1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn kể chuyện lớp 4 ở một số trường

67 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 623,14 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Dung - người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận. Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng QLKH, thư viện, Ban chủ nhiệm khoa Tiểu học - Mầm Non - Trường Đại học Tây Bắc và các bạn sinh viên cùng lớp K51 ĐHGD Tiểu học A đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các em học sinh thuộc hai trường tiểu học Chiềng Sinh và tiểu học Quyết Tâm - Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La đã giúp đỡ em trong quá trình thể nghiệm tại trường để hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Kim Cúc MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu – Nhiệm vụ nghiên cứu 4 3.1. Mục đích nghiên cứu 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5 5. Giả thuyết khoa học 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 5 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5 6.3. Phương pháp toán học 6 6.4. Phương pháp thể nghiệm sư phạm 6 7. Đóng góp của đề tài 6 8. Cấu trúc luận văn 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC KỂ CHUYỆN TIỂU HỌC 8 1.1. Cơ sở lý luận 8 1.1.1. Cơ sở triết học Mác - Lênin 8 1.1.2. Cơ sở tâm lý học 8 1.1.3. Cơ sở giáo dục 9 1.1.4. Cơ sở sư phạm của dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 10 1.1.5. Tác dụng của dạy học kể chuyện 11 1.2. Cơ sở thực tiễn 12 1.2.1. Nội dung, chương trình Kể chuyện lớp 4 12 1.2.2. Thực trạng dạy và học 16 1.2.2.1. Mục đích khảo sát 16 1.2.2.2. Nội dung khảo sát 17 1.2.2.3. Phương pháp khảo sát 17 1.2.2.4. Thời gian, địa bàn khảo sát 17 1.2.2.5. Kết quả khảo sát như sau. 17 1.2.3. Một số vấn đề đặt ra từ khảo sát 24 TIỂU KẾT 25 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 4 27 2.1. Sử dụng đa dạng, nâng cao các hình thức kể chuyện 28 2.1.1. Kể chuyện theo tranh 28 2.1.2. Kể chuyện theo vai 30 2.1.3. Kể chuyện theo lời gợi ý 32 2.1.4. Kể một chi tiết trong chuyện theo tưởng tượng 33 2.2. Sử dụng đa dạng, hiệu quả các trang thiết bị dạy học Kể chuyện 34 2.3. Sử dụng hoạt động ngoại khóa, tham quan, dạy học ngoài trời 37 2.4. Vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong tiết học Kể chuyện 39 2.5. Sử dụng yếu tố ngôn ngữ, ngữ điệu và hoạt động, cử chỉ trong kể chuyện 40 TIỂU KẾT 42 CHƢƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM 43 3.1. Những vấn đề chung 43 3.1.1. Mục đích thể nghiệm 43 3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thể nghiệm 43 3.1.3. Điều kiện thể nghiệm 43 3.1.4. Nội dung thể nghiệm 44 3.1.5. Phương pháp tiến hành thể nghiệm 44 3.1.6. Kết quả thể nghiệm 45 3.1.7. Giáo án thể nghiệm 49 TIỂU KẾT 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 1. Kết luận 61 2. Kiến nghị và đề xuất 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đòi hỏi những con người có đủ năng lực, trí tuệ để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần được quan tâm và đầu tư nhiều hơn cả. Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, có thể nói bậc học Tiểu học đóng vai trò là nền tảng ban đầu vô cùng cần thiết nên cần được chú trọng, chăm lo để các em có vốn kiến thức vững chắc làm cơ sở cho những bậc học sau. 1.2. Chương trình ở tiểu học bao gồm nhiều phân môn khác nhau, trong đó Tiếng Việt là một trong hai môn chủ đạo. Trong môn Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện nói chung và phân môn Kể chuyện lớp 4 nói riêng là một nội dung mà học sinh yêu thích. Nó có vai trò quan trọng trong việc rèn kĩ năng tiếng Việt, giáo dục hình thành nhân cách, đem lại cảm xúc thẩm mĩ, niềm vui và thỏa mãn nhu cầu nghe kể của học sinh. Ngoài ra, phân môn Kể chuyện còn góp phần phát triển tư duy, nâng cao năng lực cảm thụ văn học, làm giàu thêm vốn sống cho các em. Hơn nữa, những câu chuyện đó có tác dụng giáo dục đạo đức hết sức nhẹ nhàng về tình yêu gia đình, bạn bè, thầy cô, yêu quê hương đất nước phù hợp đặc điểm tâm sinh lí các em. 1.3. