Khái niệm quản lý hoạt động các trường phổ thông ở đây có thê hiểu làhoạt động QLNN đối với hoạt động các trường phổ thông bao gồm cả cáctrường THPT công lập và các trường THPT ngoài côn
Trang 1BỌ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN TUÂN PHONG
MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ GIÁO DỤC
TRUNG HQC PHỔ THÔNG Ở TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN- NĂM 2013
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
GD&ĐT là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích,nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức KT-XH, đồng thời có tácđộng mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia Năm
1992 UNESCO đã chỉ rõ “không có sự tiến bộ và thành đạt nào mà có thể táchkhỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục” [45] Do vậy, GD&ĐTphải đi trước sự phát triển, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục
là đầu tư cho phát triển Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dùgiàu hay nghèo, dù phát triển hay đang phát triển bao giờ cũng quan tâm đếnGD&ĐT mà trong đó khâu quan trọng là QLNN về GD&ĐT Vì thế, việc xâydựng mô hình và tìm ra các giải pháp QLNN về GD&ĐT trước yêu cầu của xãhội là điều hết sức cần thiết
Trong thời gian qua, GD&ĐT nước ta có bước phát triển mới, chúng ta đãđạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trình độ dân tríđược nâng lên, góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩymạnh CNH-HĐH đất nước Tuy nhiên, nền giáo dục nước ta còn phải đối mặtvới nhiều khó khăn yếu kém, nhất là chất lượng khâu quản lý GD&ĐT, việc đàotạo nguồn nhân lực của hệ thống giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu của đổi mớiKT-XH, hội nhập kinh tế quốc tế và chất lượng nguồn nhân lực của thế kỷ XXI
Trên cơ sở nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của GD&ĐT, Đảng và Nhànước luôn coi trọng việc phát triển phát triển GD&ĐT Hội nghị lần 9 Ban chấphành Trung ương Đảng khoá IX (2004) đã đưa ra giải pháp then chốt đó là “đổimới và nâng cao năng lực QLNN trong GD&ĐT, đẩy mạnh đổi mới nội dung,chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại cùng với đối mới cơchế quản lý” [15] Như vậy, công tác đổi mới QLNN về GD&ĐT trong giaiđoạn hiện nay là hết sức cần thiết, nhằm làm cho giáo dục theo kịp sự phát triên
Trang 3giáo dục trong khu vực và trên thế giới, đồng thời đáp ímg đầy đủ các nhu cầuphát triển của đất nước.
TP.HCM là thành phố trẻ, năng động, có tốc độ phát triển nhanh và bền vững
ở nhiều lĩnh vực so với các địa phương trong cả nước, trong đó có lĩnh vựcGD&ĐT Trong những năm qua, GD&ĐT thành phố đã có bước phát triển rấtnhanh về quy mô và chất lượng ngày một nâng cao ở tất cả các ngành học, bậchọc Tuy nhiên, chất lượng giáo dục phổ thông, đặc biệt là THPT chưa đáp ứngyêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho Thành phố nói riêng, cảnước nói chung Nguyên nhân là do, một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viênchưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Tình trạng tiêu cực, bệnh thành tíchtrong giáo dục vẫn tồn tại, chưa khắc phục một cách triệt để Cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy học các trường chưa được đầu tư tương xứng, chưa đáp ứngnhu cầu đào tạo một thế hệ trẻ với hành trang kiến thức cơ bản, những kỹ năng,
kỹ xảo đế bước vào môi trường đại học hoặc một ngành, nghề nào đó
Từ những lý do trên, đòi hỏi cần có sự phân tích cụ thể, nhìn nhận cụ thể đê
có hướng khắc phục và quản lý chặt chẽ, tốt hơn trong hoạt động quản lý
GD&ĐT của Thành phố Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một so giải
pháp nàng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phô thông ở Thành phổ Hồ Chí Minh” với mong muốn đóng góp một phần nào đó về cơ sở
lý luận và thực tiễn cho công tác QLNN về giáo dục THPT của thành phố ngàymột hiệu quả hơn
2 Mục đích nghiên cún
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nâng caohiệu quả công tác QLNN về giáo dục THPT ở TP.HCM
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thê nghiên cứu
Vấn đề QLNN về giáo dục THPT ở nước hiện nay
3.2 Đoi tượng nghiên cứu
Trang 4Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về giáo dục THPT trên địa bànTPHCM.
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, cótính khả thi có thể nâng cao hiệu quả QLNN về giáo dục THPT trên địa bànTP.HCM
5 Nhiệm vụ của luận văn
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề QLNN về giáo dục THPT
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề QLNN về giáo dục THPT trênđịa bàn TP.HCM
5.3 Đe xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về giáo dục THPTtrên địa bàn TP.HCM
6 Phương pháp nghiên cúu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứa lỷ luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận đê xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích - tống hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
6.2 Nhỏm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin từ thực tiễn công tácQLNN về giáo dục THPT đế xây dựng đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiêncứu thực tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thê sau đây:
- Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu hỏi dựa trên
cơ sở lý luận, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đế khảo sát thực trạngquản lý tại các trường THPT trên địa bàn TPHCM
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đe xuất các giải pháp và minh
chứng cho tính khả thi của những giải pháp đã đề ra
Trang 5- Phương pháp nghiên cứu các sản phầm hoạt động: Xem xét đối tượng
một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau trong chỉnh thể ổnđịnh, trọn vẹn của hệ thống các hoạt động QLNN về giáo dục THPT
- Phương pháp lay ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến một số nhà QLGD, một
số nhà giáo có kinh nghiệm trong việc đề xuất các giải pháp có tính khả thi cũngnhư các giải pháp mang tính đột phá, cấp bách trong công tác QLNN về giáodục THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh
6.3 Phương pháp thong kê toán học
Sử dụng phần mền SPSS đế xử lý số liệu thu được, từ đó đánh giá thựctrạng làm cơ sở đê đề ra giải pháp thích hợp
7 Đóng góp của luận văn
7.1 về mặt lý luận
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận của QLNN về giáo dục nói chung, QLNN
về giáo dục THPT nói riêng
7.2 về mặt thực tiễn
Đánh giá thực trạng QLNN về giáo dục THPT trên địa bàn TP.HCM, từ đó
đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và tính khả thi để nâng cao hiệu quảnQLNN về giáo dục THPT trên địa bàn TP.HCM
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề QLNN về giáo dục THPT
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề QLNN về giáo dục THPT trên địabàn TP.HCM
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về giáo dục
THPT trên địa bàn TP.HCM
Trang 6CHƯƠNG I
Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN DÈ QUẢN LÝ NHẢ NƯỚC
VÈ GIÁO DỤC TRƯNG HỌC PHỐ THÔNG
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu ở ngoài nước
Ngay sau khi ra đời, Nhà nước Liên bang Nga đã đặt kế hoạch cải cách hệthống giáo dục quốc dân, trong đó có GDPT cho phù hợp quá trình mở cửa vàhội nhập quốc tế Những năm đầu giáo dục thời hậu Xô Viết (1992 - 1999), Bộgiáo dục LBN cho một số trường, địa phương có điều kiện và tự nguyện được ápdụng mô hình giáo dục phân ban; tới năm 1999 ra chủ trương chính thức thíđiếm mô hình GDPT phân ban với ý tưởng xây dựng cơ cấu trường phổ thông
12 năm, tăng 2 năm học so với hệ 10 năm giáo dục phổ thông có từ thời Liênbang Xô Viết (cũ), nhằm mục tiêu; Phù hợp số thời gian học của học sinh phổthông các nước trên thế giới là từ 12 năm đến 13 năm (18- 19 tuổi)
Hệ thống GDPT mới sẽ tăng cường tính hướng nghiệp cho học sinh, nhất làcho học sinh bậc THPT, do vậy chú ý đến dạy môn công nghệ học và lao độngmột cách hệ thống suốt 3 cấp học, bậc THCS có phân ban sơ bộ, còn hai lớp lớncấp 3 của bậc THPT sẽ phân ban sâu đế chuẩn bị cho học sinh chọn nghề vàchuyên ngành ở bậc Đại học
Các nguyên tắc đê tiến hành phân ban là phải đảm bảo cho mọi học sinhđều phải học 3 bộ phận kiến thức Thứ nhất, về môn chung bắt buộc gồm: TiếngNga, Văn học, Lịch sử, Ngoại ngữ, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội,giáo dục thế chất Thứ hai, các môn học chuyên sâu do học sinh tự chọn Thứ
ba, các môn học tự chọn không chuyên sâu Hai loại kiến thức đầu, học sinh họctheo chuẩn quốc gia do Bộ giáo dục LBN quy định và sẽ là nội dung ra đề chocác kỳ thi duy nhất; loại thứ ba và các môn học tự nguyện chuyên sâu trên mứcyêu cầu của chuẩn quốc gia thì không phải thi Với học sinh không muốn lựachọn phân ban thì học chương trình thông thường chung, tức là ban cơ bản đạitrà (Ưniversal prolĩl)
Trang 7Ngày 24/6/2007, Tổng thống Nga V.Putin ký công bố Luật Liên bang vềsửa đối một điều khoản của Luật giáo dục Nga (1992, 1996), quy định trước mắtnhững người thuộc lứa tuối chưa đủ 30 tuổi, còn sau này mọi học sinh bìnhthường đến tuổi 18 phải hoàn thành chương trình GDPT miễn phí Có nghĩa làtrong tương lai mọi công dân Nga ở lứa tuổi bắt buộc, phải trải qua 3 cấp họcgồm: Bậc tiểu học, THCS và Bậc THPT theo hình thức giáo dục chính quy vàkết hợp với các loại hình giáo dục không chính quy do Nhà nước cộng tác với xãhội, doanh nghiệp cùng tổ chức [46].
