Sử dụng yếu tố ngôn ngữ, ngữ điệu và hoạt động, cử chỉ trong kể chuyện

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn kể chuyện lớp 4 ở một số trường (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.Sử dụng yếu tố ngôn ngữ, ngữ điệu và hoạt động, cử chỉ trong kể chuyện

- Cách tiến hành:

+ Bước 1: Các nhóm quan sát tranh (sau đó giáo viên cất tranh). + Bước 2: Các thành viên trong đội thi kể lại bốn đoạn trong truyện.

+ Bước 3: Giáo viên cùng cả lớp đánh giá kết quả (đội nào thuộc truyện kể hay, diễn cảm sẽ thắng cuộc).

+ Bước 4: Tuyên dương đội thắng cuộc.

2.5. Sử dụng yếu tố ngôn ngữ, ngữ điệu và hoạt động, cử chỉ trong kể chuyện chuyện

* Chuẩn bị về truyện kể

Khi xác định câu chuyện để kể xong, giáo viên phải đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm suy nghĩ về các nhân vật trong truyện, từ đó có sự đồng cảm với số phận nhân vật. Người kể dùng hình thức đọc tiếng vang lớn và diễn cảm để tác động đến người nghe. Giáo viên cần đưa ra các câu hỏi để các em tự kiểm tra: Câu

chuyện được nghe kể gồm có mấy nhân vật? Cuộc đời, số phận từng nhân vật ra sao? Mở đầu và kết thúc câu chuyện như thế nào? Em hãy tóm tắt lại câu chuyện?

Người kể chỉ thực sự kể thành công hay công cũng nhờ vào phần lớn ở giai đoạn chuẩn bị truyện như này. Vì vậy người kể phải luôn chủ động khi kể kết hợp với ngữ điệu, cử chỉ một cách hợp lí.

* Lựa chọn ngôn ngữ, ngữ điệu khi kể

Khi kể người kể không nhất thiết phải dựa đúng như lời văn của câu chuyện. Người kể trong quá trình kể có thể thêm bớt chi tiết để kể lại câu chuyện đó. Để cho câu chuyện thêm sinh động và hấp dẫn hơn người kể nên vừa kể vừa diễn tả lại hoạt động, tâm trạng của nhân vật và cảnh vật nơi diễn ra sự kiện. Đối với tâm lí của học sinh lớp 4, khi kể giáo viên không cần phải thể hiện nhiều điệu bộ cử chỉ nhưng cũng cần thể hiện rõ tâm trạng nhân vật lúc vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận… Ngữ điệu còn được thể hiện ở cách ngừng nghỉ chính xác và có nghệ thuật ở các đoạn thắt nút, thái độ nhân vật.

* Các yếu tố phụ trợ kể chuyện (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…)

Khi kể chuyện người kể phải biết đan xen những ánh mắt, cử chỉ, thái độ của mình vào câu chuyện. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì nó làm tăng sự giao cảm giữa người kể và người nghe. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều và thể hiện quá sẽ khiến phản tác dụng đối với người nghe. Do đó, người kể phải biết cách sử dụng hình thức này một cách hợp lí và đúng mức để bài kể đạt hiệu quả cao.

Ví dụ kể câu chuyện “Chú lính chì dũng cảm” (Tiếng Việt 4, tập 1) người kể trong vai chú lính chì phải thể hiện được qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ sự dũng cảm, gan dạ, giọng nói cứng rắn khi gặp phải những khó khăn khi đối diện với kẻ thù. Còn nghĩ về nàng công chúa với giọng điệu dịu dàng và trầm ngâm.

TIỂU KẾT

Trong chương này chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản của đề tài nghiên cứu, đưa ra biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh. Cụ thể chúng tôi đã đưa ra 5 biện pháp cơ bản dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của các em.

Trên cơ sở thực trạng dạy học phân môn Kể chuyện ở trường tiểu học đã nêu trong chương 1, người viết đã đưa ra một số biện pháp chủ quan nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học để đưa vào ứng dụng cụ thể với các kiểu bài Kể chuyện. Các đề xuất đó là: Thứ nhất, sử dụng đa dạng, nâng cao các hình thức bài tập kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo vai, theo lời gợi ý, và kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng. Thứ hai, sử dụng đa dạng, hiệu quả các thiết bị dạy học. Thứ ba, sử dụng hình thức tham quan, ngoại khóa, dạy học ngoài trời. Thứ tư, vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học. Cuối cùng là sử dụng yếu tố ngôn ngữ, ngữ điệu và hoạt động cử chỉ trong Kể chuyện. Trên cơ sở đó mỗi đề xuất người viết đều nêu ra những ví dụ cụ thể để thấy được sự vận dụng vào bài học. Tuy nhiên, để thực hiện tốt được các biện pháp đề xuất nói trên đòi hỏi rất nhiều vào sự cố gắng nỗ lực trước hết từ phía người dạy: đó là lòng nhiệt tình với với công việc, tâm huyết với học sinh. Bên cạnh đó cần phải có sự đầu tư từ phía nhà trường về cơ sở vật chất, về các trang thiết bị, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với các phương tiện về khoa học kĩ thuật hiện đại và các phương pháp dạy học mới.