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 ngành giáo dục cũng đã có nhiều phương pháp, hình thức dạy học được vận dụng. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa cao bởi cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu khoa học kĩ thuật. Giáo viên còn lúng túng, chưa ý thức được đúng tầm quan trọng của phân môn, chưa phát huy hết khả năng trong việc tiếp cận các phương pháp, hình thức dạy học mới. Bên cạnh đó, còn một số vấn đề liên quan đến hạn chế xuất phát từ phía người học. Do vậy, nhằm khắc phục những khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc tổ chức tiết kể chuyện hấp dẫn, đảm bảo mục tiêu chương trình dạy học nên chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 ở một số trường Tiểu học tại thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La” để tìm hiểu, nghiên cứu. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đọc và kể chuyện văn học là một loại hình nghệ thuật có từ rất lâu đời. Nó xuất hiện cả trước khi con người tìm ra chữ viết. Điều này được chứng minh bằng một kho tàng văn học dân gian khổng lồ mà các bậc tiền nhân để lại cho chúng ta. Kể chuyện đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong trường tiểu học. Nó đã được các em đón nhận rất hào hứng vì đây là một môn học lí thú và hấp dẫn. Tuy nhiên, để giảng dạy tốt môn học, người giáo viên cần có những hiểu biết một số các lí luận cơ bản về phương pháp và kĩ thuật dạy học phân môn này. Xuất phát từ yêu cầu trên, một số nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này nhưng số lượng các công trình còn khá khiêm tốn. Đầu tiên trong số đó, chúng ta phải nhắc đến quyển “Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ” của M.K.Bogliuxkaia.V.V. Septsenkô do Lê Đức Mẫn dịch. Đây là quyển sách rất thiết thực và bổ ích đối với những giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học. Trong quyển sách này, tác giả đã đề cập đến ba vấn đề lớn đó là: nghệ thuật đọc văn học và những thủ thuật cơ bản khi đọc; kể chuyện văn học và phương pháp đọc; kể chuyện văn học cho trẻ. Bàn về nghệ thuật đọc văn học, tác giả chủ yếu nói đến tầm quan trọng của nghệ thuật đọc văn học: “Nhiệm vụ của người đọc là giúp cho mọi người nghe, nhìn thấy cái đã nghe được, làm cho những bức tranh và những hình ảnh tương ứng nổi lên chân thực và đập vào mắt, gợi lên những tình cảm và cảm xúc nhất định”. Bàn về thủ thuật đọc, ông đã phân tích một số thủ thuật cơ bản sau: thanh điệu cơ bản, ngữ điệu, tính logic trong đọc truyện, cách ngắt giọng, nhịp điệu, cường độ của giọng, tư thế, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Trong phần những vấn đề về phương pháp tổ chức giờ đọc và kể chuyện cho trẻ em, tác giả đã viết rất cụ thể và có nhiều bài soạn mẫu để dẫn chứng minh họa rất rõ ràng. Một tài liệu viết về đề tài kể chuyện mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là quyển “Kể chuyện 1” của tác giả Đỗ Lê Chẩn và Nguyễn Thị Ngọc Bảo. Trong phần lí luận chung, các tác giả đã nêu đầy đủ về vị trí, nhiệm vụ 3 cũng như phương pháp dạy học của kể chuyện ở lớp 1 cũng như đối với tiểu học. Phần hướng dẫn cụ thể, các tác giả đã tóm tắt nội dung truyện, hướng dẫn tìm hiểu truyện và hướng dẫn các bước lên lớp của từng bài cụ thể. Một tác giả đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này, đó chính là Chu Huy với “Dạy kể chuyện ở trường Tiểu học”, ( Nhà xuất bản Giáo dục, 2000), Theo tác giả, nhu