Cũng như nhiều quốc gia phát triên trên thế giới, nền giáo dục Hoa Kỳ chủyếu là nền giáo dục công, do chính quyền từ Liên bang xuống các địa phươngquản lý điều hành và cung cấp tài chính Giáo dục công có tính chất phổ cập ởbậc tiểu học và trung học, ở bậc học này, Hội đồng học khu gồm những thànhviên được bầu chọn thông qua bầu cử ở địa phương, các Hội đồng học khu đề ramức độ hỗ trợ tài chính và những chính sách khác Các khu học có nhân sự vàngân sách độc lập, thường tách biệt với các cơ cấu thấm quyền khác ở địaphương Chính quyền ở các tiểu bang thường quyết định các tiêu chuẩn giáo dục
và thi cử Độ tuổi bắt buộc đi học phục thuộc vào quyết định theo từng tiểubang, thông thường trong khoảng 5 đến 8 tuổi và độ tuổi có thể nghỉ học trongkhoảng từ 14 đến 18 tuổi (ngày càng có nhiều tiểu bang yêu cầu thanh thiếu niênphải đi học cho đến khi đủ 18 tuổi)
Giáo dục phổ thông của Hoa kỳ được chia làm 3 cấp học: Tiểu học, THCS
và THPT Trong các trường ở các cấp học này, trẻ em có thể hoàn thành các yêucầu giáo dục bắt buộc, bằng cách theo học trong các trường công lập hay tư thục
do tiêu bang chứng nhận, đồng thời được chia theo nhóm các độ tuổi thành cáclớp học, từ lớp 1 ở bậc tiểu học đến lớp 12, lớp cuối cùng ở bậc THPT Độ tuổicủa học sinh theo học các lớp học này có khác nhau so với từng vùng, từng tiểubang
Hầu hết trẻ em Hoa Kỳ bắt đầu đi học trong các cơ sở giáo dục công lập ở
độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi, năn học bắt đầu từ tháng 8 hay tháng 9 (tùy theo quy
Trang 8định của tiểu bang), ở mỗi lớp, học sinh thường học cùng với nhau cho đến cuốinăm học vào độ tháng 5 hay tháng 6 năm sau Tuy nhiên, học sinh chậm pháttriển có thể ở lại lớp hay học sinh có tài năng có thể học lên lớp nhanh hon sovới các bạn học cùng tuổi.
Hệ thống GDPT Hoa kỳ quy định, học sinh học trong khoảng thời gian là
12 năm học, tại 3 cấp học (tiểu học, THCS và THPT) trước khi được tốt nghiệp(high school diploma) và đú điều kiện đế vào học ở bậc đại học
Hiện có 85% các bậc cha mẹ cho con cái họ theo học ở các cơ sở giáo dụccông lập, phần nhiều do con cái họ theo học tại các trường này thì không phảiđóng học phí và chỉ khoảng 15% so với các bậc cha mẹ cho con cái họ theo họctại các cơ sở giáo dục tư thục; học sinh đi học khoảng 6 giờ/ngày, khoảng 175đến 185 ngày/năm Hầu hết các trường có kỳ nghỉ hè kéo dài trong khoảng haitháng rưỡi (từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm) [46]
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giảviết về GD&ĐT nói chung và giáo dục THPT nói riêng, có thể kể đến một sốcông trình sau;
Giáo trình QLNN về Văn hóa- Giáo dục- Y tế, do tác giả Nguyễn Thị Linh(chủ biên), đây là cuốn sách khái quát sơ lược về các lĩnh vực Văn hóa- Giáodục- Y tế, giúp người đọc có cái nhìn khái quát về vai trò QLNN trên cả các lĩnhvực trên
Tác giả Đinh Thị Minh Tuyết, đã có bài viết: “Đổi mới quản lý GD&ĐT ởViệt Nam”, đăng trên tạp chí QLNN, số 130, tháng 11/2006 Tác giả đã nêu lênnhận định của mình về tình hình GD&ĐT tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số đềxuất về nhu cầu cần đổi mới công tác QLNN về GD&ĐT trong thời gian tói
Tác giả Nguyễn Quang Kính, viết khái quát về giáo dục Việt Nam từ
1945-2005 Qua đó cung cấp cho người đọc những hiển biết sơ lược về lịch sử hìnhthành và phát trién của GD&ĐT nước nhà
Trang 9Ngô Trần Ái, từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triểnnguồn nhân lực, NXB giáo dục, năm 2002.
Nguyễn Đăng Thảo, Mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực với pháttriển kinh tế ở nước ta hiện nay, NXB Hà Nội, năm 2001
Nhiều tác giả, Khoa học giáo dục đi tìm diện mạo mới, NXB Trẻ, H.2006
về GD&ĐT trên địa bàn TPHCM có các công trình nghiên cứu: TS DươngKiều Linh, với đề tài “GDPT ngoài công lập ở TPHCM- Thực trạng và xuhướng phát triên, Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, năm 2009” Tác giảDương Trí Dũng, năm 2012, với đề tài “Hoàn thiện quy trình cấp phép thành lập
và quản lý hoạt động các trường phổ thông ngoài công lập trên địa bànTPHCM” Tác giả Trần Quốc Bảo, với đề tài “Các biện pháp quản lý của Hiệutrưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ choviệc dạy học ở trường THPT công lập TPHCM”
Các đề tài, bài viết, luận văn khoa học của các tác giả trên mới chỉ tập trungnghiên cứu và đưa ra một số đề xuất, giải pháp về nhu cầu cần đổi mới công tácQLNN về GD&ĐT nói chung hoặc một số lĩnh vực trong một số trường THPT
cụ thể nào đó trên địa bàn thành phố; chưa nghiên cứu một cách toàn diện vàđưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về giáo dục THPT (công lập)trên địa bàn TPHCM
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản ỉý và quản lý nhà nước
1.2.1.1 Quản lý
Theo nghĩa gốc từ “Quản” là trông nom, “Lý” là sắp đặt, lo liệu công việc.
Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đang là vấn đề thu hút sự quan tâmcủa các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu lý luận quản lý Quản lý là một trongnhững loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người
Henri Fayol (1841- 1925) cha đẻ của lý thuyết quản lý hành chính, đã thuhẹp khái niệm quản lý, xem đó là các chức năng cơ bản: “Quản lý hành chính là
dự báo và lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [21, tr
Trang 10103] Trong khi đó, Frederick Winslow Taylor (1856- 1915) thì nhằm vào hiệuquả thuần túy “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm vàsau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”[21, tr 89] Nhưng khi nói về sự quản lý, Các Mác cho rằng “Tất cả mọi laođộng xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đốilớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cánhân Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiến lấy mình, còn một dàn nhạcthì cần phải có nhạc trưởng” [30, tr480].