Khi đưa ra các biện pháp đó thì mục đích của chúng tôi nhằm nâng cao khả năng hoạt động văn học và đặc biệt là kĩ năng kể chuyện cho học sinh. Thông qua đó giúp các em có những nhận thức tốt nhất về các bài học, kinh nghiệm, vốn sống tạo điều kiện cho sức tưởng tượng và sáng tạo của học sinh. Giáo viên cần vận dụng đan xen các phương pháp để tạo hiệu quả cho giờ học. Từ những đề xuất trên là cơ sở để người viết tiến hành soạn một số giáo án mẫu và tiến hành thể nghiệm ở chương 3.

CHƢƠNG 3

THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Những vấn đề chung

3.1.1. Mục đích thể nghiệm

Chúng tôi thiết kế mẫu giáo án trên cơ sở những đề xuất nêu trong chương 2. Mục đích của chúng tôi khi tiến hành thể nghiệm dạy học theo giáo án này nhằm chứng minh tính khả thi của phương án đề xuất.

3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thể nghiệm

Ở trường Tiểu học Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La, người viết tiến hành khảo sát giáo án trên học sinh lớp 4. Lớp 4A1, cô Phạm Thanh Tâm chủ nhiệm gồm 39 học sinh. Lớp 4A3, cô Hà Thị Kim Oanh chủ nhiệm gồm 38 học sinh (có 13 học sinh thuộc dân tộc thiểu số).

Ở trường Tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La, người viết khảo sát ở lớp 4A1 cô Đinh Thị Thịnh chủ nhiệm gồm 24 học sinh. Lớp 4A2 cô Nguyễn Thị Lê chủ nhiệm gồm 26 học sinh. Giáo viên chủ nhiệm các lớp đều là những giáo viên có thâm niên trong nghề, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Học sinh ở các lớp đối chứng có độ tuổi và trình độ nhận thức tương đương nhau.

Chúng tôi tiến hành điều tra thể nghiệm và thể nghiệm trong khoảng thời gian 3 tháng, từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014.

3.1.3. Điều kiện thể nghiệm

Dựa vào trình độ của giáo viên cũng như tâm sinh lý của học sinh mà chúng tôi tiến hành thể nghiệm trên những điều kiện sau:

- Giáo viên ở lớp thể nghiệm và đối chứng. + Giáo viên trình độ Đại học, Cao đẳng. + Giáo án đối chứng: Giáo viên tự soạn.

+ Giáo án thể nghiệm: Giáo viên lên lớp theo giáo án thể nghiệm mà chúng tôi đã soạn.

- Học sinh ở các lớp thể nghiệm và đối chứng đảm bảo các điều kiện tương đương như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có độ tuổi tương đương nhau.

+ Trình độ nhận thức cũng như về mặt tâm lý của các em là tương đương nhau.

3.1.4. Nội dung thể nghiệm

Chúng tôi chọn bài 11: Truyện “Bàn chân kì diệu” (Tiếng Việt 4, tập 1) để soạn và tiến hành thể nghiệm dạy học. Nhóm thể nghiệm và nhóm đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên và có số lượng như nhau, trình độ nhận thức tương đương nhau.

Nhóm thể nghiệm được tiến hành thể nghiệm dạy học bằng những phương pháp, những hình thức tổ chức và trang thiết bị dạy học mới. Đây là những biện pháp mà tác giả đã đề xuất trong chương 2.

Nhóm đối chứng chúng tôi không có sự thay đổi gì về phương pháp, hình thức và các thiết bị dạy học. Đây là cơ sở để so sánh làm nổi rõ chất lượng của nhóm thể nghiệm, là yếu tố quan trọng để khẳng định hay phủ định giả thiết.