cầu kể chuyện đối với học sinh tiểu học là rất lớn. Ngoài việc xác định vị trí, nhiệm vụ rất quan trọng của phân môn Kể chuyện, ông còn đề ra phương pháp và kĩ thuật lên lớp với những bài mẫu soạn cụ thể. Xuất phát từ quan điểm: Tiếng Việt là công cụ, là phương tiện lĩnh hội tiếp thu nền văn hóa của dân tộc, nền văn minh của nhân loại – phải được coi trọng từ thời thơ ấu, cần được tổ chức hướng dẫn dạy thật khoa học, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã cho ra mắt bạn đọc quyển “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”. Dạy học kể chuyện là một trong những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mà tác giả đã đề cập tới. Trong đó, tác giả đã chỉ ra phương pháp cũng như nghệ thuật đọc và kể chuyện thật cụ thể. Giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” của 2 tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn Trí biên soạn cũng đã đề cập đến phương pháp dạy học Kể chuyện. Viết về phương pháp dạy học kể chuyện, các tác giả đã vạch ra mục đích quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc dạy học kể chuyện. Đồng thời, các tác giả cũng đã xây dựng cách tổ chức cũng như các hoạt động chủ yếu trong tiết kể chuyện. Đặc biệt, các tác giả đã nhấn mạnh đến việc rèn kĩ năng nghe và kể cho học sinh. Xác định quan niệm và biện pháp dạy học Kể chuyện ở Tiểu học là đề tài nghiên cứu của Trần Thị Mến, sinh viên K47, khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngoài việc xác định quan niệm về dạy học kể chuyện ở Tiểu học thì tác giả còn đề xuất một số biện pháp dạy học của phân môn tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện vừa được nghe thầy cô kể. Tất cả các công trình nghiên cứu trên đây đều dựa vào những đặc điểm phát triển cũng như điều kiện sống mỗi vùng, mỗi miền của các em. Hơn nữa nó 4 còn rất giá trị cho giáo viên trong việc dạy học kể chuyện theo chương trình giáo dục hiện nay. Ngoài việc điều chỉnh, phát triển và ứng dụng các kết quả của những công trình nghiên cứu trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi còn nghiên cứu đề xuất một số biện pháp dạy học cho hai kiểu bài mới được bổ sung vào chương trình kể chuyện 4 – 5, đó là: kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc và kiểu bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Tất cả những điều đúc kết được từ các công trình nghiên cứu trên đây cũng chỉ là phần cứng.Vấn đề là ở chỗ giáo viên hiểu và vận dụng chúng ở mức độ nào. Đó là điều mà chúng ta quan tâm hiện nay. Khi học sinh được rèn luyện kĩ năng kể chuyện tốt thì các em sẽ có ngôn ngữ mạch lạc, vốn hiểu biết phong phú để mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Điều đó chỉ đạt được khi giáo viên có được một quan niệm đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của kể chuyện cũng như có biện pháp dạy học thật hợp lí. Đó cũng chính là những mục tiêu mà đề tài này mong muốn mang đến cho giáo viên. 3. Mục đích nghiên cứu – Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi thực hiện đề tài với mục đích giúp giáo viên nhận thức một cách đúng về vai trò quan trọng của phân môn Kể chuyện. Đồng thời tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của kể chuyện ở tiểu học. - Điều tra khảo sát chương trình sách giáo khoa, thực trạng giáo viên hướng dẫn học sinh học kể chuyện ở lớp 4 ở hai trường tiểu học Chiềng Sinh và tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La. - Bước đầu xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 4 ở hai trường tiểu học tại thành phố Sơn La. - Vận dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh kể chuyện để xây dựng một số giáo án mẫu. - Tiến hành thể nghiệm dạy học. - So sánh, đối chiếu kết quả, kiểm tra tính khả thi của đề tài. 5 