Các nhà giáo dục Việt Nam trong quá trình nghiên cứu về lý luận quản lýthì cho rằng “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thếquản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức nhằm đạtmục đích nhất định” [27, tr.7] Theo quan điểm của Trần Kiểm “Quản lý lànhững tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sửdụng, điều khiển, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong vàngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổchức với hiệu quả cao nhất” [27, tr 8]
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song “Quản lý” có chung nhữngdấu hiệu chủ yếu sau đây:
- Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xãhội
- Hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng định
- Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhânnhằm thực hiện mục tiêu của tố chức
Lãnh đạo: Được hiểu là dẫn dắt tổ chức, phong trào theo một đường lối
cụ thể Lãnh đạo thường là người hoặc cơ quan tổ chức đề ra định hướng, chủtrương, đường lối, chính sách và phương pháp hoạt động cho một tố chức, mộtđơn vị Trên thực tế nhiều trường hợp khó phân biệt được một cách rành ròi giữaquản lý và lãnh đạo Không ít trường hợp quản lý và lãnh đạo thâm nhập vàonhau
Trang 111.2.1.2 Quản lý nhà nước
QLNN là hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước (Chínhphủ, các Bộ ngành, cơ quan hành chính địa phương), là một hình thức hoạt độngcủa Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chínhnhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyếtcủa các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp
và thường xuyên công cuộc phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh quốc phòng.Nói một các khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành- điềuhành của nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước;
là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp; là hoạtđộng có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến các địaphương và quản lý hành chính nhà nước có tính chấp hành và điều hành củahoạt động QLNN được tiến hành trên cơ sở pháp luật; quản lý hành chính nhànước là hoạt động liên tục, vừa là khoa học lý luận chính trị vừa là khoa họcthực tiễn Quản lý tồn tại từ khi loài người xuất hiện và quản lý tồn tại là một tấtyếu khách quan của loài người QLNN là quản lý xã hội bằng quyền lực phápluật QLNN là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và
tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước Nói mộtcách khác, QLNN là sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước,chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra
Thực tiễn trên thế giới và ở nước ta cho thấy, QLNN là một trong nhữngnhân tố quyết định tói sự phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặcbiệt là trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay Quản
lý hành chính nhà nước là sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nướcđối với các quá trình xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chứcnăng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tố quốcViệt nam XHCN
Trang 121.2.2 Quản lý nhà nước về giáo dục THPT
QLNN về giáo dục là Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dụcquốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhàgiáo, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng, chứng chỉ Nhà nước tập trungQLGD, tăng cường quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội của các sở giáo dục Đốivới mỗi cấp học và trình độ đào tạo có hệ thống các cơ quan QLNN tương ímg.Nội dung QLNN về giáo dục được quy định cụ thể trong chương VII, mục 1,Điều 99 của Luật giáo dục năm 2005
Khái niệm quản lý hoạt động các trường phổ thông ở đây có thê hiểu làhoạt động QLNN đối với hoạt động các trường phổ thông (bao gồm cả cáctrường THPT công lập và các trường THPT ngoài công lập):
- Quản lý hoạt động các trường phố thông là quản lý cấp vĩ mô;
- Chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước;
- Nội dung quản lý bao gồm chiến lược phát triển, hệ thống tổ chức, banhành chính sách, thanh tra kiểm soát tài chính, giảng dạy, nhân sự, kiếm địnhchất lượng theo Luật Giáo dục;
- Đối tượng quản lý là nhà trường, hoạt động giáo dục, môi trường pháp
lý, giáo viên, học sinh
- Công cụ quản lý là chủ trương, chính sách, hệ thống tổ chức nhà nước,
hệ thống thông tin quản lý
Căn cứ mục 1.1.2.2 thì, quản lý hoạt động các trường phổ thông chính làcông tác QLNN đối với các trường phố thông trên các hoạt động sau:
- Hoạt động tố chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục kháctheo mục tiêu, chương trình GDPT dành cho THPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐTban hành Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực vàtài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục
- Hoạt động quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật
- Hoạt động tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đếntrường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT
Trang 13- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục Phốihợp với gia đình học sinh tố chức các hoạt động giáo dục
- Hoạt động quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bịtheo quy định của nhà nước
- Tổ chức cho giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội
- Hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
1.2.3 Hiệu quả và hiệu quả quản lỷ nhà nuức về giáo dục TĨIPT
Hiệu quả quản lý là những kết quả đích thực đã đạt được như yêu cầu củaviệc làm đem lại Hiệu quả QLNN về giáo dục THPT là hiệu quả quản lý hoạtđộng dạy học, là tất cả những gì tạo nên kết quả của công tác quản lý hoạt độngdạy học trong nhà trường; hiệu quả dạy học phụ thuộc vào việc lựa chọn, phốihợp các phương pháp dạy học, sự kích thích hứng thú của học sinh và sự kiêmtra đánh giá của các nhà quản lý, đồng thời, hiệu quả dạy học phụ thuộc vào việclựa chọn các phương tiện, phương pháp và hình thức dạy học
1.2.4 Giải pháp và giải pháp Quản lý nhà nước về giáo dục THPT
Giải pháp quản lý là những biện pháp mà các nhà quản lý đưa ra để cụ thểhóa các mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển ngành giáo dục nói chung,từng trường THPT nói riêng, nhằm đạt mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực chấtlượng cao phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội
Để các giải pháp QLNN về giáo dục THPT đạt hiệu quả, trước hết cácnhà QLGD phải đề ra được các giải pháp mang tính toàn diện trong các mục tiêutrước mắt, cũng như mục tiêu lâu dài; khi xây dựng các giải pháp phải dựa trêncác điều kiện thực tế của đất nước, tỉnh hình thực tế của địa phương và của từngtrường, đồng thời phải kích thích sự hưởng tham gia của thầy và trò nhằm đạtcác mục tiêu giáo dục đã đề ra
Trang 141.3 Khái quát về giáo dục THPT
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục THPT
Là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thâm mỹ
và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách
và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vàocuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.3.2 Nội dụng, phưong pháp của giáo dụcTHPT
Nội dung phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và
có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi họcsinh, đáp ứng mục tiêu mỗi cấp học
Phương pháp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo củahọc sinh; phù hợp với đặc diêm tâm sinh lý và từng lớp học, môn học; bồidưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năngvận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: Trường tiểu học, Trường THCS,Trường THPT, Trường phổ thông có nhiều cấp học và Trung tâm kỹ thuật tổnghợp-hướng nghiệp
Học sinh học hết chương trình THCS có đủ điều kiện theo quy định của Bộtrường Bộ GD&ĐT thì được Trưởng Phòng GD&ĐT cấp huyện cấp bằng tốtnghiệp THCS và được theo học THPT Học sinh học hết chương trình THPT có
đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì được dự thi và nếuđạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở GD&ĐT cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THPT[32]
1.3.3 Những văn bản của Đảng và Nhà nước về thực hiện đoi mới giáo dục THPT ở nước ta hiện nay
Đảng ta rất quan tâm đến sự nghiệp GD&ĐT Trong các Nghị quyết Hộinghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa VII, lần thứ 2 khóa VIII
Trang 15đã khẳng định sự cần thiết phải đổi mới giáo dục, trong đó có giáo dục THPT,đối mới từ nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên, cán bộ quản lý và tăng cường cơ sở vật chất các trường học là một nhiệm
vụ trọng tâm của giáo dục trong thời gian tới
Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) tiếp tục khẳng địnhquan điểm của Đảng là: “Phát triển GD&ĐT là một trong những động lực thúcđẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, lànhân tố quan trọng đẻ phát triển KT-XH nhanh và bền vững” Đồng thòi đề ranhiệm vụ “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đối mới nội dung,phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống QLGD, thực hiện chuẩnhóa, hiện đại hóa, XHH”
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 cũng đề ra nhiệm vụ là: “Khẩnchương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình vàsách giáo khoa phố thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới”
Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hộikhóa X về đổi mới chương trình GDPT, đã khăng định mục tiêu của việc đổimới chương trình GDPT lần này là xây dựng nội dung, chương trình, phươngpháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáodục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đấtnước, phù họp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ GDPT
ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới
Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg về việc đổi mớichương trình GDPT, thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa
X và Chỉ thị số 30/1998/CT-TTg về điều chỉnh chủ trương phân ban ở THPT vàđào tạo 2 giai đoạn ở bậc đại học, nêu ra các yêu cầu, các công việc mà BộGD&ĐT và các cơ quan có liên quan phải khẩn chương tiến hành trong thờigian tới
Trang 161.4 Một số vấn đề của QLNN về giáo dục THPT ở nước ta hiện nay
1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả OLNN về giáo dục THPT
Mọi quốc gia muốn phát triển, con đuờng duy nhất là phải thục hiện HĐH đất nuớc, đê thực hiện CNH-HĐH cần phải huy động mọi nguồn lực cảtrong nước và ngoài nước, bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, côngnghệ, tài nguyên, các ưu thế và lợi thế về điều kiện địa lý, thể chế chínhtrị Trong các nguồn lực này, nguồn nhân lực là quan trọng, quyết định cácnguồn lực khác
CNH-Hiện nay ở nước ta, sự nghiệp CNH-HĐH đang đặt ra yêu cầu ngày càngcao đối với việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao; trong khi đó, GD&ĐT có chức năng, nhiệm vụ chính là đào tạo và cungứng nguồn nhân lực cho toàn xã hội Đế có nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhânlực chất lượng cao, ngoài đối mới chương trình, nội dung, phương pháp giảngdạy, phương pháp kiêm định chất lượng, còn phải tiếp tục đổi mới và nâng caohiệu quả QLNN về giáo dục THPT
1.4.2 Mục đích, yêu cầu OLNN về giáo dục THPT
Công tác QLNN về giáo dục nói chung, QLNN về giáo dục THPT nói riêng
là vấn đề mang tính khách quan, do bản chất của Nhà nước quy định Trong chế
độ XHCN, QLNN nói chung, QLNN về giáo dục nói riêng nhằm phục vụ lợi íchcủa nhà nước và lợi ích của nhân dân Chính vì vậy, quan điểm của Đảng và Nhànước ta từ trước tới nay đều nhất quán, hoạt động QLNN về giáo dục nhằm gópphần tham gia vào quá trình quản lý bằng sự tác động vào đối tượng quản lý đểthúc đây tố chức và cá nhân hên quan thực hiện các quy định của nhà nước vềlĩnh vực giáo dục nhằm hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra, đồng thời góp phần tìm ranhững thiếu sót, những bất cập, những kẽ hở trong công tác quản lý, từ đó hoànthiện cơ chế quản lý, tức là đề ra những chủ trương, đường lối, chính sách vàpháp luật phù hợp với đối tượng quản lý của từng bậc học, góp phần tăng cườngpháp chế XHCN thuộc lĩnh vực GD&ĐT
Trang 171.4.3 Nội dung OLNN về giáo dục THPT
Được quy định chi tiết, cụ thể ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật như:Luật giáo dục số 38/2005/QH11, ngày 14/6/2005 của Quốc hội (đã sửa đổi, bổsung năm 2009); Nghị định số 31/2001/NĐ-CP, ngày 11/5/2011 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP, ngày 02/8/2006của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luậtgiáo dục; Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐTban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường phố thông có nhiều cấp học;Thông tư số 13/2011/TT- BGDĐT, ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT ban hànhQuy chế tổ chức và hoạt động của Trường tiểu học, Trường THCS, TrườngTHPT, Trường THPT có nhiều cấp học, loại trường tư thục (ngoài công lập); Tuy nhiên xuất phát từ thực tiễn cấp độ QLNN về giáo dục THPT ở địaphương, nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu 05 nhóm nội dung Nhóm nộidung thứ nhất là thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triểngiáo dục, các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, triển khai thực hiện điều
lệ nhà trường Nhóm nội dung thứ hai là, nâng cao năng lực của hệ thống giáodục; đối mới quản lý tài chính; huy động các nguồn lực giáo dục Nhóm nộidung thứ ba là phát triẻn mạng lưới trường lớp; củng cố và tăng cường cơ sở vậtchất, thiết bị giáo dục, hoàn thành chỉ tiêu chương trình kiên cố hóa phòng học,hiện địa hóa hệ thống trường trung học phổ thông Nhóm nội dung thứ tư làchăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.Nhóm nội dung thứ năm là thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáodục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáodục
1.4.4 Ouyền hạn và trách nhiệm của cơ quan OLNN về giảo dục, giảo dục THPT
Chính phủ thống nhất QLNN về giáo dục Chính phủ trình Quốc hội trướckhi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ họctập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung,
Trang 18chương trình của một cấp học; hàng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáodục và thực hiện ngân sách giáo dục.