3.1.5. Phương pháp tiến hành thể nghiệm

Chúng tôi tiến hành thể nghiệm đối với nhóm lớp thể nghiệm và quan sát tỉ mỉ các diễn biến của học sinh một cách khách quan. Sau đó chúng tôi chọn mẫu thể nghiệm đó là hai lớp để dạy thể nghiệm và đối chứng. Ở trường Tiểu học Chiềng Sinh: lớp 4A1 là lớp thể nghiệm, lớp 4A3 là lớp đối chứng. Ở trường Tiểu học Quyết Tâm: lớp 4A1 là lớp thể nghiệm, lớp 4A2 là lớp đối chứng. Những lớp này có các điều kiện tương đối giống nhau về sĩ số, chất lượng,… để kết quả thể hiện tính khách quan.

Người dạy: Hai lớp tiến hành với một lớp thể nghiệm và một lớp đối chứng có hai người dạy để đảm bảo sự tương quan, đồng đều.

Mẫu giáo án thể nghiệm là bài 11: “Bàn chân kì diệu” (Tiếng Việt 4, tập 1) trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 để dạy thể nghiệm.

+ Điểm giống nhau: số học sinh ở lớp thể nghiệm và đối chứng, mức độ nhận thức tương đương nhau. Cùng một không gian học tập.

+ Sự khác nhau: đó là việc sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học, các thiết bị dạy học có sự thay đổi.

Các yếu tố Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Thiết bị dạy học - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4.

- Bảng giáo viên.

- Tranh minh họa phóng to. - Vật thật.

- Trang phục nhân vật.

- Sách giáo khoa Tiếng Việt 2. - Bảng giáo viên.

Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan bằng tranh, ảnh. - Phương pháp thực hành giao tiếp. - Phương pháp luyện tập theo mẫu. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp quan sát, thuyết trình, giảng giải, vấn đáp. 3.1.6. Kết quả thể nghiệm

- Qua thời gian tiến hành thể nghiệm dạy học cũng như việc tiếp xúc của học sinh thông qua các tác phẩm truyện kể, chúng tôi thấy rằng học sinh cũng có sự nhận thức tiến bộ hơn. Cụ thể như sau:

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá kĩ năng kể chuyện của các em học sinh lớp 4:

STT Các tiêu chí Điểm

1 Trả lời được những câu hỏi đặt ra để khai thác nội dung các

bức tranh. 2

2 Nắm được nội dung của câu chuyện nói về ý chí, nghị lực

vươn lên của Nguyễn Ngọc Ký. 4

3 Sắp xếp được các bức tranh theo đúng trình tự diễn biến câu

chuyện và kể lại được câu chuyện theo tranh. 2 4 Học sinh nắm được các chi tiết của truyện và kể lại được nội dung

câu chuyện theo trí tưởng tượng không dựa vào các bức tranh. 4 5 Học sinh kể lại câu chuyện một cách trôi chảy, kết hợp với ngữ

điệu, cử chỉ. 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Học sinh kể lại câu chuyện theo vai từng nhân vật, kể chuyện

Dựa vào các tiêu chí ở trên chúng tôi xây dựng thang điểm đánh giá như sau: - Mức độ giỏi: Đạt từ 18 – 20 điểm.

- Mức độ khá: Đạt từ 15 – 17 điểm.

- Mức độ trung bình: Đạt từ 12 – 14 điểm. - Mức độ yếu: Đạt từ 8 – 11 điểm.

Bảng: Đánh giá kĩ năng kể chuyện diễn cảm theo các tiêu chí ở trƣờng tiểu học Chiềng Sinh

Lớp Tổng số Mức độ giỏi Mức độ khá Mức độ trung bình Mức độ yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đối chứng 4A1 39 3 8,3 5 13 18 46,1 13 33,3 Thực nghiệm 4A3 38 5 13,1 18 47,4 14 36,9 1 2,6

Bảng: Đánh giá kĩ năng kể chuyện diễn cảm theo các tiêu chí ở trƣờng tiểu học Quyết Tâm

Lớp Tổng số Mức độ giỏi Mức độ khá Mức độ trung bình Mức độ yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đối chứng 4A1 24 2 8,3 7 29 10 41,7 5 2,1 Thực nghiệm 4A2 26 5 19,2 11 42,3 9 34,5 1 4

Trƣờng Các tiêu chí đánh giá Tiểu học Chiềng Sinh Tiểu học Quyết Tâm Thể nghiệm (%) Đối chứng (%) Thể nghiệm (%) Đối chứng (%) Trả lời được những câu hỏi đặt ra để

khai thác nội dung các bức tranh. 100 70 100 80 Nắm được nội dung của câu chuyện nói

về ý chí, nghị lực vươn lên của Nguyễn Ngọc Kí.