4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kể chuyện lớp 4 và được tìm hiểu bằng cách dựa trên cơ sở quá trình vận dụng, tiến hành hoạt động dạy và học tiết Kể chuyện của giáo viên và học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Chiềng Sinh và trường Tiểu học Quyết Tâm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Do thời gian và địa bàn hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung điều tra, khảo sát và thực nghiệm hai trường tiểu học trên địa bàn thành phố Sơn La đó là trường Tiểu học Chiềng Sinh và trường Tiểu học Quyết Tâm. - Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh hai trường Tiểu học Chiềng Sinh và trường Tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La. 5. Giả thuyết khoa học Nếu đề tài thành công và được ứng dụng thực tế thì: - Chất lượng dạy học kể chuyện nói chung và ở lớp 4 nói riêng sẽ được nâng cao. - Giáo viên sẽ nhận thức được đúng mục đích, vai trò của phân môn đồng thời có các biện pháp dạy học phù hợp. - Học sinh biết kể chuyện và hứng thú với giờ học, mạnh dạn và tự tin khi kể chuyện. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu sách, tài liệu có liên quan đến đề tài, đọc và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu và các tài liệu có liên quan đến cơ sở hình thành việc rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh tiểu học. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Dùng phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn giáo viên ở trường tiểu học Chiềng Sinh và trường tiểu học Quyết Tâm về các biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 4. 6 - Phương pháp trò chuyện cùng học sinh: Tìm hiểu khả năng kể chuyện của các em. - Phương pháp so sánh và đối chứng. 6.3. Phương pháp toán học - So sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp những vấn đề lí luận và thực tiễn từ đó rút ra kết luận và đề xuất. 6.4. Phương pháp thể nghiệm sư phạm - Kiểm chứng giả thuyết đặt ra và thể nghiệm các biện pháp đề xuất. 7. Đóng góp của đề tài - Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn, xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Kể Chuyện lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Sinh và trường Tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La. - Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non nói và các giáo viên trường Tiểu học Chiềng Sinh và trường Tiểu học Quyết Tâm để góp phần vào nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Kể chuyện lớp 4. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài gồm có ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của dạy học Kể chuyện ở Tiểu học Tác giả đi tìm hiểu về các cơ sở, khái niệm, vai trò của phân môn kể chuyện đối với việc giáo dục học sinh lứa tuổi tiểu học. Đặc biệt là tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí và ngôn ngữ của các em học sinh lớp 4. Tìm hiểu khả năng nhận thức của giáo viên về kĩ năng dạy kể chuyện cho học sinh. Những vấn đề nghiên cứu là cơ sở để tác giả đề xuất “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 ở một số trường Tiểu học tại thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La”. 7 Chƣơng 2: Dựa vào thực trạng đã khảo sát đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học Kể chuyện lớp 4 - Tác giả tìm hiểu về đặc điểm tiếp nhận, nguyên tắc khi kể chuyện cho học sinh Tiểu học. - Tác giả đề xuất 5 biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh Tiểu học đặc biệt là đối với học sinh lớp 4. Chƣơng 3: Thể nghiệm sƣ phạm Nêu rõ mục đích, đối tượng và phương pháp. Thông qua đó tiến hành soạn giáo án mẫu. Từ kết quả thu được thông qua dạy học người viết tổng hợp, so sánh, đối chiếu bước đầu khẳng định tính khả thi của đề tài. [...]