Bộ GD&ĐT là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về giáodục trong cả nước bao gồm, giáo dục mần non, GDPT, giáo dục thường xuyên,giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tải, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ về QLNN về giáo dục theoquy định của Luật giáo dục 2005, Luật sửa đối bổ sung một số điều của năm
2009 và Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ GD&ĐT
Bộ GD&ĐT thực hiện quyền hạn và trách nhiệm QLNN của Bộ, cơ quanngang Bộ quy định tại Nghị định số 15/CP/2.3/1993 của Chính phủ và cácnhiệm vụ cụ thể sau đây: Trình Chính phủ quyết định mạng lưới trường lóp,danh mục ngành nghề đào tạo của các trường, các cơ sở đào tạo đại học; banhành các quy định về danh mục ngành nghề đào tạo của các trường trung họcchuyên nghiệp và dạy nghề, về việc thành lập hoặc giải thể các trường lớp mẫugiáo, phổ thông các cấp, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; mục tiêu,chương trình, nội dung, phương pháp GD&ĐT của các cấp học; xét duyệt vàcho phép phát hành các loại sách giáo khoa và các ấn phẩm phục vụ GD&ĐT;quy định về tuyển sinh, quản lý học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh (bao gồm cảlưu học sinh nước ngoài học tại Việt Nam) học ở các trường trong nước và đượcgửi đi đào tạo ở nước ngoài; quy định tiêu chuẩn đánh giá kết quả về GD&ĐT,thẻ lệ cấp pháp, thu hồi các văn bằng, chứng chỉ về trình độ GD&ĐT; quy địnhtiêu chuẩn định mức về trang bị, cách sử dụng bảo quản cơ sỏ vật chất và thiết bịcủa trường học; nghiên cứu thiết kế mẫu trường, lớp và đồ dùng dạy học, phốihợp với các cơ quan liên quan xây dựng các tiêu chuẩn, định mức về giáo viênmẫu giáo, tiêu học, THCS, THPT, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đạihọc; chỉ đạo, kiêm tra việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch
Trang 19GD&ĐT, các quy chế về chuyên môn nghiệp vụ của các loại hình trường, lớp; tổchức quản lý thống nhất việc đào tạo, bồi dưỡng sử dụng đội ngũ giáo viên cáccấp học theo mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo và các loại hình trường,lớp quốc lập, bán công, dân lập, tư thục; trình Chính phủ ban hành quy chế tổchức và quyết định thành lập, sát nhập hoặc giải thể các trường đại học; thựchiện chức năng thanh tra giáo dục trong cả nước.
Các Bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn QLNN quy địnhtại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ; đồng thời phối hợp với Bộ GD&ĐT bảo đảm thống nhất QLNN vềgiáo dục
Các Bộ có cơ sở giáo dục trực thuộc có trách nhiệm xây dựng và tổ chứcthực hiện chiến lược, quy họach, kế hoạch dài hạn, hàng năm về đào tạo, pháttriển nhân lực của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý, phù hợp với chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đáp ứng yêu cầu nhânlực của ngành và của toàn xã hội; phối hợp với Bộ GD&ĐT trong việc quyhoạch cụ thể việc đào tạo, quy định văn bằng công nhận trình độ kỹ năng thựchành, ứng dụng cho những người được đào tạo chuyên sâu sau khi tốt nghiệp đạihọc ở một số ngành chuyên môn đặc biệt Xây dựng chương trình khung đào tạotrình độ trung cấp chuyên nghiệp; Chỉ đạo, kiêm tra các cơ sở giáo dục đại học,trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ trong việc đảm bảo các điều kiện vềthành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo; thực hiện quy chếtuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo; quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ, thu,chi học phí, công khai chất lượng giáo dục, công khai các kiều kiện bảo đảmchất lượng giáo dục; công khai tài chính; việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội;xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách với nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục theo quy định của pháp luật Quyết định mở ngành đàotạo đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, các trường trungcấp chuyên nghiệp trực thuộc các doanh nghiệp do Bộ thực hiện một số quyền
và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó theo quy định của pháp
Trang 20luật; thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ hàng năm về tổchức, hoạt động và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của các cơ sởgiáo dục trực thuộc theo quy định của Bộ GD&ĐT Quyết định công nhận hộiđồng trường đối vói các cơ sở giáo dục công lập; quyết định xếp hạng các cơ sởgiáo dục theo quy định của pháp luật; quyết định thành lập, cho phép thành lập,sát nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, thựchiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó, phù hợpvới quy hoạch mạng lướng trường trung cấp chuyên nghiệp đã được cấp có thâmquyền phê duyệt Quyết định bố nhiệm, bố nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức,giáng chức người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục trựcthuộc Bộ hoặc trực thuộc các doanh nghiệp do Bộ thực hiện một số quyền củachủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiệnngân sách Nhà nước và các khoản thu họp pháp khác đối vói các cơ sở giáo dục;bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộctheo quy định của pháp luật; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,kiến nghị về lĩnh vực giáo dục, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phát triển giáo dục,thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn tỉnh như: Xây dựng và trìnhHĐND cấp tỉnh quyết định quy hoạch, kết hoạch, chương trình, dự án, chínhsách phát triển giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo, hướng Dan, kiểm tra và tổ chứcthực hiện quy hoạch, kế hoạch chương trình, dự án, chính sách phát triển giáodục sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Tổ chức thực hiện và kiểmtra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành cácchính sách của địa phương đê phát triển giáo dục trên địa bàn; bảo đảm chấtlượng giáo dục mần non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáodục trung cấp chuyên nghiệp do địa phương quản lý Giám sát việc bảo đảm chấtlượng giáo dục của các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học và trung cấp chuyênnghiệp, trung cấp chuyên nghiệp khác theo quy định của pháp luật; chỉ đạo và tổchức thực hiện phố cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên
Trang 21địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin,báo cáo theo định kỳ hàng năm về tố chức và hoạt động giáo dục trên địa bàntỉnh với Bộ GD&ĐT Quản lý các cơ sở giáo dục: quản lý hành chính theo lãnhthổ các trường đại học, cao đẳng trực thuộc các Bộ ngành đóng trên địa bàn;quản lý các trường đại học công lập trực thuộc tỉnh, các trường đại học, caođẳng tư thục trên địa bàn theo điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhàtrường do cấp có thấm quyền ban hành và các quy định của pháp luật Quyếtđịnh thành lập hoặc cho phép thành lập, chia, tách, sát nhập, giải thể, chuyển đốiloại hình trường các cơ sở giáo dục thuộc thâm quyền QLNN của tỉnh (bao gồmcác cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài);Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấphọc (trong đó có cấp THPT), trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹthuật tống họp- hướng nghiệp, trường bồi dưỡng giáo dục tỉnh (nếu có), trườngphổ thông dân tộc nội trú, trường phố thông dân tộc bán trú, trung tâm ngoạingữ, tin học và các cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý của ƯBNDcấp tỉnh; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luôn chuyển, miễn nhiệm, cáchchức, giáng chức và thực hiện chính sách đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởngtrường đại học công lập trực thuộc tỉnh theo tiêu chuẩn quy định tại điều lệtrường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quyết định công nhận, khôngcông nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng trường đạihọc tư thục trên địa bàn theo tiêu chuẩn được quy định tại quy chế tổ chức vàhoạt động của trường đại học tư thục do Thủ tướng Chính phủ quy định Quyếtđịnh công nhận hội đồng trường, trường đại học trực thuộc tỉnh Quy định cụ thểchức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT Hướng dẫnƯBND cấp huyện quy định cụ thể chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổchức của Phòng GD&ĐT theo quy định tại nghị định này và hướng dẫn của BộGD&ĐT và Bộ Nội vụ Chỉ đạo, hướng dẫn Sở GD&ĐT thực hiện quy hoạch,
kế hoạch, tuyên dụng, sử dụng, đánh giá, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thựchiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đảm bảo đủ biên
Trang 22chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục, biên chế công chức cho cơ quan SởGD&ĐT Quản lý, kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước chi cho giáo dụctheo quy định của luật ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách hiệnhành; việc thu, chi học phí, lệ phí và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ
sở giáo dục thuộc trách nhiệm QLNN của ƯBND cấp tỉnh Huy động các nguồnlực cho giáo dục, XHH giáo dục để phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Chỉđạo, hướng dẫn, tố chức thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước, củađịa phương đê đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáodục Chỉ đạo, hướng dẫn, kiêm tra các cơ sở giáo dục trong việc tố chức thựchiện việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.Chỉ đạo và thực hiện công tác hợp tác quốc tế về giáo dục; chỉ đạo, hướng dẫn
và tố chức các phong trào thi đua Quyết định khen thưởng các tố chức, cá nhân
có nhiều công lao đối với sự nghiệp phát triển giáo dục trên địa bàn Chỉ đạoviệc kiếm tra tuân thủ pháp luật về giáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện
về thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo; công khai chấtlượng giáo dục, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; việc đàotạo gắn với như cầu xã hội theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT đối với các cơ sởgiáo dục đại học Chỉ đạo hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác cải cách hànhchính, công tác thực hành tiếc kiệm, phòng chống lãng phí, tham nhũng; thanhtra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dụctheo quy định của pháp luật QLNN các cơ sở dịch vụ tư vấn, đưa người đi duhọc tự túc theo quy định của pháp luật
