vấn đề tôn giáo được thể hiện trong nhiều văn kiện của các kỳ Đại hội và được cụ thể hoá bằng các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, như Nghị quyết số 24/NQ-TW (ngày 16/10/1990) của Bộ Chính trị Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới… Chỉ thị số 37 CT-TW (ngày 2/7/1998) của Bộ Chính trị Về công tác tôn giáo trong tình hình mới… Ngoài ra, còn có nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng về các mặt công tác đối với tôn giáo nói chung và từng tôn giáo nói riêng trong từng thời kỳ Đặc biệt, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-TW (ngày 12/3/2003) Về công tác tôn giáo Những quan điểm của Đảng ta
về công tác tôn giáo được cụ thể hoá trong Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 ra ngày 18/6/2004 Tất cả các chỉ thị, nghị quyết, pháp lệnh nêu trên đều thể hiện nhất quán một số quan điểm và chính sách sau đây:
- Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta Thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn
Trang 3giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Các tôn giáo hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật
- Hai là, thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta khảng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các dân tộc Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng”(12) Quan điểm của Đảng nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia
- Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng Công tác vận động quần chúng phải động viên được đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo
- Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lượng nòng cốt
- Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo Mọi tín đồ có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín
dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật
Trang 4Như vậy, quan điểm của Đảng ta về tôn giáo là rõ ràng, nhất quán, đảm bảo quyền tự do, dân chủ Trong khi đó, hiện nay, có những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vẫn cho rằng ở Việt Nam người dân không có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Từ đó, chúng dùng nhiều thủ đoạn để kích động đồng bào cóđạo gây rối, chống phá cách mạng, rơi vào âm mưu “diễn biến hoà bình” vô cùng thâm độc của chúng Đó là những luận điệu sai lầm, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta cũng như xuyên tạc tình hình tôn giáo và các hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay mà chúng ta cần kiên quyết bác bỏ
2- Phạm vi triển khai thực hiện:
Những sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên tỉnh Cà Mau nói chung và huyện U Minh nói riêng; nhằm để các tôn giáo hoạt động tuân thủ theo quy định của pháp luật, góp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở địa phương
3- Mô tả sáng kiến:
Với nhiệm vụ được giao là Cán bộ chuyên trách công tác tô giáo thuộc Phòng Nội vụ , từ thực tế công tác, bản thân đã rút ra một số sáng kiến kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ như sau:
Xác định tình hình tôn giáo hoạt động trên địa bàn huyện U Minh chuyển biến khá rỏ nét, phát triển nhanh, hoạt động trên địa bàn rộng, cụ thể là:
- Cao đài Minh Chơn Đạo, có 3 cơ sở thờ tự có khoản 450 tín đồ đến nay tín
đồ lên đến 1.052 người tăng 602 tín đồ;
- Phật giáo có 01 cơ sở thờ tự có khoản 140 tín đồ đến nay lên đến gần 400 tín đồ, tăng khoản 260 tín đồ;
- Cao đài tiên thiên có 146 tín đồ đến năm đến nay có khản 380 tín đồ, tăng khoản 220 tín đồ
- Tịnh độ Cư sĩ có khoản gần 100 tín đồ, đến nay lên đến trên 200 tín đồ, tăng trên 100 tín đồ;
- Tin lành Việt Nam – Miền Nam có khoản 100 tín đồ đến nay lên đến 198 tín đồ tằng 98 tín đồ
Trang 5- Tin lành Báp tít Việt Nam – Nam Phương mới phát triển năm 2008 có gần
100 tín đồ;
- Công giáo mới phát triển năm 2008 có khoản 100 tín đồ đến nay 246 tín đồ
- Phật giáo Hòa Hảo mới phát triển năm 2009 có khoản 57 tín đồ hiện nay tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở U Minh có trên 149 tín đồ
Ngoài ra còn một số tôn giáo khác chưa có tư cách pháp nhân lén lúc hoạt động trên địa bàn huyện như: Đạo Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương và một số đạo lạ khác, lén lúc truyền đạo trái phép, phát hành băng dĩa ngoài luồng; một bộ phận nhân dân tự phát hoạt động tín, ngưỡng tôn giáo trái phép, tự ý đặt Tượng Phật chưa được sự được sự thống nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm gây mất ổn định chính trị, mất trật tự công cộng ở địa phương
- Với chức trách nhiệm vụ được giao, bản thân cùng với lãnh đạo phòng Nội