... - Chương trình các bài học của phân môn Kể chuyện lớp 4 - Tìm hiểu các phương pháp, hình thức dạy học Kể chuyện ở lớp 4 - Tìm hiểu về các thiết bị dạy học được sử dụng trong dạy học Kể chuyện lớp 4 - Tìm hiểu về tâm lí và nhận thức của học sinh khi học phân môn Kể chuyện lớp 4 1.2.2.3 Phương pháp khảo sát Một số các phương pháp chúng tôi sử dụng khi tiến hành khảo sát như: - Phân tích tài liệu: Đọc,... ra từ kết quả khảo sát Đây là sơ sở để người viết đề xuất một số biện pháp trong chương 2 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Kể chuyện TIỂU KẾT Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 Đó là chỗ dựa rất quan trọng để người viết tìm hiểu, khảo sát, so sánh đối chiếu trên các tài liệu liên quan và thực tế ở ngoài trường tiểu học Về cơ sở lý luận,... 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 4 Kể chuyện ở tiểu học là một hoạt động văn hóa được nảy sinh và phát triển do nhu cầu của xã hội Kể chuyện là một nhu cầu to lớn của cả người lớn lẫn trẻ em Với trẻ em, kể chuyện là hoạt động rất quan trọng để các em nhận thức về thế giới xung quanh, tích lũy kinh nghiệm sống Chính vì vậy mà Kể chuyện được đưa vào chương trình và là một. .. sinh Lớp 4A1 cô Đinh Thị Thịnh chủ nhiệm gồm 24 học sinh Lớp 4A2 cô Nguyễn Thị Lê chủ nhiệm gồm 26 học sinh Lớp 4A3 cô Đoàn Thị Huyền chủ nhiệm gồm 25 học sinh Lớp 4A4 cô Đoàn Thị Vân chủ nhiệm gồm 27 học sinh Qua việc khảo sát thực trạng của giáo viên và học sinh về kĩ năng kể chuyện của học sinh lớp 4 tại hai trường tiểu học Chiềng Sinh và trường tiểu học Quyết Thắng – Thành phố Sơn La chúng tôi có một. .. ngoại khóa kể chuyện vui vẻ bổ ích Câu hỏi dành cho học sinh lựa chọn dạng bài tập mình yêu thích và hứng thú hơn cả khi học phân môn Kể chuyện chúng tôi thống kê được kết quả như sau: Trường Các nội dung Tiểu học Chiềng sinh Tiểu học Quyết Tâm (155 học sinh) (102 học sinh) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Kể chuyện theo tranh 68 43 30 29 Kể chuyện theo vai 48 30 41 40 26 16 25 25 13 11 6 6 Kể chi tiết... thức của học sinh 1.1 .4 Cơ sở sư phạm của dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 Học sinh lớp 4 là lứa tuổi gần cuối bậc học tiểu học nên tâm lý vui chơi hoạt động nhận thức quan trọng cũng giảm hơn so với đầu bậc học Tuy nhiên, sự chú ý của các em vẫn còn hạn chế, các em vẫn thích vui chơi hơn là hoạt động học Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần nắm được tâm lý học sinh Từ đó, có những biện pháp thích... viên, học sinh khối lớp 4 tổng số có 115 học sinh Lớp 4A1 cô Phạm Thanh Tâm chủ nhiệm gồm 39 học sinh (18 nam và 21 nữ) trong đó có 3 học sinh thuộc dân tộc thiểu số Lớp 4A2 cô Ứng Thị Hạnh chủ nhiệm gồm 39 học sinh (20 nam và 19 nữ) trong đó có 10 học sinh thuộc dân tộc thiểu số Lớp 4A3 cô Hà Thị Kim Oanh chủ nhiệm gồm 38 học sinh (17 nam và 21 nữ) trong đó có 13 học sinh thuộc dân tộc thiểu số Lớp 4A4... Về cơ sở lý luận, bao gồm cơ sở triết học Mác – Lênin, cơ sở tâm lý học, cơ sở ngôn ngữ học và văn học, cơ sở giáo dục học, cơ sở sư phạm và tác dụng của việc dạy học phân môn Kể chuyện ở tiểu học Đây là những vấn đề người viết tìm hiểu thông qua các tài liệu tham khảo và căn cứ vào thực tế của việc dạy học hiện nay để có những nhận định đánh giá phù hợp Thông qua các cơ sở lí luận đã nêu trên cho thấy,... em học sinh nhút nhát, ít nói Khi được hỏi về hình thức tổ chức dạy học của các giáo viên có thường sử dụng hình thức dạy học tham quan, dạy học ngoài trời hoặc ngoại khóa khi dạy phân môn Kể chuyện không? Các giáo viên cho biết trong quá trình dạy cũng đã sử dụng hình thức dạy học này nhưng nó còn nhiều khó khăn nên được sử dụng khá ít Cô Đoàn Thị Vân - giáo viên chủ nhiệm lớp 4A4 trường Tiểu học. .. dung Trường TH