Sở GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu giúp ƯBND cấp tỉnh thực hiện chứcnăng QLNN về giáo dục như: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quantrình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển giáodục trên địa bàn; dự thảo các Quyết định, Chỉ thị về lĩnh vực giáo dục thuộcthẩm quyền của UBND cấp tỉnh để phát triển giáo dục Trình Chủ tịch ƯBNDtỉnh dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ sở giáodục trực thuộc Sở GD&ĐT và các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm
Trang 23quyền của Chủ tịch ƯBND cấp tỉnh Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và tổchức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục Xây dựng kế hoạchtriển khai quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác vềgiáo dục sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Hướng dẫn, tổ chức thựchiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác phố cập giáo dục, chống mù chữ
và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; công tác tuyển sinh, thi cử, cấp phápvăn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục đối với các Phòng GD&ĐT,các cơ sở giáo dục trực thuộc Quyết định việc mở ngành đào tạo đối với cáctrường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của Bộ GD&ĐT.Cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với các cơ sởgiáo dục đào tạo Giúp ƯBND cấp tỉnh QLNN đối với các tổ chức dịch vụ đuangười đi du học tự túc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; thực hiệnthống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ hàng năm về tổ chức và hoạt động giáodục của địa phương với ƯBND cấp tỉnh và Bộ GD&ĐT Chủ trì hướng dẫn, xâydựng kế hoạch sử dụng biên chế, tổng hợp biên chế sự nghiệp giáo dục của địaphương hàng năm để cơ quan quản lý biên chế cùng cấp ở địa phương trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt Phân bố biên chế sự nghiệp giáo dục cho các cơ sởgiáo dục trực thuộc Sở, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt Hướng dẫn,
tổ chức thực hiện, kiêm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng luân chuyển, biệtphái, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh; quyết định bố nhiệm, bổ nhiệm lại,miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó ngườiđứng đầu, công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc Công nhận,không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phóhiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý, bao gồm cảcác trường cao đắng, tư thục đóng trên địa bàn tỉnh Chủ trì xây dựng đế cụ thểhóa các tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo dục tại địa phương Lập dự toánngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, quyết định phân
bổ, giao dự toán ngân sách được giao cho các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở sau
Trang 24khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Phối hợp với sở Tài chính, Sở Kếhoạch và đầu tư xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàngnăm của địa phương, trình cấp có thâm quyền phê duyệt Hướng dẫn, kiểm tra,giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác chogiáo dục trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xã hội hóagiáo dục, huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục, ban hành các quy định
để đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộc;quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật.Giúp UBND cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật vềgiáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện thành lập trường, hoạt động giáo dục,
mở ngành đào tạo, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, việc đàotạo gắn với nhu cầu xã hội đối với các cơ sở giáo dục đại học Thực hiện cảicách hành chính, thực hành tiếc kiệm, phòng chống tham nhũng lãng phí, côngtác thanh tra, kiếm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến giáodục, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Giúp ƯBND cấp tỉnh quản lýcác cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm trường cao đẳng, trường trung cấp chuyênnghiệp (không bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp công lậpcủa các Bộ đóng trên địa bàn), trường cán bộ quản lý giáo dục tỉnh (nếu có)trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp THPT), trungtâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm giáo dục-hướng nghiệp; trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bántrú và các cơ sở giáo dục trực thuộc (nếu có) thuộc thâm quyền quản lý củaƯBND cấp tỉnh
UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng QLNN về giáo dụctrên địa bàn huyện Chịu trách nhiệm trước ƯBND cấp tỉnh về phát triển giáodục mần non, tiểu học, THCS và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Xâydựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dụctrên địa bàn huyện trình cấp có thâm quyền phê duyệt, chỉ đạo, kiêm tra tổ chứcthực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án giáo dục đã được cấp có
Trang 25thẩm quyền phê duyệt Chỉ đạo hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giámsát các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các vănbản quy phạm pháp luật về giáo dục Chỉ đạo, hướng dẫn, kiẻm tra PhòngGD&ĐT, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của ƯBND cấp huyệntrong việc bảo đảm chất lượng giáo dục trên địa bàn Thực hiện phổ cập giáodục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; thực hiện công tácthống kê, thông tin, báo báo theo định kỳ hàng năm về tổ chức hoạt động giáodục theo hướng dẫn của ƯBND cấp tỉnh và sở GD&ĐT Quyết định thành lậpđối với các trường công lập và ngoài công lập, sát nhập, chia, tách, đình chỉ hoạtđộng, giải thê (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các tổchức, cá nhân nước ngoài), đối với các cơ sở giáo dục mần non, trường tiểu học,trường THCS, trường phố thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp họcTHPT), trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộcthấm quyền quản lý của ƯBND cấp huyện Bảo đảm đủ biên chế công chức choPhòng GD&ĐT, biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục Chỉ đạo, tổ chứcthực hiện việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;thực hiện đầy đú kịp thời các chính sách của nhà nước, ban hành các chủ trương,biện pháp đê chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục thuộc thấm quyền quản lý trên địa bàn Bảo đảm các điều kiện
về tài chính, cơ sở vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn Hướng dẫn, kiểmtra, giám sát việc tố chức thực hiện; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức phong tràothi đua; quyết định khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với
sự phát triển của giáo dục Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cảicách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí;thanh tra, kiểm tra, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm
về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện côngkhai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục,công khai tài chính của các cơ sở giáo dục thuộc thâm quyền quản lý của ƯBNDcấp huyện
Trang 26Phòng GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiệnđúng chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn huyện như: Chủ trì, phối hợpvới các cơ quan có liên quan trình ƯBND cấp huyện dự thảo các văn bản hướngdẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của ƯBND cấp tỉnh vềhọat động giáo dục trên địa bàn Dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kếhoạch phát triển giáo dục, chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực giáo dụctrên địa bàn, dự thảo các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyềnquản lý của ƯBND cấp huyện Trình chủ tịch ƯBND cấp huyện dự thảo quyếtđịnh thành lập, cho phép thành lập, sát nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáodục trực thuộc Phòng GD&ĐT là các văn bản cá biệt khác về lĩnh vực giáo dụcthuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện Hướng dẫn tổ chức thực hiệncông tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng,chứng chỉ, công tác phố cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tậptrên địa bàn; cho phép họat động giáo dục đối vói các cơ sở giáo dục; thực hiệncông tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục định kỳhàng năm theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện Chủ trì xâydựng tống hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục của các cơ sở giáo dục trựcthuộc theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, ƯBND cấp huyện quyết định phân bổbiên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt Hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việctuyển dụng, sử dụng luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chínhsách đối với nhà giáo và cán bộ QLGD trên địa bàn huyện Quyết định bổnhiệm, bố nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối vớingười đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội đồng trường các cơ sởgiáo dục trực thuộc Công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hộiđồng quản trị, hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lậpthuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện Chủ trì xây dựng, lập dự toán ngânsách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc; quyết định phân
bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc khi
Trang 27được cấp có thẩm quyền phê duyệt Phối hợp vói các cơ quan tài chính kế hoạchcùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm củađịa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Hướng dẫn kiểm tra việc sửdụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địabàn huyện Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí, tham nhũng, công tác kiểm tra xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tốcáo, kiến nghị về giáo dục theo quy định của pháp luật Kiểm tra, giám sát việccông khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáodục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm cơ sở giáo dụcmầm non, trường tiểu học, trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học(không có cấp THPT) và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyềnquản lý của UBND cấp huyện.
UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện chức năng QLNN theo thâm quyền
về giáo dục trên địa bàn xã như: xây dựng và trình HĐND cấp xã kế hoạch pháttriến giáo dục ở địa phương Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ởđịa phương khi được phê duyệt Xây dựng quy hoạch về cơ sở vật chất cho các
cơ sở giáo dục trên địa bàn theo tiêu chuẩn quy định về trường chuấn quốc gia
do Bộ GD&ĐT ban hành Cho phép thành lập nhóm trẻ, lóp mẫu giáo tư thụctheo tiêu chuân do Bộ GD&ĐT quy định; bảo đảm và chịu trách nhiệm kiếm tracác nhóm trẻ, lóp mẫu giáo tư thục trên địa bàn hoạt động đúng quy định phápluật Thực hiện xã hội hóa giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,vận động nhân dân chăm lo giáo dục, phối hợp với nhà trường chăm lo giáo dục,thực hiện nếp sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa, các công trình giành cho học tập,vui chơi của học sinh, huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục Thực hiệnchế độ thống kê, báo cáo định kỳ hàng năm về tố chức và hoạt động giáo dụctrên địa bàn theo hướng dẫn của ƯBND cấp huyện và phòng GD&ĐT Phối hợpvới các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức đăng ký, huy động tối đa người trong
độ tuổi đi học đế bảo đảm phổ cập giáo dục, chống mù chữ, tạo điều kiện cho
Trang 28mọi người được học tập thường xuyên, suốt đời Quản lý trung tâm học tập cộngđồng; phối hợp với phòng GD&ĐT quản lý cơ sở giáo dục mầm non, trườngtiểu học, THCS trên địa bàn [11].
Hình 1.1: Sơ đồ QLNN đối với giáo dục THPT [26 tr 97]
1.4.5 Các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác QLNN về giáo dục, giáo dục THPT nước ta hiện nay
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về giáo dục, giáo dụcTHPT nước ta hiện nay như: chính sách phát triển GD&ĐT, chính sách sử dụng,
bố trí sắp xếp nguồn nhân lực, chính sách đầu tư và hàng loạt các chính sáchkhác Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến một số chính sách cơ bản có ảnh hưởng đếncông tác QLNN về giáo dục, giáo dục THPT ở Việt Nam
1.4.5.1 Chính sách phát triến GD&ĐT của Ouoc gia
Chính sách phát triển GD&ĐT của Quốc gia mà trong đó trọng tâm làchính sách phát triển nguồn nhân lực giáo dục thể hiện ở đường lối, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước được ghi nhận trong các Nghị quyết của Đại hội Đảng và
Trang 29các Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung uơng Đảng lần thư 4, khóaVII, lần thứ 2 khóa VIII.
Xuất phát trên quan điếm, đường lối, chính sách và mục tiêu của Đảng vàNhà nước để xây dựng chiến lược phát triên GD&ĐT mà trong đó nòng cốt làchiến lược phát triển GD&ĐT cho từng giai đoạn như: Giai đoạn 2010-2020 vànhững năm tiếp theo Thông qua chiến lược này, tạo cơ sở định hướng cho việcphát triển GD&ĐT nhằm đạt những mục tiêu đề ra Muốn thực hiện mục tiêu đã
đề ra, cần phải xây dựng chiến lược phát triển GD&ĐT thích ứng cho từng thời
kỳ, nhằm đáp ímg được những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp CNH-HĐH, cũngnhư đáp ứng kịp với sự mở rộng của các cơ sở GD&ĐT, sự mở rộng của quy môhọc sinh, sinh viên ở các cấp bậc học trong cả nước Do vậy phát triển GD&ĐT
ở mỗi thời kỳ đều bị tác động bởi các chính sách cúa nhà nước như: Chính sách
mở rộng các cơ sở GD&ĐT, sự mở rộng về quy mô học sinh, sinh viên tại cáctrường phổ thông, trường đại học, chính sách của nhà nước về tăng biên chế, sẽ là nhân tố tác động đến sự phát triển hoặc làm chậm tốc độ phát triểnGD&ĐT trong những giai đoạn lịch sử nhất định của đất nước
1.4.5.2 Đầu tư cho GD&ĐT
Đầu tư ngân sách cho GD&ĐT đóng vai trò then chốt quyết định đến chấtlượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đầu tư choGD&ĐT bao gồm:
- Ngân sách nhà nước dành cho việc chi trả lương, chi phụ cấp ưu đãi:
- Chi cho đào tạo bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ, QLGD; chi cho việc đầu tư ở các trường Sư phạm,trường cán bộ QLGD, ở các viện nghiên cứu giáo dục;
- Chi cho việc nghiên cứu khoa học, khảo sát tham quan thực tế trongnước và ngoài nước, là động lực thu hút lực lượng lao động khác tham gia vàophát triển GD&ĐT
Trang 30Đầu tư cho phát triển GD&ĐT cần nhiều lực lượng tham gia, bao gồmnhà nước, các tố chức cá nhân trong và ngoài nước Việc tăng đầu tư choGD&ĐT sẽ tác động rất lớn đến việc tăng số lượng và nâng cao chất lượng giáodục; việc tăng lương, phụ cấp ưu đãi, tăng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng sẽ có tácdụng kích thích lực lượng lao động trong ngành GD&ĐT nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ và cả tình yêu nghề Để tăng cưừng đầu tư cho GD&ĐT,
do khả năng của ngân sách nhà nước có hạn, nên cần phải thúc đấy tăng cườngnhiều nguồn đầu tư khác nhau: nguồn đầu tư của các tố chức và cá nhân trongnước và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả GD&ĐT
Kinh nghiệm ở một số nước phát triển cho thấy đầu tư cho GD&Đ là mộttrong những giải pháp khôn ngoan nhất trong quá trình đầu tư của các quốc gia,bởi nhiệm vụ quan trọng nhất của GD&ĐT là đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triên KT-XH nhanh hay chậm của quốc gia
đó Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX ở Hoa Kỳ đầu tư cho GD&ĐT đãchiếm 7% tổng GDP, Nhật Bản chiếm 5% tổng GDP, ở các nước châu Âu (Anh,Pháp, Đức, Hà Lan ), mức trung bình chiếm khoảng 5 - 6% tổng GDP [42 Tr45] Do vậy, để GD&ĐT thực hiện được các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề
ra, cần phải có chính sách đầu tư thích đáng, sử dụng các nguồn lực một cáchthích hợp, có hiệu quả sẽ là nhân tố thúc đẩy GD&ĐT phát triển, phục vụ nhucầu phát triển KT-XH đất nước
1.4.5.3 Cơ chế, chỉnh sách bổ trí, sắp xếp sử dụng nguồn nhân lực giảo dục đào tạo (NNLGDĐT)
Nếu hợp lý, nó sẽ tạo động lực cho đội ngũ này phát huy được tính năngđộng sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề, thu hút đượclực lượng khác tham gia vào ngành GD&ĐT; Là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đếnphát triển giáo dục trong mỗi thời kỳ nhất định Ngược lại, nếu không hợp lý(không căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, nhu cầucủa địa phương ) sẽ tạo tâm lý hoài nghi trong xã hội, làm ảnh hưởng đến chấtlượng nguồn nhân lực
Trang 31Do vậy, Nhà nước cần ban hành những cơ chế, chính sách bố trí, sắp xếp
sử dụng NNLGDĐT hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước, nhất
là các vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng, vùng KTTĐPN sẽ là động lực thúcđẩy GD&ĐT phát triển, khắc phục được những hạn chế, tiêu cực trong giáo dục,đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và phát triển nền KT-XHcủa đất nước
ơ Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành hàng loạt nhữngchính sách như: Chính sách cải cách tiền lương: Quyết định số 973/1997/QĐ-TTg của chính phủ về chế độ phụ cấp đối với giáo viên đứng lóp: Nghị định số35/2001/NĐ-TTg về chế độ đãi ngộ đối với các nhà giáo công tác ở các địa bànKT-XH đặc biệt khó khăn và các trường chuyên biệt Ngoài ra nhà nước cònban hành nhiều chính sách khác nhằm khuyến khích về tinh thần và vật chất đốivới người thầy như: Phong danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú: tặnghuy chương vì sự nghiệp giáo dục; các trường sư phạm được ưu tiên đầu tư
Bộ GD&ĐT đã ban hành tiêu chuấn giáo viên, cán bộ QLGD, tổ chức bồi dưỡngthường xuyên cho giáo viên và cán bộ QLGD ở các cấp nhằm nâng cao chấtlượng NNLGDĐT phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước
1.5 Tiểu kết chương 1
Bất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào, GD&ĐT luôn đóng một vai trò hết sứcquan trọng đối với sự hình thành, phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng,dân tộc và cả nhân loại Từ xa xưa các học giả, các nhà lãnh đạo, quản lý ở trongnước và trên thế giới đã từng luận bàn rất nhiều về vị trí, vai trò, tầm quan trọngcủa GD&ĐT Nhưng theo quan điểm của C.Mác “GD&ĐT đã tạo ra cho nềnkinh tế của một dân tộc những nhà khoa học, chuyên gia, kỹ sư trên các lĩnh vựckinh tế và nhờ đó những tri thức ấy mới có thể sáng tạo ra những kỹ thuật tiêntiến, những công nghệ mới Nếu chúng ta không có đội ngũ ấy, thì sự nghiệpxây dựng CNXH chỉ là lời nói huênh hoang, rỗng tếch” Còn theo quan điểmcủa Ph.Ăng ghen “Một dân tộc muốn đímg lên trên đỉnh cao của nền văn minh
Trang 32nhân loại, dân tộc ấy phải có tri thức” Như vậy, cả C.Mác và Ph.Ăngghen đềucoi GD&ĐT là chìa khóa, là động lực đối với sự phát triển của một dân tộc, mộtquốc gia, đặc biệt đối với quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam nói riêng, trêntoàn thế giới nói chung.