99 82 100 84

Sắp xếp được các bức tranh theo đúng trình tự diễn biến câu chuyện và kể lại

được câu chuyện theo tranh. 99 80 98 80

Học sinh nắm được các chi tiết của truyện và kể lại được nội dung câu chuyện theo trí tưởng tượng không dựa vào các bức tranh.

95 79 90 79

Học sinh kể lại câu chuyện một cách trôi

chảy, kết hợp với ngữ điệu, cử chỉ. 97 73 96 73 Học sinh kể lại câu chuyện theo vai từng

nhân vật, kể chuyện theo tưởng tượng. Biết nhận xét, đánh giá bạn kể.

92 75 90 70

Từ kết quả thu được nói trên chúng tôi thấy rằng mức độ phân loại giữa 2 nhóm thể nghiệm và đối chứng đã có sự chênh lệch. Kết quả khả quan hơn theo hướng đề xuất như sau:

Thứ nhất, khi giáo viên sử dụng tranh, ảnh minh họa phóng to trên bảng cho học sinh quan sát sẽ sinh động và hấp dẫn hơn, giáo viên cũng dễ dàng sử dụng khi dạy học. Ví dụ khi giáo viên đặt câu hỏi theo tranh học sinh có thể dễ dàng theo dõi, trả lời các câu hỏi. Do vậy, lớp thể nghiệm ở cả hai trường

Thứ hai, từ việc nắm được nội dung các tranh, tức là các đoạn trong câu chuyện, các em sẽ rút ra được nội dung cả câu chuyện. Với những học sinh đã không nắm được nội dung các tranh thì rất khó để rút ra nội dung của truyện. Ở trường tiểu học Chiềng Sinh lớp đối chứng có 18% học sinh chưa đạt được tiêu chí này. Ở trường tiểu học Quyết Tâm lớp đối chứng là 16% các em hiểu nội dung chưa đầy đủ và trọn vẹn.

Thứ ba, khi học sinh đã hiểu và nhớ được nội dung câu chuyện thì từ đó các em sẽ ghi nhớ và kể lại chúng theo thứ tự diễn biến câu chuyện. Tiêu chí này ở lớp thể nghiệm trường Tiểu học Chiềng Sinh duy trì ở mức 99%. Ở lớp đối chứng là 80% do các em hạn chế về việc nắm nội dung câu chuyện nên khi kể lại câu chuyện theo thứ tự tranh các em còn lúng túng. Hầu hết các em chỉ sắp xếp đúng diễn biến của truyện. Ở trường Tiểu học Quyết Tâm lớp thể nghiệm là 2%, lớp đối chứng là 21 % chưa đạt.

Thứ tư, đối với học sinh lớp thể nghiệm ở trường Tiểu học Chiềng Sinh khi được yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện, thoát li khỏi tranh minh họa có tới 95% học sinh đạt được yêu cầu này, còn Tiểu học Quyết Tâm là 90%. Một số ít học sinh còn thiếu mạnh dạn, chưa tự tin, còn quên chi tiết. Trong khi đó nhóm đối chứng ở hai trường này tỉ lệ chỉ đạt 79%. Một số em không kể lại được truyện do chưa nắm cụ thể nội dung, chi tiết diễn biến ở từng đoạn.

Tiêu chí thứ năm, yêu cầu các em kể lại chuyện một cách trôi chảy hấp dẫn, kết hợp ngữ điệu, cử chỉ. Đối với những em đã thuộc truyện và các tình tiết trong truyện thì khá đơn giản, các em chỉ cần kết hợp với ngữ điệu, ánh mắt, cử chỉ sao cho phù hợp, hấp dẫn người nghe. Với những học sinh không nhớ hết các tình tiết, diễn biến trong truyện thì không thể kể trôi chảy. Lớp thể nghiệm ở trường Tiểu học Chiềng Sinh các em thực hiện được yêu cầu đạt 97%, lớp đối chứng chỉ đạt 64%. Ở trường Tiểu học Quyết Tâm, lớp thể nghiệm đạt tới 96% và lớp đối chứng đạt 73%.

Tiêu chí cuối cùng là sau khi học sinh đã nắm bắt được nội dung câu chuyện thành thạo, giáo viên yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện theo từng vai nhân vật. Trong bài này giáo viên cho học sinh kể lại câu chuyện theo vai cô

giáo. Một số học sinh khi kể theo vai của nhân vật do nhiều ngôn ngữ đàm thoại nên học sinh bị quên hoặc kể chưa đúng lời thoại nhân vật.

Đối với yêu cầu nhận xét, đánh giá bạn kể: đối với những học sinh đã đạt

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn kể chuyện lớp 4 ở một số trường (Trang 43)