Trường TH Chiềng Sinh Quyết Tâm Kể chuyện theo tranh 45 55 Kể chuyện thao lời gợi ý 25 35 Kể chuyện theo vai 20 25 5 4 Kể chuyện theo một chi tiết trong trường hợp tưởng tượng Trong các dạng bài tập này thì kể chuyện theo tranh được sử dụng phổ biến hơn cả bởi bài tập này trong sách giáo khoa chiếm phần lớn và nó cũng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học Tiếp theo là . chức tiết kể chuyện hấp dẫn, đảm bảo mục tiêu chương trình dạy học nên chúng tôi chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 ở một số trường Tiểu học tại. giáo viên nhận thức một cách đúng về vai trò quan trọng của phân môn Kể chuyện. Đồng thời tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4. 3.2. Nhiệm vụ nghiên. học của phân môn Kể chuyện lớp 4. - Tìm hiểu các phương pháp, hình thức dạy học Kể chuyện ở lớp 4. - Tìm hiểu về các thiết bị dạy học được sử dụng trong dạy học Kể chuyện lớp 4. - Tìm hiểu

Ngày đăng: 26/11/2014, 17:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đỗ Lê Chuẩn – Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Kể chuyện 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện 1
Nhà XB: Nxb Giáo dục
3. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
4. Chu Huy (2000) - Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình Tâm lí học Tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lí học Tiểu học
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
6. Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng (1996), Văn miêu tả và kể chuyện, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn miêu tả và kể chuyện
Tác giả: Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
7. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí (1991), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2
Tác giả: Lê Phương Nga – Nguyễn Trí
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1991
8. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí (1991), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2
Tác giả: Lê Phương Nga – Nguyễn Trí
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1991
9. M.K. Bogliupxkala (1976), Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ
Tác giả: M.K. Bogliupxkala
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1976
10. Trần Thị Mến, sinh viên K47, Đề tài Xác định quan niệm và biện pháp dạy học Kể chuyện ở Tiểu học, khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định quan niệm và biện pháp dạy học Kể chuyện ở Tiểu học
11. Đinh Kim Oanh – Vũ Thị Kim Dung – Phạm Thị Thanh (2006), Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Tác giả: Đinh Kim Oanh – Vũ Thị Kim Dung – Phạm Thị Thanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
12. Trần Thị Minh Phương – Nguyễn Đắc Diệu Lam (2006), Dạy lớp1, 2, 3 theo chương trình Tiểu học mới, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy lớp1, 2, 3 theo chương trình Tiểu học mới
Tác giả: Trần Thị Minh Phương – Nguyễn Đắc Diệu Lam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
14. Nguyễn Trí (2003), Dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới
Tác giả: Nguyễn Trí
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
15. Đinh Hồng Thái (2003), Phát triển ngôn ngữ trẻ em. NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngôn ngữ trẻ em
Tác giả: Đinh Hồng Thái
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2003
1. Lê A – Thành Thị Yên Nữ - Lê Phương Nga – Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt – Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên Tiểu học – Nxb Giáo dục Khác
13. Nguyễn Minh Phương (chủ biên) (2002), SGK Tiếng Việt 2, tập 1 +2, Nxb Giáo dục Khác
16. Nguyễn Minh Tuyết (chủ biên) (2005), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w