Kế thừa quan điểm trên của C.Mác- Ph.Ăngghen và trên cơ sở thực trạngGD&ĐT ở nước Nga trong những năm đầu cách mạng tháng 10 thành công,Lênin đã đưa ra quan điểm, khắng định vai trò quan trọng của GD&ĐT trongviệc đưa nước Nga thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, đê góp phần xây dựngCNXH ở nước Nga Theo Lênin: “Muốn tạo lập CNXH phải có một trình độ vănhóa nhất định”, “việc nâng cao năng suất lao động trước hết phải nâng cao trình
độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân” và “Nếu không có một mạnglưới giáo dục quốc dân ít nhiều phát triển thì tuyệt nhiên không thể giải quyếtmọi vấn đề trên quy mô toàn dân”
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tộtbậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII đã xác định:
“GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sựphát triển” Đó là sự khắng định hết sức đúng đắn xuất phát từ lợi ích của nhândân, sự phát triển của đất nước, đồng thời phù họp với quan điểm của chủ nghĩaMác-Lênin, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại Chính vỉ vậy, trongnhững năm qua sự nghiệp GD&ĐT nước ta đã có những bước phát triển nhanh
và bền vững cả về chiều rộng, lẫn chiều sâu
Khởi đầu cho sự phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực cho mỗi conngười sau này là một phần có sự đóng góp ở cấp học phổ thông, vì cấp học này
đã bước đầu trang bị cho từng học sinh những kiến thức nhất định (nền tảng,chuyên biệt), đế sau khi tốt nghiệp từng học sinh có thể tự lựa chọn cho mìnhmột chuyên ngành phù họp với trình độ, năng lực, nhằm phát huy tối đa tiềmnăng sáng tạo cho các công việc của bản thân sau này
Trang 33Giáo dục THPT giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả có được ởbậc giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiếu biết nhất định
về các kiến thức tự nhiên và xã hội, bước đầu xây dựng định hướng nghề nghiệpcho bản thân sau này, từ đó phát huy năng lực cá nhân đê tiếp tục học lên bậcđại học, cao đắng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống laođộng thường ngày Nội dung giáo dục THPT phải đảm bảo tính phổ thông, cơbản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với cuộc sống thực tiễn hàngngày, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, đáp ứng mục tiêu đã đề ra về cấp học chomỗi học sinh
Giáo dục THPT phải củng cố, phát huy và phát triển được những nội dung đãhọc ở bậc THCS, hoàn thành nội dung giáo dục THPT; ngoài nội dung chủ yếunhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phố thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệpcho mỗi học sinh, còn có nội dung nâng cao một số môn học nhằm đáp ứngnguyện vọng, phát triển năng lực của học sinh
Phương pháp giáo dục THPT phải phát huy được tính tích cực, tính chủđộng, sáng tạo của mỗi học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, từnglớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; bướcđầu rèn luyện kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, nhằmđem lại niềm vui, hứng thú về học tập và nghiên cứu cho mỗi học sinh
Nội dung QLNN về giáo dục THPT gồm 05 nhóm nội dung: Nhóm nội dungthứ nhất là, thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáodục, các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai thực hiện điều lệ nhà trường.Nhóm thứ hai là, nâng cao năng lực của hệ thống QLGD; đối mới quản lý tàichính, huy động các nguồn lực phát triển giáo dục Nhóm thứ ba là, phát triểnmạng lưới trường lớp; củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục,hoàn thành chương trình kiên cô hóa trường lớp, hiện đại hóa hệ thống trườngTHPT Nhóm thứ tư là, chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán
bộ QLGD Nhóm thứ năm là, thanh tra, kiêm tra việc chấp hành pháp luật về
Trang 34giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật vềgiáo dục.
Chính phủ, Bộ GD&ĐT, các Bộ Ngành, ƯBND các tỉnh, các Sở GD&ĐT vàcác nhà QLGD tại các truờng THPT có trách nhiệm thống nhất QLNN về giáodục THPT, nhằm tạo ra môi trường giáo dục chặt chẽ, toàn diện, khoa học vàtiên tiến đế phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh trong quy địnhcủa luật giáo dục
Trang 35CHƯƠNG II
Cơ SỞ THỰC TIỄN CỦA VÁN DÈ QUẢN LÝ NHÀ Nước
VÈ GIÁO DỤC THPT TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình KT-XH ở TPHCM
2.1.1 Đặc điếm tự nhiên
TPHCM là thành phố đông dân nhất nước, là đô thị đặc biệt, có vị trí chínhtrị quan trọng; là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, KHCN; là đầu tàu, độnglực, có sức hút và sức lan tỏa lớn; là đầu mối quan trọng trong giao lưu và hộinhập quốc tế của Việt Nam,
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL, TPHCMhiện có 19 quận và 05 huyện, với tống diện tích 2.095,01 km2 Theo kết quảđiều tra dân số vào 0 giờ, ngày 01/4/2009, dân số thành phố là 7.162.864 người(chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km2 Nhưngđến năm 2011, dân số có hộ khẩu thường trú đã tăng lên 8 triệu người, chưa tínhdân nhập cư khoảng 2 triệu người Dân cư hầu hết là dân tộc Kinh; một số ít dântộc Hoa, Chăm, Khơme, Nùng, trong đó, dân tộc Hoa đông nhất, có trên nửatriệu người
Thành phố giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, hiện chiếm20,2% tổng sản phẩm và 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp của quốc gia Nhờthành phố biết tận dụng về điều kiện tự nhiên thuận lợi và biết phát huy triệt đểtruyền thống cách mạng kiên cường, năng động sáng tạo đã xây dựng thành phốtrở thành đau mối giao thông quan trọng của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á,bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không Năm 2012,thành phố đón 3,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vàoViệt Nam Hiện có 4.452 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư là 31,49
tỷ USD Tống thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 209.674 tỷ đồng, chiếm30% tổng thu ngân sách quốc gia Các lĩnh vực GD&ĐT, truyền thông, thê thao,giải trí, thành phố đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất
Trang 362.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Thành phố có các hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu cả nước về tốc
độ tăng trưởng kinh tế, trong 5 năm (2006-2010), bình quân GDP của thành phố
là 12%/năm; Năm 2012, mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh
tế tiền tệ thế giới, nhưng GDP thành phố vẫn đạt mức tăng trưởng 9,2%, gấp1,77 lần so với GDP của cả nước (GDP cả nước là 5,2%), đưa GDP bình quânđầu người đạt 3.700 USD Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện
tỷ trọng Thương mại dịch vụ chiếm 54,1%, Công nghiệp xây dựng chiếm 44,7%
và Nông nghiệp chiếm 1,2% Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạomức đóng góp GDP lỏn cho cả nước, hiện tỷ trọng GDP của thành phố chiếm1/3 GDP của cả nước
Có thể nói thành phố là hạt nhân quan trọng trong vùng KTTĐPN và trungtâm đối với vùng Nam Bộ, với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùngKTTĐPN Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ, năm 1997 giá trị sảnxuất công nghiệp của thành phố đạt 65,2% của vùng KTTĐPN, chiếm 58,7% giátrị sản lượng công nghiệp vùng Thành phố là trung tâm về công nghiệp, dịch vụcủa cả Vùng Giá trị sản lượng công nghiệp thành phố năm 2000 là 76,66 ngàn
tỷ đồng, gấp 2,2 lần tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, gấp 3,7 lần Thủ đô Hà Nội và 4 lầntỉnh Đồng Nai
Thành phố tiếp tục tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch môhình tăng trưởng phù hợp với Nghị quyết số 20/BCT/2000 của Bộ Chính trị vềphương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố: Xây dựng thành phố thành mộttrung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn của cả nước, từng bước có vị trí xứng đángtrong khu vực Đông Nam Á
2.1.3 Động cơ phát triên
Thành phố là trung tâm xuất nhập khấu lớn nhất nước ta, năm 2012 tổngkim ngạch xuất nhập khẩu đạt 56.584,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn trong tổngkim ngạch xuất nhập khâu của cả nước Thành phố hiện có hệ thống siêu thị vàchợ khá lớn, trong tương lai, thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng các siêu thị và
Trang 37các chợ hiện đại, thuận lợi và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đô thịtheo hướng văn minh hiện đại Kế từ năm 1990, hoạt động du lịch của thành phốluôn phát triển mạnh mẽ, hiện doanh thu du lịch chiếm từ 28% đến 35% doanhthu du lịch của cả nước Thành phố còn là trung tâm tài chính, ngân hàng lớnnhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tàichính - tín dụng, doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3tổng doanh thu toàn quốc.