vụ Thường xuyên, mạnh dạn có những ý kiến đề xuất tham mưu giúp ban Chỉ đạo giải quyết các vấn đề Dân tộc, tôn giáo huyện, UBND huyện đưa ra một số giải pháp cụ thể để quản lý các hoạt động tôn giáo trên địa bàn cụ thể như sau:
Thứ nhất là:
+ Tham mưu xây dựng kế triển khai sâu rộng nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, như Nghị quyết số 24/NQ-TW (ngày 16/10/1990) của Bộ Chính trị Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Chỉ thị số 37 CT-TW (ngày 2/7/1998) của Bộ Chính trị Về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số
25/NQ-TW (ngày 12/3/2003) Về công tác tôn giáo; Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 ra ngày 18/6/2004; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành Triển khai từ trong nội
bộ đến quần chúng nhân dân, đặc biệt là đội ngũ chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo để Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định, chỉ thị thật sự đi vào cuộc sống nhằm tạo ra sự thống nhất trong nội bộ và sự đồng thuận của mọi tầng lớp trong xã hội
Trang 6+ Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng, Nhà nước cho cán bộ cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội và cho nhân dân, đến tín đồ, chức sắc các tôn giáo hiểu
rõ và thực hiện đúng quan điểm, tư tưởng, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ cách mạng và nhất là trong giai đoạn hiện nay Góp phần tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo đảm bảo tôn giáo gắn
bó đồng hành với dân tộc, tuân thủ pháp luật
+ Tăng cường công tác thông tin về tình hình tôn giáo, công tác tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tạo sự thống nhất trong công tác điều hành, chỉ đạo quản lý từ huyện xuống cơ sở; tiếp tục chỉ đạo Đài truyền thanh huyện xây dựng chuyên đề truyền truyền về chính sách pháp luật và tôn giáo trong toàn huyện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tín đồ chức sắc các tôn giáo và nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo hoạt động mê tín dị đoan, chống phá cách mạng, gây rối phá hoại khối Đại đoàn kết dân tộc
+ Chủ động và tăng cường sự phối hợp đề xuất với các ban, ngành liên quan
trong việc xử lý những vấn đề tôn giáo nhạy cảm đang đặt ra hiện nay như: Tranh chấp đất đai, xây dựng sửa chữa cơ sở thờ tự, hoạt động tôn giáo chưa đúng pháp luật… Giải quyết dứt điểm từ cơ sở không để xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp
+ Kết hợp với Mặt trận, đoàn thể các cấp tăng cường công tác vận động tín
đồ, chức sắc các tôn giáo hòa nhập cộng đồng trong công cuộc đổi mới, đồng thời đấu tranh với những phần tử cơ hội lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo gây chia rẽ đoàn kết trong chức sắc, tín đồ đi ngược lại tôn chỉ mục đích và đường hướng hành đạo của các tôn giáo đề ra
+ Chỉ đạo các ngành chức năng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng đồng thời
thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào là tín đồ các tôn giáo Tích cực vận động đồng bào có đạo tăng
Trang 7cường khối Đại đoàn kết và sống “Tốt đời, đẹp đạo”, góp phần phát triển kinh
tế-xã hội, giử vững ổn định an ninh chính trị ở địa phương
+ Rà soát, thống kê đối tượng tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn huyện; Phát động mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế, xã hội, giử vững an ninh, quốc phòng ở địa phương
+ Thống kê và phân loại các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức,
cá nhân tôn giáo để kịp thời giải quyết đúng thẩm quyền và thời gian quy định theo hướng tinh gọn, tránh tình trạng gây khó khăn phiền hà cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu
+Tiếp tục hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng đường hướng hành đạo đã đề ra và sinh hoạt lễ nghị tôn giáo theo quy định của Pháp luật
4- Kết quả thực hiện:
- Đã Hội nghị triển khai tại huyện về các văn bản như nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về công tác tôn giáo; Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã được 3 cuộc có trên 240 lượt người tham dự, đồng thời triển khai xuống địa bàn, các cơ sở thờ tự có 12 cuộc có trên 700 lượt người tham
dự
- Phòng Nội vụ kết hợp với UBMTTQVN, cấp ủy, chính quyền cơ sở tập trung tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo trong chức sắc, tín đồ và nhân dân Qua đó giúp mọi người hiểu rõ hơn chính sách về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và các hoạt động về tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp
- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa Phòng Nội vụ với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các ban ngành đoàn thể, Mặt trận các cấp, từ đó trong năm qua huyện U Minh đã tiếp nhận và giải quyết được 15 vụ việc liên quan đến tôn giáo như: xây dựng sửa chữa cơ sở thờ tự, các khiếu kiện liên quan đến các hoạt động tôn giáo phát sinh ngoài chương trình đăng ký … Tất cả những vấn đề
Trang 8trên được giải quyết theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật, tạo niềm tin
và đồng thuận trong tín đồ, chức sắc các tôn giáo
- Phòng Nội vụ huyện thường xuyên phối hợp cùng các ngành chức năng, tăng cường công tác kiểm tra, nắm tình hình hoạt động của các tôn giáo, từ đó phát hiện kịp thời những vấn đề tôn giáo phát sinh, tham mưu cho lãnh đạo huyện hướng giải quyết kịp thời phù hợp, góp phần giữ ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương
-Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo từ huyện xuống cơ sở ngày càng được chuẩn hóa hơn về chuyên môn, nghiệp vụ góp phần cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn
5- Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Do làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên, cho chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo và quần chúng nhân dân, từ đó mọi người đề có Ý thức chấp hành và tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, đặc biệt là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22/2005/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo trong tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các tổ chức tôn giáo ngày càng được nâng cao Sự phối hợp giữa các tổ chức tôn giáo với chính quyền là cầu nối quan trọng để công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo của chúng ta ngày càng đạt hiệu quả và thuận lợi
Những sáng kiến trên có khả năng tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo các cấp trong thời gian tiếp theo
6- Kiến nghị, đề xuất:
-Sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước
về tôn giáo
-Tập trung chỉ đạo xây dựng, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước
về tôn giáo thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp, ổn định cơ bản về tổ chức bộ máy gọn nhẹ có chất lượng đảm bảo đủ điều kiện hoạt động ngang tầm với yêu cầu nhiệm
vụ chính trị ở địa phương trong tình hình mới hiện nay
Trang 9- Có kế hoạch đưa đi bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu cho cán bộ làm công tác tôn giáo các ban ngành đoàn thể cấp huyện, cán bộ chủ chốt cấp xã và Chi bộ, Chính quyền, mặt trận ấp, khóm
-Tiếp tục tổ chức quán triệt các Nghị quyết, các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác tôn giáo, đặc biệt là Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành
- Tăng cường công tác vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo hòa nhập cộng đồng trong công cuộc đổi mới, đồng thời đấu tranh với những phần tử cơ hội lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo gây chia rẽ đoàn kết trong chức sắc, tín đồ đi ngược lại tôn chỉ mục đích và đường hướng hành đạo của các tôn giáo đề ra
-Tiếp tục hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng đường hướng hành đạo đã đề ra và sinh hoạt lễ nghị tôn giáo theo quy định của Pháp luật
Cá nhân tự phân loại: sáng kiến loại A
Từ cơ sở trên, đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến tỉnh Cà Mau xem xét
và có hình thức khen thưởng theo quy định
U Minh, ngày 19 tháng 1 năm 2014
Trần Quốc Khởi
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
U Minh, ngày 19 tháng 1 năm 2014
Trang 10BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN Một số giải pháp quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo
_
- Tên sáng kiến: Một số giải pháp về Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về hoạt động tôn giáo.
- Người chủ trì sáng kiến: Trần Quốc Khởi.
- Đơn vị công tác : Phòng Nội vụ huyện U Minh.
- Chức vụ: Cán bộ.
- Thời gian đã triển khai thực hiện: Từ ngày 01/ 01/2010 đến 31/12/2013
1- Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Quan điểm của Đảng ta về giải quyết vấn đề tôn giáo được thể hiện trong nhiều văn kiện của các kỳ Đại hội và được cụ thể hoá bằng các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Tất cả các chỉ thị, nghị quyết, pháp lệnh nêu trên đều thể hiện nhất quán một số quan điểm và chính sách sau đây:
- Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta Thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Các tôn giáo hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật
- Hai là, thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta khảng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các dân tộc Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi vi