Thành phố tiếp tục phát triển các ngành kinh tế chủ lực, trong đó có ngành
cơ khí, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, công nghệ nguồn, công nghệthông tin, công nghệ vi mạch vẫn là đầu mối quan trọng trong xuất nhập khẩucủa cả nước với hệ thống cảng biển phát triển Việc hình thành và đang triểnkhai xây dựng đưa vào sử dụng trong thời gian tới hệ thống giao thông hiện đạinhư đường cao tốc TPHCM đi Trung lương, Dầu Giây và Phan Thiết; hệ thốngtầu điện ngầm; đường Xuyên Á, đại lộ Đông Tây; xây dựng hàng loạt cầu vượt,giải được bài toán hóc búa về ùn tắc giao thông góp phần quan trọng thúc đẩykinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ
Trong quá trình hội nhập và phát triển, thành phố luôn khắng định vai trò làtrung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch của cả nước; là hạtnhân phát triến của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; là một trong ba vùngkinh tế trọng điểm lớn nhất nước, cũng là vùng động lực thúc đẩy cho công cuộcphát triển KT-XH ở địa bàn Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, góp phầnthực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020.
Người Sài Gòn xưa và TPHCM ngày nay luôn ý thức về tần quan trọng củahọc vấn, họ luôn mong muốn mở mang nâng cao dân trí, đây chính là nét đặcthù trong đời sống tinh thần của người dân thành phố mang tên Bác Do đó cả hệthống chính trị và nhân dân thành phố luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục, hiện
hệ thống giáo dục nhà nước và tư nhân song song hoạt động từ rất lâu nhằm đápứng nhu cầu về học tập của toàn xã hội
Trang 382.2 Thực trạng giáo dục THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 I e cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
Tiếp tục thực hiện quyết định số 02/2003/QĐ-ƯB ngày 03/01/2003 của Chủtịch ƯBND thành phố về công tác quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bànthành phố đến 2020 nhằm chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện chiến lượcphát triển GD&ĐT đến năm 2020, nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới hệthống trường lớp thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH ngành GD&ĐT
Ngành giáo dục thành phố đã tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của cáccấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân thành phố, trong 5 năm học (2007-2012), đã nhận được sự đầu tư thích đáng về đất đai, cơ sở vật chất trường lớp
và các trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ dạy học; Ngoài nguồn vốn của thànhphố, còn các nguồn vốn từ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, các nhàhảo tâm, các nhà đầu tư trong và ngoài nước và nhân dân thành phố
Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở kết quả thực hiện nămhọc trước và chỉ tiêu nhiệm vụ được giao trong năm học mới, Sở GD&ĐT lập kếhoạch kinh phí theo từng mục chi tiêu của dự án, theo nguồn ngân sách thựchiện, bao gồm: Nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồnngân sách khác gửi Sở Ke hoạch&Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trình UBNDthành phố phê duyệt, ƯBND thành phố gửi Bộ GD&ĐT, Bộ Kế hoạch&Đầu tư,
Trang 39Tổng kinh phí triển khai đầu tư xây dựng các phòng học trong 5 năm học(2007-2012) là 5.067 tỷ 704 triệu (ngân sách thành phố là 4.500 tỷ 704 triệu,vốn kích cầu của Chính phủ là 211 tỷ, vốn khác là 296 tỷ), trong đó năm học
2007- 2008 là 661,019 tỷ đồng; năm học 2008- 2009 là 931 tỷ 500 triệu; nămhọc 2009- 2010 là 815 tỷ đồng; năm học 2010-2011 là 1.026 tỷ đồng; năm học2011- 2012 là 1.634 tỷ 185 triệu đồng Bên cạnh đó năm học 2010-2012, thànhphố hỗ trợ 495 tỷ để các trường ngoài công lập đầu tư sửa chữa cải tạo và nângcấp trường lớp với thời hạn 08 năm, trả vốn theo tháng và thành phố hỗ trợ100% lãi xuất ngân hàng
Với tổng kinh phí trên, ngành đã triển khai đầu tư xây dựng được 6.595phòng học mới, trong đó THPT là 1.174 phòng, cụ thể như sau: Năm học 2007-
2008, số phòng học mới là 882 phòng, trong đó THPT là 249 phòng; năm học2008- 2009, số phòng học mới là 926 phòng, trong đó THPT là 126 phòng; nămhọc 2009-2010, số phòng học mới là 1.040 phòng, trong đó THPT là 168 phòng,năm học 2010-2011, số phòng học mới là 2.276 phòng, trong đó THPT là 421phòng; năm học 2011-2012, số phòng học mới là 1.531 phòng, trong đó THPT
là 210 phòng Trong 10 năm học (1999-2009), hệ thống các trường công lập đãxây dựng được 12.964 phòng học, với tổng kinh phí 6.795 tỷ đồng
Ngoài số phòng học trên, thành phố còn tăng cường đầu tư thêm cho khốiphòng học phục vụ học tập đạt chuẩn gồm: Phòng thư viện thiết bị, phòng giáo
Trang 40dục nghệ thuật, phòng bộ môn thực hành, phòng tin học Ngoại ngữ và phòngchức năng khác, cụ thể như sau: Năm học 2009-2010, đầu tư xây dựng mới 177phòng, trong đó THPT có 77 phòng; năm học 2010-2011, đầu tư xây dựng mới
219 phòng, trong đó THPT có 43 phòng; năm học 2011-2012, đầu tư xây dựngmới 969 phòng, trong đó THPT có 82 phòng
Các trường đã bố trí đủ viên chức làm công tác thư viện và thiết bị dạy học;
Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho 100% giáo viên, nhân viên vềcông tác thiết bị dạy học, gắn công tác đánh giá giáo viên với việc sử dụng vàkhai thác thiết bị dạy học
Trong 5 năm qua, từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục, Sở GD&ĐT thànhphố đã triển khai dự án đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa và tài liệugiảng dạy, đưa tin học vào nhà trường; triển khai mua sắm thiết bị chuẩn bổsung các cấp học như: Mua sách giáo khoa, sách chuân kiến thức kỹ năng; trang
bị hệ thống bảng tương tác thông minh; mua vi tính, máy tính xách tay, máychiếu và tivi; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tin học (quản lý phòng máy)cho giáo viên THPT công lập trực thuộc Trên cơ sở đó, ngành đã tổ chức đấuthầu mua sắm thiết bị dạy học theo đúng các quy định hiện hành, đảm bảo đúngthiết bị theo mẫu theo Quyết định của Bộ GD&ĐT, kết quả trong 5 năm học(2007- 2012), ngành đã thực hiện kinh phí mua sắm thiết bị là 1.029,56 tỷ đồng,trong đó năm học 2007-2008 là 110,68 tỷ đồng; năm học 2008-2009 là 179,30 tỷđồng; năm học 2009-2010 là 234,47 tỷ đồng; năm học 2010-2011 là 283,55 tỷđồng; năm học 2011-2012 là 221,56 tỷ đồng
Ngoài kinh phí trên, các trường THPT ngoài công lập, các đơn vị, tố chức
đã huy động, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng trên năm, đế đầu tư xây mới phòng học,phòng thư viện, phòng bộ môn, phòng tin học, đồng thời mua sắm thiết bị chuẩn
bổ sung các cấp học như: Mua sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức kỹ năng;trang bị hệ thống bảng tương tác thông minh; mua vi tính, máy tính xách tay,máy chiếu và tivi, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tin học (quản lý phòngmáy) cho giáo viên THPT nên cơ bản đã đáp ứng đủ phòng học, thiết bị